Nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột
Số lượng xem: 1301
Số 02 đường Phan Chu Trinh, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Nhà thờ chính tòa giáo phận Ban Mê Thuột hay Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu được xây dựng vào ngày 15 tháng 08 năm 1934, đúng vị trí nhà thờ hiện hữu ngày nay là một Nhà nguyện mái tranh vách đất.

Nhưng trước đó, từ những năm cuối của thế kỷ thứ 18 nơi hoang sơ, rừng thiêng nước độc, cư dân chỉ là những sắc tộc bản địa, chưa một bước chân của người Pháp đến khai thác, hay người bản xứ đến tìm hiểu vùng đất mới để sinh sống thì đã có những bước chân âm thầm của hai nhà truyền giáo đến tập ăn chung, ngủ chung với người dân bản địa.

 

 

Đến năm 1847, cha Fontaine Khâm, Hội Thừa sai Paris (MEP) đã đến thăm viếng các anh em sắc tộc M’Nông gần buôn Yeng Drôm, nằm giữa Đakmil, một huyện thuộc tỉnh Đak Nông ngày nay và Bản Đôn, một huyện thuộc tỉnh Đăklăk ngày nay.

Năm 1850, cha Hòa thuộc Kontum thời Đức cha Cuénot Thể, cũng thử đến rao giảng Tin Mừng cho anh em dân tộc bản địa gần đầu nguồn sông Đồng Nai, trên đường đi Djiring.

Nhưng cả hai cùng thất bại, nên đã lên truyền giáo vùng Kontum. Cha Hòa là cha sở đầu tiên của họ đạo Kontum, qua đời tại Ninh Hòa năm 1861. Cha Khâm giảng đạo quanh vùng Kontum, sau này về Pháp và mất tại đó. Lịch sử Giáo phận Kontum không ghi lại rõ các cha đã ở lại vùng đất Đồng Nai và Đăklăk bao lâu. Nhưng đây là dấu son đầu tiên tô điểm cho công cuộc truyền giáo tại vùng đất, nay thuộc Giáo phận Ban Mê Thuột.

Một thời gian dài gần 80 năm sau hạt giống gieo xuống không nảy mầm, thì đến khoảng năm 1926 – 1927, có hai người ngoại quốc là gia đình ông bà Maillot người Pháp và ông Ruyter người Hà Lan theo đạo Tin Lành khẩn khoản xin Đức cha Giáo phận Qui Nhơn đến vùng đất Ban Mê Thuột lập họ đạo. Vì trong các đồn điền người Pháp cai quản hiện có hơn 100 bổn đạo Công giáo. Hơn nữa, hai ông đã đến tận giáo xứ Plei Pơo, phía đông núi Hàm Rồng, cách Pleiku 13 km để xin cha Cẩn lo liệu cho anh em giáo dân. Mọi chi phí di chuyển hai ông sẽ lo. Ở đây ta nhận ra sự quan phòng của Thiên Chúa. Hai ông chủ đồn điền thì nhắm mục đích kinh tế. Nhưng Chúa lại biến thành cơ hội cho Nước Trời phát triển.

Năm 1928, chớp thời cơ thuận tiện và để đáp ứng thiện chí của hai người ngoại quốc trên, trong đó có một người Tin Lành, Đức cha Grangeon Mẫn, Giám mục Giáo phận Qui Nhơn (lúc này chưa chia các Giáo phận Kontum (1932), Nha Trang (1957), Đà Nẵng (1963), và Ban Mê Thuột (1967), với một diện tích quá mênh mông, hơn 90.000 km2, và hơn 70.000 bổn đạo. Trong khi đó, con số linh mục chỉ khoảng 39 linh mục thừa sai và 80 linh mục Việt Nam, chưa kể có hơn 20 linh mục làm công tác quản lý, tuyên úy và giáo sư Chủng viện. Trước tình cảnh này, Đức cha Grangeon Mẫn, Giám mục Giáo phận Qui Nhơn đã viết thư xin Đức cha De Guébriant, Bề trên Hội Thừa sai Paris gởi thêm linh mục mới, để có thể thành lập họ đạo ở Ban Mê thuột.

Có thể nói vùng đất Ban Mê thuột là lãnh thổ riêng của ông Công sứ Sabatier, ông chỉ cho phép người ngoại quốc lên khai thác đồn điền và chiêu mộ dân bản xứ làm công nhân (coolie). Ngoài ra, các thành phần khác rất khó mà vào nếu không có phép của ông công sứ. Vì lẽ đó, cha Labibiausse Sáng, cha Chính Giáo phận Qui Nhơn, và cha Janin Phước, cha chính Kontum, dự định đến Ban Mê Thuột để nghiên cứu tình hình giáo dân và địa thế xây dựng họ đạo. Cũng như tiếp xúc với gia đình ông Maillot và ông Ruyter không dễ dàng. Một phần do công việc bề bộn của các đồn điền, một phần vì ông bà Maillot và Ruyter cũng như của ông Monteil trong năm 1928 không thể tổ chức tiếp đón hai cha nên sứ vụ của hai cha bị ngưng lại.

Vào tháng 3 năm 1929, vợ chồng ông Maillot và Ruyter đến tận Plei Pơo để gặp cha Nicolas Cận, trước tiên cáo lỗi vì đã không tạo điều kiện cho hai cha chính đến thăm mục vụ; sau đó là trình bày việc ông Ruyter - người Tin Lành muốn dâng kinh phí để thành lập một họ đạo ở đồn điền CADA, nơi có hơn 100 công nhân Công giáo. Cùng một lòng với ông Ruyter, gia đình ông Maillot cũng muốn dâng hiến một phần đất đồn điền của gia đình ông gần trung tâm Ban Mê Thuột (sau này là Trung tâm Công giáo Thượng của cha Bianchetti Bạch) để lập họ đạo chính. Hai ông mời cha Nicolas Cận đến Ban Mê Thuột, cha Nicolas Cận nhận lời. Ông Ruyter hứa sau lễ Phục sinh năm 1929, sẽ cho xe lên đón cha Nicolas Cận tại Plei Pơo. Nhưng lời hứa cũng không được thực hiện.

 

 

Đến năm 1930, vì nhiều lý do, cha Janin Phước không đi thăm Ban Mê Thuột được. Để giữ mối quan hệ với những người Pháp và chính quyền thời bấy giờ, ngài đã gởi tặng những cuốn sách: “Les Sauvages Bahnars” của cha bề trên Dourisboure Ân, hay những cuốn như “Emigration An Namite”, “Une voie déblayée”… Một món quà đã để lại ấn tượng sâu sắc cho các gia đình người Pháp và các quan chức.

Sang năm 1930, ông Lê Đức Cầu, một giáo dân, viết thư cho cha Janin Phước thuật lại công việc của ông sau chuyến đi Nha Trang, trong đó có việc ông khẩn khoản xin cho Ban Mê Thuột một cha sở, vì nhiều giáo dân chết mà không gặp được linh mục. Hơn nữa, ông Công sứ Pháp đã đổi đi nơi khác. Ông mới về có lòng đạo đức tốt, rất sùng đạo. Ông viết: “Trong một lần đến nhà con chơi, con đã lợi dụng cơ hội nói về việc làm Nhà thờ. Ông Tân Công sứ nói cho con biết là tỉnh Ban Mê Thuột mới thành lập, sẽ có họ đạo và xây dựng Nhà thờ tại một địa điểm tốt.”

Ông Cầu cũng cho biết ông sẽ đi Làng Sông gặp Đức cha để xin lập họ đạo ở Ban Mê Thuột. Ngày 05 tháng 10 năm 1933, ông Phán Nguyễn Văn Thanh, Thư ký Toà sứ Ban Mê thuột viết thư hỏi ý kiến Đức cha về việc làm Nhà thờ. Trong thư, ông viết: “Con là người Công giáo, khi đến Ban Mê Thuột, không thấy Nhà thờ, con quá đau lòng.” Ông cho Đức cha biết thêm là bổn đạo ở Ban Mê Thuột đã quyên góp được 300 đồng để làm Nhà thờ.

Xúc động trước lòng đạo đức và sốt sắng của “bổn đạo An Nam” tại Ban Mê Thuột, Đức cha đã viết thư trả lời: “Theo nguyên tắc, việc lập Nhà thờ và mở họ đạo tại Ban Mê Thuột là đúng và hợp lý. Nhưng bổn đạo ở đây phải đồng tâm hiệp ý cố gắng giữ vững đức tin. Vì việc thành lập họ đạo luôn luôn bị cản trở.”

Với “lòng nhiệt thành nhà Chúa”, giáo dân Ban Mê Thuột làm áp lực lên Đức cha để xin một cha sở. Đức cha liên tiếp nhận được thư của bổn đạo nơi đây. Và ngài quyết định sẽ đến Ban Mê Thuột một lần, để xem xét tình hình và để quyết định những công việc phải làm.

Trong nhật ký của Đức cha Janin Phước Giáo phận Kontum có ghi lại chuyến đi kinh lý Ban Mê Thuột. Có thể thấy, sự quan tâm lo lắng của Đức cha đối với Ban Mê Thuột, và vấn đề phát triển họ Đạo Ban Mê Thuột là rất cấp bách và cần thiết.

 

 

Ngày 28 tháng 1 năm1934, Đức cha đánh điện xin Toà Công sứ Ban Mê Thuột giữ trước hai phòng khách sạn cho phái đoàn Đức cha Kontum kinh lý Ban Mê thuột. Phái đoàn bắt đầu rời Toà Giám mục Kontum do cha Crétin Xuân lái xe, đi Pleiku đón cha Corompt Hiển và đến giáo xứ Plei Pơo đón cha Ban, chuẩn bị hôm sau đi Ban Mê Thuột.

Ngày 29 tháng 1 năm 1934, sau khi dâng lễ, Đức Cha Jannin Phước, Giám mục Kontum dẫn một phái đoàn đến Ban Mê Thuột để nghiên cứu tình hình và chọn địa điểm cho một cơ sở Công giáo tương lai. Khởi hành từ 6h30 sáng, đến 3h chiều thì phái đoàn đến trung tâm Ban Mê Thuột. Phái đoàn đến Toà Công sứ và được các ông trong Toà Công sứ đón tiếp nồng hậu.

5h chiều, phái đoàn đến thăm ông Destenay, Công sứ Daklak tại nhà riêng, và thăm ông Quản đạo vì ông này là người Công giáo, và là người tổ chức cuộc đón tiếp lúc 6h chiều. Cuộc đón tiếp quá long trọng tại Văn phòng ông Quản đạo với cờ quạt và pháo nổ râm ran. Trong buổi đón tiếp, chỉ khoảng 10 người Công giáo hiện diện, vì nếu mời đầy đủ thì bổn đạo ở các đồn điền xa sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba ngày 30 tháng 1 năm 1934, tại khách sạn Maury (nay là khu Thăng Long, đường Lê Duẩn, BMT), có một phòng lớn còn trống, cha Crétin Xuân đã dọn dẹp sạch sẽ và dọn bàn chuẩn bị dâng thánh lễ chính thức đầu tiên trên mảnh đất Ban Mê Thuột. Cha Ban giảng lễ. Có khoảng 12 người Công giáo bản xứ đến xưng tội, dự lễ và rước lễ. Sự kiện này đánh dấu sự có mặt chính thức của Giáo hội Công giáo trên vùng đất mới này.

Sau thánh lễ, phái đoàn đi thăm xã giao các cơ quan chính quyền và tham quan Ban Mê Thuột. Buổi chiều, phái đoàn Tòa Giám mục Kontum đi thăm đồn điền CADA, nơi có đông đảo công nhân là người Công giáo.

Ngày 31 tháng 1 năm 1934, thánh lễ thứ hai được cử hành tại khách sạn. Hôm nay, đích thân ông Công sứ Destenay hướng dẫn phái đoàn đi thăm các nơi có tiếng tăm, các cơ sở nòng cốt của Ban Mê Thuột, như: Nhà đèn (Nhà máy điện ngã tư Nguyễn Công Trứ - Lê Duẩn, BMT), Thác Nhà đèn (Buôn Kơsir) nơi sản xuất và cung cấp điện cho Ban Mê thuột của ông Bourgery, Hồ chứa nước uống cho cư dân Ban Mê Thuột (nay là nhà máy nước). Ông cũng đưa phái đoàn đi tham quan Trường học Pháp – Rhadé. Đây là nơi phái đoàn dừng chân lâu nhất, và thăm Lao xá Ban Mê Thuột (nay là sân tennis Sở Công An Daklak), đi tham quan các buôn làng Alê của người sắc tộc bản xứ.

Buổi chiều, phái đoàn đi dạo với mục đích tìm một khu đất để thành lập họ đạo. Sau khi xem nhiều nơi, phái đoàn chọn khu đất nằm ngay tam giác trên đường đi Kontum và đường Méwal (đường Phan Chu Trinh ngày nay) trước khi vào thị xã Ban Mê Thuột. Khu đất giáp làng dân bản xứ và gần nhà ở của người Pháp.
Trong cuộc tiếp chuyện, ông Công sứ thông báo cho phái đoàn biết có ba Mục sư Tin Lành ở Mỹ vừa đến, và một người tới trước đang đi sâu vào các vùng lân cận, các mục sư này đã bước nhanh chân hơn. Vậy phải lập cơ sở tại đây gấp rút.

Ngày 1 tháng 2 năm 1934 phái đoàn rời Ban Mê Thuột về Kontum mà lòng se sắt khi nghĩ đến đông anh em dân tộc nghèo khổ, đang sinh sống tại các buôn làng nằm rải rác trong những cánh rừng mênh mông heo hút của Ban Mê Thuột.

Ông Desteney, Công sứ Pháp nhường cho Địa phận Kontum. Nhưng giấy tờ chưa được ký thì viên Công sứ Pháp này phải chuyển đi làm Công sứ tỉnh Thừa Thiên...

 

 

Sau đó, Đức Cha Jannin nhờ Thầy Hiền, một cựu Thầy giảng có gia đình thuộc Giáo phận Qui Nhơn, Thầy Hiền trước đây thuộc Hội Thầy giảng (Catéchiste) do Cha Đắc Lộ lập ra, nguyên quán ở Họ đạo Mang Yang (theo tiếng dân tộc địa phương gọi là Cửa Trời) đi giúp lập Họ đạo Ban Mê Thuột. Thầy đến nhiệm sở ngày 15 tháng 5 năm 1934. Thầy và bổn đạo Ban Mê Thuột cùng đồng tâm nhất trí cất Nhà nguyện Giáo họ. Nhưng công trình không thể bắt đầu vì đất đai chưa có giấy phép, do thông cáo số 187-CA ngày 15.3.1934 của Tòa Khâm sứ Trung kỳ (Pháp) tại Huế, đình chỉ tất cả việc cấp đất thành phố cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, và phải đợi chỉ thị mới của Phủ Toàn quyền Đông Dương.

Đức Cha Jannin lại đưa Thầy Hiền qua Ban Mê Thuột lần nữa để tiếp xúc với đồng bào Êđê, học tiếng và dạy đạo cho họ. Nhưng công việc lại bị cản trở vì thông cáo số 3614 ngày 15 tháng 11 năm 1930 của Tòa Khâm sứ Trung kỳ cấm truyền đạo cho người Thượng trong tỉnh Đăklăk cho đến khi có chỉ thị mới.

Tuy có lệnh cấm cấp đất thành phố, nhưng bổn đạo Ban Mê Thuột cứ nôn nóng làm Nhà nguyện trên khu đất đã nhường cho Giáo phận Kontum, dù chưa có giấy tờ chính thức. Và ngày 15 tháng 8 năm 1934, một Nhà nguyện mái tranh vách đất đã được dựng lên. Năm 1959, Thầy Hiền thay mặt Giáo phận Kontum hướng dẫn Bổn đạo dựng lại nhà thờ bằng gỗ sao. Đến năm 1965, các Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn đã xây một Nhà nguyện mới trên nền Nhà nguyện tiên khởi này. Hiện nay nó thuộc phạm vi của Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh.

Nhà nguyện Họ đạo Ban Mê Thuột tuy được xây cất bất hợp pháp, nhưng Công sứ tỉnh Đăklăk là ông Henri Gerbinis và ông Trương Kỳ, quan người bản địa đầu tỉnh đã nhắm mắt làm ngơ, vì cả hai ông đều là người Công giáo. Trong khi đó Đức Cha Jannin vẫn tất bật ngược xuôi để lo liệu giấy tờ hợp pháp cho thửa đất đó. Sau hơn bốn năm trời đơn từ đi lên đi xuống, cuối cùng Tòa Khâm sứ Trung kỳ mới chấp thuận giải quyết cho Đức Cha được mua khu đất trên với giá 2 xu (0.02 đồng) một mét vuông. Quyết định cấp đất này do ông Graffeuil, Khâm sứ Trung kỳ ký, số 195/942, ngày 29 tháng 11 năm 1938. Và ngày 16 tháng 12 năm 1938, Tòa Giám mục Kontum đã trả 201 đồng để mua 10.050 m2 đất. Như vậy không phải là “Đối với Chánh phủ bảo hộ do các quan Tây cầm đầu, mấy ông cố Tây xin gì mà không được”! như một số đồng bào khác đạo thời ấy suy nghĩ.

 

 

Trong thời gian Ngôi nhà nguyện cất lên bất hợp pháp trên khu đất chưa có giấy phép, tình cảnh rất bấp bênh, vì có thể bị triệt hạ bất cứ lúc nào. Dù vậy, Đức Cha Jannin, Giám mục Giáo phận Kontum lúc ấy vẫn tin tưởng, Ngài viết thư cho Công sứ Đăklăk biết quyết định của Tòa Giám mục Kontum về việc nâng Giáo họ Ban Mê Thuột lên hàng Giáo xứ, và việc bổ nhiệm một linh mục “An Nam”: Cha Phêrô Nguyễn Đức Cẩn làm Cha sở. Ngài còn viết thư cho ông Lê Đức Cầu, Câu họ Ban Mê Thuột, chuẩn bị đón tiếp Cha sở mới.

Ngày 30 tháng 3 năm 1937, Đức Cha Jannin Phước, Giám mục Địa phận Kontum, tuyên bố nâng Giáo họ Ban Mê Thuột lên hàng Giáo xứ, và chủ tọa lễ tựu chức của Cha sở tiên khởi Phêrô Nguyễn Đắc Cẩn.

Nhà xứ được Đức Cha chỉ dẫn làm theo kiểu nhà sàn dân tộc, nhà này đã tồn tại suốt từ năm 1937 đến tháng 8 năm 1994 thì được tháo dỡ để xây cất trường học mới. Về phần Cha Cẩn, sau vài tháng phục vụ, do không hợp thủy thổ, ngài bị bệnh sốt rét và thương hàn. Ngày 12 tháng 1 năm 1938, Cha trở về Tòa Giám mục để chữa bệnh. (Ngài mất năm 1982 sau 60 năm làm linh mục). Trong thời gian này, Giáo xứ Ban Mê Thuột không có linh mục suốt 4 năm rưỡi vì thời cuộc lúc ấy và cũng vì Đức Cha Jannin Phước qua đời (ngày 14 tháng 7 năm 1940 tại Kontum, hưởng thọ 73 tuổi với 42 năm linh mục và bảy năm Giám mục).

 


Ngày 22 tháng 4 năm 1942, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Sion Khâm làm Giám mục Kontum. Ngài nhậm chức tháng 5 năm 1942. Hai tháng sau Giáo xứ Ban Mê Thuột có Cha sở mới: Đó là Cha Romeuf Phương. Ngài được bổ nhiệm ngày 26 tháng 7 năm 1942.

Việc trước tiên của cha Romeuf là xin phép mở trường tiểu học dạy các em trong Xóm Đạo và thị xã. Đơn xin được ty Học chánh Pháp thuộc chấp thuận và Tòa Công sứ chuẩn y cấp giấy phép. Cha Romeuf là hiệu trưởng đầu tiên (nay là Trường THCS Phan Chu Trinh). Trường mở vào niên khóa 1947-1948. Học sinh thị xã cả lương lẫn giáo độ 30 em. Học phí mỗi tháng một đồng. Miễn phí cho các em quá nghèo.

Đây là ngôi trường đầu tiên sau tháng 3 năm 1945 của thị xã Ban Mê Thuột cho học sinh Việt Nam. Trước khi Nhật cướp chính quyền năm 1945, Ban Mê Thuột cũng có trường tiểu học. Trường này biến thành rạp chiếu bóng cho đến 1955 mới mở lại, với tên là Trường Nguyễn Công Trứ.

Trường Công giáo Ban Mê Thuột vẫn tiếp tục mở các lớp cho đến ngày trao cho các Sư huynh Lasan điều khiển.

Đến nhận xứ Ban Mê Thuột, Cha Quản xứ Romeuf hết mình chăm lo cho đời sống đức tin giáo dân Ban Mê Thuột. Ngài còn xây trường học, mở mang đường xá, thiết lập làng ấp như: làng Phương Danh dành cho người Công giáo, làng Kim Sa của người Phật giáo.

Hành trình của giáo phận Ban Mê Thuột với sự dẫn dắt kỳ diệu của Thiên Chúa cứ thế gieo xuống và đơm hạt.

Ngôi Nhà Nguyện ban đầu vẫn vững vàng giữa đại ngàn nhưng được cơi nới và lợp lại tôn vào năm 1954 khi có thêm các bổn mạng từ KonTum lên lập cư tại Ban Mê Thuột.

Tháng 9 năm 1956, Đức Cha Seitz Kim mời cha GB. Trần Thanh Ngoạn, gốc Giáo phận Vinh lên làm chánh xứ Ban Mê Thuột, kiêm Hạt trưởng Hạt Ban Mê Thuột. Cha Ngoạn đã xây dựng Nhà thờ lớn thị xã (nay là Nhà Thờ Chính tòa Ban Mê Thuột), có chiều dài 45m, rộng 12m, mỗi cánh Thánh Giá 12m x 12m. Tổng diện tích 828m2; trừ cung thánh, còn được 1200 chỗ ngồi. Nhà thờ xây đúng một năm và được khánh thành vào ngày Chúa Nhật II sau Lễ Phục Sinh năm 1959.

Cơ sở Nhà thờ cũ, Đức Cha Kim tạm giao cho các Sư Huynh La San mở Trường Trung Tiểu học, niên khóa đầu tiên là 1959-1960. Sau khi các Sư Huynh xây cất xong Trung học La San đồi (nay là Trường Cao đẳng Sư Phạm Đăklăk), Đức Cha giao quyền sở hữu cơ sở cũ cho các Nữ Tử Bác ái Vinh Sơn sử dụng.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Chính tòa Ban Mê Thuột
Số 02 đường Phan Chu Trinh, phường Tân Lợi, thành phố Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk

Nhà thờ chính tòa giáo phận Ban Mê Thuột hay Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu được xây dựng vào ngày 15 tháng 08 năm 1934, đúng vị trí nhà thờ hiện hữu ngày nay là một Nhà nguyện mái tranh vách đất.

Nhưng trước đó, từ những năm cuối của thế kỷ thứ 18 nơi hoang sơ, rừng thiêng nước độc, cư dân chỉ là những sắc tộc bản địa, chưa một bước chân của người Pháp đến khai thác, hay người bản xứ đến tìm hiểu vùng đất mới để sinh sống thì đã có những bước chân âm thầm của hai nhà truyền giáo đến tập ăn chung, ngủ chung với người dân bản địa.

 

 

Đến năm 1847, cha Fontaine Khâm, Hội Thừa sai Paris (MEP) đã đến thăm viếng các anh em sắc tộc M’Nông gần buôn Yeng Drôm, nằm giữa Đakmil, một huyện thuộc tỉnh Đak Nông ngày nay và Bản Đôn, một huyện thuộc tỉnh Đăklăk ngày nay.

Năm 1850, cha Hòa thuộc Kontum thời Đức cha Cuénot Thể, cũng thử đến rao giảng Tin Mừng cho anh em dân tộc bản địa gần đầu nguồn sông Đồng Nai, trên đường đi Djiring.

Nhưng cả hai cùng thất bại, nên đã lên truyền giáo vùng Kontum. Cha Hòa là cha sở đầu tiên của họ đạo Kontum, qua đời tại Ninh Hòa năm 1861. Cha Khâm giảng đạo quanh vùng Kontum, sau này về Pháp và mất tại đó. Lịch sử Giáo phận Kontum không ghi lại rõ các cha đã ở lại vùng đất Đồng Nai và Đăklăk bao lâu. Nhưng đây là dấu son đầu tiên tô điểm cho công cuộc truyền giáo tại vùng đất, nay thuộc Giáo phận Ban Mê Thuột.

Một thời gian dài gần 80 năm sau hạt giống gieo xuống không nảy mầm, thì đến khoảng năm 1926 – 1927, có hai người ngoại quốc là gia đình ông bà Maillot người Pháp và ông Ruyter người Hà Lan theo đạo Tin Lành khẩn khoản xin Đức cha Giáo phận Qui Nhơn đến vùng đất Ban Mê Thuột lập họ đạo. Vì trong các đồn điền người Pháp cai quản hiện có hơn 100 bổn đạo Công giáo. Hơn nữa, hai ông đã đến tận giáo xứ Plei Pơo, phía đông núi Hàm Rồng, cách Pleiku 13 km để xin cha Cẩn lo liệu cho anh em giáo dân. Mọi chi phí di chuyển hai ông sẽ lo. Ở đây ta nhận ra sự quan phòng của Thiên Chúa. Hai ông chủ đồn điền thì nhắm mục đích kinh tế. Nhưng Chúa lại biến thành cơ hội cho Nước Trời phát triển.

Năm 1928, chớp thời cơ thuận tiện và để đáp ứng thiện chí của hai người ngoại quốc trên, trong đó có một người Tin Lành, Đức cha Grangeon Mẫn, Giám mục Giáo phận Qui Nhơn (lúc này chưa chia các Giáo phận Kontum (1932), Nha Trang (1957), Đà Nẵng (1963), và Ban Mê Thuột (1967), với một diện tích quá mênh mông, hơn 90.000 km2, và hơn 70.000 bổn đạo. Trong khi đó, con số linh mục chỉ khoảng 39 linh mục thừa sai và 80 linh mục Việt Nam, chưa kể có hơn 20 linh mục làm công tác quản lý, tuyên úy và giáo sư Chủng viện. Trước tình cảnh này, Đức cha Grangeon Mẫn, Giám mục Giáo phận Qui Nhơn đã viết thư xin Đức cha De Guébriant, Bề trên Hội Thừa sai Paris gởi thêm linh mục mới, để có thể thành lập họ đạo ở Ban Mê thuột.

Có thể nói vùng đất Ban Mê thuột là lãnh thổ riêng của ông Công sứ Sabatier, ông chỉ cho phép người ngoại quốc lên khai thác đồn điền và chiêu mộ dân bản xứ làm công nhân (coolie). Ngoài ra, các thành phần khác rất khó mà vào nếu không có phép của ông công sứ. Vì lẽ đó, cha Labibiausse Sáng, cha Chính Giáo phận Qui Nhơn, và cha Janin Phước, cha chính Kontum, dự định đến Ban Mê Thuột để nghiên cứu tình hình giáo dân và địa thế xây dựng họ đạo. Cũng như tiếp xúc với gia đình ông Maillot và ông Ruyter không dễ dàng. Một phần do công việc bề bộn của các đồn điền, một phần vì ông bà Maillot và Ruyter cũng như của ông Monteil trong năm 1928 không thể tổ chức tiếp đón hai cha nên sứ vụ của hai cha bị ngưng lại.

Vào tháng 3 năm 1929, vợ chồng ông Maillot và Ruyter đến tận Plei Pơo để gặp cha Nicolas Cận, trước tiên cáo lỗi vì đã không tạo điều kiện cho hai cha chính đến thăm mục vụ; sau đó là trình bày việc ông Ruyter - người Tin Lành muốn dâng kinh phí để thành lập một họ đạo ở đồn điền CADA, nơi có hơn 100 công nhân Công giáo. Cùng một lòng với ông Ruyter, gia đình ông Maillot cũng muốn dâng hiến một phần đất đồn điền của gia đình ông gần trung tâm Ban Mê Thuột (sau này là Trung tâm Công giáo Thượng của cha Bianchetti Bạch) để lập họ đạo chính. Hai ông mời cha Nicolas Cận đến Ban Mê Thuột, cha Nicolas Cận nhận lời. Ông Ruyter hứa sau lễ Phục sinh năm 1929, sẽ cho xe lên đón cha Nicolas Cận tại Plei Pơo. Nhưng lời hứa cũng không được thực hiện.

 

 

Đến năm 1930, vì nhiều lý do, cha Janin Phước không đi thăm Ban Mê Thuột được. Để giữ mối quan hệ với những người Pháp và chính quyền thời bấy giờ, ngài đã gởi tặng những cuốn sách: “Les Sauvages Bahnars” của cha bề trên Dourisboure Ân, hay những cuốn như “Emigration An Namite”, “Une voie déblayée”… Một món quà đã để lại ấn tượng sâu sắc cho các gia đình người Pháp và các quan chức.

Sang năm 1930, ông Lê Đức Cầu, một giáo dân, viết thư cho cha Janin Phước thuật lại công việc của ông sau chuyến đi Nha Trang, trong đó có việc ông khẩn khoản xin cho Ban Mê Thuột một cha sở, vì nhiều giáo dân chết mà không gặp được linh mục. Hơn nữa, ông Công sứ Pháp đã đổi đi nơi khác. Ông mới về có lòng đạo đức tốt, rất sùng đạo. Ông viết: “Trong một lần đến nhà con chơi, con đã lợi dụng cơ hội nói về việc làm Nhà thờ. Ông Tân Công sứ nói cho con biết là tỉnh Ban Mê Thuột mới thành lập, sẽ có họ đạo và xây dựng Nhà thờ tại một địa điểm tốt.”

Ông Cầu cũng cho biết ông sẽ đi Làng Sông gặp Đức cha để xin lập họ đạo ở Ban Mê Thuột. Ngày 05 tháng 10 năm 1933, ông Phán Nguyễn Văn Thanh, Thư ký Toà sứ Ban Mê thuột viết thư hỏi ý kiến Đức cha về việc làm Nhà thờ. Trong thư, ông viết: “Con là người Công giáo, khi đến Ban Mê Thuột, không thấy Nhà thờ, con quá đau lòng.” Ông cho Đức cha biết thêm là bổn đạo ở Ban Mê Thuột đã quyên góp được 300 đồng để làm Nhà thờ.

Xúc động trước lòng đạo đức và sốt sắng của “bổn đạo An Nam” tại Ban Mê Thuột, Đức cha đã viết thư trả lời: “Theo nguyên tắc, việc lập Nhà thờ và mở họ đạo tại Ban Mê Thuột là đúng và hợp lý. Nhưng bổn đạo ở đây phải đồng tâm hiệp ý cố gắng giữ vững đức tin. Vì việc thành lập họ đạo luôn luôn bị cản trở.”

Với “lòng nhiệt thành nhà Chúa”, giáo dân Ban Mê Thuột làm áp lực lên Đức cha để xin một cha sở. Đức cha liên tiếp nhận được thư của bổn đạo nơi đây. Và ngài quyết định sẽ đến Ban Mê Thuột một lần, để xem xét tình hình và để quyết định những công việc phải làm.

Trong nhật ký của Đức cha Janin Phước Giáo phận Kontum có ghi lại chuyến đi kinh lý Ban Mê Thuột. Có thể thấy, sự quan tâm lo lắng của Đức cha đối với Ban Mê Thuột, và vấn đề phát triển họ Đạo Ban Mê Thuột là rất cấp bách và cần thiết.

 

 

Ngày 28 tháng 1 năm1934, Đức cha đánh điện xin Toà Công sứ Ban Mê Thuột giữ trước hai phòng khách sạn cho phái đoàn Đức cha Kontum kinh lý Ban Mê thuột. Phái đoàn bắt đầu rời Toà Giám mục Kontum do cha Crétin Xuân lái xe, đi Pleiku đón cha Corompt Hiển và đến giáo xứ Plei Pơo đón cha Ban, chuẩn bị hôm sau đi Ban Mê Thuột.

Ngày 29 tháng 1 năm 1934, sau khi dâng lễ, Đức Cha Jannin Phước, Giám mục Kontum dẫn một phái đoàn đến Ban Mê Thuột để nghiên cứu tình hình và chọn địa điểm cho một cơ sở Công giáo tương lai. Khởi hành từ 6h30 sáng, đến 3h chiều thì phái đoàn đến trung tâm Ban Mê Thuột. Phái đoàn đến Toà Công sứ và được các ông trong Toà Công sứ đón tiếp nồng hậu.

5h chiều, phái đoàn đến thăm ông Destenay, Công sứ Daklak tại nhà riêng, và thăm ông Quản đạo vì ông này là người Công giáo, và là người tổ chức cuộc đón tiếp lúc 6h chiều. Cuộc đón tiếp quá long trọng tại Văn phòng ông Quản đạo với cờ quạt và pháo nổ râm ran. Trong buổi đón tiếp, chỉ khoảng 10 người Công giáo hiện diện, vì nếu mời đầy đủ thì bổn đạo ở các đồn điền xa sẽ gặp nhiều khó khăn.

Thứ ba ngày 30 tháng 1 năm 1934, tại khách sạn Maury (nay là khu Thăng Long, đường Lê Duẩn, BMT), có một phòng lớn còn trống, cha Crétin Xuân đã dọn dẹp sạch sẽ và dọn bàn chuẩn bị dâng thánh lễ chính thức đầu tiên trên mảnh đất Ban Mê Thuột. Cha Ban giảng lễ. Có khoảng 12 người Công giáo bản xứ đến xưng tội, dự lễ và rước lễ. Sự kiện này đánh dấu sự có mặt chính thức của Giáo hội Công giáo trên vùng đất mới này.

Sau thánh lễ, phái đoàn đi thăm xã giao các cơ quan chính quyền và tham quan Ban Mê Thuột. Buổi chiều, phái đoàn Tòa Giám mục Kontum đi thăm đồn điền CADA, nơi có đông đảo công nhân là người Công giáo.

Ngày 31 tháng 1 năm 1934, thánh lễ thứ hai được cử hành tại khách sạn. Hôm nay, đích thân ông Công sứ Destenay hướng dẫn phái đoàn đi thăm các nơi có tiếng tăm, các cơ sở nòng cốt của Ban Mê Thuột, như: Nhà đèn (Nhà máy điện ngã tư Nguyễn Công Trứ - Lê Duẩn, BMT), Thác Nhà đèn (Buôn Kơsir) nơi sản xuất và cung cấp điện cho Ban Mê thuột của ông Bourgery, Hồ chứa nước uống cho cư dân Ban Mê Thuột (nay là nhà máy nước). Ông cũng đưa phái đoàn đi tham quan Trường học Pháp – Rhadé. Đây là nơi phái đoàn dừng chân lâu nhất, và thăm Lao xá Ban Mê Thuột (nay là sân tennis Sở Công An Daklak), đi tham quan các buôn làng Alê của người sắc tộc bản xứ.

Buổi chiều, phái đoàn đi dạo với mục đích tìm một khu đất để thành lập họ đạo. Sau khi xem nhiều nơi, phái đoàn chọn khu đất nằm ngay tam giác trên đường đi Kontum và đường Méwal (đường Phan Chu Trinh ngày nay) trước khi vào thị xã Ban Mê Thuột. Khu đất giáp làng dân bản xứ và gần nhà ở của người Pháp.
Trong cuộc tiếp chuyện, ông Công sứ thông báo cho phái đoàn biết có ba Mục sư Tin Lành ở Mỹ vừa đến, và một người tới trước đang đi sâu vào các vùng lân cận, các mục sư này đã bước nhanh chân hơn. Vậy phải lập cơ sở tại đây gấp rút.

Ngày 1 tháng 2 năm 1934 phái đoàn rời Ban Mê Thuột về Kontum mà lòng se sắt khi nghĩ đến đông anh em dân tộc nghèo khổ, đang sinh sống tại các buôn làng nằm rải rác trong những cánh rừng mênh mông heo hút của Ban Mê Thuột.

Ông Desteney, Công sứ Pháp nhường cho Địa phận Kontum. Nhưng giấy tờ chưa được ký thì viên Công sứ Pháp này phải chuyển đi làm Công sứ tỉnh Thừa Thiên...

 

 

Sau đó, Đức Cha Jannin nhờ Thầy Hiền, một cựu Thầy giảng có gia đình thuộc Giáo phận Qui Nhơn, Thầy Hiền trước đây thuộc Hội Thầy giảng (Catéchiste) do Cha Đắc Lộ lập ra, nguyên quán ở Họ đạo Mang Yang (theo tiếng dân tộc địa phương gọi là Cửa Trời) đi giúp lập Họ đạo Ban Mê Thuột. Thầy đến nhiệm sở ngày 15 tháng 5 năm 1934. Thầy và bổn đạo Ban Mê Thuột cùng đồng tâm nhất trí cất Nhà nguyện Giáo họ. Nhưng công trình không thể bắt đầu vì đất đai chưa có giấy phép, do thông cáo số 187-CA ngày 15.3.1934 của Tòa Khâm sứ Trung kỳ (Pháp) tại Huế, đình chỉ tất cả việc cấp đất thành phố cho bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào, và phải đợi chỉ thị mới của Phủ Toàn quyền Đông Dương.

Đức Cha Jannin lại đưa Thầy Hiền qua Ban Mê Thuột lần nữa để tiếp xúc với đồng bào Êđê, học tiếng và dạy đạo cho họ. Nhưng công việc lại bị cản trở vì thông cáo số 3614 ngày 15 tháng 11 năm 1930 của Tòa Khâm sứ Trung kỳ cấm truyền đạo cho người Thượng trong tỉnh Đăklăk cho đến khi có chỉ thị mới.

Tuy có lệnh cấm cấp đất thành phố, nhưng bổn đạo Ban Mê Thuột cứ nôn nóng làm Nhà nguyện trên khu đất đã nhường cho Giáo phận Kontum, dù chưa có giấy tờ chính thức. Và ngày 15 tháng 8 năm 1934, một Nhà nguyện mái tranh vách đất đã được dựng lên. Năm 1959, Thầy Hiền thay mặt Giáo phận Kontum hướng dẫn Bổn đạo dựng lại nhà thờ bằng gỗ sao. Đến năm 1965, các Nữ tử Bác Ái Vinh Sơn đã xây một Nhà nguyện mới trên nền Nhà nguyện tiên khởi này. Hiện nay nó thuộc phạm vi của Trường Trung học cơ sở Phan Chu Trinh.

Nhà nguyện Họ đạo Ban Mê Thuột tuy được xây cất bất hợp pháp, nhưng Công sứ tỉnh Đăklăk là ông Henri Gerbinis và ông Trương Kỳ, quan người bản địa đầu tỉnh đã nhắm mắt làm ngơ, vì cả hai ông đều là người Công giáo. Trong khi đó Đức Cha Jannin vẫn tất bật ngược xuôi để lo liệu giấy tờ hợp pháp cho thửa đất đó. Sau hơn bốn năm trời đơn từ đi lên đi xuống, cuối cùng Tòa Khâm sứ Trung kỳ mới chấp thuận giải quyết cho Đức Cha được mua khu đất trên với giá 2 xu (0.02 đồng) một mét vuông. Quyết định cấp đất này do ông Graffeuil, Khâm sứ Trung kỳ ký, số 195/942, ngày 29 tháng 11 năm 1938. Và ngày 16 tháng 12 năm 1938, Tòa Giám mục Kontum đã trả 201 đồng để mua 10.050 m2 đất. Như vậy không phải là “Đối với Chánh phủ bảo hộ do các quan Tây cầm đầu, mấy ông cố Tây xin gì mà không được”! như một số đồng bào khác đạo thời ấy suy nghĩ.

 

 

Trong thời gian Ngôi nhà nguyện cất lên bất hợp pháp trên khu đất chưa có giấy phép, tình cảnh rất bấp bênh, vì có thể bị triệt hạ bất cứ lúc nào. Dù vậy, Đức Cha Jannin, Giám mục Giáo phận Kontum lúc ấy vẫn tin tưởng, Ngài viết thư cho Công sứ Đăklăk biết quyết định của Tòa Giám mục Kontum về việc nâng Giáo họ Ban Mê Thuột lên hàng Giáo xứ, và việc bổ nhiệm một linh mục “An Nam”: Cha Phêrô Nguyễn Đức Cẩn làm Cha sở. Ngài còn viết thư cho ông Lê Đức Cầu, Câu họ Ban Mê Thuột, chuẩn bị đón tiếp Cha sở mới.

Ngày 30 tháng 3 năm 1937, Đức Cha Jannin Phước, Giám mục Địa phận Kontum, tuyên bố nâng Giáo họ Ban Mê Thuột lên hàng Giáo xứ, và chủ tọa lễ tựu chức của Cha sở tiên khởi Phêrô Nguyễn Đắc Cẩn.

Nhà xứ được Đức Cha chỉ dẫn làm theo kiểu nhà sàn dân tộc, nhà này đã tồn tại suốt từ năm 1937 đến tháng 8 năm 1994 thì được tháo dỡ để xây cất trường học mới. Về phần Cha Cẩn, sau vài tháng phục vụ, do không hợp thủy thổ, ngài bị bệnh sốt rét và thương hàn. Ngày 12 tháng 1 năm 1938, Cha trở về Tòa Giám mục để chữa bệnh. (Ngài mất năm 1982 sau 60 năm làm linh mục). Trong thời gian này, Giáo xứ Ban Mê Thuột không có linh mục suốt 4 năm rưỡi vì thời cuộc lúc ấy và cũng vì Đức Cha Jannin Phước qua đời (ngày 14 tháng 7 năm 1940 tại Kontum, hưởng thọ 73 tuổi với 42 năm linh mục và bảy năm Giám mục).

 


Ngày 22 tháng 4 năm 1942, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức cha Sion Khâm làm Giám mục Kontum. Ngài nhậm chức tháng 5 năm 1942. Hai tháng sau Giáo xứ Ban Mê Thuột có Cha sở mới: Đó là Cha Romeuf Phương. Ngài được bổ nhiệm ngày 26 tháng 7 năm 1942.

Việc trước tiên của cha Romeuf là xin phép mở trường tiểu học dạy các em trong Xóm Đạo và thị xã. Đơn xin được ty Học chánh Pháp thuộc chấp thuận và Tòa Công sứ chuẩn y cấp giấy phép. Cha Romeuf là hiệu trưởng đầu tiên (nay là Trường THCS Phan Chu Trinh). Trường mở vào niên khóa 1947-1948. Học sinh thị xã cả lương lẫn giáo độ 30 em. Học phí mỗi tháng một đồng. Miễn phí cho các em quá nghèo.

Đây là ngôi trường đầu tiên sau tháng 3 năm 1945 của thị xã Ban Mê Thuột cho học sinh Việt Nam. Trước khi Nhật cướp chính quyền năm 1945, Ban Mê Thuột cũng có trường tiểu học. Trường này biến thành rạp chiếu bóng cho đến 1955 mới mở lại, với tên là Trường Nguyễn Công Trứ.

Trường Công giáo Ban Mê Thuột vẫn tiếp tục mở các lớp cho đến ngày trao cho các Sư huynh Lasan điều khiển.

Đến nhận xứ Ban Mê Thuột, Cha Quản xứ Romeuf hết mình chăm lo cho đời sống đức tin giáo dân Ban Mê Thuột. Ngài còn xây trường học, mở mang đường xá, thiết lập làng ấp như: làng Phương Danh dành cho người Công giáo, làng Kim Sa của người Phật giáo.

Hành trình của giáo phận Ban Mê Thuột với sự dẫn dắt kỳ diệu của Thiên Chúa cứ thế gieo xuống và đơm hạt.

Ngôi Nhà Nguyện ban đầu vẫn vững vàng giữa đại ngàn nhưng được cơi nới và lợp lại tôn vào năm 1954 khi có thêm các bổn mạng từ KonTum lên lập cư tại Ban Mê Thuột.

Tháng 9 năm 1956, Đức Cha Seitz Kim mời cha GB. Trần Thanh Ngoạn, gốc Giáo phận Vinh lên làm chánh xứ Ban Mê Thuột, kiêm Hạt trưởng Hạt Ban Mê Thuột. Cha Ngoạn đã xây dựng Nhà thờ lớn thị xã (nay là Nhà Thờ Chính tòa Ban Mê Thuột), có chiều dài 45m, rộng 12m, mỗi cánh Thánh Giá 12m x 12m. Tổng diện tích 828m2; trừ cung thánh, còn được 1200 chỗ ngồi. Nhà thờ xây đúng một năm và được khánh thành vào ngày Chúa Nhật II sau Lễ Phục Sinh năm 1959.

Cơ sở Nhà thờ cũ, Đức Cha Kim tạm giao cho các Sư Huynh La San mở Trường Trung Tiểu học, niên khóa đầu tiên là 1959-1960. Sau khi các Sư Huynh xây cất xong Trung học La San đồi (nay là Trường Cao đẳng Sư Phạm Đăklăk), Đức Cha giao quyền sở hữu cơ sở cũ cho các Nữ Tử Bác ái Vinh Sơn sử dụng.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập