Thánh Patrick (Patriciô) Giám mục
Số lượng xem: 454

Người ta cho rằng Thánh Patrick dịch sang tiếng Việt là Patriciô sinh vào thế kỷ thứ năm ở nước Anh, bởi cha mẹ gốc người Rôma. Khi lên mười sáu tuổi, Patriciô bị bọn cướp biển bắt giữ và đưa về Ai Len. Ở đó, Patriciô bị bán làm nô lệ. Chủ nhân của Patriciô đã sai ngài đi chăn giữ đàn chiên trên miền đồi núi. Patriciô có rất ít thực phẩm để ăn và quần áo để dùng. Tuy nhiên, Patriciô chăm sóc đàn vật trong tiết trời mưa gió và bão tuyết rất tốt. Trên sườn đồi, Patriciô cảm thấy quá cô đơn nên thường hay than thở cầu nguyện với Đức Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Đời sống của Patriciô thật khó nhọc và bất công. Tuy vậy, niềm tin tưởng cậy trông vào Thiên Chúa của Patriciô vẫn luôn luôn tăng triển mãnh liệt.

 

 

Cuối cùng, khi trốn thoát khỏi Ai Len, Patriciô học làm linh mục. Nhưng Patriciô luôn có cảm nghĩ rằng phải trở lại Ai Len để đem xứ sở ngoại giáo này về với Chúa Kitô. Cuối cùng, niềm mơ ước của Patriciô cũng biến thành sự thực. Patriciô làm linh mục và sau đó được tấn phong Giám mục. Patriciô đến Ai Len vào thời Thánh Sêlestinô I đang làm Giáo hoàng. Patriciô cảm thấy thật vui sướng khi được sai đem Tin mừng của Thiên Chúa đến cho những người mà trước đây đã bắt giữ ngài làm nô lệ.

Ngay từ lúc vừa khởi sự, Thánh Patriciô đã chịu nhiều đau khổ. Các người bà con thân thuộc và bè bạn của Patriciô muốn ngài rời bỏ trước khi những người ngoại giáo Ai Len giết ngài. Nhưng thánh nhân vẫn cứ tiếp tục rao giảng về Đức Chúa Giêsu. Thánh Patriciô đi từ làng này qua thôn nọ. Patriciô hiếm khi nghỉ ngơi và ngài làm những việc đền tội đặc biệt thay cho những người ngài yêu mến. Trước lúc qua đời, cả quốc gia đã trở về với đạo Công giáo.

 

 

Dù thành công lớn lao như thế, Thánh Patriciô vẫn không bao giờ hãnh diện tự hào. Thánh nhân chỉ xem bản thân mình là một tội nhân đáng thương và dâng cho Thiên Chúa tất cả mọi lời tán dương khen ngợi.

Ông mất ngày 17 tháng 3 năm 461 tại DownPatrick, hưởng thọ 72 tuổi. Sự cống hiến của ông được người dân Ireland tôn vinh và Giáo hội ghi nhận. Ông được phong Thánh và đất nước Ireland chọn ngày mất của ông - ngày 17 tháng 3 - làm quốc lễ: Ngày lễ Thánh Patrick (St. Patrick's Day).

 

 

Có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến Thánh Patrick. Một trong số đó là Thánh Patrick có khả năng làm người chết sống dậy. Và huyền thoại lớn nhất về Thánh Patrick là khi ông giảng đạo trên đỉnh một ngọn đồi và đọc lời nguyền của Thiên Chúa Giáo, khiến cho toàn bộ các loài rắn có nọc độc bị đuổi khỏi Ireland và chết ngoài biển khơi. Có thể nói, rắn là hình ảnh ẩn dụ cho những tà giáo đã được Thánh Patrick loại bỏ khỏi Ireland.

Thánh Patrick thường dùng cây cỏ ba lá để giải thích về ý nghĩa của Chúa Ba ngôi (Cha, Con và Thánh thần). Đó là lý do vì sao đến Ireland thấy tràn ngập khắp nơi hình ảnh cỏ ba lá. Ngoài ra, đối với người dân Ireland, cỏ ba lá còn mang ý nghĩa may mắn. 

Ngày lễ thánh Patrick được chính thức được công nhận là ngày lễ quốc gia vào khoảng thế kỷ XVII và dần dần trở thành ngày lễ tiêu biểu của cộng đồng Ireland trên khắp thế giới.

 

 

Trong ngày lễ Thánh Patrick, người ta vẽ cỏ ba lá lên mặt, lên quần áo và các vật dụng. Màu xanh lá cây cũng trở thành màu biểu tượng cho hòn đảo Ngọc lục bảo. Trong ngôn ngữ Ireland, cụm từ “mặc màu xanh” (wearing of the green) trở nên rất phổ biến, thể hiện tinh thần Ireland. “Màu xanh Ireland” và cỏ ba lá đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đậm chất Ireland trong ngày lễ Thánh Patrick.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Thánh Patrick (Patriciô) Giám mục

Người ta cho rằng Thánh Patrick dịch sang tiếng Việt là Patriciô sinh vào thế kỷ thứ năm ở nước Anh, bởi cha mẹ gốc người Rôma. Khi lên mười sáu tuổi, Patriciô bị bọn cướp biển bắt giữ và đưa về Ai Len. Ở đó, Patriciô bị bán làm nô lệ. Chủ nhân của Patriciô đã sai ngài đi chăn giữ đàn chiên trên miền đồi núi. Patriciô có rất ít thực phẩm để ăn và quần áo để dùng. Tuy nhiên, Patriciô chăm sóc đàn vật trong tiết trời mưa gió và bão tuyết rất tốt. Trên sườn đồi, Patriciô cảm thấy quá cô đơn nên thường hay than thở cầu nguyện với Đức Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Đời sống của Patriciô thật khó nhọc và bất công. Tuy vậy, niềm tin tưởng cậy trông vào Thiên Chúa của Patriciô vẫn luôn luôn tăng triển mãnh liệt.

 

 

Cuối cùng, khi trốn thoát khỏi Ai Len, Patriciô học làm linh mục. Nhưng Patriciô luôn có cảm nghĩ rằng phải trở lại Ai Len để đem xứ sở ngoại giáo này về với Chúa Kitô. Cuối cùng, niềm mơ ước của Patriciô cũng biến thành sự thực. Patriciô làm linh mục và sau đó được tấn phong Giám mục. Patriciô đến Ai Len vào thời Thánh Sêlestinô I đang làm Giáo hoàng. Patriciô cảm thấy thật vui sướng khi được sai đem Tin mừng của Thiên Chúa đến cho những người mà trước đây đã bắt giữ ngài làm nô lệ.

Ngay từ lúc vừa khởi sự, Thánh Patriciô đã chịu nhiều đau khổ. Các người bà con thân thuộc và bè bạn của Patriciô muốn ngài rời bỏ trước khi những người ngoại giáo Ai Len giết ngài. Nhưng thánh nhân vẫn cứ tiếp tục rao giảng về Đức Chúa Giêsu. Thánh Patriciô đi từ làng này qua thôn nọ. Patriciô hiếm khi nghỉ ngơi và ngài làm những việc đền tội đặc biệt thay cho những người ngài yêu mến. Trước lúc qua đời, cả quốc gia đã trở về với đạo Công giáo.

 

 

Dù thành công lớn lao như thế, Thánh Patriciô vẫn không bao giờ hãnh diện tự hào. Thánh nhân chỉ xem bản thân mình là một tội nhân đáng thương và dâng cho Thiên Chúa tất cả mọi lời tán dương khen ngợi.

Ông mất ngày 17 tháng 3 năm 461 tại DownPatrick, hưởng thọ 72 tuổi. Sự cống hiến của ông được người dân Ireland tôn vinh và Giáo hội ghi nhận. Ông được phong Thánh và đất nước Ireland chọn ngày mất của ông - ngày 17 tháng 3 - làm quốc lễ: Ngày lễ Thánh Patrick (St. Patrick's Day).

 

 

Có rất nhiều truyền thuyết liên quan đến Thánh Patrick. Một trong số đó là Thánh Patrick có khả năng làm người chết sống dậy. Và huyền thoại lớn nhất về Thánh Patrick là khi ông giảng đạo trên đỉnh một ngọn đồi và đọc lời nguyền của Thiên Chúa Giáo, khiến cho toàn bộ các loài rắn có nọc độc bị đuổi khỏi Ireland và chết ngoài biển khơi. Có thể nói, rắn là hình ảnh ẩn dụ cho những tà giáo đã được Thánh Patrick loại bỏ khỏi Ireland.

Thánh Patrick thường dùng cây cỏ ba lá để giải thích về ý nghĩa của Chúa Ba ngôi (Cha, Con và Thánh thần). Đó là lý do vì sao đến Ireland thấy tràn ngập khắp nơi hình ảnh cỏ ba lá. Ngoài ra, đối với người dân Ireland, cỏ ba lá còn mang ý nghĩa may mắn. 

Ngày lễ thánh Patrick được chính thức được công nhận là ngày lễ quốc gia vào khoảng thế kỷ XVII và dần dần trở thành ngày lễ tiêu biểu của cộng đồng Ireland trên khắp thế giới.

 

 

Trong ngày lễ Thánh Patrick, người ta vẽ cỏ ba lá lên mặt, lên quần áo và các vật dụng. Màu xanh lá cây cũng trở thành màu biểu tượng cho hòn đảo Ngọc lục bảo. Trong ngôn ngữ Ireland, cụm từ “mặc màu xanh” (wearing of the green) trở nên rất phổ biến, thể hiện tinh thần Ireland. “Màu xanh Ireland” và cỏ ba lá đã trở thành nét văn hóa đặc trưng, đậm chất Ireland trong ngày lễ Thánh Patrick.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập