Nhà thờ Xâm Bồ
Số lượng xem: 897
Đông Phong, Nam Hải, Hải An, Hải Phòng

Cộng đoàn giáo xứ Xâm Bồ từ năm 1858 đến năm 1924 gồm có: Xâm Bồ, Lương Khê, Cát Bi, Cát Khê, Xâm Đông thuộc xứ Đồng Bớp (nay là xứ Nam Pháp), nhận Thánh Micae làm quan thầy.

 

 

Giáo dân thường làm nghề chài lưới, đan nát, trồng trọt, sống trên lều tạm hay dưới thuyền chài. Khi sóng gió đến với giáo hội Việt Nam, các Kitô hữu từ Nam Định, Thái Bình, Nghệ An… đã trôi dạt theo cánh buồm để đến với Xâm Bồ và cập bến buông neo, kết tình huynh đệ, cùng nhau hội tụ lập lên họ đạo.

 

 

Năm 1900, nhờ ơn Chúa, Cha xứ Nam Pháp tổ chức Ban hành giáo cùng dân họ từng bước chuẩn bị để xây dựng Nhà thờ. Song do chưa hội tụ đủ các mặt, vì thế hơn 10 năm sau – năm 1911 việc xây cất Nhà thờ mới hoàn tất trên mảnh đất tổ tiên gửi gắm. Cha chính địa phận – Cha Salva Do Massote đã đặt nóc Nhà thờ Xâm Bồ.

 

 

5 năm sau (1916), cha Khoa – Chính xứ Nam Pháp Ngài khuyến khích xây tháp chuông. Dân họ đồng lòng, cha con đóng xe, chở gạch, cát, mua vôi về xây dựng. Người góp của, người góp công đồng tâm hiệp lực hoàn thành cây tháp cao 22m, rồi quyên tiền gửi sang bên Pháp mua chuông.

Nhìn bên ngoài, kiến trúc Nhà thờ khá giống với kiểu kiến trúc Gothic, với phần mặt tiền được chia thành ba phần: phía dưới là cửa với cấu trúc vòm nhọn đặc trưng, phần giữa thay vì là một cửa sổ kính to thì được thay bằng hai cửa số nhỏ, và phần tháp chuông thì chỉ có một tháp ở chính giữa chứ không phải hai tháp.

 

 

Điểm nổi bật của Nhà thờ Xâm Bồ là bên trong là hệ thống các câu đối bằng chữ Hán ở trên cửa, giống các gian thờ trong các đình, đền, chùa, tiếp đến là hệ thống kèo cột đặc trưng của kiến trúc phương Đông, tất cả đều được làm bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng. Đây chính là điểm nổi bật trong kiến trúc của Nhà thờ Xâm Bồ.

Trải qua hàng trăm năm, Nhà thờ Xâm Bồ vẫn luôn là ngôi nhà chung để những hoa trái của đức tin đã gieo xuống vùng đất này ngày thêm kiên vững vào Thiên Chúa.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Xâm Bồ
Đông Phong, Nam Hải, Hải An, Hải Phòng

Cộng đoàn giáo xứ Xâm Bồ từ năm 1858 đến năm 1924 gồm có: Xâm Bồ, Lương Khê, Cát Bi, Cát Khê, Xâm Đông thuộc xứ Đồng Bớp (nay là xứ Nam Pháp), nhận Thánh Micae làm quan thầy.

 

 

Giáo dân thường làm nghề chài lưới, đan nát, trồng trọt, sống trên lều tạm hay dưới thuyền chài. Khi sóng gió đến với giáo hội Việt Nam, các Kitô hữu từ Nam Định, Thái Bình, Nghệ An… đã trôi dạt theo cánh buồm để đến với Xâm Bồ và cập bến buông neo, kết tình huynh đệ, cùng nhau hội tụ lập lên họ đạo.

 

 

Năm 1900, nhờ ơn Chúa, Cha xứ Nam Pháp tổ chức Ban hành giáo cùng dân họ từng bước chuẩn bị để xây dựng Nhà thờ. Song do chưa hội tụ đủ các mặt, vì thế hơn 10 năm sau – năm 1911 việc xây cất Nhà thờ mới hoàn tất trên mảnh đất tổ tiên gửi gắm. Cha chính địa phận – Cha Salva Do Massote đã đặt nóc Nhà thờ Xâm Bồ.

 

 

5 năm sau (1916), cha Khoa – Chính xứ Nam Pháp Ngài khuyến khích xây tháp chuông. Dân họ đồng lòng, cha con đóng xe, chở gạch, cát, mua vôi về xây dựng. Người góp của, người góp công đồng tâm hiệp lực hoàn thành cây tháp cao 22m, rồi quyên tiền gửi sang bên Pháp mua chuông.

Nhìn bên ngoài, kiến trúc Nhà thờ khá giống với kiểu kiến trúc Gothic, với phần mặt tiền được chia thành ba phần: phía dưới là cửa với cấu trúc vòm nhọn đặc trưng, phần giữa thay vì là một cửa sổ kính to thì được thay bằng hai cửa số nhỏ, và phần tháp chuông thì chỉ có một tháp ở chính giữa chứ không phải hai tháp.

 

 

Điểm nổi bật của Nhà thờ Xâm Bồ là bên trong là hệ thống các câu đối bằng chữ Hán ở trên cửa, giống các gian thờ trong các đình, đền, chùa, tiếp đến là hệ thống kèo cột đặc trưng của kiến trúc phương Đông, tất cả đều được làm bằng gỗ và được sơn son thiếp vàng. Đây chính là điểm nổi bật trong kiến trúc của Nhà thờ Xâm Bồ.

Trải qua hàng trăm năm, Nhà thờ Xâm Bồ vẫn luôn là ngôi nhà chung để những hoa trái của đức tin đã gieo xuống vùng đất này ngày thêm kiên vững vào Thiên Chúa.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập