Nhà thờ đá Nha Trang
Số lượng xem: 956
Số 31 Thái Nguyên, Phước Tân, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa

Nhà thờ Đá hay còn gọi là Nhà Thờ Núi (tên chính thức là: Nhà thờ chính tòa Kitô Vua) là một Nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang), Nhà thờ Ðá (vì nó được xây bằng đá), Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một xòng xoay giao thông), nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi (vì nó được xây trên một núi nhỏ).

 

 

Nhà thờ được cha sứ Louis Vallet (1869-1945) khởi công xây dựng ngày 3-9-1928 và hoàn thành vào tháng 5-1933. Để tạo được mặt bằng trên đỉnh núi Bông, với độ cao 12m, khi xây dựng người ta phải dùng khoảng 500 trái mìn. Lịch sử hình thành Nhà Thờ Đá Nha Trang vào khoảng năm 1885, khi đó Nha Trang chỉ gồm vài xóm chài rải rác ở cửa sông Cái và ven bờ biển. Giáo dân lúc ấy khoảng dăm ba trăm người sống tập trung ở Giáo Xứ Chợ Mới (Ngọc Hội). Năm 1886, khi người Pháp đặt cơ quan chính quyền đô hộ tại Nha Trang, tạo điều kiện cho hai công trình nghiên cứu khoa học quan trọng được xây dựng đó là Viện Pasteur (1895) và Viện Hải Dương học (1923). Dân chài tập trung về sống gần viện Pasteur để được chăm sóc sức khoẻ.

 

 

Năm 1924, sau nghị định của Toàn Quyền Đông Dương, Vua Khải Định ra chỉ dụ thiết lập thị trấn Nha Trang. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt Tôn giáo cho giáo dân và một số viên chức người Pháp hiện sinh sống trên địa bàn, một nhà nguyện nhỏ được dựng lên tạm thời trên bờ biển Nha Trang (hiện nay là Toà Giám Mục Nha Trang), trực thuộc Giáo xứ Chợ Mới. Với tấm lòng nhân ái của người mục tử, vị Linh Mục người Pháp lúc đó là Louis Vallet đang coi sóc giáo dân Chợ Mới đã nghĩ ngay đến việc thành lập một Giáo xứ tại Nha Trang, và điều đầu tiên phải làm đó là xây dựng một ngôi Nhà thờ khang trang. Kiến Trúc Gothic đẹp lung linh không khác gì Nhà thờ Châu Âu. Nhìn tổng thể, Nhà thờ có bố cục chắc khỏe với những khối đá lập thể nhỏ vươn dần từ thấp lên trời xanh. Ðiểm cao nhất Nhà thờ là nơi đặt Thánh Giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38m tính từ mặt đường. Dọc theo lối đi lên, phía bên phải là những hộc nhỏ đựng di cốt những người quá cố được ghép vào tường đá. Nhà thờ có mái vòm rộng, những ô cửa hình hoa hồng theo phong cách kiến trúc gothic đặc trưng nổi bật như một dấu son giữa lòng thành phố. Phía trong Nhà thờ có không gian rộng, thoáng đạt, phân thành khu vực Cung thánh và khu phía sau Cung thánh rất thanh khiết và trang nghiêm.

 

 

Nhà thờ đá quay về phía Bắc, muốn lên đến nơi có 2 ngõ: nếu bạn đi từ đường Thái Nguyên bạn cần trải qua 53 bậc tam cấp, qua cổng rồi đến hang đá Đức Mẹ Lộ Đức. Ngõ thứ 2 bạn theo con đường lát đá chẻ, ngay cạnh ngã 6 bạn vòng lên phía sau để lên tới sân Nhà thờ cao khoảng 8m so với mặt đường. Nhà thờ được kiến trúc chia làm 3 phần rõ rệt: phần trên cùng gồm hành lang và hai tháp chuông, phần giữa là những ô cửa kính đầy màu sắc, trên cửa được tô điểm những bông hoa hồng. Tầng giữa cũng là nơi diễn ra các nghi lễ Công Giáo. Và tầng cuối cùng là cửa. Điểm ấn tượng của Nhà thờ đó là 2 chuông bằng đồng được treo trên tháp chuông. Được chế tạo và cung tấp trực tiếp từ hãng chuông nổi tiếng của Pháp Bourdon Carillond. Vào tháng 2/1933, vua Bảo Đại trong một chuyến kinh lý đã đến thăm công trình đang dần hoàn thiện này. Lúc này, chuông chỉ đang được treo tạm trên tháp bằng gỗ. Ngày 29/7/1934 chuông đầu tiên có âm vực mi giáng được làm phép. Đến năm 1939, bộ chuông còn lại có âm vực đô và la mới được ban phép hoàn thành. Bên cạnh đó trên tháp chuông có gắn chiếc đồng hồ to, có 4 mặt quay ra 4 hướng. Người Nha Trang đôi lúc cũng không cần đến đồng hồ cá nhân vì mỗi lần muốn biết thời gian có thể nhìn lên đồng hồ tại Nhà Thờ Núi. Khu Thánh đường uy nghiêm, độc lạ. Điều tự hào nhất ở Nhà thờ Đá đó chính là khu Thánh đường cực độc mang phong cách gothic do những bàn tay tài hoa của thợ xây dựng. Bạn chỉ cần bước qua cửa Tiền Đàn, trước mắt sẽ là 2 hàng ghế thẳng tắp, xếp ngay ngắn và một con đường chính giữa hướng thẳng đến Chúa Giê-su. Thánh đường rất rộng lớn và rất nhiều ánh sáng được kết hợp với các vòm cuốn cong, hướng thẳng lên trời, kiểu dạng như hình mũi tên rất hài hòa và đẹp mắt. Trên các bức tường được mô phỏng bởi các bức họa cuộc sống khổ nạn của Chúa qua 14 tràng đàn.

 

 

Một điểm cộng tuyệt đối với kết hợp gram màu, ánh sáng bao phủ cả Thánh Đường. Ánh sáng từ 2 hướng Đông Tây được thiết kế tận dụng tối đa. Sử dụng các gram màu xanh, đỏ, cửa hoa hồng. Ánh sáng khi chiếu vào sẽ tạo nên không gian bên trong thánh đường đủ màu sắc, thể hiện sự uy nghi, huyền bí mang tính độc đáo rất cao. Tuy đã gần 90 năm tuổi, trải qua bao mưa nắng nhưng với lối cấu trúc độc đáo Nhà thờ núi vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị kiến trúc từ xa xưa. Hiện nay Nhà thờ được đưa vào danh sách di tích và thắng cảnh của tỉnh Khánh Hoà.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ đá Nha Trang
Số 31 Thái Nguyên, Phước Tân, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa

Nhà thờ Đá hay còn gọi là Nhà Thờ Núi (tên chính thức là: Nhà thờ chính tòa Kitô Vua) là một Nhà thờ Công giáo ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Nhà thờ này còn có nhiều tên gọi bình dân như: Nhà thờ Nha Trang (vì trước đây nó thuộc họ đạo Nha Trang), Nhà thờ Ðá (vì nó được xây bằng đá), Nhà thờ Ngã Sáu (vì nó tọa lạc gần một xòng xoay giao thông), nhưng phổ biến hơn cả là tên gọi Nhà thờ Núi (vì nó được xây trên một núi nhỏ).

 

 

Nhà thờ được cha sứ Louis Vallet (1869-1945) khởi công xây dựng ngày 3-9-1928 và hoàn thành vào tháng 5-1933. Để tạo được mặt bằng trên đỉnh núi Bông, với độ cao 12m, khi xây dựng người ta phải dùng khoảng 500 trái mìn. Lịch sử hình thành Nhà Thờ Đá Nha Trang vào khoảng năm 1885, khi đó Nha Trang chỉ gồm vài xóm chài rải rác ở cửa sông Cái và ven bờ biển. Giáo dân lúc ấy khoảng dăm ba trăm người sống tập trung ở Giáo Xứ Chợ Mới (Ngọc Hội). Năm 1886, khi người Pháp đặt cơ quan chính quyền đô hộ tại Nha Trang, tạo điều kiện cho hai công trình nghiên cứu khoa học quan trọng được xây dựng đó là Viện Pasteur (1895) và Viện Hải Dương học (1923). Dân chài tập trung về sống gần viện Pasteur để được chăm sóc sức khoẻ.

 

 

Năm 1924, sau nghị định của Toàn Quyền Đông Dương, Vua Khải Định ra chỉ dụ thiết lập thị trấn Nha Trang. Để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt Tôn giáo cho giáo dân và một số viên chức người Pháp hiện sinh sống trên địa bàn, một nhà nguyện nhỏ được dựng lên tạm thời trên bờ biển Nha Trang (hiện nay là Toà Giám Mục Nha Trang), trực thuộc Giáo xứ Chợ Mới. Với tấm lòng nhân ái của người mục tử, vị Linh Mục người Pháp lúc đó là Louis Vallet đang coi sóc giáo dân Chợ Mới đã nghĩ ngay đến việc thành lập một Giáo xứ tại Nha Trang, và điều đầu tiên phải làm đó là xây dựng một ngôi Nhà thờ khang trang. Kiến Trúc Gothic đẹp lung linh không khác gì Nhà thờ Châu Âu. Nhìn tổng thể, Nhà thờ có bố cục chắc khỏe với những khối đá lập thể nhỏ vươn dần từ thấp lên trời xanh. Ðiểm cao nhất Nhà thờ là nơi đặt Thánh Giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38m tính từ mặt đường. Dọc theo lối đi lên, phía bên phải là những hộc nhỏ đựng di cốt những người quá cố được ghép vào tường đá. Nhà thờ có mái vòm rộng, những ô cửa hình hoa hồng theo phong cách kiến trúc gothic đặc trưng nổi bật như một dấu son giữa lòng thành phố. Phía trong Nhà thờ có không gian rộng, thoáng đạt, phân thành khu vực Cung thánh và khu phía sau Cung thánh rất thanh khiết và trang nghiêm.

 

 

Nhà thờ đá quay về phía Bắc, muốn lên đến nơi có 2 ngõ: nếu bạn đi từ đường Thái Nguyên bạn cần trải qua 53 bậc tam cấp, qua cổng rồi đến hang đá Đức Mẹ Lộ Đức. Ngõ thứ 2 bạn theo con đường lát đá chẻ, ngay cạnh ngã 6 bạn vòng lên phía sau để lên tới sân Nhà thờ cao khoảng 8m so với mặt đường. Nhà thờ được kiến trúc chia làm 3 phần rõ rệt: phần trên cùng gồm hành lang và hai tháp chuông, phần giữa là những ô cửa kính đầy màu sắc, trên cửa được tô điểm những bông hoa hồng. Tầng giữa cũng là nơi diễn ra các nghi lễ Công Giáo. Và tầng cuối cùng là cửa. Điểm ấn tượng của Nhà thờ đó là 2 chuông bằng đồng được treo trên tháp chuông. Được chế tạo và cung tấp trực tiếp từ hãng chuông nổi tiếng của Pháp Bourdon Carillond. Vào tháng 2/1933, vua Bảo Đại trong một chuyến kinh lý đã đến thăm công trình đang dần hoàn thiện này. Lúc này, chuông chỉ đang được treo tạm trên tháp bằng gỗ. Ngày 29/7/1934 chuông đầu tiên có âm vực mi giáng được làm phép. Đến năm 1939, bộ chuông còn lại có âm vực đô và la mới được ban phép hoàn thành. Bên cạnh đó trên tháp chuông có gắn chiếc đồng hồ to, có 4 mặt quay ra 4 hướng. Người Nha Trang đôi lúc cũng không cần đến đồng hồ cá nhân vì mỗi lần muốn biết thời gian có thể nhìn lên đồng hồ tại Nhà Thờ Núi. Khu Thánh đường uy nghiêm, độc lạ. Điều tự hào nhất ở Nhà thờ Đá đó chính là khu Thánh đường cực độc mang phong cách gothic do những bàn tay tài hoa của thợ xây dựng. Bạn chỉ cần bước qua cửa Tiền Đàn, trước mắt sẽ là 2 hàng ghế thẳng tắp, xếp ngay ngắn và một con đường chính giữa hướng thẳng đến Chúa Giê-su. Thánh đường rất rộng lớn và rất nhiều ánh sáng được kết hợp với các vòm cuốn cong, hướng thẳng lên trời, kiểu dạng như hình mũi tên rất hài hòa và đẹp mắt. Trên các bức tường được mô phỏng bởi các bức họa cuộc sống khổ nạn của Chúa qua 14 tràng đàn.

 

 

Một điểm cộng tuyệt đối với kết hợp gram màu, ánh sáng bao phủ cả Thánh Đường. Ánh sáng từ 2 hướng Đông Tây được thiết kế tận dụng tối đa. Sử dụng các gram màu xanh, đỏ, cửa hoa hồng. Ánh sáng khi chiếu vào sẽ tạo nên không gian bên trong thánh đường đủ màu sắc, thể hiện sự uy nghi, huyền bí mang tính độc đáo rất cao. Tuy đã gần 90 năm tuổi, trải qua bao mưa nắng nhưng với lối cấu trúc độc đáo Nhà thờ núi vẫn giữ nguyên vẹn những giá trị kiến trúc từ xa xưa. Hiện nay Nhà thờ được đưa vào danh sách di tích và thắng cảnh của tỉnh Khánh Hoà.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập