Nhà thờ Giáo xứ Nam Hưng
Số lượng xem: 517
Xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

Nam Hưng cùng dải đất với Bách Tính. Cuối thế kỷ XVI, dân từ các xã lân cận tới Nam Hưng khai khẩn lập ấp, trong đó có nhiều người Công giáo.
Khoảng năm 1780, khi giáo hữu ngày một thêm đông, được sự giúp đỡ của các nhà thừa sai, giáo hữu cùng nhau đóng góp công của làm Nhà thờ và giáo họ Nam Hưng được thành lập, thuộc giáo xứ Bách Tính.

 


Năm 1935, Giáo phận gộp ba họ: Nam Hưng, Duyên Hưng (1892)và Thượng Trang (1897) để thành lập lên Giáo xứ Nam Hưng.

Giáo xứ đã nhận Thánh Giuse Công Nhân làm quan thầy và sau đó đã sát nhập thêm giáo họ Phục Nông (1887).

 


Năm 1780, các giáo hữu đã cùng nhau góp công của dựng nên ngôi nhà nguyện nhỏ để có chỗ sinh hoạt và phụng tự.
Năm 1901, Giáo xứ xây dựng ngôi Thánh đường rộng lớn với diện tích: chiều dài 42m, chiều rộng 16m, chiều cao 18m. Năm 2008, Thánh đường được tu sửa đẹp đẽ như ngày nay.

 


Ngoài Thánh đường còn có: Đài Đức Mẹ Mân Côi giữa hồ, Nhà giáo lý, Tượng đài các thánh tử đạo, Nhà trung tâm mục vụ.

Nam Hưng cũng là nguyên quán của 10 vị tôi tớ Chúa, hồ sơ án tích đang được giáo phận và Bộ Phong Thánh của Tòa Thánh Vatican lưu giữ

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Nam Hưng
Xã Nam Lợi, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định

Nam Hưng cùng dải đất với Bách Tính. Cuối thế kỷ XVI, dân từ các xã lân cận tới Nam Hưng khai khẩn lập ấp, trong đó có nhiều người Công giáo.
Khoảng năm 1780, khi giáo hữu ngày một thêm đông, được sự giúp đỡ của các nhà thừa sai, giáo hữu cùng nhau đóng góp công của làm Nhà thờ và giáo họ Nam Hưng được thành lập, thuộc giáo xứ Bách Tính.

 


Năm 1935, Giáo phận gộp ba họ: Nam Hưng, Duyên Hưng (1892)và Thượng Trang (1897) để thành lập lên Giáo xứ Nam Hưng.

Giáo xứ đã nhận Thánh Giuse Công Nhân làm quan thầy và sau đó đã sát nhập thêm giáo họ Phục Nông (1887).

 


Năm 1780, các giáo hữu đã cùng nhau góp công của dựng nên ngôi nhà nguyện nhỏ để có chỗ sinh hoạt và phụng tự.
Năm 1901, Giáo xứ xây dựng ngôi Thánh đường rộng lớn với diện tích: chiều dài 42m, chiều rộng 16m, chiều cao 18m. Năm 2008, Thánh đường được tu sửa đẹp đẽ như ngày nay.

 


Ngoài Thánh đường còn có: Đài Đức Mẹ Mân Côi giữa hồ, Nhà giáo lý, Tượng đài các thánh tử đạo, Nhà trung tâm mục vụ.

Nam Hưng cũng là nguyên quán của 10 vị tôi tớ Chúa, hồ sơ án tích đang được giáo phận và Bộ Phong Thánh của Tòa Thánh Vatican lưu giữ

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập