Nhà thờ Giáo xứ Quất Lâm
Số lượng xem: 514
Thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định

Trước đây, Quất Lâm là dải đất bồi phía đông Bắc sông Sò. Vào khoảng thế kỷ XV – XVI, dân từ phố Hiến, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Dương, Tương Đông, Trà Lũ và vùng lân cận đến để đánh cá, làm muối và trồng màu. Khoảng năm 1645, các cha dòng Tên Tây Ban Nha đến rao giảng Tin Mừng cho người Quất Lâm. Vì số người đón nhận Tin Mừng càng ngày càng đông nên khoảng năm 1670, nhờ các cha dòng Tên, giáo họ Quất Lâm chính thức được thành lập, xây Nhà thờ và nhận tước hiệu Đức Mẹ Lên Trời làm bổn mạng.

 

 

Đến năm 1735 được nâng lên hàng giáo xứ gộp lại từ 20 họ ở khu vực này, gồm họ Sa Châu, họ Thức Hóa, họ Ngưỡng Nhân, họ Du Hiếu, họ Hoành Nhị...

Năm 1897 Nhà thờ được xây lại bằng gỗ theo kiểu đông phương do cụ Đaminh Trần Ngọc Trung làm đốc công: dài 46 mét, rộng 18 mét, cao 11 mét, tháp chông cao 19 mét.

 

 

Năm 1997 giáo xứ hân hoan kỷ niệm 100 năm xây dựng Nhà thờ và được Tòa Thánh ban phép mở Năm Thánh. Trong thời gian này, ai đến viếng Nhà thờ này được lĩnh ơn toàn xá.

 

 

Đến nay Giáo xứ Quất Lâm chỉ còn 5 giáo họ trực thuộc là giáo họ Thánh Phêrô thành lập đầu thế kỷ XIX, Nhà thờ xây lại 2001.

Giáo Họ Thất Sự thành lập đầu thế kỷ XIX, nhận Đức Mẹ Sầu Bi là quan thầy, Nhà thờ xây dựng lại 1998

Giáo Họ thánh Giuse thành lập cuối thế kỷ XIX, nhận Thánh Giuse là quan thầy, Nhà thờ xây dựng 1921

Giáo Họ Thánh Gia thành lập cuối thế kỷ XIX, nhận Thánh Gia Thất là quan thầy, Nhà thờ xây dựng 1914

Giáo Họ Minh Đường thành lập năm 1926, nhận Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức là quan thầy, Nhà thờ xây lại 2007

 

 

Giáo xứ có Hội đồng Mục vụ giáo xứ và các hội đoàn: 6 hội kèn, 6 hội trống, 4 hội trắc, huynh đoàn Đa Minh giáo dân, các bà mẹ công giáo, lòng thương xót Chúa, giới trẻ, thiếu nhi…,….

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Quất Lâm
Thị trấn Quất Lâm, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định

Trước đây, Quất Lâm là dải đất bồi phía đông Bắc sông Sò. Vào khoảng thế kỷ XV – XVI, dân từ phố Hiến, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hải Dương, Tương Đông, Trà Lũ và vùng lân cận đến để đánh cá, làm muối và trồng màu. Khoảng năm 1645, các cha dòng Tên Tây Ban Nha đến rao giảng Tin Mừng cho người Quất Lâm. Vì số người đón nhận Tin Mừng càng ngày càng đông nên khoảng năm 1670, nhờ các cha dòng Tên, giáo họ Quất Lâm chính thức được thành lập, xây Nhà thờ và nhận tước hiệu Đức Mẹ Lên Trời làm bổn mạng.

 

 

Đến năm 1735 được nâng lên hàng giáo xứ gộp lại từ 20 họ ở khu vực này, gồm họ Sa Châu, họ Thức Hóa, họ Ngưỡng Nhân, họ Du Hiếu, họ Hoành Nhị...

Năm 1897 Nhà thờ được xây lại bằng gỗ theo kiểu đông phương do cụ Đaminh Trần Ngọc Trung làm đốc công: dài 46 mét, rộng 18 mét, cao 11 mét, tháp chông cao 19 mét.

 

 

Năm 1997 giáo xứ hân hoan kỷ niệm 100 năm xây dựng Nhà thờ và được Tòa Thánh ban phép mở Năm Thánh. Trong thời gian này, ai đến viếng Nhà thờ này được lĩnh ơn toàn xá.

 

 

Đến nay Giáo xứ Quất Lâm chỉ còn 5 giáo họ trực thuộc là giáo họ Thánh Phêrô thành lập đầu thế kỷ XIX, Nhà thờ xây lại 2001.

Giáo Họ Thất Sự thành lập đầu thế kỷ XIX, nhận Đức Mẹ Sầu Bi là quan thầy, Nhà thờ xây dựng lại 1998

Giáo Họ thánh Giuse thành lập cuối thế kỷ XIX, nhận Thánh Giuse là quan thầy, Nhà thờ xây dựng 1921

Giáo Họ Thánh Gia thành lập cuối thế kỷ XIX, nhận Thánh Gia Thất là quan thầy, Nhà thờ xây dựng 1914

Giáo Họ Minh Đường thành lập năm 1926, nhận Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức là quan thầy, Nhà thờ xây lại 2007

 

 

Giáo xứ có Hội đồng Mục vụ giáo xứ và các hội đoàn: 6 hội kèn, 6 hội trống, 4 hội trắc, huynh đoàn Đa Minh giáo dân, các bà mẹ công giáo, lòng thương xót Chúa, giới trẻ, thiếu nhi…,….

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập