Nhà thờ Trà Cổ
Số lượng xem: 1664
Phường Trà Cổ, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Nhà thờ Trà Cổ bắt đầu được xây dựng vào khoảng năm 1857, ban đầu Nhà thờ làm bằng gỗ gồm 7 gian.
Lịch sử ngôi Nhà thờ ở nơi địa đầu của Tổ quốc là một hành trình rất dài, gian nan nhưng hào hùng và đầy ơn ích của Chúa.

 

 

Khi giáo xứ mới được thành lập, Cha già Cấp đã vận động các tín hữu cùng nhau hợp tác xây dựng Nhà thờ để phụng sự Chúa. Ngài đã dựng một Nhà thờ bằng gỗ tại khu đồng nhãn (Đông Thịnh) nhưng sau đó vua Tự Đức lại ban chiếu chỉ cấm đạo ngặt hơn khiến các giáo hữu phải tháo dỡ Nhà thờ xuống đem chôn giấu dưới nước. Khi tình hình tạm yên ổn, Cha mới cho di chuyển lên xóm Tràng Lộ (còn gọi là Gót) và cho dựng ở đó một Nhà thờ bằng gỗ bảy gian. Đến năm 1880, Nhà thờ đã bị hư hại dột nát nhiều. Mặt khác, số giáo dân lại không ngừng tăng lên việc mở mang đạo Chúa, xây dựng Nhà thờ lớn hơn là một nhu cầu cấp thiết đới với giáo xứ. Chính vì vậy, Cha già lại tổ chức kêu gọi con dân đóng góp công góp của để xây cất một Nhà thờ mới. Nguyên vật liệu được mua ở La Phù về, bên ngoài xây bằng gạch đất, cột Nhà thờ bằng gỗ rừng làng, có chạm trổ hoa lá ở bên trong tạo cho nơi thờ phượng thêm phần trang nghiêm tôn kính. Sau khi xây dựng xong ngôi Nhà thờ chính, Nhà thờ này được giao cho họ đạo Xuân Ninh coi giữ cho đến năm di cư (1954).

 

 

Cha Tràng Nghiêm (Tên tây là Paro CP) thuộc dòng Đa Minh đến coi xứ, lúc đến nơi, Ngài đã có ý định sẽ xây cất một Nhà thờ mới khang trang theo lối kiến trúc của Tây phương. Để thực hiện ý định đó, Ngài phải chuẩn bị sửa soạn mọi thứ trong ba năm trời. Một mặt, Ngài lo liệu ngoại giao với chính quyền sở tại để mua gỗ lim trên rừng Miếu (núi Cuống Tiên Yên) và cho đóng bè đưa về. Công việc này không đơn giản nhưng nhờ quyết tâm của con dân tín hữu nên việc di chuyển đạt kết qủa tốt đẹp. Mặt khác, Cha kêu gọi con dân toàn xứ đóng góp sức người, sức của để chuẩn bị cho một công trình to lớn quan trọng này. Công việc chuẩn bị tạm hoàn tất.

 

 

Năm 1913, Cha Baro Tràng Nghiêm CP. Cho khởi công xây cất Nhà thờ gỗ lim (gọi là Nhà thờ chính). Tháng tám năm đó, Nhà thờ mới được dựng lên trước sự chứng kiến và reo mừng của toàn con dân Trà Cổ.

 

 

Đến năm 1914, Nhà thờ mới với chín gian mới tạm hoàn thành. Sau đó Ngài lại cho xây thêm một gian nữa tổng cộng là mười gian, chiều dài Nhà thờ 130 mét,  chiều rộng 30 mét, từ mặt nền lên tới xà nóc cao 30 mét, mái che được lợp bằng ngói Tầu, tường được xây bằng đá vôi. Theo như lời kểlại của các vị cao niên, con dân Trà Cổ phải đi nhặt vỏ sò vỏ hến mang về đập nhuyễn ra trộn với đá vôi để xây đắp tường Nhà thờ. Sau đó Cha Tràng Ngiêm cho làm một tòa chầu có bốn cột sơn son thiếp vàng do cụ trùm Bá Sinh (Nguyễn Khắc Kiêu) công đức cho nhà Chúa.

 

 

Việc xây dựng Nhà thờ coi như đã hoàn chỉnh. Đến năm 1916 Cha Tràng Nghiêm đổi xứ ra đi. Trong sáu năm trời coi xứ, Ngài đã bỏ ra rất nhiều công sức để hoàn thành sứ mạng của một chủ chiên được Chúa giao phó. Cũng năm đó, Cha Gracia Tràng Thiện được điều đến coi xứ Trà Cổ, tiếp tục xây cất và chăn dắt con dân giáo hữu.

Năm 1918 Ngài khởi công xây cất tháp chuông theo kiến trúc Gothic phương Tây, tháp cao 90 mét tính từ nền móng cho đến đỉnh đầu Thánh Giá, công việc trọng đại này phải mất hai năm mới hoàn thành.

Năm 1926, tòa bàn thờ chính sơn son thiếp vàng được chạm trỗ điêu khắc tráng lệ được kiến tạo và lập nên. Công trình này là do ba cha: Gracia Thiện CP. Fernandez Xuyên và Đaminh. Lê Đình Kiểm đứng ra khởi xướng và đi mua từ xứ Kim Bích (Hải Dương) mang về. Đến năm sau (1927) cha già Đạt về nhận xứ và Ngài đã vận động mua cho xứ một quả chuông (Ngày làm phép chuông có quan ba phó xứ và ông Đặng bá Kỳ ở Móng Cái ra tham dự). Coi xứ được hai năm cha Đạt đổi đi xứ khác.

 

 

Năm 1928 cha Gioan Tuyển về nhận xứ Trà Cổ, Ngài cho lập nhiều hội đoàn: Hội kèn, hội khấn dòng; sau đó Ngài cho tu sủa lại Nhà thờ ở khu thượng, mướn người lấy gạch từ bên núi tổ chim về để xây cất.

Đến năm 1930, cha Franco Du OP. Đến nhận xứ. Lúc này Nhà thờ đã bắt đầu xuống cấp. Ngài quyết định trùng tu lại ngôi Thánh đường chính. Trước hết, Ngài cho tô lại vôi áo hai bên hiên Nhà thờ, cho lát lại gạch bông toàn bộ lòng nền Nhà thờ. Trên cung Thánh, Ngài cho thay đổi kính gương ngũ sắc ở các cửa sổ, mở rộng thêm gian cung Thánh. Sau đó, Ngài cho sửa lại bàn thờ, lát đá đường kiệu quanh Nhà thờ và rải sỏi trắng lên sân cát.

 

 

Từ năm 1931 trở đi, các cha xứ sau này về nhận xứ, tuy không thực hiện được những công việc xây cất lớn nhưng các Ngài cũng bỏ công sức và lòng nhiệt thành để cho ngôi Thánh đường chính thêm phần khang trang, mỹ lệ hơn.

Năm 1933, ở khu thượng lại chia thêm một họ đạo mới đó là họ đạo thánh Antôn. Vào năm 1946 cha Hoàng Phúc Thiện về coi xứ Trà Cổ. Trước đó Ngài coi phó xứ tại khu thượng, trong thời gian này Ngài lo tu sửa lại Nhà thờ thánh Antôn, vận động giáo dân toàn giáo họ sửa lại tường vách, lo thay mái. Sau khi đã tu sửa Nhà thờ xong, cha được đởi lên xứ họ Hà Lai.

 

 

Cho đến năm 1950, cha Cafigal Vũ Đình Tế O.P được điều về nhận xứ Trà Cổ. Ngài lo sắm sửa các đồ lễ phục vụ cho việc thờ phụng. Sau đó, Ngài tập trung vào việc xây dựng lại Nhà thờ thánh Antôn tại khu thượng. Khoảng năm 1953 Ngài cho khởi công xây Nhà thờ ở khu thượng (Thánh Antôn) công việc tiến hành trôi chảy, thuận lợi.

Khi tường nhà thờ đã xong phần nóc, các cột kèo sắt đã được kéo lên, chuẩn bị cho việc lợp mái ngói.. Thì một biến cố lịch sử lớn xảy ra. Ngày 20 tháng bảy năm1954 hiệp định Geneve chia đôi đất nước Việt Nam, mọi công việc tạm thời gác bỏ, một số gia đình lên đường di cư vào nam bàn giao công việc xây cất lại cho những người ở lại.

 

 

Năm 1979, trong chiến tranh biên giới phía Bắc, Nhà thờ Trà Cổ bị tàn phá nặng nề.

Đến năm 1995, công trình được trùng tu, khôi phục lại như thời điểm trước chiến tranh.

Trước khi hạ giải năm 2017, Nhà thờ Trà Cổ là điểm tham quan nổi tiếng của vùng đất Móng Cái, một dấu tịch lịch sử ở nơi địa đầu Tổ quốc.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Trà Cổ
Phường Trà Cổ, Thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh

Nhà thờ Trà Cổ bắt đầu được xây dựng vào khoảng năm 1857, ban đầu Nhà thờ làm bằng gỗ gồm 7 gian.
Lịch sử ngôi Nhà thờ ở nơi địa đầu của Tổ quốc là một hành trình rất dài, gian nan nhưng hào hùng và đầy ơn ích của Chúa.

 

 

Khi giáo xứ mới được thành lập, Cha già Cấp đã vận động các tín hữu cùng nhau hợp tác xây dựng Nhà thờ để phụng sự Chúa. Ngài đã dựng một Nhà thờ bằng gỗ tại khu đồng nhãn (Đông Thịnh) nhưng sau đó vua Tự Đức lại ban chiếu chỉ cấm đạo ngặt hơn khiến các giáo hữu phải tháo dỡ Nhà thờ xuống đem chôn giấu dưới nước. Khi tình hình tạm yên ổn, Cha mới cho di chuyển lên xóm Tràng Lộ (còn gọi là Gót) và cho dựng ở đó một Nhà thờ bằng gỗ bảy gian. Đến năm 1880, Nhà thờ đã bị hư hại dột nát nhiều. Mặt khác, số giáo dân lại không ngừng tăng lên việc mở mang đạo Chúa, xây dựng Nhà thờ lớn hơn là một nhu cầu cấp thiết đới với giáo xứ. Chính vì vậy, Cha già lại tổ chức kêu gọi con dân đóng góp công góp của để xây cất một Nhà thờ mới. Nguyên vật liệu được mua ở La Phù về, bên ngoài xây bằng gạch đất, cột Nhà thờ bằng gỗ rừng làng, có chạm trổ hoa lá ở bên trong tạo cho nơi thờ phượng thêm phần trang nghiêm tôn kính. Sau khi xây dựng xong ngôi Nhà thờ chính, Nhà thờ này được giao cho họ đạo Xuân Ninh coi giữ cho đến năm di cư (1954).

 

 

Cha Tràng Nghiêm (Tên tây là Paro CP) thuộc dòng Đa Minh đến coi xứ, lúc đến nơi, Ngài đã có ý định sẽ xây cất một Nhà thờ mới khang trang theo lối kiến trúc của Tây phương. Để thực hiện ý định đó, Ngài phải chuẩn bị sửa soạn mọi thứ trong ba năm trời. Một mặt, Ngài lo liệu ngoại giao với chính quyền sở tại để mua gỗ lim trên rừng Miếu (núi Cuống Tiên Yên) và cho đóng bè đưa về. Công việc này không đơn giản nhưng nhờ quyết tâm của con dân tín hữu nên việc di chuyển đạt kết qủa tốt đẹp. Mặt khác, Cha kêu gọi con dân toàn xứ đóng góp sức người, sức của để chuẩn bị cho một công trình to lớn quan trọng này. Công việc chuẩn bị tạm hoàn tất.

 

 

Năm 1913, Cha Baro Tràng Nghiêm CP. Cho khởi công xây cất Nhà thờ gỗ lim (gọi là Nhà thờ chính). Tháng tám năm đó, Nhà thờ mới được dựng lên trước sự chứng kiến và reo mừng của toàn con dân Trà Cổ.

 

 

Đến năm 1914, Nhà thờ mới với chín gian mới tạm hoàn thành. Sau đó Ngài lại cho xây thêm một gian nữa tổng cộng là mười gian, chiều dài Nhà thờ 130 mét,  chiều rộng 30 mét, từ mặt nền lên tới xà nóc cao 30 mét, mái che được lợp bằng ngói Tầu, tường được xây bằng đá vôi. Theo như lời kểlại của các vị cao niên, con dân Trà Cổ phải đi nhặt vỏ sò vỏ hến mang về đập nhuyễn ra trộn với đá vôi để xây đắp tường Nhà thờ. Sau đó Cha Tràng Ngiêm cho làm một tòa chầu có bốn cột sơn son thiếp vàng do cụ trùm Bá Sinh (Nguyễn Khắc Kiêu) công đức cho nhà Chúa.

 

 

Việc xây dựng Nhà thờ coi như đã hoàn chỉnh. Đến năm 1916 Cha Tràng Nghiêm đổi xứ ra đi. Trong sáu năm trời coi xứ, Ngài đã bỏ ra rất nhiều công sức để hoàn thành sứ mạng của một chủ chiên được Chúa giao phó. Cũng năm đó, Cha Gracia Tràng Thiện được điều đến coi xứ Trà Cổ, tiếp tục xây cất và chăn dắt con dân giáo hữu.

Năm 1918 Ngài khởi công xây cất tháp chuông theo kiến trúc Gothic phương Tây, tháp cao 90 mét tính từ nền móng cho đến đỉnh đầu Thánh Giá, công việc trọng đại này phải mất hai năm mới hoàn thành.

Năm 1926, tòa bàn thờ chính sơn son thiếp vàng được chạm trỗ điêu khắc tráng lệ được kiến tạo và lập nên. Công trình này là do ba cha: Gracia Thiện CP. Fernandez Xuyên và Đaminh. Lê Đình Kiểm đứng ra khởi xướng và đi mua từ xứ Kim Bích (Hải Dương) mang về. Đến năm sau (1927) cha già Đạt về nhận xứ và Ngài đã vận động mua cho xứ một quả chuông (Ngày làm phép chuông có quan ba phó xứ và ông Đặng bá Kỳ ở Móng Cái ra tham dự). Coi xứ được hai năm cha Đạt đổi đi xứ khác.

 

 

Năm 1928 cha Gioan Tuyển về nhận xứ Trà Cổ, Ngài cho lập nhiều hội đoàn: Hội kèn, hội khấn dòng; sau đó Ngài cho tu sủa lại Nhà thờ ở khu thượng, mướn người lấy gạch từ bên núi tổ chim về để xây cất.

Đến năm 1930, cha Franco Du OP. Đến nhận xứ. Lúc này Nhà thờ đã bắt đầu xuống cấp. Ngài quyết định trùng tu lại ngôi Thánh đường chính. Trước hết, Ngài cho tô lại vôi áo hai bên hiên Nhà thờ, cho lát lại gạch bông toàn bộ lòng nền Nhà thờ. Trên cung Thánh, Ngài cho thay đổi kính gương ngũ sắc ở các cửa sổ, mở rộng thêm gian cung Thánh. Sau đó, Ngài cho sửa lại bàn thờ, lát đá đường kiệu quanh Nhà thờ và rải sỏi trắng lên sân cát.

 

 

Từ năm 1931 trở đi, các cha xứ sau này về nhận xứ, tuy không thực hiện được những công việc xây cất lớn nhưng các Ngài cũng bỏ công sức và lòng nhiệt thành để cho ngôi Thánh đường chính thêm phần khang trang, mỹ lệ hơn.

Năm 1933, ở khu thượng lại chia thêm một họ đạo mới đó là họ đạo thánh Antôn. Vào năm 1946 cha Hoàng Phúc Thiện về coi xứ Trà Cổ. Trước đó Ngài coi phó xứ tại khu thượng, trong thời gian này Ngài lo tu sửa lại Nhà thờ thánh Antôn, vận động giáo dân toàn giáo họ sửa lại tường vách, lo thay mái. Sau khi đã tu sửa Nhà thờ xong, cha được đởi lên xứ họ Hà Lai.

 

 

Cho đến năm 1950, cha Cafigal Vũ Đình Tế O.P được điều về nhận xứ Trà Cổ. Ngài lo sắm sửa các đồ lễ phục vụ cho việc thờ phụng. Sau đó, Ngài tập trung vào việc xây dựng lại Nhà thờ thánh Antôn tại khu thượng. Khoảng năm 1953 Ngài cho khởi công xây Nhà thờ ở khu thượng (Thánh Antôn) công việc tiến hành trôi chảy, thuận lợi.

Khi tường nhà thờ đã xong phần nóc, các cột kèo sắt đã được kéo lên, chuẩn bị cho việc lợp mái ngói.. Thì một biến cố lịch sử lớn xảy ra. Ngày 20 tháng bảy năm1954 hiệp định Geneve chia đôi đất nước Việt Nam, mọi công việc tạm thời gác bỏ, một số gia đình lên đường di cư vào nam bàn giao công việc xây cất lại cho những người ở lại.

 

 

Năm 1979, trong chiến tranh biên giới phía Bắc, Nhà thờ Trà Cổ bị tàn phá nặng nề.

Đến năm 1995, công trình được trùng tu, khôi phục lại như thời điểm trước chiến tranh.

Trước khi hạ giải năm 2017, Nhà thờ Trà Cổ là điểm tham quan nổi tiếng của vùng đất Móng Cái, một dấu tịch lịch sử ở nơi địa đầu Tổ quốc.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập