Nhà thờ Giáo xứ Cồn Cả
Số lượng xem: 863
Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn, Nghệ An

Nhà thờ giáo xứ Cồn Cả được khởi công từ năm 2005 dưới sự điều hành của linh mục quản xứ Antôn Nguyễn Văn Đính. Kỹ sư thiết kế và giám sát công trình xây dựng Nhà thờ là ông Giuse Hoàng Trọng Tấn (Giáo xứ Triệu Thông, GP Bùi Chu). Đây là người giáo dân đã đóng góp công sức cho nhiều Nhà thờ tại miền Bắc trong đó có Giáo phận Vinh.

 

 

Với kích thước dài 57m, rộng 17m; Nhà thờ Cồn Cả được đánh giá là một trong những Nhà thờ lớn tại giáo hạt Thuận Nghĩa. Cánh Thánh giá được mở rộng, mỗi bên thêm thêm 6m. Mặt tiền sừng sững hai ngọn tháp với chiều cao 45,5 m. Trần Nhà thờ cao ráo, kết hợp với vòm ở gian cung Thánh tạo cảm giác thông thoáng. Đặc biệt, bàn thờ được gắn hài cốt Thánh tử đạo Phêrô Nguyễn Khắc Tự.

 

 

Ngày 18 tháng 8 năm 2010 dưới sự chủ sự của Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp giáo xứ đã long trọng tổ chức lễ khánh thành Nhà thờ đồng thời với một ngôi trường 2 tầng; dài 45m, rộng 7m; diện tích 315m2.

 

 

Ngược dòng thời gian trở về những năm đầu thế kỷ XX, khi bối cảnh cuộc sống khắp nơi trên đất nước đang đầy rẫy những khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt. Một số gia đình ở giáo xứ Thuận Nghĩa (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã tìm đến mảnh đất Nghĩa Đàn xa xôi để làm trang trại sinh sống. Khi biết nơi “rừng thiêng nước độc” này có thể phát triển về việc nuôi trồng, nhiều gia đình từ các xứ Thanh Dạ, Nghi Lộc cũng di cư đến đây.

 

 

Từ đó, trên mảnh đất này hình thành hai xóm đạo (Cồn Cả và Vĩnh Giang) với khoảng 50 hộ gia đình thuộc giáo xứ Thuận Nghĩa. Cùng với thời gian, nhờ lượng người di cư và việc truyền đạo đã làm số nhân danh trên mảnh đất này dần tăng lên.

Được sự chấp thuận của Đức Cha André Léonce Eloy Bắc, ngày 16 tháng 1 năm 1918 hai xóm đạo được chính thức tách lập thành giáo xứ Cồn Cả với khoảng 500 nhân danh.

 

 

Kể từ đó, ước mơ của các tín hữu nơi đây là có được ngôi Thánh đường để thờ phượng Thiên Chúa. Và ước mơ đó nay đã thành sự thật, ngôi Thánh đường đẹp, kiên cố và vĩnh cửu, thắp lên ngọn lửa đức tin từ ở một nơi xa xôi trong núi rừng Tây Bắc tỉnh Nghệ An.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Cồn Cả
Nghĩa Lộc, Nghĩa Đàn, Nghệ An

Nhà thờ giáo xứ Cồn Cả được khởi công từ năm 2005 dưới sự điều hành của linh mục quản xứ Antôn Nguyễn Văn Đính. Kỹ sư thiết kế và giám sát công trình xây dựng Nhà thờ là ông Giuse Hoàng Trọng Tấn (Giáo xứ Triệu Thông, GP Bùi Chu). Đây là người giáo dân đã đóng góp công sức cho nhiều Nhà thờ tại miền Bắc trong đó có Giáo phận Vinh.

 

 

Với kích thước dài 57m, rộng 17m; Nhà thờ Cồn Cả được đánh giá là một trong những Nhà thờ lớn tại giáo hạt Thuận Nghĩa. Cánh Thánh giá được mở rộng, mỗi bên thêm thêm 6m. Mặt tiền sừng sững hai ngọn tháp với chiều cao 45,5 m. Trần Nhà thờ cao ráo, kết hợp với vòm ở gian cung Thánh tạo cảm giác thông thoáng. Đặc biệt, bàn thờ được gắn hài cốt Thánh tử đạo Phêrô Nguyễn Khắc Tự.

 

 

Ngày 18 tháng 8 năm 2010 dưới sự chủ sự của Đức Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp giáo xứ đã long trọng tổ chức lễ khánh thành Nhà thờ đồng thời với một ngôi trường 2 tầng; dài 45m, rộng 7m; diện tích 315m2.

 

 

Ngược dòng thời gian trở về những năm đầu thế kỷ XX, khi bối cảnh cuộc sống khắp nơi trên đất nước đang đầy rẫy những khó khăn, thiếu thốn về mọi mặt. Một số gia đình ở giáo xứ Thuận Nghĩa (Quỳnh Lưu, Nghệ An) đã tìm đến mảnh đất Nghĩa Đàn xa xôi để làm trang trại sinh sống. Khi biết nơi “rừng thiêng nước độc” này có thể phát triển về việc nuôi trồng, nhiều gia đình từ các xứ Thanh Dạ, Nghi Lộc cũng di cư đến đây.

 

 

Từ đó, trên mảnh đất này hình thành hai xóm đạo (Cồn Cả và Vĩnh Giang) với khoảng 50 hộ gia đình thuộc giáo xứ Thuận Nghĩa. Cùng với thời gian, nhờ lượng người di cư và việc truyền đạo đã làm số nhân danh trên mảnh đất này dần tăng lên.

Được sự chấp thuận của Đức Cha André Léonce Eloy Bắc, ngày 16 tháng 1 năm 1918 hai xóm đạo được chính thức tách lập thành giáo xứ Cồn Cả với khoảng 500 nhân danh.

 

 

Kể từ đó, ước mơ của các tín hữu nơi đây là có được ngôi Thánh đường để thờ phượng Thiên Chúa. Và ước mơ đó nay đã thành sự thật, ngôi Thánh đường đẹp, kiên cố và vĩnh cửu, thắp lên ngọn lửa đức tin từ ở một nơi xa xôi trong núi rừng Tây Bắc tỉnh Nghệ An.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập