Nhà thờ Giáo họ Sa Nam
Số lượng xem: 581
Xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Ðịnh

Năm thứ II, đời vua Đồng Khánh (năm 1886), các Cụ trong làng đã đệ trình lên Đức Cha cố Giám mục Venceslao Thuận (giám mục địa phận Trung) về việc khai hoang, lập ấp. Đức Cha đã nhận lời và phái Thầy Bốn Quế để khảo sát hiện thực trong ấp. Đức Cha đã ban cho Ấp 3.070 quan tiền kêu gọi toàn giáo dân hội tụ về lập Ấp, củng cố đê điều và xây dựng ngôi Thánh đường để có nơi cầu nguyện.

 

 

Giáo họ được thành lập lấy tên là Sa Châu thuộc xứ Đại Đồng và đã cùng nhau đồng lòng xây dựng ngôi Thánh đường đầu tiên bằng gỗ lim, hoa văn khá cổ kính tọa lạc trên bình cơ khuôn viên rộng 1 mẫu 2 sào. Nhà thờ đầu tiên này có diện tích chiều dài 21m, chiều rộng 7m và chiều cao 5m.

Sau 108 năm, các bậc tiền nhân trong Giáo họ đã bàn bạc thống nhất đồng lòng quyết định di dân, chuyển ngôi Thánh đường và Quan thầy Vua Thánh Venceslao tử đạo ra phía Nam sát đê ngăn nước, trên khuôn viên rộng 3 mẫu. Ngôi Thánh đường mới được xây dựng có kích thước chiều dài 30m, chiều rộng 9m và cao 7m.

 

 

Các cụ thấy việc đi ra cầu nguyện ngôi Thánh đường mới không được thuận tiện, nên cùng nhau lập lên ngôi Thánh đường mới trên mảnh đất cũ và nhận tước hiệu Đức Bà bầu cử làm Quan thầy.

Đến năm 1908, giáo họ Sa Châu chính thức được nhận sắc phong do Đức Cố Giáo Mục Mô-nha-gô-ri Trung ban chuyển thành tên mới là giáo họ Sa Nam và giáo họ Sa Bắc.

Hàng năm đến ngày 28 tháng 9 kính lễ Quan thầy Vua Thánh Venceslao tử đạo, hai họ Sa Nam và Sa Bắc trở về Thánh đường Sa Nam tổ chức kính Thánh quan thầy chung và xin cầu nguyện cho Đức Cha Venceslao Thuận, Thầy già Bốn Quế và các bậc tiền nhân trong hai giáo họ.

Đến đầu năm 1943 giáo họ Sa Nam lại một lòng góp của, chung sức xây dựng, nâng cấp ngôi Thánh đường lần thứ ba. Toàn bộ cột mới bằng gỗ lim khối có đường kính 0,45m; cao 9m và lấy toàn bộ Nhà thờ cũ làm trên phần thượng. Nhà thờ mới có chiều dài 36m, chiều rộng 11m và cao 12m.

 

 

Đến tháng 8 năm 1947, ngôi Thánh đường mới được hoàn thành mái lợp bằng cói, bổi, hoành rui bằng tre, luồng.Trải qua 30 năm, đến 1977 trong giáo họ Sa Nam thành lập 2 giáo khu là khu Đông (nhận Thánh Gioan Tông đồ làm Quan thầy, kính vào ngày 27 tháng 12 hàng năm) và khu Tây (nhận Thánh Gioan Baotixita làm Quan thầy, kính vào ngày 24 tháng 6 hàng năm). Suốt 54 năm các bậc tiền nhân ra sức bảo dưỡng, tu bổ ngôi Thánh Đường để có nơi cầu nguyện sớm chiều, nhưng lại bị bão tố hàng năm và do chiến tranh tàn phá nên Thánh đường đã xuống cấp trầm trọng, trong khi giáo dân ngày thêm đông.

 

 

Đến ngày 16 tháng 8 năm 2001, giáo họ Sa Nam lại xây ngôi Thánh Đường mới lần thứ 4 theo kiến trúc Á Đông do kỹ sư Giuse Mai Viết Phú thiết kế. Sau thời gian xây dựng 4 năm 4 tháng 4 ngày giáo họ đã hoàn thành Thánh Đường mới có chiều dài 43m, chiều rộng 14m và chiều cao 33m to đẹp như hôm nay.

 Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo họ Sa Nam
Xã Giao Thiện, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Ðịnh

Năm thứ II, đời vua Đồng Khánh (năm 1886), các Cụ trong làng đã đệ trình lên Đức Cha cố Giám mục Venceslao Thuận (giám mục địa phận Trung) về việc khai hoang, lập ấp. Đức Cha đã nhận lời và phái Thầy Bốn Quế để khảo sát hiện thực trong ấp. Đức Cha đã ban cho Ấp 3.070 quan tiền kêu gọi toàn giáo dân hội tụ về lập Ấp, củng cố đê điều và xây dựng ngôi Thánh đường để có nơi cầu nguyện.

 

 

Giáo họ được thành lập lấy tên là Sa Châu thuộc xứ Đại Đồng và đã cùng nhau đồng lòng xây dựng ngôi Thánh đường đầu tiên bằng gỗ lim, hoa văn khá cổ kính tọa lạc trên bình cơ khuôn viên rộng 1 mẫu 2 sào. Nhà thờ đầu tiên này có diện tích chiều dài 21m, chiều rộng 7m và chiều cao 5m.

Sau 108 năm, các bậc tiền nhân trong Giáo họ đã bàn bạc thống nhất đồng lòng quyết định di dân, chuyển ngôi Thánh đường và Quan thầy Vua Thánh Venceslao tử đạo ra phía Nam sát đê ngăn nước, trên khuôn viên rộng 3 mẫu. Ngôi Thánh đường mới được xây dựng có kích thước chiều dài 30m, chiều rộng 9m và cao 7m.

 

 

Các cụ thấy việc đi ra cầu nguyện ngôi Thánh đường mới không được thuận tiện, nên cùng nhau lập lên ngôi Thánh đường mới trên mảnh đất cũ và nhận tước hiệu Đức Bà bầu cử làm Quan thầy.

Đến năm 1908, giáo họ Sa Châu chính thức được nhận sắc phong do Đức Cố Giáo Mục Mô-nha-gô-ri Trung ban chuyển thành tên mới là giáo họ Sa Nam và giáo họ Sa Bắc.

Hàng năm đến ngày 28 tháng 9 kính lễ Quan thầy Vua Thánh Venceslao tử đạo, hai họ Sa Nam và Sa Bắc trở về Thánh đường Sa Nam tổ chức kính Thánh quan thầy chung và xin cầu nguyện cho Đức Cha Venceslao Thuận, Thầy già Bốn Quế và các bậc tiền nhân trong hai giáo họ.

Đến đầu năm 1943 giáo họ Sa Nam lại một lòng góp của, chung sức xây dựng, nâng cấp ngôi Thánh đường lần thứ ba. Toàn bộ cột mới bằng gỗ lim khối có đường kính 0,45m; cao 9m và lấy toàn bộ Nhà thờ cũ làm trên phần thượng. Nhà thờ mới có chiều dài 36m, chiều rộng 11m và cao 12m.

 

 

Đến tháng 8 năm 1947, ngôi Thánh đường mới được hoàn thành mái lợp bằng cói, bổi, hoành rui bằng tre, luồng.Trải qua 30 năm, đến 1977 trong giáo họ Sa Nam thành lập 2 giáo khu là khu Đông (nhận Thánh Gioan Tông đồ làm Quan thầy, kính vào ngày 27 tháng 12 hàng năm) và khu Tây (nhận Thánh Gioan Baotixita làm Quan thầy, kính vào ngày 24 tháng 6 hàng năm). Suốt 54 năm các bậc tiền nhân ra sức bảo dưỡng, tu bổ ngôi Thánh Đường để có nơi cầu nguyện sớm chiều, nhưng lại bị bão tố hàng năm và do chiến tranh tàn phá nên Thánh đường đã xuống cấp trầm trọng, trong khi giáo dân ngày thêm đông.

 

 

Đến ngày 16 tháng 8 năm 2001, giáo họ Sa Nam lại xây ngôi Thánh Đường mới lần thứ 4 theo kiến trúc Á Đông do kỹ sư Giuse Mai Viết Phú thiết kế. Sau thời gian xây dựng 4 năm 4 tháng 4 ngày giáo họ đã hoàn thành Thánh Đường mới có chiều dài 43m, chiều rộng 14m và chiều cao 33m to đẹp như hôm nay.

 Bài: Sưu tầm & Biên tập