Nhà thờ Chính tòa Vĩnh Long
Số lượng xem: 1718
Số 141 Lê Thái Tổ, P.2, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Công giáo có mặt tại Vĩnh Long vào khoảng năm 1862, năm đó chưa có Nhà thờ và cũng chưa có Họ đạo. Cha Cordier từ Nam Vang sang coi sóc, kế đến là Cha Guillon. Năm 1866 Cha Gernot đảm trách Vĩnh Long.

Năm 1867, Cha Bernard chính thức là Cha sở xứ Vĩnh Long. Việc đầu tiên là Cha cất một Nhà thờ cột cây lợp lá, gần vị trí Nhà thờ cũ ở cập bờ sông Cổ Chiên.

 

 

Năm 1868 Cha Le Mec được gửi từ Sài Gòn xuống nhậm sở Vĩnh Long. Trong 10 năm Cha đã đặt nề nếp hẳn hoi cho họ đạo. Năm 1869 Cha cũng cho mở một nhà thương giao cho các Bà Dòng thánh Phaolô. Cha nhường Nhà thờ cũ cho các Bà và cất một Nhà thờ mới cột cây nhưng lợp ngói. Từ năm 1877 đến 1886 có các Cha phụ trách Họ đạo Vĩnh Long: Cha Faron, Cha Lizé và cha Hamon. Cha Hamon là người đưa giáo dân từ Bình Định đến tá túc tại Vĩnh Long. Trong 2 năm cư ngụ tại Vĩnh Long, Cha Hamon giúp Cha Lizé thật đắc lực. Khi Cha Lizé lâm bệnh và chết tại Hongkong 1887, Cha Hamon còn ở lại coi họ đạo Vĩnh Long ít lâu rồi đưa giáo dân trở về Bình Định.

 

 

Cha Lalement về thay thế coi sóc họ đạo Vĩnh Long từ 1887 đến 1908. Địa sở Vĩnh Long rộng lớn nên hằng năm có các thầy Đại chủng viện đến giúp. Tổng cộng số giáo dân khi đó chừng 2.500 nhân danh. Mỗi năm Cha sở phải đi kinh lý các họ để sắp xếp công việc. Mặc dù, công việc các họ rất nhiều và không có tiền, Cha vẫn cất được nhà Cha sở và Cha cũng lo cất Nhà thờ. Nhà thờ khởi công năm 1889 và hoàn tất năm 1894 với số tiền là 12.000 đồng. Nhà thờ được xây theo kiểu Roman dài 38m, rộng 19m, cao 16,7m có 2 tháp chuông (Nhà thờ Chính toà cũ). Vào thời đó là cả một công trình. Cha Lalement làm việc tông đồ 33 năm, Cha đã hy sinh cho Vĩnh Long 20 năm. Cha Arkerman chính thức nhậm sở 1908 và ở đến năm 1915. Sau Cha, đến Cha Bellemin coi Vĩnh Long từ 1915 đến 1938.

 

 

Giáo phận Vĩnh Long được thành lập năm 1938. Đức Cha Phêrô Ngô Đình Thục về Vĩnh Long không có chỗ ở nên tạm thời tá túc tại nhà xứ Vĩnh Long và kiêm chánh sở Vĩnh Long.

Thời gian từ 1938 đến 1948 kể như thời gian chuyển tiếp vì không có Cha nào thực sự là cha sở. Tháng 8/1948 Cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang đang làm Giám đốc Tiểu Chủng viện được bổ nhiệm làm Chánh sở Chính tòa. Năm 1965 Cha được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám mục Cần Thơ.

Năm 1960 Đức cha Ngô về Huế. Tòa thánh bổ nhiệm Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện về Vĩnh Long. Từ 1964 đã khởi công xây cất Nhà thờ Chính tòa mới (Nhà thở cũ ở bờ sông Cổ Chiên) do cha Raphae Minh quản lý. Năm 1964, phát hiện bờ sông sạt lở, có dòng nước ngầm từ ngoài xoáy vào lòng đất dưới khu vực Nhà thờ nên Đức Cha Antôn ra lệnh di dời về khu vực hiện nay. Từ cuối năm 1964 Nhà thờ Chính tòa được xây dựng với một phần vật liệu Đức Cha Ngô để lại, ở Ngã Ba Cần Thơ, theo mô hình của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ phỏng theo mẫu con tàu to lớn của ông Noe.

Năm 1964 khởi công nhưng mãi đến năm 1967 mới hoàn thành. Nhà thờ được trùng tu nhiều lần, lần nặng nhất là sau biến cố Tết Mậu Thân 1968. Và mới đây, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo phận (1938-1998), Nhà thờ Chính toà được trùng tu, công trình nầy kéo dài một năm đến giữa năm 1999 mới xong.

 

 

Giáo phận Vĩnh Long có Nhà thờ Chính toà cao lớn rộng rãi, có tầng hầm, hình con tàu. Nhà thờ có kích thước: 75m chiều dài trong lòng Nhà thờ, nếu cộng với tiền đường Nhà thờ sẽ có chiều dài 100m, 26m chiều rộng, chỗ rộng nhất là 36m và 27m chiều cao (dự trù xây một tháp chuông 45m cao hơn Nhà thờ, nhưng chưa thực hiện).

Nhà thờ chọn Bà Thánh Anna Thân Mẫu Đức Bà Maria làm bổn mạng cho mình. Thánh Anna thân mẫu Đức Mẹ, một biểu tượng đầy ý nghĩa giáo dục, bởi vì nó ám chỉ việc Thánh Anna là người đã sinh ra Mẹ Maria và đã hướng dẫn, dạy dỗ Mẹ Maria nên người công chính và nhờ đó được chọn làm Mẹ Chúa Cứu thế, làm Mẹ Hội Thánh. Về điểm nầy, chúng ta mượn lại lời của Thánh Đamascênô để ca tụng hai vị Thánh tổ: "Lạy thánh Gioakim và Anna, đôi bạn hạnh phúc, tất cả mọi tạo vật đều mang ơn các ngài, vì nhờ các ngài mà tạo vật đã dâng lên cho Đấng Hoá Công một lễ vật cao trọng, đó chính là Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa". Cho nên, dưới mái Nhà thờ Chính toà Thánh hiệu Anna, chúng ta được hướng dẫn sống cuộc sống của người công chính trước mặt Chúa, dĩ nhiên, trước hết nhờ ơn Chúa và sống Lời Chúa, nhưng qua Thánh Anna để chúng ta có được Chúa Giêsu và phúc âm của Người.

 

 

Trước tiền đường, phần giữa sân, ngay cuối con đường dẫn vào Nhà thờ, Cha sở Chính toà cho dựng tượng Chúa Giêsu là Vua cao hơn 4m, oai nghiêm đứng sừng sững giữa trời như là Vua vũ trụ, dang tay đón nhận mọi thành phần dân Chúa và tất cả mọi người bằng tất cả con tim của mình.

Bước lên 20 nấc thang chúng ta sẽ đến tiền đường Nhà thờ, một khoảng sân rộng có thể dùng làm lễ đài. Kế đến là mặt tiền Nhà thờ xem như đầu con tàu cao vời vợi: 27m cao, 30m rộng, hình ngũ giác, là điểm dựa cho một cây Thánh Giá bằng xi măng to lớn: 17m chiều cao và 6m chiều ngang, thu hút mọi người nhìn lên và nhận ra dấu chỉ để phân biệt con tàu. Con tàu nầy không phải là một con tàu như bao nhiêu con tàu khác, nhưng là con tàu Kitô giáo, ai ở trong tàu thì sẽ được cứu thoát. Các tín hữu Giáo phận Vĩnh Long vào trong con tàu đó để tuyên xưng niềm tin và thờ phượng Thiên Chúa không biết bao nhiêu lần trong đời với niềm ước mong duy nhất là được phần rỗi linh hồn.

 

 

Lòng con tàu đủ chỗ cho khoảng từ 2.000 đến 3.000 giáo dân đến tham dự các nghi thức phụng vụ (tuỳ theo sự sắp xếp). Một Cung thánh rộng rãi có thể chứa khoảng 120 đến 150 Linh mục cùng làm lễ đồng tế. Khu vực Bàn thờ chính và phía sau Bàn thờ được xem như phòng điều khiển con tàu có những trang trí phụng vụ trình bày "Mầu nhiệm Cứu chuộc". Nghệ nhân cho dựng một cây Thánh giá gỗ cao mang thân thể Chúa Giêsu bằng thạch cao phía sau Bàn thờ và sau cây Thánh giá đó là một màn phông rộng có màu thay đổi theo mùa phụng vụ, đường viền trên, cao khỏi cây Thánh giá, đường viền dưới rủ xuống tận chân nền Nhà thờ. Cây Thánh giá ở vị trí này gợi lên những ý nghĩa phụng vụ chủ yếu thuộc Bí Tích Thánh Thể: Chúa Giêsu trở thành hy lễ dâng lên Chúa Cha một lần cho tất cả. Và mỗi khi cử hành Bí Tích Thánh Thể, linh mục và mọi người tham dự kết hợp lễ hy sinh của mình với hy lễ của Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha để chúc tụng tạ ơn Ngài. Cây Thánh giá cũng làm cho người tín hữu nhớ đến lời nói đầy hứa hẹn của Chúa Giêsu: "Phần Tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi" (Jn 12, 32) "Như ông Môisen đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời" (Jn 3, 14-15). Màn phông phía sau có màu thay đổi theo mùa phụng vụ kia làm cho người tín hữu liên tưởng đến tình trạng tấm màn trong Đền Thờ lúc Chúa Giêsu chết, ở đây, màn phông này rủ xuống cũng biểu lộ những ý nghĩa tương tự.

Tiếp đến, cũng phía sau Bàn thờ, trước mắt chúng ta là một tấm màn vải trắng rộng lớn trải dài từ phía cánh phải đến phía cánh trái khu vực Bàn thờ và mỗi bên màn được nối vào sáu trụ lớn màu đỏ. Thấp hơn màn phông sau Thánh giá, tấm màn nầy có đường viền trên được móc vào những trụ đứng bằng gỗ, còn đường viền dưới được thả lỏng xuống đất. Màn vải trắng đó tượng trưng cho chiếc lưới đánh cá và sáu trụ đứng màu đỏ ở hai bên chính là mười hai Thánh Tông đồ của Chúa kéo lưới đánh bắt cá "người". Cạnh mỗi sáu trụ lớn màu đỏ kia, nghệ nhân dựng lên bảy trụ. Nếu đứng phần dưới giáo dân nhìn lên, chúng ta sẽ thấy bảy trụ phía trái và bảy trụ phía phải.

Bảy trụ phía trái, với phù điêu, tượng trưng cho bảy ơn Chúa Thánh Thần. Phần dưới của bảy trụ nầy còn có một giá lớn đỡ quyển Kinh Thánh. Hai vật thể nầy muốn nhắn nhủ các tín hữu hãy tâm niệm: Đời sống tinh thần của người tín hữu được nuôi dưỡng bằng ơn Chúa và Lời Chúa. Cạnh đó còn thấy có một ngai toà mà mỗi khi có nghi lễ quan trọng vị Giám mục Chính toà sẽ ngồi trên đó.

Bảy trụ phía phải, với phù điêu, tượng trưng cho bảy Bí Tích. Phần dưới của bảy trụ nầy còn thấy một Nhà Tạm sơn son thiếp vàng xứng đáng nơi Chúa ngự, và trên Nhà Tạm một thang đi lên có 9 bậc. Hình ảnh này, nghệ nhân muốn cho chúng ta thấy một ý nghĩa phụng vụ quan trọng nữa: Đời sống tinh thần của người tín hữu được nuôi dưỡng bằng các Bí Tích và Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Không phải vô ý mà nghệ nhân bày thêm chín nấc thang phía trên nhà tạm. Chín nấc thang kia là con đường dẫn về núi Thiên Chúa (núi Horeb) mà tiên tri Elia phải đi qua, muốn đến đó tiên Êlia được thiên thần Chúa đánh thức hai lần để ăn bánh và uống nước cho có sức (1V. 19, 1-8), điều đó muốn nói gì nếu không phải là muốn về nhà Chúa thì của ăn thiêng liêng là điều cần thiết hay sao?

 

 

Nhìn ở góc xa, chúng ta có thể nhận ra nơi hai lần bảy thành mười bốn này một điều gì đó liên quan đến luân lý Kitô giáo: Thương người có mười bốn mối: thương xác bảy mối và thương linh hồn bảy mối.

Vào trong thân tàu để được cứu thoát là chân lý. Cứu thoát bằng việc đọc kinh cầu nguyện, cứu thoát bằng việc tham dự bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh thể để từ đó có sức chịu đựng những cơn phong ba bảo tố của cuộc đời, cứu thoát bằng việc thực hành phúc âm Chúa: Thương người có mười bốn mối.

Kể từ năm 1975 đến nay, tại Nhà thờ Chính toà đã tổ chức rất nhiều lễ hội cho giáo dân toàn thể Giáo phận. Với khoảng không gian trong lòng Nhà thờ rộng rãi như thế, mọi nghi lễ Tôn giáo đều diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm thánh thiện không sợ phải trời mưa hay nắng, rộng và hẹp.

Nhà thờ chính tòa Vĩnh Long với tước hiệu Nhà thờ Thánh Anna là một công trình kiến trúc đậm nét Nhà thờ phương Tây, nhưng cũng phảng phất vẻ cổ kính mang dấu ấn của địa phương, từ một công trình đã có mặt cách đây gần 150 năm nên đây không chỉ là điểm đến của Đức tin mà còn là điểm dừng chân rất an bình của mọi du khách đến với Vĩnh Long.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Chính tòa Vĩnh Long
Số 141 Lê Thái Tổ, P.2, TP. Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long

Công giáo có mặt tại Vĩnh Long vào khoảng năm 1862, năm đó chưa có Nhà thờ và cũng chưa có Họ đạo. Cha Cordier từ Nam Vang sang coi sóc, kế đến là Cha Guillon. Năm 1866 Cha Gernot đảm trách Vĩnh Long.

Năm 1867, Cha Bernard chính thức là Cha sở xứ Vĩnh Long. Việc đầu tiên là Cha cất một Nhà thờ cột cây lợp lá, gần vị trí Nhà thờ cũ ở cập bờ sông Cổ Chiên.

 

 

Năm 1868 Cha Le Mec được gửi từ Sài Gòn xuống nhậm sở Vĩnh Long. Trong 10 năm Cha đã đặt nề nếp hẳn hoi cho họ đạo. Năm 1869 Cha cũng cho mở một nhà thương giao cho các Bà Dòng thánh Phaolô. Cha nhường Nhà thờ cũ cho các Bà và cất một Nhà thờ mới cột cây nhưng lợp ngói. Từ năm 1877 đến 1886 có các Cha phụ trách Họ đạo Vĩnh Long: Cha Faron, Cha Lizé và cha Hamon. Cha Hamon là người đưa giáo dân từ Bình Định đến tá túc tại Vĩnh Long. Trong 2 năm cư ngụ tại Vĩnh Long, Cha Hamon giúp Cha Lizé thật đắc lực. Khi Cha Lizé lâm bệnh và chết tại Hongkong 1887, Cha Hamon còn ở lại coi họ đạo Vĩnh Long ít lâu rồi đưa giáo dân trở về Bình Định.

 

 

Cha Lalement về thay thế coi sóc họ đạo Vĩnh Long từ 1887 đến 1908. Địa sở Vĩnh Long rộng lớn nên hằng năm có các thầy Đại chủng viện đến giúp. Tổng cộng số giáo dân khi đó chừng 2.500 nhân danh. Mỗi năm Cha sở phải đi kinh lý các họ để sắp xếp công việc. Mặc dù, công việc các họ rất nhiều và không có tiền, Cha vẫn cất được nhà Cha sở và Cha cũng lo cất Nhà thờ. Nhà thờ khởi công năm 1889 và hoàn tất năm 1894 với số tiền là 12.000 đồng. Nhà thờ được xây theo kiểu Roman dài 38m, rộng 19m, cao 16,7m có 2 tháp chuông (Nhà thờ Chính toà cũ). Vào thời đó là cả một công trình. Cha Lalement làm việc tông đồ 33 năm, Cha đã hy sinh cho Vĩnh Long 20 năm. Cha Arkerman chính thức nhậm sở 1908 và ở đến năm 1915. Sau Cha, đến Cha Bellemin coi Vĩnh Long từ 1915 đến 1938.

 

 

Giáo phận Vĩnh Long được thành lập năm 1938. Đức Cha Phêrô Ngô Đình Thục về Vĩnh Long không có chỗ ở nên tạm thời tá túc tại nhà xứ Vĩnh Long và kiêm chánh sở Vĩnh Long.

Thời gian từ 1938 đến 1948 kể như thời gian chuyển tiếp vì không có Cha nào thực sự là cha sở. Tháng 8/1948 Cha Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang đang làm Giám đốc Tiểu Chủng viện được bổ nhiệm làm Chánh sở Chính tòa. Năm 1965 Cha được Tòa thánh bổ nhiệm làm Giám mục Cần Thơ.

Năm 1960 Đức cha Ngô về Huế. Tòa thánh bổ nhiệm Đức Cha Antôn Nguyễn Văn Thiện về Vĩnh Long. Từ 1964 đã khởi công xây cất Nhà thờ Chính tòa mới (Nhà thở cũ ở bờ sông Cổ Chiên) do cha Raphae Minh quản lý. Năm 1964, phát hiện bờ sông sạt lở, có dòng nước ngầm từ ngoài xoáy vào lòng đất dưới khu vực Nhà thờ nên Đức Cha Antôn ra lệnh di dời về khu vực hiện nay. Từ cuối năm 1964 Nhà thờ Chính tòa được xây dựng với một phần vật liệu Đức Cha Ngô để lại, ở Ngã Ba Cần Thơ, theo mô hình của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ phỏng theo mẫu con tàu to lớn của ông Noe.

Năm 1964 khởi công nhưng mãi đến năm 1967 mới hoàn thành. Nhà thờ được trùng tu nhiều lần, lần nặng nhất là sau biến cố Tết Mậu Thân 1968. Và mới đây, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo phận (1938-1998), Nhà thờ Chính toà được trùng tu, công trình nầy kéo dài một năm đến giữa năm 1999 mới xong.

 

 

Giáo phận Vĩnh Long có Nhà thờ Chính toà cao lớn rộng rãi, có tầng hầm, hình con tàu. Nhà thờ có kích thước: 75m chiều dài trong lòng Nhà thờ, nếu cộng với tiền đường Nhà thờ sẽ có chiều dài 100m, 26m chiều rộng, chỗ rộng nhất là 36m và 27m chiều cao (dự trù xây một tháp chuông 45m cao hơn Nhà thờ, nhưng chưa thực hiện).

Nhà thờ chọn Bà Thánh Anna Thân Mẫu Đức Bà Maria làm bổn mạng cho mình. Thánh Anna thân mẫu Đức Mẹ, một biểu tượng đầy ý nghĩa giáo dục, bởi vì nó ám chỉ việc Thánh Anna là người đã sinh ra Mẹ Maria và đã hướng dẫn, dạy dỗ Mẹ Maria nên người công chính và nhờ đó được chọn làm Mẹ Chúa Cứu thế, làm Mẹ Hội Thánh. Về điểm nầy, chúng ta mượn lại lời của Thánh Đamascênô để ca tụng hai vị Thánh tổ: "Lạy thánh Gioakim và Anna, đôi bạn hạnh phúc, tất cả mọi tạo vật đều mang ơn các ngài, vì nhờ các ngài mà tạo vật đã dâng lên cho Đấng Hoá Công một lễ vật cao trọng, đó chính là Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa". Cho nên, dưới mái Nhà thờ Chính toà Thánh hiệu Anna, chúng ta được hướng dẫn sống cuộc sống của người công chính trước mặt Chúa, dĩ nhiên, trước hết nhờ ơn Chúa và sống Lời Chúa, nhưng qua Thánh Anna để chúng ta có được Chúa Giêsu và phúc âm của Người.

 

 

Trước tiền đường, phần giữa sân, ngay cuối con đường dẫn vào Nhà thờ, Cha sở Chính toà cho dựng tượng Chúa Giêsu là Vua cao hơn 4m, oai nghiêm đứng sừng sững giữa trời như là Vua vũ trụ, dang tay đón nhận mọi thành phần dân Chúa và tất cả mọi người bằng tất cả con tim của mình.

Bước lên 20 nấc thang chúng ta sẽ đến tiền đường Nhà thờ, một khoảng sân rộng có thể dùng làm lễ đài. Kế đến là mặt tiền Nhà thờ xem như đầu con tàu cao vời vợi: 27m cao, 30m rộng, hình ngũ giác, là điểm dựa cho một cây Thánh Giá bằng xi măng to lớn: 17m chiều cao và 6m chiều ngang, thu hút mọi người nhìn lên và nhận ra dấu chỉ để phân biệt con tàu. Con tàu nầy không phải là một con tàu như bao nhiêu con tàu khác, nhưng là con tàu Kitô giáo, ai ở trong tàu thì sẽ được cứu thoát. Các tín hữu Giáo phận Vĩnh Long vào trong con tàu đó để tuyên xưng niềm tin và thờ phượng Thiên Chúa không biết bao nhiêu lần trong đời với niềm ước mong duy nhất là được phần rỗi linh hồn.

 

 

Lòng con tàu đủ chỗ cho khoảng từ 2.000 đến 3.000 giáo dân đến tham dự các nghi thức phụng vụ (tuỳ theo sự sắp xếp). Một Cung thánh rộng rãi có thể chứa khoảng 120 đến 150 Linh mục cùng làm lễ đồng tế. Khu vực Bàn thờ chính và phía sau Bàn thờ được xem như phòng điều khiển con tàu có những trang trí phụng vụ trình bày "Mầu nhiệm Cứu chuộc". Nghệ nhân cho dựng một cây Thánh giá gỗ cao mang thân thể Chúa Giêsu bằng thạch cao phía sau Bàn thờ và sau cây Thánh giá đó là một màn phông rộng có màu thay đổi theo mùa phụng vụ, đường viền trên, cao khỏi cây Thánh giá, đường viền dưới rủ xuống tận chân nền Nhà thờ. Cây Thánh giá ở vị trí này gợi lên những ý nghĩa phụng vụ chủ yếu thuộc Bí Tích Thánh Thể: Chúa Giêsu trở thành hy lễ dâng lên Chúa Cha một lần cho tất cả. Và mỗi khi cử hành Bí Tích Thánh Thể, linh mục và mọi người tham dự kết hợp lễ hy sinh của mình với hy lễ của Chúa Giêsu dâng lên Thiên Chúa Cha để chúc tụng tạ ơn Ngài. Cây Thánh giá cũng làm cho người tín hữu nhớ đến lời nói đầy hứa hẹn của Chúa Giêsu: "Phần Tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, Tôi sẽ kéo mọi người lên với Tôi" (Jn 12, 32) "Như ông Môisen đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời" (Jn 3, 14-15). Màn phông phía sau có màu thay đổi theo mùa phụng vụ kia làm cho người tín hữu liên tưởng đến tình trạng tấm màn trong Đền Thờ lúc Chúa Giêsu chết, ở đây, màn phông này rủ xuống cũng biểu lộ những ý nghĩa tương tự.

Tiếp đến, cũng phía sau Bàn thờ, trước mắt chúng ta là một tấm màn vải trắng rộng lớn trải dài từ phía cánh phải đến phía cánh trái khu vực Bàn thờ và mỗi bên màn được nối vào sáu trụ lớn màu đỏ. Thấp hơn màn phông sau Thánh giá, tấm màn nầy có đường viền trên được móc vào những trụ đứng bằng gỗ, còn đường viền dưới được thả lỏng xuống đất. Màn vải trắng đó tượng trưng cho chiếc lưới đánh cá và sáu trụ đứng màu đỏ ở hai bên chính là mười hai Thánh Tông đồ của Chúa kéo lưới đánh bắt cá "người". Cạnh mỗi sáu trụ lớn màu đỏ kia, nghệ nhân dựng lên bảy trụ. Nếu đứng phần dưới giáo dân nhìn lên, chúng ta sẽ thấy bảy trụ phía trái và bảy trụ phía phải.

Bảy trụ phía trái, với phù điêu, tượng trưng cho bảy ơn Chúa Thánh Thần. Phần dưới của bảy trụ nầy còn có một giá lớn đỡ quyển Kinh Thánh. Hai vật thể nầy muốn nhắn nhủ các tín hữu hãy tâm niệm: Đời sống tinh thần của người tín hữu được nuôi dưỡng bằng ơn Chúa và Lời Chúa. Cạnh đó còn thấy có một ngai toà mà mỗi khi có nghi lễ quan trọng vị Giám mục Chính toà sẽ ngồi trên đó.

Bảy trụ phía phải, với phù điêu, tượng trưng cho bảy Bí Tích. Phần dưới của bảy trụ nầy còn thấy một Nhà Tạm sơn son thiếp vàng xứng đáng nơi Chúa ngự, và trên Nhà Tạm một thang đi lên có 9 bậc. Hình ảnh này, nghệ nhân muốn cho chúng ta thấy một ý nghĩa phụng vụ quan trọng nữa: Đời sống tinh thần của người tín hữu được nuôi dưỡng bằng các Bí Tích và Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Không phải vô ý mà nghệ nhân bày thêm chín nấc thang phía trên nhà tạm. Chín nấc thang kia là con đường dẫn về núi Thiên Chúa (núi Horeb) mà tiên tri Elia phải đi qua, muốn đến đó tiên Êlia được thiên thần Chúa đánh thức hai lần để ăn bánh và uống nước cho có sức (1V. 19, 1-8), điều đó muốn nói gì nếu không phải là muốn về nhà Chúa thì của ăn thiêng liêng là điều cần thiết hay sao?

 

 

Nhìn ở góc xa, chúng ta có thể nhận ra nơi hai lần bảy thành mười bốn này một điều gì đó liên quan đến luân lý Kitô giáo: Thương người có mười bốn mối: thương xác bảy mối và thương linh hồn bảy mối.

Vào trong thân tàu để được cứu thoát là chân lý. Cứu thoát bằng việc đọc kinh cầu nguyện, cứu thoát bằng việc tham dự bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh thể để từ đó có sức chịu đựng những cơn phong ba bảo tố của cuộc đời, cứu thoát bằng việc thực hành phúc âm Chúa: Thương người có mười bốn mối.

Kể từ năm 1975 đến nay, tại Nhà thờ Chính toà đã tổ chức rất nhiều lễ hội cho giáo dân toàn thể Giáo phận. Với khoảng không gian trong lòng Nhà thờ rộng rãi như thế, mọi nghi lễ Tôn giáo đều diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm thánh thiện không sợ phải trời mưa hay nắng, rộng và hẹp.

Nhà thờ chính tòa Vĩnh Long với tước hiệu Nhà thờ Thánh Anna là một công trình kiến trúc đậm nét Nhà thờ phương Tây, nhưng cũng phảng phất vẻ cổ kính mang dấu ấn của địa phương, từ một công trình đã có mặt cách đây gần 150 năm nên đây không chỉ là điểm đến của Đức tin mà còn là điểm dừng chân rất an bình của mọi du khách đến với Vĩnh Long.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập