Nhà thờ Cù Lao Giêng
Số lượng xem: 818
Ấp Tấn Bình, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Nhà thờ Cù Lao Giêng hay còn gọi là Thánh đường họ Đầu Nước, là Nhà thờ thuộc Giáo phận Long Xuyên, tọa lạc tại ấp Tấn Bình, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới mang dáng dấp và phong cách cổ điển của châu Âu. Theo tư liệu, đây là ngôi Thánh đường đầu tiên của xứ Nam kỳ xây dựng trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đến 13 năm.

 

 

Theo sử cũ, đầu thế kỷ 18, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Thoát, do ban nhiều chỉ dụ gắt gao cấm việc truyền đạo Thiên Chúa, nên một số người theo đạo (có cả các Cha cố người Pháp) đã đến Cù Lao Giêng để lánh, rồi lập ra các cơ sở tôn giáo ở đây.

 

 

Năm 1778, một đoàn lưu dân Thiên Chúa kéo đến ngụ ở Cù Lao Giêng, mở đất, lập giáo đường. Nếu tính theo dòng chảy của sông Tiền, thì đây là Nhà thờ đầu tiên và lớn nhất được xây dựng ở Tây Nam bộ tính từ hạ lưu sông Mê Kông. Cho nên, Họ đạo nơi đây có tên là “Họ đạo Đầu Nước”, Cù lao Giêng có thêm tên là “cù lao Đầu Nước”

 

 

Nhà thờ Cù Lao Giêng là công trình kiến trúc cổ được linh mục Gafignol (thường gọi là cha Nho) cho khởi công xây dựng từ năm Ất Hợi 1875, đời Tự Đức. Việc xây dựng Nhà thờ lớn ở một vùng đất cù lao hầu như cách biệt với thế giới bên ngoài lúc bấy giờ vô cùng khó khăn. Phần lớn các nguyên vật liệu phải mang từ bên Pháp qua. Năm Đinh Hợi 1887 đời Đồng Khánh, công trình hoàn thành.

 

 

 Năm 1924, thời cha sở M. Hion, Nhà thờ được xây phía sau thêm một căn làm phòng Thánh. Từ khi xây dựng đến nay, Nhà thờ qua nhiều đợt trùng tu vào các năm: 1924, 1960, 1994, 2003 nên ngày càng khang trang.

 

 

Nhà thờ Cù Lao Giêng được thiết kế theo phong cách kiến trúc Romane, pha trộn nét kiến trúc Gothic được xây dựng trên diện tích 7.367m2. Tòa tháp chuông cao 35m, trên hình bầu tròn, dưới hình vuông với nhiều đường nét hoa văn chạm trổ công phu, tinh xảo. Tường vách của Nhà thờ được xây dựng từ gạch đặc ruột, bản to và chắc chắn cùng với các chất kết dính như hồ ô dướt và phụ liệu. Tường Nhà thờ khá dày nên bên trong Nhà thờ luôn thoáng mát.

 

 

Trần Nhà thờ là mái vòm hình bán nguyệt cao vút với những đường viền hoa văn rất đẹp. Cung Thánh là tượng Đức mẹ Vô nhiễm Nguyên tội cao khoảng 2 mét được mang từ Pháp sang, đến nay vẫn còn nguyên vẹn chất liệu và màu sắc.

 

 

Phía trước mặt Nhà thờ là tháp chuông cao, trong tháp chuông có hai quả chuông đồng đúc tại Pháp do gia đình ông Phaolô Lê Văn Sang kính dâng, đặt ở lầu một và lầu thượng. Lòng Nhà thờ có ba căn, căn chính rộng 8m, hai căn phụ mỗi căn rộng 4m. Hiện nay hầm mộ Cha Augustinus-Baptista Gazignol và hai cha phó vẫn ở giữa phía dưới lối đi bên trong Nhà thờ.

 

 

Những viên gạch lót nền suốt hơn trăm năm qua vẫn còn giữ nguyên màu sắc, hoa văn. Cánh cửa chính làm bằng gỗ, mái vòm ngôi Nhà thờ cao vút tỏa sáng xuống lòng Nhà thờ. Hai bên là những hàng cột uy nghi và sang trọng, tạo cho người ta có cảm giác như đang bước vào không gian cổ xưa của châu Âu.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhà thờ Cù Lao Giêng vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến hôm nay.

 

 

Cách Nhà thờ cù lao Giêng không xa là tu viện Phan-xi-cô và tu viện Chúa Quan Phòng. Những công trình kiến trúc độc đáo gần kề nhau nằm dọc theo bờ cù lao, mặt hướng ra sông Tiền, góp phần tạo cho Cù Lao Giêng thêm hấp dẫn bởi nét cổ kính của miệt vườn sông nước Cửu Long mà ít nơi nào có được.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Cù Lao Giêng
Ấp Tấn Bình, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

Nhà thờ Cù Lao Giêng hay còn gọi là Thánh đường họ Đầu Nước, là Nhà thờ thuộc Giáo phận Long Xuyên, tọa lạc tại ấp Tấn Bình, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới mang dáng dấp và phong cách cổ điển của châu Âu. Theo tư liệu, đây là ngôi Thánh đường đầu tiên của xứ Nam kỳ xây dựng trước Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn đến 13 năm.

 

 

Theo sử cũ, đầu thế kỷ 18, dưới thời chúa Nguyễn Phúc Thoát, do ban nhiều chỉ dụ gắt gao cấm việc truyền đạo Thiên Chúa, nên một số người theo đạo (có cả các Cha cố người Pháp) đã đến Cù Lao Giêng để lánh, rồi lập ra các cơ sở tôn giáo ở đây.

 

 

Năm 1778, một đoàn lưu dân Thiên Chúa kéo đến ngụ ở Cù Lao Giêng, mở đất, lập giáo đường. Nếu tính theo dòng chảy của sông Tiền, thì đây là Nhà thờ đầu tiên và lớn nhất được xây dựng ở Tây Nam bộ tính từ hạ lưu sông Mê Kông. Cho nên, Họ đạo nơi đây có tên là “Họ đạo Đầu Nước”, Cù lao Giêng có thêm tên là “cù lao Đầu Nước”

 

 

Nhà thờ Cù Lao Giêng là công trình kiến trúc cổ được linh mục Gafignol (thường gọi là cha Nho) cho khởi công xây dựng từ năm Ất Hợi 1875, đời Tự Đức. Việc xây dựng Nhà thờ lớn ở một vùng đất cù lao hầu như cách biệt với thế giới bên ngoài lúc bấy giờ vô cùng khó khăn. Phần lớn các nguyên vật liệu phải mang từ bên Pháp qua. Năm Đinh Hợi 1887 đời Đồng Khánh, công trình hoàn thành.

 

 

 Năm 1924, thời cha sở M. Hion, Nhà thờ được xây phía sau thêm một căn làm phòng Thánh. Từ khi xây dựng đến nay, Nhà thờ qua nhiều đợt trùng tu vào các năm: 1924, 1960, 1994, 2003 nên ngày càng khang trang.

 

 

Nhà thờ Cù Lao Giêng được thiết kế theo phong cách kiến trúc Romane, pha trộn nét kiến trúc Gothic được xây dựng trên diện tích 7.367m2. Tòa tháp chuông cao 35m, trên hình bầu tròn, dưới hình vuông với nhiều đường nét hoa văn chạm trổ công phu, tinh xảo. Tường vách của Nhà thờ được xây dựng từ gạch đặc ruột, bản to và chắc chắn cùng với các chất kết dính như hồ ô dướt và phụ liệu. Tường Nhà thờ khá dày nên bên trong Nhà thờ luôn thoáng mát.

 

 

Trần Nhà thờ là mái vòm hình bán nguyệt cao vút với những đường viền hoa văn rất đẹp. Cung Thánh là tượng Đức mẹ Vô nhiễm Nguyên tội cao khoảng 2 mét được mang từ Pháp sang, đến nay vẫn còn nguyên vẹn chất liệu và màu sắc.

 

 

Phía trước mặt Nhà thờ là tháp chuông cao, trong tháp chuông có hai quả chuông đồng đúc tại Pháp do gia đình ông Phaolô Lê Văn Sang kính dâng, đặt ở lầu một và lầu thượng. Lòng Nhà thờ có ba căn, căn chính rộng 8m, hai căn phụ mỗi căn rộng 4m. Hiện nay hầm mộ Cha Augustinus-Baptista Gazignol và hai cha phó vẫn ở giữa phía dưới lối đi bên trong Nhà thờ.

 

 

Những viên gạch lót nền suốt hơn trăm năm qua vẫn còn giữ nguyên màu sắc, hoa văn. Cánh cửa chính làm bằng gỗ, mái vòm ngôi Nhà thờ cao vút tỏa sáng xuống lòng Nhà thờ. Hai bên là những hàng cột uy nghi và sang trọng, tạo cho người ta có cảm giác như đang bước vào không gian cổ xưa của châu Âu.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nhà thờ Cù Lao Giêng vẫn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến hôm nay.

 

 

Cách Nhà thờ cù lao Giêng không xa là tu viện Phan-xi-cô và tu viện Chúa Quan Phòng. Những công trình kiến trúc độc đáo gần kề nhau nằm dọc theo bờ cù lao, mặt hướng ra sông Tiền, góp phần tạo cho Cù Lao Giêng thêm hấp dẫn bởi nét cổ kính của miệt vườn sông nước Cửu Long mà ít nơi nào có được.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập