Nhà thờ Chính tòa Bắc Ninh
Số lượng xem: 776
Số 537 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh

Nhà thờ chính tòa Bắc Ninh với tước hiệu Nhà thờ Nữ vương Rất Thánh Mân Côi là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Bắc Ninh, nằm ở số 537 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xáthành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

 

 

Ngày 29 tháng 5 năm 1883, Giáo hoàng Leo XIII ký tông sắc thiết lập giáo phận Bắc Đàng Ngoài bao gồm cả phần đất của giáo phận Lạng Sơn ngày nay. Năm 1924, giáo phận Bắc Đàng Ngoài được đổi tên thành Giáo phận Bắc Ninh.

Năm 1889, Đức Cha An-tô-ni-ô Cô-lô-mơ Lễ (Antonio Colomer) – Giám mục tiên khởi đã mua một mảnh đất cách thành cổ Bắc Ninh chừng 200 mét để xây dựng Nhà thờ Chính toà. Sau 3 năm xây dựng, với các chất liệu chủ yếu như: gạch nung bằng rơm rạ, kèo bằng sắt, xà gồ bằng xoan ngâm cả cây, cầu phong, litô cũng bằng xoan và đến năm 1892, Nhà Thờ Bắc Ninh được khánh thành với tước hiệu Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi. Từ đó ngôi Nhà thờ này đã gắn bó cùng đời sống Đức tin của giáo phận miền Quan họ và vùng lân cận.

 

 

Toạ lạc giữa trung tâm thành phố Bắc Ninh ngày nay, ngôi nhà thờ Chính tòa nổi lên với lối kiến trúc Ba-rốc (Baroque) của Tây Ban Nha – một phong cách kiến trúc độc đáo được hình thành vào thế kỉ XVI. Sự độc đáo của kiến trúc nhà thờ trăm tuổi này là sự kết hợp khéo léo tài tình bởi nhiều yếu tố nghệ thuật. Lối kiến trúc độc đáo ấy mang đậm cảm xúc linh thiêng, mở ra cho các tín hữu một không gian chiêm niệm, sâu lắng.

Đặc điểm chính yếu của Kiến trúc Ba-rốc là kiến tạo không gian sống động nhờ những luồng ánh sáng xuyên suốt mà điểm nguồn của nó được giấu kín nhằm đưa đến những hiệu ứng về thị giác. Kiến trúc Ba-rốc còn là sự vận động liên tục của những bức tường uốn lượn, những luồng ánh sáng chuyển động và sự vang dịu của thanh âm hoàn hảo. Những bức tường hình oval uốn lượn làm toát lên vẻ đẹp đặc trưng.

 

 

Nhà thờ chính tòa Bắc Ninh có mặt bằng không gian được cấu trúc theo bố cục hình chữ thập, tuân theo quy tắc đối xứng của kiến trúc nhà thờ thời kỳ Phục Hưng. Chiều dài nhà thờ khoảng 45m, chiều ngang rộng chừng 12 m gồm có hai hàng cột chính hình chữ nhật chồng cao hai tầng, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ.

Trong quá trình trùng tu, đơn vị thi công vẫn đảm bảo nguyên trạng toàn bộ hệ thống tường xây bằng gạch nung qua rơm rạ. Hệ thống mái nhà thờ cao chừng 15 mét được tân trang hiện đại nhưng không làm biến đổi diện mạo nguyên thuỷ. Phần kèo  bằng sắt được thay mới và tăng cường tính chịu lực; cùng với đó toàn bộ hệ thống xà gồ, cầu phong, litô  được làm bằng xoan trước đây đều được thay mới bằng gỗ lim nhằm chống chọi với những thử thách khắc nghiệt của thời tiết miền Bắc. những viên ngói đất nung (có nguồn đất, cách nung, kích thước, hoa văn… tương tự những viên ngói nguyên bản hồi cuối thế kỉ 19).

Phía trên, toàn bộ hệ thống trần giả được các nghệ nhân đan thủ công từ những thanh gỗ dổi theo hình caro hay dân gian thường gọi là hình mắt cáo với diện tích mỗi ô là 4x4cm, giống hệt với thiết kế ban đầu. Phía trong, tường được phối màu sơn hài hoà sang trọng tạo ra không gian vừa rộng rãi, vừa ấm cúng nhất là có tính chất tương phản cao về bố cục ánh sáng. Phía dưới, toàn bộ sàn nhà thờ được lát đá tự nhiên tạo nên độ sâu lắng kết tinh trong tổng thể kiến trúc đầy huyền bí, khiến cho không gian bên trong nhà thờ thông thoáng nhưng tĩnh mịch, tạo cảm giác như đứng giữa không gian đa chiều. Phía ngoài, tường được phủ bằng hỗn hợp sơn và xi măng theo tỉ lệ nhất định như làm cô đặc không khí cổ kính và uy nghiêm của một công trình Tôn giáo mẫu mực đã đi qua những thăng trầm của lịch sử.

 

 

Nhìn từ xa, hai ngọn tháp cao 22m giống như những khối rubic xếp chồng lên nhau theo nguyên tắc khi lên cao độ lớn giảm dần, tạo cho ngọn tháp như cao hơn, duyên dáng hơn và mag dáng dấp hai búp măng tre Ngà vươn lên trời cao. Có ý kiến cho rằng, hai ngọn tháp giống như liền anh và liền chị đang đứng nâng chiếc nón quai thao là chính mặt tiền của Nhà thờ. Trên mặt tiền, ta thấy có rất nhiều hình ảnh tượng trưng đều quy hướng về Đức Mẹ. Ở trên cùng có hình trái tim kết hợp cùng vương miện là một trong những biểu tượng của Mẫu Tâm. Ngay bên dưới là hình ảnh triều thiên cùng bốn bông hoa nhằm diễn tả Đức Mẹ Mân Côi. Ngay kế bên, có khắc 2 hình ảnh huy hiệu Giám mục được cho là của Đức Cha An-tô-ni-ô Cô-lô-mơ Lễ và Ðức cha Mac-xi-mi-nô Van-lát-cô Khâm. Phía dưới, 4 bông hồng biểu tượng cho lòng sùng mến Đức Mẹ được trang trí thêm khi nhà thờ tròn 100 tuổi. Dưới cùng,sảnh đường nhà thờ được bố trí ba cửa đi, một cửa lớn ở chính diện, hai cửa nhỏ hai bên tháp.

Phía trong hai ngọn tháp treo ba quả chuông bằng đồng cỡ lớn được đúc từ khi xây dựng nhà thờ theo ba cung điệu khác nhau. Ngày thường thì kéo quả một quả chuông, ngày Chủ Nhật thì 2 quả chuông được kéo lên, còn khi Đại Lễ thì kéo cả 3 quả. Suốt hơn một thế kỉ qua, tiếng chuông nhà thờ Bắc Ninh vẫn nhẹ nhàng vang lên, vừa đằm thắm, vừa dịu dàng, lại vừa sang trọng, hệt như những làn điệu Quan họ của người dân xứ Kinh Bắc.

 

 

Giờ đây, trên những ô cửa sổ được điểm trang bằng các bức tranh kính khắc họa chân dung 4 vị Thánh sử và diễn tả 20 mầu nhiệm kinh Mân côi. Chính những bức tranh kính đã biến ngôi nhà thờ trở thành một cuốn Tin mừng thu nhỏ, sống động, dễ hiểu, thể hiện truyền thống sùng mến Chuỗi Mân Côi của một giáo phận Dòng. Đồng thời, chuỗi tràng hạt khổng lồ bằng kính ấy  là nguồn cung cấp ánh sáng tự nhiên chủ đạo cho toàn bộ không gian phía trong lòng nhà thờ.

Lối kiến trúc Ba-rốc độc đáo đem đến cho ngôi Thánh đường hơn 120 tuổi sức sống mạnh mẽ. Sức sống ấy được thể hiện rõ nét qua hệ thống âm thanh và ánh sáng. Nhờ hệ thống trần gỗ đồng bộ, xuyên suốt, cũng như không gian kiến trúc hợp lý tạo cho âm thanh có sắc thái riêng vừa ấm áp vừa trong trẻo. Bên cạnh đó, hệ thống cửa sổ và cửa ra vào được bố trí hợp lý, kích thước vừa phải, tạo nên hệ thống thông gió đồng bộ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hơn nữa, các ô cửa kính nghệ thuật tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên ban ngày, cùng hệ thống đèn chiếu buổi tối càng làm sáng rõ vẻ đẹp của kiến trúc.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Chính tòa Bắc Ninh
Số 537 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xá, thành phố Bắc Ninh

Nhà thờ chính tòa Bắc Ninh với tước hiệu Nhà thờ Nữ vương Rất Thánh Mân Côi là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Bắc Ninh, nằm ở số 537 đường Ngô Gia Tự, phường Ninh Xáthành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

 

 

Ngày 29 tháng 5 năm 1883, Giáo hoàng Leo XIII ký tông sắc thiết lập giáo phận Bắc Đàng Ngoài bao gồm cả phần đất của giáo phận Lạng Sơn ngày nay. Năm 1924, giáo phận Bắc Đàng Ngoài được đổi tên thành Giáo phận Bắc Ninh.

Năm 1889, Đức Cha An-tô-ni-ô Cô-lô-mơ Lễ (Antonio Colomer) – Giám mục tiên khởi đã mua một mảnh đất cách thành cổ Bắc Ninh chừng 200 mét để xây dựng Nhà thờ Chính toà. Sau 3 năm xây dựng, với các chất liệu chủ yếu như: gạch nung bằng rơm rạ, kèo bằng sắt, xà gồ bằng xoan ngâm cả cây, cầu phong, litô cũng bằng xoan và đến năm 1892, Nhà Thờ Bắc Ninh được khánh thành với tước hiệu Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi. Từ đó ngôi Nhà thờ này đã gắn bó cùng đời sống Đức tin của giáo phận miền Quan họ và vùng lân cận.

 

 

Toạ lạc giữa trung tâm thành phố Bắc Ninh ngày nay, ngôi nhà thờ Chính tòa nổi lên với lối kiến trúc Ba-rốc (Baroque) của Tây Ban Nha – một phong cách kiến trúc độc đáo được hình thành vào thế kỉ XVI. Sự độc đáo của kiến trúc nhà thờ trăm tuổi này là sự kết hợp khéo léo tài tình bởi nhiều yếu tố nghệ thuật. Lối kiến trúc độc đáo ấy mang đậm cảm xúc linh thiêng, mở ra cho các tín hữu một không gian chiêm niệm, sâu lắng.

Đặc điểm chính yếu của Kiến trúc Ba-rốc là kiến tạo không gian sống động nhờ những luồng ánh sáng xuyên suốt mà điểm nguồn của nó được giấu kín nhằm đưa đến những hiệu ứng về thị giác. Kiến trúc Ba-rốc còn là sự vận động liên tục của những bức tường uốn lượn, những luồng ánh sáng chuyển động và sự vang dịu của thanh âm hoàn hảo. Những bức tường hình oval uốn lượn làm toát lên vẻ đẹp đặc trưng.

 

 

Nhà thờ chính tòa Bắc Ninh có mặt bằng không gian được cấu trúc theo bố cục hình chữ thập, tuân theo quy tắc đối xứng của kiến trúc nhà thờ thời kỳ Phục Hưng. Chiều dài nhà thờ khoảng 45m, chiều ngang rộng chừng 12 m gồm có hai hàng cột chính hình chữ nhật chồng cao hai tầng, mỗi bên sáu chiếc tượng trưng cho 12 vị thánh tông đồ.

Trong quá trình trùng tu, đơn vị thi công vẫn đảm bảo nguyên trạng toàn bộ hệ thống tường xây bằng gạch nung qua rơm rạ. Hệ thống mái nhà thờ cao chừng 15 mét được tân trang hiện đại nhưng không làm biến đổi diện mạo nguyên thuỷ. Phần kèo  bằng sắt được thay mới và tăng cường tính chịu lực; cùng với đó toàn bộ hệ thống xà gồ, cầu phong, litô  được làm bằng xoan trước đây đều được thay mới bằng gỗ lim nhằm chống chọi với những thử thách khắc nghiệt của thời tiết miền Bắc. những viên ngói đất nung (có nguồn đất, cách nung, kích thước, hoa văn… tương tự những viên ngói nguyên bản hồi cuối thế kỉ 19).

Phía trên, toàn bộ hệ thống trần giả được các nghệ nhân đan thủ công từ những thanh gỗ dổi theo hình caro hay dân gian thường gọi là hình mắt cáo với diện tích mỗi ô là 4x4cm, giống hệt với thiết kế ban đầu. Phía trong, tường được phối màu sơn hài hoà sang trọng tạo ra không gian vừa rộng rãi, vừa ấm cúng nhất là có tính chất tương phản cao về bố cục ánh sáng. Phía dưới, toàn bộ sàn nhà thờ được lát đá tự nhiên tạo nên độ sâu lắng kết tinh trong tổng thể kiến trúc đầy huyền bí, khiến cho không gian bên trong nhà thờ thông thoáng nhưng tĩnh mịch, tạo cảm giác như đứng giữa không gian đa chiều. Phía ngoài, tường được phủ bằng hỗn hợp sơn và xi măng theo tỉ lệ nhất định như làm cô đặc không khí cổ kính và uy nghiêm của một công trình Tôn giáo mẫu mực đã đi qua những thăng trầm của lịch sử.

 

 

Nhìn từ xa, hai ngọn tháp cao 22m giống như những khối rubic xếp chồng lên nhau theo nguyên tắc khi lên cao độ lớn giảm dần, tạo cho ngọn tháp như cao hơn, duyên dáng hơn và mag dáng dấp hai búp măng tre Ngà vươn lên trời cao. Có ý kiến cho rằng, hai ngọn tháp giống như liền anh và liền chị đang đứng nâng chiếc nón quai thao là chính mặt tiền của Nhà thờ. Trên mặt tiền, ta thấy có rất nhiều hình ảnh tượng trưng đều quy hướng về Đức Mẹ. Ở trên cùng có hình trái tim kết hợp cùng vương miện là một trong những biểu tượng của Mẫu Tâm. Ngay bên dưới là hình ảnh triều thiên cùng bốn bông hoa nhằm diễn tả Đức Mẹ Mân Côi. Ngay kế bên, có khắc 2 hình ảnh huy hiệu Giám mục được cho là của Đức Cha An-tô-ni-ô Cô-lô-mơ Lễ và Ðức cha Mac-xi-mi-nô Van-lát-cô Khâm. Phía dưới, 4 bông hồng biểu tượng cho lòng sùng mến Đức Mẹ được trang trí thêm khi nhà thờ tròn 100 tuổi. Dưới cùng,sảnh đường nhà thờ được bố trí ba cửa đi, một cửa lớn ở chính diện, hai cửa nhỏ hai bên tháp.

Phía trong hai ngọn tháp treo ba quả chuông bằng đồng cỡ lớn được đúc từ khi xây dựng nhà thờ theo ba cung điệu khác nhau. Ngày thường thì kéo quả một quả chuông, ngày Chủ Nhật thì 2 quả chuông được kéo lên, còn khi Đại Lễ thì kéo cả 3 quả. Suốt hơn một thế kỉ qua, tiếng chuông nhà thờ Bắc Ninh vẫn nhẹ nhàng vang lên, vừa đằm thắm, vừa dịu dàng, lại vừa sang trọng, hệt như những làn điệu Quan họ của người dân xứ Kinh Bắc.

 

 

Giờ đây, trên những ô cửa sổ được điểm trang bằng các bức tranh kính khắc họa chân dung 4 vị Thánh sử và diễn tả 20 mầu nhiệm kinh Mân côi. Chính những bức tranh kính đã biến ngôi nhà thờ trở thành một cuốn Tin mừng thu nhỏ, sống động, dễ hiểu, thể hiện truyền thống sùng mến Chuỗi Mân Côi của một giáo phận Dòng. Đồng thời, chuỗi tràng hạt khổng lồ bằng kính ấy  là nguồn cung cấp ánh sáng tự nhiên chủ đạo cho toàn bộ không gian phía trong lòng nhà thờ.

Lối kiến trúc Ba-rốc độc đáo đem đến cho ngôi Thánh đường hơn 120 tuổi sức sống mạnh mẽ. Sức sống ấy được thể hiện rõ nét qua hệ thống âm thanh và ánh sáng. Nhờ hệ thống trần gỗ đồng bộ, xuyên suốt, cũng như không gian kiến trúc hợp lý tạo cho âm thanh có sắc thái riêng vừa ấm áp vừa trong trẻo. Bên cạnh đó, hệ thống cửa sổ và cửa ra vào được bố trí hợp lý, kích thước vừa phải, tạo nên hệ thống thông gió đồng bộ, thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Hơn nữa, các ô cửa kính nghệ thuật tận dụng được tối đa ánh sáng tự nhiên ban ngày, cùng hệ thống đèn chiếu buổi tối càng làm sáng rõ vẻ đẹp của kiến trúc.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập