Lễ Các Thánh
Số lượng xem: 521
Lễ Các Thánh (còn gọi là Lễ Các Thánh Nam Nữ) là một lễ được tổ chức trọng đại vào ngày 1 tháng 11 hằng năm trong Kitô giáo Tây phương hoặc Chủ nhật đầu tiên sau Lễ Ngũ Tuần trong Kitô giáo Đông phương, nhằm tôn vinh toàn thể các vị Thánh Kitô giáo đang hưởng phúc trên Thiên đàng, gồm tất cả những người có tên tuổi và những người không được lưu danh.
 

 

Ngay từ thế kỷ thứ 4, các vị tử đạo đã được Hội Thánh tôn vinh. Đến thế kỷ thứ 7, sau khi một số kẻ xấu đột nhập các hang toại đạo tại Rôma trộm cắp hài cốt của các vị tử đạo, Đức giáo hoàng Bonifaciô IV đã cho thu lượm những hài cốt các Thánh và chôn cất lại bên trong ngôi đền Pantheon, là đền thờ các thần của người Rôma. Từ ngày đó đền thờ này đã được thánh hiến trở thành đền thờ kính các Thánh Nam Nữ của đạo Công Giáo.
Vào năm 800, thần học gia Alcuin người Anglo-Saxon đã cử hành lễ Các Thánh vào ngày 1 tháng 11, và bạn của ông là Arno, Giám mục của Salzburg cũng theo như vậy. Sau cùng, trong thế kỷ thứ 9, Hội Thánh Rôma đã chấp thuận mừng lễ Các Thánh vào ngày 1 tháng 11 hằng năm.
Đầu tiên lễ này nhằm kính nhớ các vị tử đạo. Về sau, khi người Kitô hữu được tự do tín ngưỡng, Giáo hội đã kính chung những tín hữu đã chết trong sự thánh thiện. Vào các thế kỷ đầu tiên, để được công nhận là Thánh, thì chỉ cần được nhiều người công nhận và vị Giám mục chỉ làm việc cuối cùng đưa tên vị Thánh ấy vào niên lịch Giáo hội.
Việc Đức Giáo hoàng chính thức phong các tín hữu lên bậc Thánh Nhân chỉ bắt đầu từ năm 973. Ngày nay việc Phong Thánh  đòi hỏi cả một tiến trình lâu dài để chứng minh các đức tính và sự thánh thiện của các ngài. Khi phong Thánh cho một người nào, Hội Thánh chính thức xác nhận người đó đã sống cuộc đời thánh thiện và đang được hưởng hạnh phúc Thiên đàng để các tín hữu noi gương. Hiện nay ngòai các vị được nêu tên trong lịch gọi là các vị Hiển Thánh, Hội Thánh còn mừng lễ Các Thánh để kính nhớ chung các tín hữu đã chết và đang được hưởng hạnh phúc với Chúa, trong đó nhiều người là thân nhân của chúng ta.
 
 
Giáo hội Công giáo Rôma và một số nhóm Anh giáo cử hành Lễ Các Thánh và Lễ Các Đẳng Linh hồn vào ngày kế tiếp đó dựa trên niềm tin rằng có sự cầu nguyện hiệp thông giữa những người đang sống ở trần thế (Giáo hội Chiến đấu) với những người ở trên thiên đàng (Giáo hội Khải hoàn) và những người đang thanh tẩy trong luyện ngục (Giáo hội Đau khổ). Cùng với Vọng Lễ Các Thánh diễn ra vào hôm trước, ba ngày này được nhóm chung là Tuần Tam nhật Các Thánh.
Ngày lễ Các Thánh, kính nhớ tất cả các Thánh nói chung, được các Giáo hội ấn định khác nhau. Một số như Antiochia và Constantinopolis chọn Chủ nhật đầu tiên sau lễ Hiện xuống, Đông Syria thì chọn Thứ Sáu sau lễ Phục sinh. Thánh Ephrem đề cập rằng tại Edessa cử hành vào ngày 13 tháng 5. Giáo hoàng Bônifaciô IV thánh hiến Đền Pantheon dâng kính Thánh Maria và Chư vị Tử đạo cũng vào ngày này.
 
 
Việc ấn định ngày 1 tháng 11 trong Giáo hội Tây phương như ngày nay khởi đầu với việc Giáo hoàng Grêgôriô III (731–741) cung hiến một nhà nguyện tại Đền Thánh Phêrô để tôn vinh toàn thể các thánh. Mặc dù đã khá phổ biến dưới thời Charlemagne nhưng đến năm 835 ngày lễ này mới chính thức được ấn định khắp Đế quốc Frank theo một sắc chỉ do Louis Mộ Đạo ban hành, với sự thúc đẩy của Giáo hoàng Grêgôriô IV. Việc chọn ngày 1 tháng 11 thay vì 13 tháng 5 được cho là phần nào đó dựa trên tính thực tiễn để đảm bảo lương thực và y tế cho lượng lớn người hành hương tới Roma.
Ở nhiều quốc gia có truyền thống Công giáo, Lễ Các Thánh là một ngày nghỉ. Ở châu Âu đó là các nước Áo, Bỉ, Liechtenstein, những nơi mà nhiều người theo đạo Công giáo như ở một số các Kanton của Thụy Sĩ, các bang (Đức) Baden-Württemberg, Bayern, Nordrhein-Westfalen, Rheinland-Pfalz và Saarland cũng như ở Luxemburg, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hungary, Croatia, Slovenia, Slovakia, Litva, nghỉ ngày 1 tháng 11.
 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Lễ Các Thánh
Lễ Các Thánh (còn gọi là Lễ Các Thánh Nam Nữ) là một lễ được tổ chức trọng đại vào ngày 1 tháng 11 hằng năm trong Kitô giáo Tây phương hoặc Chủ nhật đầu tiên sau Lễ Ngũ Tuần trong Kitô giáo Đông phương, nhằm tôn vinh toàn thể các vị Thánh Kitô giáo đang hưởng phúc trên Thiên đàng, gồm tất cả những người có tên tuổi và những người không được lưu danh.
 

 

Ngay từ thế kỷ thứ 4, các vị tử đạo đã được Hội Thánh tôn vinh. Đến thế kỷ thứ 7, sau khi một số kẻ xấu đột nhập các hang toại đạo tại Rôma trộm cắp hài cốt của các vị tử đạo, Đức giáo hoàng Bonifaciô IV đã cho thu lượm những hài cốt các Thánh và chôn cất lại bên trong ngôi đền Pantheon, là đền thờ các thần của người Rôma. Từ ngày đó đền thờ này đã được thánh hiến trở thành đền thờ kính các Thánh Nam Nữ của đạo Công Giáo.
Vào năm 800, thần học gia Alcuin người Anglo-Saxon đã cử hành lễ Các Thánh vào ngày 1 tháng 11, và bạn của ông là Arno, Giám mục của Salzburg cũng theo như vậy. Sau cùng, trong thế kỷ thứ 9, Hội Thánh Rôma đã chấp thuận mừng lễ Các Thánh vào ngày 1 tháng 11 hằng năm.
Đầu tiên lễ này nhằm kính nhớ các vị tử đạo. Về sau, khi người Kitô hữu được tự do tín ngưỡng, Giáo hội đã kính chung những tín hữu đã chết trong sự thánh thiện. Vào các thế kỷ đầu tiên, để được công nhận là Thánh, thì chỉ cần được nhiều người công nhận và vị Giám mục chỉ làm việc cuối cùng đưa tên vị Thánh ấy vào niên lịch Giáo hội.
Việc Đức Giáo hoàng chính thức phong các tín hữu lên bậc Thánh Nhân chỉ bắt đầu từ năm 973. Ngày nay việc Phong Thánh  đòi hỏi cả một tiến trình lâu dài để chứng minh các đức tính và sự thánh thiện của các ngài. Khi phong Thánh cho một người nào, Hội Thánh chính thức xác nhận người đó đã sống cuộc đời thánh thiện và đang được hưởng hạnh phúc Thiên đàng để các tín hữu noi gương. Hiện nay ngòai các vị được nêu tên trong lịch gọi là các vị Hiển Thánh, Hội Thánh còn mừng lễ Các Thánh để kính nhớ chung các tín hữu đã chết và đang được hưởng hạnh phúc với Chúa, trong đó nhiều người là thân nhân của chúng ta.
 
 
Giáo hội Công giáo Rôma và một số nhóm Anh giáo cử hành Lễ Các Thánh và Lễ Các Đẳng Linh hồn vào ngày kế tiếp đó dựa trên niềm tin rằng có sự cầu nguyện hiệp thông giữa những người đang sống ở trần thế (Giáo hội Chiến đấu) với những người ở trên thiên đàng (Giáo hội Khải hoàn) và những người đang thanh tẩy trong luyện ngục (Giáo hội Đau khổ). Cùng với Vọng Lễ Các Thánh diễn ra vào hôm trước, ba ngày này được nhóm chung là Tuần Tam nhật Các Thánh.
Ngày lễ Các Thánh, kính nhớ tất cả các Thánh nói chung, được các Giáo hội ấn định khác nhau. Một số như Antiochia và Constantinopolis chọn Chủ nhật đầu tiên sau lễ Hiện xuống, Đông Syria thì chọn Thứ Sáu sau lễ Phục sinh. Thánh Ephrem đề cập rằng tại Edessa cử hành vào ngày 13 tháng 5. Giáo hoàng Bônifaciô IV thánh hiến Đền Pantheon dâng kính Thánh Maria và Chư vị Tử đạo cũng vào ngày này.
 
 
Việc ấn định ngày 1 tháng 11 trong Giáo hội Tây phương như ngày nay khởi đầu với việc Giáo hoàng Grêgôriô III (731–741) cung hiến một nhà nguyện tại Đền Thánh Phêrô để tôn vinh toàn thể các thánh. Mặc dù đã khá phổ biến dưới thời Charlemagne nhưng đến năm 835 ngày lễ này mới chính thức được ấn định khắp Đế quốc Frank theo một sắc chỉ do Louis Mộ Đạo ban hành, với sự thúc đẩy của Giáo hoàng Grêgôriô IV. Việc chọn ngày 1 tháng 11 thay vì 13 tháng 5 được cho là phần nào đó dựa trên tính thực tiễn để đảm bảo lương thực và y tế cho lượng lớn người hành hương tới Roma.
Ở nhiều quốc gia có truyền thống Công giáo, Lễ Các Thánh là một ngày nghỉ. Ở châu Âu đó là các nước Áo, Bỉ, Liechtenstein, những nơi mà nhiều người theo đạo Công giáo như ở một số các Kanton của Thụy Sĩ, các bang (Đức) Baden-Württemberg, Bayern, Nordrhein-Westfalen, Rheinland-Pfalz và Saarland cũng như ở Luxemburg, Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ba Lan, Hungary, Croatia, Slovenia, Slovakia, Litva, nghỉ ngày 1 tháng 11.
 

Bài: Sưu tầm & Biên tập