Thánh Giêrônimô
Số lượng xem: 317
Thánh Giêrônimô (khoảng 347 tại Stridon, Nam Tư – 30 tháng 9 năm 420 tại Bethlehem, tên đầy đủ trong tiếng Latinh: Eusebius Sophronius Hieronymus, tiếng Hy Lạp: Εὐσέβιος Σωφρόνιος Ἱερώνυμος), cũng được gọi là Thánh Giêrôm (Hierom) là một linh mục Kitô giáo, nhà thông thái và được phong là Tiến sĩ Hội thánh. Ông là người đầu tiên dịch bộ Cựu Ước (bản Bảy Mươi hay Septuaginta) từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh, nằm trong bản Vulgata.
 
 
Ông chịu phép rửa tội từ năm 19 tuổi. Sau đó ông quyết tâm hiến thân cho Chúa và đến sống ẩn tu khổ hạnh trong sa mạc Chalcis ở Syria trong suốt hai năm. Giêrônimô sống trong cầu nguyện, đền tội và chống trả các chước cám dỗ. Ngài học tiếng Hipri và viết tiểu sử Thánh Phaolô thành Thêbê. Giêrônimô trở nên học giả nghiên cứu tiếng Hipri rất danh tiếng đến nỗi sau này ngài đã chuyển dịch bộ Kinh Thánh sang tiếng Latinh. (Lúc đó, chỉ những ai biết tiếng Hipri mới đọc được Kinh Thánh mà thôi!) Nhờ Giêrônimô, nhiều người đã có thể đọc và hiểu được Kinh Thánh. Sau thời gian sống trong sa mạc, Giêrônimô tới Antiôkia, theo học trường chú giải Kinh Thánh, học thông thạo các ngôn ngữ Latinh, Hy Lạp, Hebrew, Aram và được thụ phong linh mục.
Thánh Giêrônimô đã trải qua nhiều năm sống trong một cái hang nhỏ ở Bêlem. Tại đó, Thánh nhân đã cầu nguyện, nghiên cứu và chuyển dịch Kinh Thánh. Giêrônimô dạy cho nhiều người biết cách phục vụ Thiên Chúa. Ngài cũng viết rất nhiều sách vở và thư từ để giải thích đức tin Công giáo.
Sau đó, ông trở về Roma và làm thư ký riêng cho Giáo hoàng Đamasô I. Và cũng chính ở đây mà Ngài đã bắt đầu một công trình có một tầm vóc hết sức quan trọng cho Giáo hội: Ngài bắt đầu dịch Kinh Thánh bằng tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh.
 
 
Khi Giáo hoàng Đamasô I qua đời, Giêrônimô phải rời Roma vì tính tình ông nóng nảy và bộc trực nên có nhiều kẻ thù. Ông đến Bethlehem và thành lập một tu viện dành cho phụ nữ tu hành. Chính tại đây, ông dành tất cả thì giờ để học hỏi Kinh Thánh và dịch Cựu ước từ tiếng Hipri và Aram, bản dịch đầu tiên này được gọi là bản dịch Vulgate. Ðó không phải là bộ Kinh Thánh tuyệt hảo nhưng được Giáo Hội công nhận đó là một kho tàng. Như các học giả ngày nay nhận xét, “Không ai trước thời Thánh Giêrônimô hay cùng thời với ngài và rất ít người hậu sinh sau đó hàng thế kỷ cũng không đủ khả năng để thực hiện công trình đó.” Công Ðồng Triđentinô đã tu sửa bản Vulgate và công bố đó là văn bản chính thức được dùng trong Giáo Hội.
Theo cuốn niên sử ông Prosper thì thánh Giêrônimô qua đời quãng năm 420, hưởng thọ 92 tuổi tại Bethlehem.
Mặc dầu qua đời ở Palestina vào thời hỗn chiến, thánh Giêrônimô đã được toàn thể thế giới công giáo tôn sùng ngay từ mấy năm sau khi ngài tạ thế. Ở Rôma, người ta kính thánh nhân đặc biệt tại Đại Giáo Đường Đức Bà Cả. Dưới đời Đức Giáo Hoàng Bônifaciô VIII (1294-1303), thánh nhân được suy tôn bậc tiến sĩ ngang hàng với thánh Grêgôriô cả, thánh Âu Tinh và thánh Ambrôsiô, tức bốn vị giáo phụ ở Tây phương.
 
 
“Ở nơi xa xôi nhất của sa mạc hoang vu đầy đá sỏi, như thiêu đốt dưới cái nóng hực lửa của mặt trời đã khiến các tu sĩ cư ngụ nơi đây cũng phải khiếp sợ, tôi thấy mình như ở giữa những say mê và đàn đúm ở Rôma. Trong sự đầy ải và tù ngục mà tôi tự ý xử phạt mình vì sợ hỏa ngục, nhiều khi tôi thấy mình ở giữa đám thiếu nữ Rôma như tôi đã từng sống với họ: Trong cái cơ thể lạnh ngắt và trong da thịt nứt nẻ của tôi, dường như tôi đã chết trước khi thực sự chết, lại khao khát được sống. Cô đơn trước kẻ thù này, linh hồn tôi phủ phục dưới chân Đức Giêsu, lấy nước mắt rửa chân Ngài, và tôi chế ngự xác thịt với những tuần lễ ăn chay. Tôi không xấu hổ để thố lộ những sự cám dỗ, nhưng tôi đau buồn vì trước đây tôi không được như bây giờ..."
(Trích thư Thánh Giêrônimô gửi Thánh Eustochium)
 
Bài: Sưu tầm & Biên tập
BÀI ĐĂNG
TAGS
Thánh Giêrônimô
Thánh Giêrônimô (khoảng 347 tại Stridon, Nam Tư – 30 tháng 9 năm 420 tại Bethlehem, tên đầy đủ trong tiếng Latinh: Eusebius Sophronius Hieronymus, tiếng Hy Lạp: Εὐσέβιος Σωφρόνιος Ἱερώνυμος), cũng được gọi là Thánh Giêrôm (Hierom) là một linh mục Kitô giáo, nhà thông thái và được phong là Tiến sĩ Hội thánh. Ông là người đầu tiên dịch bộ Cựu Ước (bản Bảy Mươi hay Septuaginta) từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh, nằm trong bản Vulgata.
 
 
Ông chịu phép rửa tội từ năm 19 tuổi. Sau đó ông quyết tâm hiến thân cho Chúa và đến sống ẩn tu khổ hạnh trong sa mạc Chalcis ở Syria trong suốt hai năm. Giêrônimô sống trong cầu nguyện, đền tội và chống trả các chước cám dỗ. Ngài học tiếng Hipri và viết tiểu sử Thánh Phaolô thành Thêbê. Giêrônimô trở nên học giả nghiên cứu tiếng Hipri rất danh tiếng đến nỗi sau này ngài đã chuyển dịch bộ Kinh Thánh sang tiếng Latinh. (Lúc đó, chỉ những ai biết tiếng Hipri mới đọc được Kinh Thánh mà thôi!) Nhờ Giêrônimô, nhiều người đã có thể đọc và hiểu được Kinh Thánh. Sau thời gian sống trong sa mạc, Giêrônimô tới Antiôkia, theo học trường chú giải Kinh Thánh, học thông thạo các ngôn ngữ Latinh, Hy Lạp, Hebrew, Aram và được thụ phong linh mục.
Thánh Giêrônimô đã trải qua nhiều năm sống trong một cái hang nhỏ ở Bêlem. Tại đó, Thánh nhân đã cầu nguyện, nghiên cứu và chuyển dịch Kinh Thánh. Giêrônimô dạy cho nhiều người biết cách phục vụ Thiên Chúa. Ngài cũng viết rất nhiều sách vở và thư từ để giải thích đức tin Công giáo.
Sau đó, ông trở về Roma và làm thư ký riêng cho Giáo hoàng Đamasô I. Và cũng chính ở đây mà Ngài đã bắt đầu một công trình có một tầm vóc hết sức quan trọng cho Giáo hội: Ngài bắt đầu dịch Kinh Thánh bằng tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh.
 
 
Khi Giáo hoàng Đamasô I qua đời, Giêrônimô phải rời Roma vì tính tình ông nóng nảy và bộc trực nên có nhiều kẻ thù. Ông đến Bethlehem và thành lập một tu viện dành cho phụ nữ tu hành. Chính tại đây, ông dành tất cả thì giờ để học hỏi Kinh Thánh và dịch Cựu ước từ tiếng Hipri và Aram, bản dịch đầu tiên này được gọi là bản dịch Vulgate. Ðó không phải là bộ Kinh Thánh tuyệt hảo nhưng được Giáo Hội công nhận đó là một kho tàng. Như các học giả ngày nay nhận xét, “Không ai trước thời Thánh Giêrônimô hay cùng thời với ngài và rất ít người hậu sinh sau đó hàng thế kỷ cũng không đủ khả năng để thực hiện công trình đó.” Công Ðồng Triđentinô đã tu sửa bản Vulgate và công bố đó là văn bản chính thức được dùng trong Giáo Hội.
Theo cuốn niên sử ông Prosper thì thánh Giêrônimô qua đời quãng năm 420, hưởng thọ 92 tuổi tại Bethlehem.
Mặc dầu qua đời ở Palestina vào thời hỗn chiến, thánh Giêrônimô đã được toàn thể thế giới công giáo tôn sùng ngay từ mấy năm sau khi ngài tạ thế. Ở Rôma, người ta kính thánh nhân đặc biệt tại Đại Giáo Đường Đức Bà Cả. Dưới đời Đức Giáo Hoàng Bônifaciô VIII (1294-1303), thánh nhân được suy tôn bậc tiến sĩ ngang hàng với thánh Grêgôriô cả, thánh Âu Tinh và thánh Ambrôsiô, tức bốn vị giáo phụ ở Tây phương.
 
 
“Ở nơi xa xôi nhất của sa mạc hoang vu đầy đá sỏi, như thiêu đốt dưới cái nóng hực lửa của mặt trời đã khiến các tu sĩ cư ngụ nơi đây cũng phải khiếp sợ, tôi thấy mình như ở giữa những say mê và đàn đúm ở Rôma. Trong sự đầy ải và tù ngục mà tôi tự ý xử phạt mình vì sợ hỏa ngục, nhiều khi tôi thấy mình ở giữa đám thiếu nữ Rôma như tôi đã từng sống với họ: Trong cái cơ thể lạnh ngắt và trong da thịt nứt nẻ của tôi, dường như tôi đã chết trước khi thực sự chết, lại khao khát được sống. Cô đơn trước kẻ thù này, linh hồn tôi phủ phục dưới chân Đức Giêsu, lấy nước mắt rửa chân Ngài, và tôi chế ngự xác thịt với những tuần lễ ăn chay. Tôi không xấu hổ để thố lộ những sự cám dỗ, nhưng tôi đau buồn vì trước đây tôi không được như bây giờ..."
(Trích thư Thánh Giêrônimô gửi Thánh Eustochium)
 
Bài: Sưu tầm & Biên tập