Nhà thờ Giáo xứ Bình Sơn
Số lượng xem: 822
Đường Cầu Tàu, Bình Nhâm, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, ở Quảng Ngãi có ông Nguyễn Văn Bình, sau khi thi đỗ bản Nhãn, được cử giữ chức Tri Châu, làm quan trong thời loạn lạc, nhiều phe đảng mạnh hiếp yếu, giàu lấn lướt nghèo, số ít người Công giáo, đặc biệt những người Kitô hữu làm quan, sau 12 năm ở quan trường, cáo bệnh từ chức chuyển qua ngành y dược (hiệu Đức Trọng). Mỗi năm, ông thường theo ghe bầu vào Nam trị bệnh, bán thuốc với mộng di cư vào Nam lập nghiệp để dễ bề giữ đạo…

 

 

Sau khi định cư lập nghiệp được ổn định, khoảng năm 1802, Ông trở về quê để kêu gọi bà con thân thuộc cùng vào Nam lập nghiệp, và đã lập lên Xã Hưng Định (tên hai người con của ông Bình: cô hai Hưng và anh ba Định). Họ Búng cũng được thành lập gắn liền với Xã Hưng Định.

Vào cuối đời Gia Long 1802 – 1820 (có thể vì lý do tôn giáo), hai ông bà: Antôn Đoàn Công Miêng và Anê Nguyễn Thị Thường, thuộc dòng quyền quý, nguyên quán Đàng Ngoài, đã từng phò vua giúp nước, cùng với vài người con di cư vào Nam, định cư tại Ấp Hưng Thọ, Xã Hưng Định (cầu ngang giàm Búng, Cầu Tàu) giáp ranh giới ba xã Hưng Định, Bình Nhâm và Bình Sơn (An Sơn).

 

 

Chính tại phần cuối Ấp Hưng Thọ này, cậu bé Phêrô Đoàn Công Quý (sau trở thành Linh mục Phêrô Đoàn Công Quý, tử đạo và được suy tôn chân phước ngày 02/05/1909, được tôn phong hiển Thánh ngày 19/06/1988), con út trong 6 người con của ông Antôn Đoàn Công Miêng, mở mắt chào đời vào năm 1826, dưới triều đình Minh Mạng (lúc đó thuộc họ Búng), Xã Hưng Định (theo truyền khẩu mộ ông bà ngoại của Cha thánh Qui còn nằm tại phần cuối đất Ấp Hưng Thọ, gần cầu Bình Sơn (nay) thuộc Giáo xứ Bình Sơn. (Họ Bình Sơn có lẽ đang được phôi thai vào thời gian)

Quả chuông Tây, đường kính 0,70m hiện nay, do ông bà Michael Trần Văn Toán và Maria Huỳnh Thị Mau, dâng cúng họ Bình Sơn Chretiente De Bình Sơn 1897, EUGENE BAUDOUIN FONDEUR A MARSEILLE.

 

 

Ngôi thánh đường đầu tiên Nhà Thờ Bình Sơn tọa lạc trên diện tích 0,40 ha, ngoài khu cây dầu, cách sông Sài Gòn 100 m, dài chừng 16 m, rộng 10 m, cao 5 m, xung quanh ghép ván cây, cao 2 m. Sau được dời vào khu cầu Võng (Bình Sơn) khoảng từ 1917 – 1920, dài 20 x 10 m.

Nhà thờ này tuy không quá rộng lớn nhưng lại có thiết kế và cách trang trí màu sắc rất lạ mắt. Có lẽ khó tìm được Nhà thờ nào có thiết kế lạ mắt như Nhà thờ Bình Sơn. Mang trong mình một vẻ đẹp không quá hiện đại nhưng lại vẫn có sự truyền thống, Nhà thờ này vẫn đặc biệt theo cách riêng của mình.

Nhìn từ bên ngoài, ngôi Nhà thờ được xây dựng ở ngay giữa bãi đất trống. Trong đó, nổi bật nhất chính là toà tháp chuông cao vút. Đây cũng là niềm tự hào của bất cứ người dân Công giáo nào khi nói về địa điểm này. Bên dưới là toà nhà được sơn màu vàng ấm. Màu sắc này tạo nên nét cổ kính cho ngôi Nhà thờ.

 

 

Bên trong Thánh đường Nhà thờ Bình Sơn lại mang một dáng vẻ khác. Thay vì vẻ trầm mặc, bên trong Thánh đường vừa ấm cúng lại nhẹ nhàng gần gũi và được trang trí bằng nhiều bức tranh và các tượng khác nhau. Vào những ngày lễ trọng, không gian cả Nhà thờ như được bừng sáng. Ánh nến bập bùng, những bông hoa rực rỡ màu sắc tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.

 

 

Nhà thờ Bình Sơn tuy không có vẻ đẹp độc đáo và hiện đại như một số Nhà thờ hiện nay. Mặc dù vậy, đây vẫn là nơi được mọi người ghé thăm khi đến với Bình Dương.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Nhà thờ Giáo xứ Bình Sơn
Đường Cầu Tàu, Bình Nhâm, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

Thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh, ở Quảng Ngãi có ông Nguyễn Văn Bình, sau khi thi đỗ bản Nhãn, được cử giữ chức Tri Châu, làm quan trong thời loạn lạc, nhiều phe đảng mạnh hiếp yếu, giàu lấn lướt nghèo, số ít người Công giáo, đặc biệt những người Kitô hữu làm quan, sau 12 năm ở quan trường, cáo bệnh từ chức chuyển qua ngành y dược (hiệu Đức Trọng). Mỗi năm, ông thường theo ghe bầu vào Nam trị bệnh, bán thuốc với mộng di cư vào Nam lập nghiệp để dễ bề giữ đạo…

 

 

Sau khi định cư lập nghiệp được ổn định, khoảng năm 1802, Ông trở về quê để kêu gọi bà con thân thuộc cùng vào Nam lập nghiệp, và đã lập lên Xã Hưng Định (tên hai người con của ông Bình: cô hai Hưng và anh ba Định). Họ Búng cũng được thành lập gắn liền với Xã Hưng Định.

Vào cuối đời Gia Long 1802 – 1820 (có thể vì lý do tôn giáo), hai ông bà: Antôn Đoàn Công Miêng và Anê Nguyễn Thị Thường, thuộc dòng quyền quý, nguyên quán Đàng Ngoài, đã từng phò vua giúp nước, cùng với vài người con di cư vào Nam, định cư tại Ấp Hưng Thọ, Xã Hưng Định (cầu ngang giàm Búng, Cầu Tàu) giáp ranh giới ba xã Hưng Định, Bình Nhâm và Bình Sơn (An Sơn).

 

 

Chính tại phần cuối Ấp Hưng Thọ này, cậu bé Phêrô Đoàn Công Quý (sau trở thành Linh mục Phêrô Đoàn Công Quý, tử đạo và được suy tôn chân phước ngày 02/05/1909, được tôn phong hiển Thánh ngày 19/06/1988), con út trong 6 người con của ông Antôn Đoàn Công Miêng, mở mắt chào đời vào năm 1826, dưới triều đình Minh Mạng (lúc đó thuộc họ Búng), Xã Hưng Định (theo truyền khẩu mộ ông bà ngoại của Cha thánh Qui còn nằm tại phần cuối đất Ấp Hưng Thọ, gần cầu Bình Sơn (nay) thuộc Giáo xứ Bình Sơn. (Họ Bình Sơn có lẽ đang được phôi thai vào thời gian)

Quả chuông Tây, đường kính 0,70m hiện nay, do ông bà Michael Trần Văn Toán và Maria Huỳnh Thị Mau, dâng cúng họ Bình Sơn Chretiente De Bình Sơn 1897, EUGENE BAUDOUIN FONDEUR A MARSEILLE.

 

 

Ngôi thánh đường đầu tiên Nhà Thờ Bình Sơn tọa lạc trên diện tích 0,40 ha, ngoài khu cây dầu, cách sông Sài Gòn 100 m, dài chừng 16 m, rộng 10 m, cao 5 m, xung quanh ghép ván cây, cao 2 m. Sau được dời vào khu cầu Võng (Bình Sơn) khoảng từ 1917 – 1920, dài 20 x 10 m.

Nhà thờ này tuy không quá rộng lớn nhưng lại có thiết kế và cách trang trí màu sắc rất lạ mắt. Có lẽ khó tìm được Nhà thờ nào có thiết kế lạ mắt như Nhà thờ Bình Sơn. Mang trong mình một vẻ đẹp không quá hiện đại nhưng lại vẫn có sự truyền thống, Nhà thờ này vẫn đặc biệt theo cách riêng của mình.

Nhìn từ bên ngoài, ngôi Nhà thờ được xây dựng ở ngay giữa bãi đất trống. Trong đó, nổi bật nhất chính là toà tháp chuông cao vút. Đây cũng là niềm tự hào của bất cứ người dân Công giáo nào khi nói về địa điểm này. Bên dưới là toà nhà được sơn màu vàng ấm. Màu sắc này tạo nên nét cổ kính cho ngôi Nhà thờ.

 

 

Bên trong Thánh đường Nhà thờ Bình Sơn lại mang một dáng vẻ khác. Thay vì vẻ trầm mặc, bên trong Thánh đường vừa ấm cúng lại nhẹ nhàng gần gũi và được trang trí bằng nhiều bức tranh và các tượng khác nhau. Vào những ngày lễ trọng, không gian cả Nhà thờ như được bừng sáng. Ánh nến bập bùng, những bông hoa rực rỡ màu sắc tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.

 

 

Nhà thờ Bình Sơn tuy không có vẻ đẹp độc đáo và hiện đại như một số Nhà thờ hiện nay. Mặc dù vậy, đây vẫn là nơi được mọi người ghé thăm khi đến với Bình Dương.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập