Nhà thờ đá Phát Diệm
Số lượng xem: 532
75 Phát Diệm Đông, thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Đây là một công trình lớn, hiện là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm, một trong những giáo phận rộng lớn nhất ở phía bắc Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ.

 

 

Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa của Việt Nam. Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu, 1825-1899), linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865 và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm.

Công trình làm hoàn toàn bằng đá và gỗ lim. Gỗ được lấy từ nhiều địa phương như Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn Tây…, còn đá được đưa về từ núi Thiện Dưỡng cách Phát Diệm 30 km, đá quý hơn lấy ở núi Nhồi gần tỉnh lỵ Thanh Hóa, cách 60 km.

 

 

Có những cây gỗ nặng tới 7 tấn, những phiến đá nặng đến 20 tấn đã được vận chuyển bằng phương tiện thô sơ hồi cuối thế kỷ XIX. Đây được coi là một kỳ tích ngưỡng mộ của giới xây dựng hàn lâm ngày nay.

Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá.

Nhà thờ đá Phát Diệm còn có rất nhiều chi tiết được chạm trổ rất tinh xảo. Quanh công trình được bài trí vô số hình tượng thân thuộc được lấy từ các làng quê Việt Nam như tùng, cúc, trúc, mai hay hoa sen…

 

 

Những bức phù điêu được tạc từ đá xanh nguyên khối mô phỏng các tích truyện được kể lại theo Kinh Thánh của người Công giáo.

Nằm ở vị trí trung tâm là khu nhà thờ lớn, được xây cất chỉ trong 3 tháng cuối năm 1891, nhưng công việc chuẩn bị vật liệu và trị chân móng đã kéo dài cả 10 năm trước đó.

Phát Diệm xưa vốn là vùng biển được phù sa bồi đắp, nền đất yếu khiến cụ Sáu đã phải cho nhân công đóng xuống hàng triệu cọc tre và hàng nghìn khối đất đá mới đặt được nền móng vững chắc cho công trình tầm cỡ này.

 

 

Toàn bộ phần mộc, nội thất nhà thờ và các bức vách hai bên được làm bằng gỗ lim thân lớn. Lợp mái là ngói mũi hài, loại ngói truyền thống ở các đình chùa.

Trong hệ thống 5 nhà thờ nhỏ ở Phát Diệm có một ngôi được làm hoàn toàn bằng đá có tên là Trái Tim Đức Mẹ. Công trình được cụ Sáu cho xây đầu tiên trong cụm di tích này.

Nhà thờ dài 15,3 m, rộng 8,5m, cao 6 m. Hầu hết nền, cột, xà, tường, chấn song, tháp hay bàn thờ đều bằng đá, do đó người Phát Diệm quen gọi là nhà thờ Đá.

Mặc dù, Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19 với sự thiết kế kết hợp giữa hai nền văn hóa Việt và phương Tây nhưng đây là một công trình có kỹ thuật, thẩm mỹ đỉnh cao, tương quan hài hòa với nền văn hóa như ngàn đời đã thế.

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm đã trải qua hơn 100 năm tồn tại, dù chịu nhiều tác động từ thiên tai, chiến tranh, nhưng công trình vẫn vững chãi và được giữ gìn nguyên trạng cho đến ngày nay.

Hiện nay, tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện hồ sơ về kiến trúc nhà thờ Phát Diệm để đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới. Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, được ví như "kinh đô công giáo" của Việt Nam.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ đá Phát Diệm
75 Phát Diệm Đông, thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, cách Hà Nội khoảng 120 km về hướng Nam. Đây là một công trình lớn, hiện là nhà thờ chính tòa của giáo phận Phát Diệm, một trong những giáo phận rộng lớn nhất ở phía bắc Việt Nam. Nhà thờ được xây dựng toàn bằng đá và gỗ.

 

 

Nhà thờ Phát Diệm được khởi công vào năm 1875 và đến năm 1898 thì cơ bản hoàn thành. Nét độc đáo của công trình này ở chỗ: mặc dù là nhà thờ Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa của Việt Nam. Quần thể kiến trúc này được chủ trì xây dựng dần dần bởi linh mục Phêrô Trần Lục (còn gọi là cụ Sáu, 1825-1899), linh mục ở giáo phận Phát Diệm từ năm 1865 và các giáo dân Công giáo trong hơn 30 năm.

Công trình làm hoàn toàn bằng đá và gỗ lim. Gỗ được lấy từ nhiều địa phương như Nghệ An, Thanh Hoá, Sơn Tây…, còn đá được đưa về từ núi Thiện Dưỡng cách Phát Diệm 30 km, đá quý hơn lấy ở núi Nhồi gần tỉnh lỵ Thanh Hóa, cách 60 km.

 

 

Có những cây gỗ nặng tới 7 tấn, những phiến đá nặng đến 20 tấn đã được vận chuyển bằng phương tiện thô sơ hồi cuối thế kỷ XIX. Đây được coi là một kỳ tích ngưỡng mộ của giới xây dựng hàn lâm ngày nay.

Từ hướng Nam đi vào nhà thờ Phát Diệm gồm các phần: Ao hồ, Phương Ðình, Nhà thờ lớn, ba hang đá nhân tạo và nhà thờ đá.

Nhà thờ đá Phát Diệm còn có rất nhiều chi tiết được chạm trổ rất tinh xảo. Quanh công trình được bài trí vô số hình tượng thân thuộc được lấy từ các làng quê Việt Nam như tùng, cúc, trúc, mai hay hoa sen…

 

 

Những bức phù điêu được tạc từ đá xanh nguyên khối mô phỏng các tích truyện được kể lại theo Kinh Thánh của người Công giáo.

Nằm ở vị trí trung tâm là khu nhà thờ lớn, được xây cất chỉ trong 3 tháng cuối năm 1891, nhưng công việc chuẩn bị vật liệu và trị chân móng đã kéo dài cả 10 năm trước đó.

Phát Diệm xưa vốn là vùng biển được phù sa bồi đắp, nền đất yếu khiến cụ Sáu đã phải cho nhân công đóng xuống hàng triệu cọc tre và hàng nghìn khối đất đá mới đặt được nền móng vững chắc cho công trình tầm cỡ này.

 

 

Toàn bộ phần mộc, nội thất nhà thờ và các bức vách hai bên được làm bằng gỗ lim thân lớn. Lợp mái là ngói mũi hài, loại ngói truyền thống ở các đình chùa.

Trong hệ thống 5 nhà thờ nhỏ ở Phát Diệm có một ngôi được làm hoàn toàn bằng đá có tên là Trái Tim Đức Mẹ. Công trình được cụ Sáu cho xây đầu tiên trong cụm di tích này.

Nhà thờ dài 15,3 m, rộng 8,5m, cao 6 m. Hầu hết nền, cột, xà, tường, chấn song, tháp hay bàn thờ đều bằng đá, do đó người Phát Diệm quen gọi là nhà thờ Đá.

Mặc dù, Nhà thờ được xây dựng với trình độ kỹ thuật và điều kiện giao thông của những năm cuối thế kỷ 19 với sự thiết kế kết hợp giữa hai nền văn hóa Việt và phương Tây nhưng đây là một công trình có kỹ thuật, thẩm mỹ đỉnh cao, tương quan hài hòa với nền văn hóa như ngàn đời đã thế.

Nhà thờ chính tòa Phát Diệm đã trải qua hơn 100 năm tồn tại, dù chịu nhiều tác động từ thiên tai, chiến tranh, nhưng công trình vẫn vững chãi và được giữ gìn nguyên trạng cho đến ngày nay.

Hiện nay, tỉnh Ninh Bình và các nhà nghiên cứu Nhật Bản đang hoàn thiện hồ sơ về kiến trúc nhà thờ Phát Diệm để đề nghị UNESCO công nhận nhà thờ Phát Diệm là di sản văn hóa thế giới. Nhà thờ đá Phát Diệm được báo chí đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam, được ví như "kinh đô công giáo" của Việt Nam.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập