Nhà thờ Chính tòa Mỹ Tho
Số lượng xem: 533
Số 32 đường Hùng Vương, phường 7, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng ở Mỹ Tho là Nhà thờ thánh Phanxicô Xaviê, do các linh mục thừa sai dựng nên. Kế đó vào năm 1866, Giám mục Miche đã cho xây dựng một Nhà thờ mới có tên gọi Nhà thờ Vĩnh Tường được dâng kính Thánh Tâm. Nhà thờ này được xây dựng theo lối kiến trúc Hy Lạp - Rôma thời Phục Hưng nhưng do xuống cấp nên không còn được sử dụng.

 

Nhà thờ Chính tòa Mỹ Tho năm 1920

 

Ngôi Nhà thờ thứ ba được khởi công xây dựng ngày 11 tháng 8 năm 1906 bởi linh mục Régnier (Gẫm), bên kia đại lộ Bourdais, nay là đại lộ Hùng Vương và hoàn thành vào năm 1910. Về cơ bản, Nhà thờ này giữ lại lối kiến trúc của Nhà thờ Vĩnh Tường.

Theo dự định ban đầu, kiểu dáng Nhà thờ sẽ được xây theo không gian thoáng đãng, cao ráo và tận dụng hết khoảng không gian đất hơn 2000 mét vuông nhưng do công trình xây dựng trên nền đất sình nên chiều cao của nhà thờ phải hạ thấp để đảm bảo an toàn.

 

 

Ngôi nhà thờ có chiều cao 24m, chiều dài 53m, chiều rộng hơn 17m, một gian chính và hai gian phụ hai bên. Kết cấu chính của tòa nhà được xây theo lối cột tròn chống đỡ, mái vòm kiểu châu Âu được trang trí bằng nhiều hoa văn, họa tiết tinh xảo. Đặc biệt, toàn thể không gian bên trong đều theo một màu chủ đạo là trắng tinh; sàn lót gạch men không có hoa văn; trên trần treo những chùm đèn của Châu Âu; màn hình chiếu, loa phát thanh, tất cả nhìn rất trang nghiêm, lộng lẫy và bề thế.

Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đồng thời tổ chức lại các giáo phận cũ và mới, trong đó có việc thiết lập Giáo phận Mỹ Tho tách ra từ Giáo phận Sài Gòn. Kể từ đây nhà thờ Mỹ Tho được nâng lên thành Nhà thờ chính tòa với tước hiệu "Đức Mẹ Vô Nhiễm".

 

 

Chuông Nhà thờ đầu tiên được lắp dựng bên hông nữ ngồi. Đến năm 1958, linh mục Phaolô Nguyễn Minh Chiếu đã di dời chuông lên tháp cao bên nam ngồi. Ngày 16 tháng 2 năm 1995, linh mục Giuse Nguyễn Văn Chúc cho xây dựng lại một tháp chuông khác tách rời nhà thờ, tức là tháp chuông hiện nay.

Điểm đặc biệt cũng như điểm nhấn của nhà thờ Mỹ Tho trước năm 1866 và vào năm 1866, đều được sơn ba màu chủ đạo duy nhất là màu vàng, viền trắng và mái lợp ngói đỏ. Ba màu này được dùng để toát lên vẻ uy nghi, cổ kính và cuốn hút từ đằng xa.

 

 

Dịp Năm Thánh 2000, Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã cử hành Lễ Cung Hiến Nhà thờ chính tòa Mỹ Tho và chọn ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm ngày lễ Bổn mạng thứ hai của Nhà thờ.

Năm 2006, mừng kỷ niệm 100 năm ngày xây dựng nhà thờ, linh mục Giacôbê Hà Văn Xung đã tiến hành trùng tu và nới rộng nhà thờ, thay mái ngói, xây dựng lại phòng thánh, cải tạo tháp chuông và đặt đàng Thánh Giá xung quanh nhà thờ.

Đến nay, sau hơn 100 năm Nhà thờ Mỹ Tho vẫn cổ kính, uy nghi và vững chãi, hàng năm đón hàng vạn giáo dân, khách thập phương đến cầu nguyện và chiêm ngắm.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Chính tòa Mỹ Tho
Số 32 đường Hùng Vương, phường 7, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

Ngôi nhà thờ đầu tiên được xây dựng ở Mỹ Tho là Nhà thờ thánh Phanxicô Xaviê, do các linh mục thừa sai dựng nên. Kế đó vào năm 1866, Giám mục Miche đã cho xây dựng một Nhà thờ mới có tên gọi Nhà thờ Vĩnh Tường được dâng kính Thánh Tâm. Nhà thờ này được xây dựng theo lối kiến trúc Hy Lạp - Rôma thời Phục Hưng nhưng do xuống cấp nên không còn được sử dụng.

 

Nhà thờ Chính tòa Mỹ Tho năm 1920

 

Ngôi Nhà thờ thứ ba được khởi công xây dựng ngày 11 tháng 8 năm 1906 bởi linh mục Régnier (Gẫm), bên kia đại lộ Bourdais, nay là đại lộ Hùng Vương và hoàn thành vào năm 1910. Về cơ bản, Nhà thờ này giữ lại lối kiến trúc của Nhà thờ Vĩnh Tường.

Theo dự định ban đầu, kiểu dáng Nhà thờ sẽ được xây theo không gian thoáng đãng, cao ráo và tận dụng hết khoảng không gian đất hơn 2000 mét vuông nhưng do công trình xây dựng trên nền đất sình nên chiều cao của nhà thờ phải hạ thấp để đảm bảo an toàn.

 

 

Ngôi nhà thờ có chiều cao 24m, chiều dài 53m, chiều rộng hơn 17m, một gian chính và hai gian phụ hai bên. Kết cấu chính của tòa nhà được xây theo lối cột tròn chống đỡ, mái vòm kiểu châu Âu được trang trí bằng nhiều hoa văn, họa tiết tinh xảo. Đặc biệt, toàn thể không gian bên trong đều theo một màu chủ đạo là trắng tinh; sàn lót gạch men không có hoa văn; trên trần treo những chùm đèn của Châu Âu; màn hình chiếu, loa phát thanh, tất cả nhìn rất trang nghiêm, lộng lẫy và bề thế.

Ngày 24 tháng 11 năm 1960, Giáo hoàng Gioan XXIII ban hành Sắc chỉ Venerabilium Nostrorum thành lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam, đồng thời tổ chức lại các giáo phận cũ và mới, trong đó có việc thiết lập Giáo phận Mỹ Tho tách ra từ Giáo phận Sài Gòn. Kể từ đây nhà thờ Mỹ Tho được nâng lên thành Nhà thờ chính tòa với tước hiệu "Đức Mẹ Vô Nhiễm".

 

 

Chuông Nhà thờ đầu tiên được lắp dựng bên hông nữ ngồi. Đến năm 1958, linh mục Phaolô Nguyễn Minh Chiếu đã di dời chuông lên tháp cao bên nam ngồi. Ngày 16 tháng 2 năm 1995, linh mục Giuse Nguyễn Văn Chúc cho xây dựng lại một tháp chuông khác tách rời nhà thờ, tức là tháp chuông hiện nay.

Điểm đặc biệt cũng như điểm nhấn của nhà thờ Mỹ Tho trước năm 1866 và vào năm 1866, đều được sơn ba màu chủ đạo duy nhất là màu vàng, viền trắng và mái lợp ngói đỏ. Ba màu này được dùng để toát lên vẻ uy nghi, cổ kính và cuốn hút từ đằng xa.

 

 

Dịp Năm Thánh 2000, Giám mục Phaolô Bùi Văn Đọc đã cử hành Lễ Cung Hiến Nhà thờ chính tòa Mỹ Tho và chọn ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm ngày lễ Bổn mạng thứ hai của Nhà thờ.

Năm 2006, mừng kỷ niệm 100 năm ngày xây dựng nhà thờ, linh mục Giacôbê Hà Văn Xung đã tiến hành trùng tu và nới rộng nhà thờ, thay mái ngói, xây dựng lại phòng thánh, cải tạo tháp chuông và đặt đàng Thánh Giá xung quanh nhà thờ.

Đến nay, sau hơn 100 năm Nhà thờ Mỹ Tho vẫn cổ kính, uy nghi và vững chãi, hàng năm đón hàng vạn giáo dân, khách thập phương đến cầu nguyện và chiêm ngắm.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập