Nhà thờ Gia Cốc – Hải Dương
Số lượng xem: 319
Xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Vào tiền bán Thế kỷ 19, đời Văn Thân, Giáo xứ Gia Cốc được hình thành do một số giáo dân gốc tích từ nhiều nơi khác, trốn chạy cuộc bách hại đến nương náu tại làng Gia Cốc, thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải dương. Làng Gia Cốc mẹ lúc đó gồm 5 thôn, trong đó 11 gia đình Công giáo tiên khởi tụ tập sống bên nhau, đã làm thành một trong số năm thôn đó.

 


Thời gian lặng lẽ trôi qua. Ðức tin của các bậc tổ tiên ấy cứ mỗi ngày một phát triển, nhờ những lời kinh sáng tối, kinh Ngày Chúa nhật, kinh Bản hỏi, họ cứ dò dẫm trong đêm đen để tìm đến ánh sáng của Chân lý, thêm vào đó, đôi khi còn được sự quan tâm dìu dắt của Cha già Cố Ðộ xứ Quỳnh Côi. Hằng ngày, những người nông dân chân lấm tay bùn ấy quây quần bên nhau tại Nhà Nguyện, dâng lễ cầu kinh một cách đơn sơ chân thành. Nhưng cũng chính lòng tin đơn thành đó cứ mỗi ngày một tăng triển cả về mặt Lượng cũng như về mặt Phẩm, cùng với đà phát triển nhân số, họ đã kiên trì phấn đấu, dần dần đi tới chỗ mua đuợc hầu hết các thửa ruộng Tiếp cận quanh đó.
Ðến năm 1920, Giáo họ Gia Cốc thuộc về Giáo xứ Từ Xá do Cha già cố Thanh đảm nhiệm. Lúc này nhu cầu có một nơi thờ phượng cho cả cộng đoàn trở nên bức thiết. Dưới đời cha già Cố Nhất về quản nhiệm giáo xứ Từ Xá thay Cha già Cố Thanh, ngài đã cùng với các vị Trùm trưởng và toàn dân quyết định xây nên một ngôi Thánh đuờng như ta thấy hiện nay.
Mọi người đồng tâm nhất trí và bằng sức lao động của mình vận chuyển gỗ đá, vật tư thiết bị từ các nơi kiếm được đưa về. Những phiến lim nặng nề được đóng bè thả trôi trên sông Luộc từ Thanh Hoá vận chuyển về.Công việc chuẩn bị tuần tự như vậy, tiến hành kéo dài suốt 3 năm trường, đoàn người cặm cụi ngày đêm không khác bầy kiến tha mồi.
Thế rồi, ngày 04.12.1936 ngôi Thánh Ðường Uy nghiêm tráng lệ đã được hình thành, vươn mình lên cao, sừng sững giữa trời, bao quát đồi cây, gò đất và mọi mái nhà giáo dân như đặt dưới chân mình, ngôi nhà Chúa trông đường bệ, với chiều dài 25 mét, rộng 12 mét và cao 8 mét, mái ngói, tường gạch, nền nhà lát gạch bát tràng, không một ngôi nhà nào trong khắp miền đó sánh kịp. Cuối Thánh đường là một ngọn Tháp chuông cao hằng chục mét, ngạo nghễ như một pháo đài, ngày đêm vươn lên những hồi chuông, như tiếng Chúa mời gọi đoàn tín hữu đến dâng lễ cầu kinh.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Gia Cốc – Hải Dương
Xã Tứ Cường, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương

Vào tiền bán Thế kỷ 19, đời Văn Thân, Giáo xứ Gia Cốc được hình thành do một số giáo dân gốc tích từ nhiều nơi khác, trốn chạy cuộc bách hại đến nương náu tại làng Gia Cốc, thuộc huyện Thanh Miện, tỉnh Hải dương. Làng Gia Cốc mẹ lúc đó gồm 5 thôn, trong đó 11 gia đình Công giáo tiên khởi tụ tập sống bên nhau, đã làm thành một trong số năm thôn đó.

 


Thời gian lặng lẽ trôi qua. Ðức tin của các bậc tổ tiên ấy cứ mỗi ngày một phát triển, nhờ những lời kinh sáng tối, kinh Ngày Chúa nhật, kinh Bản hỏi, họ cứ dò dẫm trong đêm đen để tìm đến ánh sáng của Chân lý, thêm vào đó, đôi khi còn được sự quan tâm dìu dắt của Cha già Cố Ðộ xứ Quỳnh Côi. Hằng ngày, những người nông dân chân lấm tay bùn ấy quây quần bên nhau tại Nhà Nguyện, dâng lễ cầu kinh một cách đơn sơ chân thành. Nhưng cũng chính lòng tin đơn thành đó cứ mỗi ngày một tăng triển cả về mặt Lượng cũng như về mặt Phẩm, cùng với đà phát triển nhân số, họ đã kiên trì phấn đấu, dần dần đi tới chỗ mua đuợc hầu hết các thửa ruộng Tiếp cận quanh đó.
Ðến năm 1920, Giáo họ Gia Cốc thuộc về Giáo xứ Từ Xá do Cha già cố Thanh đảm nhiệm. Lúc này nhu cầu có một nơi thờ phượng cho cả cộng đoàn trở nên bức thiết. Dưới đời cha già Cố Nhất về quản nhiệm giáo xứ Từ Xá thay Cha già Cố Thanh, ngài đã cùng với các vị Trùm trưởng và toàn dân quyết định xây nên một ngôi Thánh đuờng như ta thấy hiện nay.
Mọi người đồng tâm nhất trí và bằng sức lao động của mình vận chuyển gỗ đá, vật tư thiết bị từ các nơi kiếm được đưa về. Những phiến lim nặng nề được đóng bè thả trôi trên sông Luộc từ Thanh Hoá vận chuyển về.Công việc chuẩn bị tuần tự như vậy, tiến hành kéo dài suốt 3 năm trường, đoàn người cặm cụi ngày đêm không khác bầy kiến tha mồi.
Thế rồi, ngày 04.12.1936 ngôi Thánh Ðường Uy nghiêm tráng lệ đã được hình thành, vươn mình lên cao, sừng sững giữa trời, bao quát đồi cây, gò đất và mọi mái nhà giáo dân như đặt dưới chân mình, ngôi nhà Chúa trông đường bệ, với chiều dài 25 mét, rộng 12 mét và cao 8 mét, mái ngói, tường gạch, nền nhà lát gạch bát tràng, không một ngôi nhà nào trong khắp miền đó sánh kịp. Cuối Thánh đường là một ngọn Tháp chuông cao hằng chục mét, ngạo nghễ như một pháo đài, ngày đêm vươn lên những hồi chuông, như tiếng Chúa mời gọi đoàn tín hữu đến dâng lễ cầu kinh.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập