Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu
Số lượng xem: 911
Phố Bùi Chu, xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Nhà thờ Bùi Chu là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Bùi Chu. Năm 2020, công trình Nhà thờ cổ 135 năm tuổi này đã bị hạ giải vì lý do an toàn, hiện nay việc thi công Nhà thờ mới đang được tiến hành.

Giáo xứ Bùi Chu, chính thức thành lập năm 1670, được chọn là nơi đặt tòa giám mục của Địa phận Đông Đàng Ngoài từ năm 1779, sau đó là của Địa phận Trung Đàng Ngoài từ khi thành lập năm 1848. Xứ đạo Bùi Chu là một làng toàn tòng, nằm giữa nhiều làng Công giáo khác trong vùng, từng được truyền giảng Phúc Âm bởi Dòng TênHội Thừa sai Paris và nhất là Dòng Đa Minh Tây Ban Nha.

 

 

Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu được xây dựng từ năm 1885 dưới thời Đức cha Venceslao Onate Thuận người Tây Ban Nha khi Ngài đang coi sóc Giáo phận. Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu có chiều dài 68m, chiều rộng 16m và chiều cao 15m. Nhà thờ có kiến trúc Baroque Tây Ban Nha, các đường nét hoa văn thể hiện sự hài hòa của kiến trúc Âu-Á. Tòa chính trên gian Cung thánh, hai tòa phụ hai bên, các tòa nhỏ ở tường hai bên và trên các cột tôn kính các Thánh đều làm bằng gỗ, chạm trổ, sơn son thiếp vàng. Nổi bật là 18 cột chia thành hai hàng từ trên gian Cung thánh chạy xuống cuối Nhà thờ. Các cột gỗ lim này đường kính khoảng 60cm, cao 8,9 m, được đặt trên các bệ đá chạm trổ với hoa văn đẹp và tỉ mỉ. Trần Nhà thờ làm bằng tre, trát vôi rơm là những nguyên liệu tại địa phương, nhưng được đắp, trát theo hình Oval ba lá. Các cửa sổ đúc bằng gang có hình thánh giá. Nhà thờ có hai mái lợp ngói nam, nền Nhà thờ lát đá hoa. Hai tháp chuông cao 31m, trên có treo 4 quả chuông được đúc tại Pháp.

Nhà thờ Bùi Chu là một trong những nhà thờ cổ kính nhất ở Việt Nam, có lịch sử tương đương Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (hoàn thành năm 1880), Nhà thờ Lớn Hà Nội (1887), Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (1891). Đây là nơi lưu dấu ấn lịch sử truyền giáo, giao thoa văn hóa Đông – Tây ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và là công trình có giá trị đặc biệt về phương diện lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc.

 

 

Tuy nhiên, trải qua thời gian hơn 135 năm, do ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm ướt nhiều, nhất là phải chống chọi với những cơn bão thường xuyên xảy ra, nên Nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng. Tường Nhà thờ bị nứt nẻ nhiều chỗ, vôi vữa và gạch mái Nhà thờ cũng bị rớt xuống. Đặc biệt, nền Nhà thờ đã lún xuống khoảng 70cm. Hai tháp chuông bị nghiêng về phía trước và về bên trái, không những tách khỏi tường Nhà thờ mà còn làm nền trong Nhà thờ nơi gần tháp chuông cũng bị nghiêng đi. Dù đã trải qua hai lần đại tu vào các năm 1974 và 2000, nhưng tình trạng xuống cấp của Nhà thờ càng ngày càng nghiêm trọng.

 

 

Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu là một trong những Nhà thờ cổ kính của Giáo phận. Chính vì thế, sự hiện diện của Nhà thờ hằn sâu trong ký ức, gắn liền với rất nhiều kỷ niệm, biến cố thăng trầm của Giáo phận, nhất là khi Bùi Chu được kể là một trong những chiếc nôi của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Chính vì thế, nhiều người, ngay cả những người không Công giáo cũng có một cái nhìn trân trọng và quý mến đối với Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu. Tất cả đều mong muốn hình ảnh của Nhà thờ được tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, được tạo thành bằng vật chất, tất cả mọi tạo vật, mọi công trình đều phải tuân theo những quy luật đã được Thiên Chúa an bài trong vũ trụ. Con người có muốn sống đến 200 tuổi thì cũng không thể được. Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu, một khi được xây dựng bởi những nguyên vật liệu tốt hơn sẽ tồn tại lâu hơn, nhưng cũng phải chấp nhận sự xói mòn theo thời gian. Hơn nữa, sự xuống cấp nghiêm trọng hiện nay của Nhà thờ có thể gây nguy hiểm nên việc tái tạo Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu với mong muốn giữ lại hình dáng và kiến trúc cũ, với nguyên vật liệu chất lượng tốt hơn, không những làm cho hình ảnh và ký ức về Nhà thờ được bảo tồn, mà điều quan trọng là đáp ứng nhu cầu mục vụ, phù hợp với sự phát triển của toàn Giáo phận. Như vậy, việc tái tạo Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu sẽ là một dấu ấn cho giai đoạn phát triển mới của Giáo phận cũng như Công giáo Việt Nam.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu
Phố Bùi Chu, xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định

Nhà thờ Bùi Chu là nhà thờ chính tòa của Giáo phận Bùi Chu. Năm 2020, công trình Nhà thờ cổ 135 năm tuổi này đã bị hạ giải vì lý do an toàn, hiện nay việc thi công Nhà thờ mới đang được tiến hành.

Giáo xứ Bùi Chu, chính thức thành lập năm 1670, được chọn là nơi đặt tòa giám mục của Địa phận Đông Đàng Ngoài từ năm 1779, sau đó là của Địa phận Trung Đàng Ngoài từ khi thành lập năm 1848. Xứ đạo Bùi Chu là một làng toàn tòng, nằm giữa nhiều làng Công giáo khác trong vùng, từng được truyền giảng Phúc Âm bởi Dòng TênHội Thừa sai Paris và nhất là Dòng Đa Minh Tây Ban Nha.

 

 

Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu được xây dựng từ năm 1885 dưới thời Đức cha Venceslao Onate Thuận người Tây Ban Nha khi Ngài đang coi sóc Giáo phận. Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu có chiều dài 68m, chiều rộng 16m và chiều cao 15m. Nhà thờ có kiến trúc Baroque Tây Ban Nha, các đường nét hoa văn thể hiện sự hài hòa của kiến trúc Âu-Á. Tòa chính trên gian Cung thánh, hai tòa phụ hai bên, các tòa nhỏ ở tường hai bên và trên các cột tôn kính các Thánh đều làm bằng gỗ, chạm trổ, sơn son thiếp vàng. Nổi bật là 18 cột chia thành hai hàng từ trên gian Cung thánh chạy xuống cuối Nhà thờ. Các cột gỗ lim này đường kính khoảng 60cm, cao 8,9 m, được đặt trên các bệ đá chạm trổ với hoa văn đẹp và tỉ mỉ. Trần Nhà thờ làm bằng tre, trát vôi rơm là những nguyên liệu tại địa phương, nhưng được đắp, trát theo hình Oval ba lá. Các cửa sổ đúc bằng gang có hình thánh giá. Nhà thờ có hai mái lợp ngói nam, nền Nhà thờ lát đá hoa. Hai tháp chuông cao 31m, trên có treo 4 quả chuông được đúc tại Pháp.

Nhà thờ Bùi Chu là một trong những nhà thờ cổ kính nhất ở Việt Nam, có lịch sử tương đương Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (hoàn thành năm 1880), Nhà thờ Lớn Hà Nội (1887), Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (1891). Đây là nơi lưu dấu ấn lịch sử truyền giáo, giao thoa văn hóa Đông – Tây ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ và là công trình có giá trị đặc biệt về phương diện lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc.

 

 

Tuy nhiên, trải qua thời gian hơn 135 năm, do ảnh hưởng của khí hậu vùng nhiệt đới ẩm ướt nhiều, nhất là phải chống chọi với những cơn bão thường xuyên xảy ra, nên Nhà thờ đã xuống cấp nghiêm trọng. Tường Nhà thờ bị nứt nẻ nhiều chỗ, vôi vữa và gạch mái Nhà thờ cũng bị rớt xuống. Đặc biệt, nền Nhà thờ đã lún xuống khoảng 70cm. Hai tháp chuông bị nghiêng về phía trước và về bên trái, không những tách khỏi tường Nhà thờ mà còn làm nền trong Nhà thờ nơi gần tháp chuông cũng bị nghiêng đi. Dù đã trải qua hai lần đại tu vào các năm 1974 và 2000, nhưng tình trạng xuống cấp của Nhà thờ càng ngày càng nghiêm trọng.

 

 

Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu là một trong những Nhà thờ cổ kính của Giáo phận. Chính vì thế, sự hiện diện của Nhà thờ hằn sâu trong ký ức, gắn liền với rất nhiều kỷ niệm, biến cố thăng trầm của Giáo phận, nhất là khi Bùi Chu được kể là một trong những chiếc nôi của Giáo hội Công giáo tại Việt Nam. Chính vì thế, nhiều người, ngay cả những người không Công giáo cũng có một cái nhìn trân trọng và quý mến đối với Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu. Tất cả đều mong muốn hình ảnh của Nhà thờ được tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, được tạo thành bằng vật chất, tất cả mọi tạo vật, mọi công trình đều phải tuân theo những quy luật đã được Thiên Chúa an bài trong vũ trụ. Con người có muốn sống đến 200 tuổi thì cũng không thể được. Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu, một khi được xây dựng bởi những nguyên vật liệu tốt hơn sẽ tồn tại lâu hơn, nhưng cũng phải chấp nhận sự xói mòn theo thời gian. Hơn nữa, sự xuống cấp nghiêm trọng hiện nay của Nhà thờ có thể gây nguy hiểm nên việc tái tạo Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu với mong muốn giữ lại hình dáng và kiến trúc cũ, với nguyên vật liệu chất lượng tốt hơn, không những làm cho hình ảnh và ký ức về Nhà thờ được bảo tồn, mà điều quan trọng là đáp ứng nhu cầu mục vụ, phù hợp với sự phát triển của toàn Giáo phận. Như vậy, việc tái tạo Nhà thờ Chính tòa Bùi Chu sẽ là một dấu ấn cho giai đoạn phát triển mới của Giáo phận cũng như Công giáo Việt Nam.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập