Nhà thờ Giáo xứ Ghềnh Ráng
Số lượng xem: 169
Đường Tây Sơn, Phường Ghềnh Ráng, TP Qui Nhơn, tỉnh Bình Định

Ghềnh Ráng được khởi sự trong một cuộc rước Đức Mẹ hôm mùng 2 Tết năm 1958.

 

 

Theo hồi ký của cha Giuse Phạm Châu Diên, người gốc Bùi Chu, giáo sư dạy lớp tu muộn do Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Giám mục Qui Nhơn, qui tụ tại Đại Chủng viện Qui Nhơn, nay là cơ sở thư viện của Đại học Qui Nhơn, cách Ghềnh Ráng hơn 1 cây số, thường xuyên đến đây thăm viếng dân làng và truyền giáo. Thôn Xuân Vân ngày đó, lèo tèo ba bốn chục nóc nhà tranh rải rác dưới chân núi, ăn ra tới lợi biển. Cả thôn khi đó chỉ có một gia đình Công giáo một mẹ một con. Trước Tết năm 1958, có ba người đàn ông đứng tuổi đến thăm tôi và xin theo đạo, cùng với cả gia đình.

 

 

Sáng Chúa nhật, mồng hai Tết 1958, có cuộc rước tượng Đức Mẹ từ đầu thôn về nhà anh Long một giáo dân, được dùng làm nhà nguyện lâm thời và cử hành thánh lễ. Từ đó cha Giuse Phạm Châu Diên thường ra làm lễ các ngày Chúa nhật.

Thấy nhà nguyện lâm thời chật chội, các giáo dân họp nhau đến xin cha cất nhà thờ. Lên rừng Vân Canh, cách Qui Nhơn chừng 30 km, họ chặt cây, cắt tranh chở về một đống. Trên một khu đất cao ráo đẹp đẽ, quay ra biển, họ hí hoáy cất một ngôi nhà 4m x 10m. Ai xem thấy cũng phải thương hại. Cột cù quăm, kèo cù quắp, mái tranh lòng thòng. Đã tưởng sẽ làm tường nhà thờ bằng vách đất, thì có mấy nhà hảo tâm Qui Nhơn giúp phương tiện xây tường gạch, đặt cửa sổ, vào áo đường hoàng. Tiền đường theo kiểu Đông Phương, mái cong cân đối. Bàn thờ hình thức Tam sơn, nét giữa là nhà chầu, hai nét cạnh vẽ hai con cá, biểu tượng Chúa Kitô và cũng là biểu tượng nghề chài của dân Chúa.

 

 

Ngày 11 tháng 02 năm 1963, cha Diên đã khởi công xây dựng hang đá Đức Mẹ ở sườn núi Xuân Vân, đối diện với nhà thờ vừa mới thành lập. Sau đó, cha tiếp tục xây một ngôi nhà thờ nhỏ bên cạnh hang đá, bằng bê tông cốt thép, lợp ngói, diện tích 70m2, thường gọi là nhà thờ Núi, nay là Trung Tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu của Giáo phận. Công trình được khánh thành ngày 15 tháng 08 năm 1964.

Năm 1965, cha Giuse Nguyễn Sồ về thay cho cha Diên đã cùng giáo họ dựng một nhà tiền chế khá rộng (8m x 41m), vách xây táp lô, mái lợp tôn, vừa làm nhà thờ (264m2), vừa làm phòng cha ở (64m2).

Đến năm 1997, cha Gioakim Đoàn Kim Hiền và bà con Giáo xứ đã xây dựng nhà thờ mới có bề dài 25m và bề rộng 16m như ngày nay.

 

 

Riêng Hang đá Đức Mẹ còn giữ nguyên trạng như thuở ban đầu như tâm nguyện của Giuse Phạm Châu Diên, người khởi công xây dựng hang đá Đức Mẹ vào ngày kính Đức Mẹ Lộ Đức. Ngài ghi trong nhật ký ngay 11 tháng 2 năm 1963: “Khi còn ngồi trên ghế Chủng viện, đọc truyện thánh Grignion de Montfort, thấy ngài thiết lập trung tâm kính Đức Mẹ trên một trái đồi, xung quanh trồng 150 cây thông làm chuỗi Môi Khôi sống, giáo hữu tham gia hăng hái, mỗi lát cuốc là một kinh Kính Mừng, tôi liền ước ao có điều kiện làm cho Đức Mẹ một cái gì giống như vậy. Ngặt một nỗi, khu vực Bùi Chu quá bằng phẳng, không có lấy một mô đất cao. Cái tư tưởng quá khả năng ấy cứ theo đuổi tôi mãi. Năm 1952, đi nghỉ mát tại Hạ Long, tôi lại ước gì có một hòn đảo về Bùi Chu làm núi Đức Mẹ. Ai dè Chúa quan phòng lại đưa tôi đến hoạt động ở miền Trung đầy sơn thanh thủy tú (1957-1964). Năm 1958 là năm Thánh Mẫu thế giới, kỷ niệm bách chu niên Đức Mẹ hiển hiện nơi Lộ Đức. Lúc đó tôi đang ở Qui Nhơn, ước vọng năm xưa sôi sục và đòi được thực hành. Tôi lưu ý tới núi Xuân Vân, gọi là Ghềnh Ráng...”.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Ghềnh Ráng
Đường Tây Sơn, Phường Ghềnh Ráng, TP Qui Nhơn, tỉnh Bình Định

Ghềnh Ráng được khởi sự trong một cuộc rước Đức Mẹ hôm mùng 2 Tết năm 1958.

 

 

Theo hồi ký của cha Giuse Phạm Châu Diên, người gốc Bùi Chu, giáo sư dạy lớp tu muộn do Đức cha Phêrô Maria Phạm Ngọc Chi, Giám mục Qui Nhơn, qui tụ tại Đại Chủng viện Qui Nhơn, nay là cơ sở thư viện của Đại học Qui Nhơn, cách Ghềnh Ráng hơn 1 cây số, thường xuyên đến đây thăm viếng dân làng và truyền giáo. Thôn Xuân Vân ngày đó, lèo tèo ba bốn chục nóc nhà tranh rải rác dưới chân núi, ăn ra tới lợi biển. Cả thôn khi đó chỉ có một gia đình Công giáo một mẹ một con. Trước Tết năm 1958, có ba người đàn ông đứng tuổi đến thăm tôi và xin theo đạo, cùng với cả gia đình.

 

 

Sáng Chúa nhật, mồng hai Tết 1958, có cuộc rước tượng Đức Mẹ từ đầu thôn về nhà anh Long một giáo dân, được dùng làm nhà nguyện lâm thời và cử hành thánh lễ. Từ đó cha Giuse Phạm Châu Diên thường ra làm lễ các ngày Chúa nhật.

Thấy nhà nguyện lâm thời chật chội, các giáo dân họp nhau đến xin cha cất nhà thờ. Lên rừng Vân Canh, cách Qui Nhơn chừng 30 km, họ chặt cây, cắt tranh chở về một đống. Trên một khu đất cao ráo đẹp đẽ, quay ra biển, họ hí hoáy cất một ngôi nhà 4m x 10m. Ai xem thấy cũng phải thương hại. Cột cù quăm, kèo cù quắp, mái tranh lòng thòng. Đã tưởng sẽ làm tường nhà thờ bằng vách đất, thì có mấy nhà hảo tâm Qui Nhơn giúp phương tiện xây tường gạch, đặt cửa sổ, vào áo đường hoàng. Tiền đường theo kiểu Đông Phương, mái cong cân đối. Bàn thờ hình thức Tam sơn, nét giữa là nhà chầu, hai nét cạnh vẽ hai con cá, biểu tượng Chúa Kitô và cũng là biểu tượng nghề chài của dân Chúa.

 

 

Ngày 11 tháng 02 năm 1963, cha Diên đã khởi công xây dựng hang đá Đức Mẹ ở sườn núi Xuân Vân, đối diện với nhà thờ vừa mới thành lập. Sau đó, cha tiếp tục xây một ngôi nhà thờ nhỏ bên cạnh hang đá, bằng bê tông cốt thép, lợp ngói, diện tích 70m2, thường gọi là nhà thờ Núi, nay là Trung Tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu của Giáo phận. Công trình được khánh thành ngày 15 tháng 08 năm 1964.

Năm 1965, cha Giuse Nguyễn Sồ về thay cho cha Diên đã cùng giáo họ dựng một nhà tiền chế khá rộng (8m x 41m), vách xây táp lô, mái lợp tôn, vừa làm nhà thờ (264m2), vừa làm phòng cha ở (64m2).

Đến năm 1997, cha Gioakim Đoàn Kim Hiền và bà con Giáo xứ đã xây dựng nhà thờ mới có bề dài 25m và bề rộng 16m như ngày nay.

 

 

Riêng Hang đá Đức Mẹ còn giữ nguyên trạng như thuở ban đầu như tâm nguyện của Giuse Phạm Châu Diên, người khởi công xây dựng hang đá Đức Mẹ vào ngày kính Đức Mẹ Lộ Đức. Ngài ghi trong nhật ký ngay 11 tháng 2 năm 1963: “Khi còn ngồi trên ghế Chủng viện, đọc truyện thánh Grignion de Montfort, thấy ngài thiết lập trung tâm kính Đức Mẹ trên một trái đồi, xung quanh trồng 150 cây thông làm chuỗi Môi Khôi sống, giáo hữu tham gia hăng hái, mỗi lát cuốc là một kinh Kính Mừng, tôi liền ước ao có điều kiện làm cho Đức Mẹ một cái gì giống như vậy. Ngặt một nỗi, khu vực Bùi Chu quá bằng phẳng, không có lấy một mô đất cao. Cái tư tưởng quá khả năng ấy cứ theo đuổi tôi mãi. Năm 1952, đi nghỉ mát tại Hạ Long, tôi lại ước gì có một hòn đảo về Bùi Chu làm núi Đức Mẹ. Ai dè Chúa quan phòng lại đưa tôi đến hoạt động ở miền Trung đầy sơn thanh thủy tú (1957-1964). Năm 1958 là năm Thánh Mẫu thế giới, kỷ niệm bách chu niên Đức Mẹ hiển hiện nơi Lộ Đức. Lúc đó tôi đang ở Qui Nhơn, ước vọng năm xưa sôi sục và đòi được thực hành. Tôi lưu ý tới núi Xuân Vân, gọi là Ghềnh Ráng...”.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập