Chầu Thánh Thể
Số lượng xem: 442

Trong những thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, sau thánh lễ, người ta mang Mình Thánh Chúa cho những người vắng mặt, nhất là cho bệnh nhân và người già yếu. Thời đó, chưa có việc lưu giữ Thánh Thể và chầu Thánh Thể.

 

 

Vào thế kỷ XI, một giám mục và cũng là một nhà thần học có tên Bérenger (988-1088) ở thành phố Tours, nước Pháp, đặt nghi vấn về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể. Vị giám mục này chỉ nhìn thấy trong Bí tích này một biểu tượng. Việc này gây ra một xì-căng-đan lớn trong Giáo Hội. Để khẳng định niềm tin, người ta bắt đầu trưng bày Thánh Thể trong mặt nhật ở trên bàn thờ ngay trong thánh lễ, hoặc ở một nơi dễ thấy. Người ta bắt đầu để một cây đèn thắp sáng ở đó và nói đến “Nhà Tạm” (tabernaculum, tabernacle).

Việc sùng kính đối với sự hiện diện của Chúa Kitô trong Thánh Thể dẫn đến việc cho rằng chầu Thánh Thể cũng có cùng một giá trị với việc rước lễ. Hơn thế nữa, người ta còn cho rằng việc “rước lễ thiêng liêng” có thể thay thế cả việc “rước lễ bí tích”. 

Để đáp ứng lòng khao khát cao độ muốn chiêm ngắm Thánh Thể, sau truyền phép, người ta lập ra nghi thức nâng Thánh Thể. Việc này đôi khi kéo dài và được báo hiệu bằng việc rung chuông. Và trở thành thời điểm quan trọng nhất của buổi cử hành. Việc nâng chén được thêm vào muộn hơn, khoảng thế kỷ XIV-XV. 

 

 

Vào thế kỷ XIII và XIV, việc tôn thờ Thánh Thể được phát triển (tôn thờ, rước kiệu) đặc biệt là sau khi Đức Giáo hoàng Urbanô IV lập ra lễ Mình Thánh Chúa vào năm 1264. Người ta “chiêm ngắm” Mình Thánh, nhưng ít khi chịu rước Mình Thánh Chúa. Việc rước lễ trở nên quá hiếm hoi đến nỗi công đồng Latêranô năm 1215 đã phải áp đặt việc rước lễ ít nhất là một lần trong năm.

Để phục hồi sự cân bằng và cổ vũ bí tích Thánh Thể, Thánh Giáo Hoàng Piô X, vào năm 1905, khuyến khích việc rước lễ thường xuyên và hàng ngày. Đến năm 1910, Đức Piô X đã giảm tuổi của các trẻ em rước lễ lần đầu, từ 12-13 tuổi xuống 7 tuổi (tuổi có trí khôn). 

Công đồng Vaticanô II còn đề cao giá trị của bí tích Thánh Thể khi muốn các Kitô hữu “tham gia vào thánh lễ cách ý thức, thành kính và tích cực, được Lời Chúa giáo huấn, được bàn tiệc Mình Chúa bổ sức, dâng lời tạ ơn Chúa…” (PV 48).

 

 

Tôn thờ Thánh Thể là sự nối dài của Bí tích Thánh Thể (bắt đầu từ lúc truyền phép : bánh trở nên Mình Thánh Chúa). Nói cách khác, chầu Thánh Thể, dù trang trọng hay thinh lặng, tập thể hay cá nhân, chỉ có ý nghĩa nếu được nối kết với thánh lễ. Ta có thể nói: càng đề cao giờ chầu Thánh Thể, ta càng quý trọng thánh lễ.

Hơn nữa, việc đặt và chầu Thánh Thể ngay sau thánh lễ, nhất là khi chầu chung, nhằm biểu lộ đức tin công khai của Giáo Hội vào sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô trong Thánh Thể, dù thánh lễ đã kết thúc.

 

 Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Chầu Thánh Thể

Trong những thế kỷ đầu tiên của Giáo hội, sau thánh lễ, người ta mang Mình Thánh Chúa cho những người vắng mặt, nhất là cho bệnh nhân và người già yếu. Thời đó, chưa có việc lưu giữ Thánh Thể và chầu Thánh Thể.

 

 

Vào thế kỷ XI, một giám mục và cũng là một nhà thần học có tên Bérenger (988-1088) ở thành phố Tours, nước Pháp, đặt nghi vấn về sự hiện diện thực sự của Chúa Kitô trong Bí tích Thánh Thể. Vị giám mục này chỉ nhìn thấy trong Bí tích này một biểu tượng. Việc này gây ra một xì-căng-đan lớn trong Giáo Hội. Để khẳng định niềm tin, người ta bắt đầu trưng bày Thánh Thể trong mặt nhật ở trên bàn thờ ngay trong thánh lễ, hoặc ở một nơi dễ thấy. Người ta bắt đầu để một cây đèn thắp sáng ở đó và nói đến “Nhà Tạm” (tabernaculum, tabernacle).

Việc sùng kính đối với sự hiện diện của Chúa Kitô trong Thánh Thể dẫn đến việc cho rằng chầu Thánh Thể cũng có cùng một giá trị với việc rước lễ. Hơn thế nữa, người ta còn cho rằng việc “rước lễ thiêng liêng” có thể thay thế cả việc “rước lễ bí tích”. 

Để đáp ứng lòng khao khát cao độ muốn chiêm ngắm Thánh Thể, sau truyền phép, người ta lập ra nghi thức nâng Thánh Thể. Việc này đôi khi kéo dài và được báo hiệu bằng việc rung chuông. Và trở thành thời điểm quan trọng nhất của buổi cử hành. Việc nâng chén được thêm vào muộn hơn, khoảng thế kỷ XIV-XV. 

 

 

Vào thế kỷ XIII và XIV, việc tôn thờ Thánh Thể được phát triển (tôn thờ, rước kiệu) đặc biệt là sau khi Đức Giáo hoàng Urbanô IV lập ra lễ Mình Thánh Chúa vào năm 1264. Người ta “chiêm ngắm” Mình Thánh, nhưng ít khi chịu rước Mình Thánh Chúa. Việc rước lễ trở nên quá hiếm hoi đến nỗi công đồng Latêranô năm 1215 đã phải áp đặt việc rước lễ ít nhất là một lần trong năm.

Để phục hồi sự cân bằng và cổ vũ bí tích Thánh Thể, Thánh Giáo Hoàng Piô X, vào năm 1905, khuyến khích việc rước lễ thường xuyên và hàng ngày. Đến năm 1910, Đức Piô X đã giảm tuổi của các trẻ em rước lễ lần đầu, từ 12-13 tuổi xuống 7 tuổi (tuổi có trí khôn). 

Công đồng Vaticanô II còn đề cao giá trị của bí tích Thánh Thể khi muốn các Kitô hữu “tham gia vào thánh lễ cách ý thức, thành kính và tích cực, được Lời Chúa giáo huấn, được bàn tiệc Mình Chúa bổ sức, dâng lời tạ ơn Chúa…” (PV 48).

 

 

Tôn thờ Thánh Thể là sự nối dài của Bí tích Thánh Thể (bắt đầu từ lúc truyền phép : bánh trở nên Mình Thánh Chúa). Nói cách khác, chầu Thánh Thể, dù trang trọng hay thinh lặng, tập thể hay cá nhân, chỉ có ý nghĩa nếu được nối kết với thánh lễ. Ta có thể nói: càng đề cao giờ chầu Thánh Thể, ta càng quý trọng thánh lễ.

Hơn nữa, việc đặt và chầu Thánh Thể ngay sau thánh lễ, nhất là khi chầu chung, nhằm biểu lộ đức tin công khai của Giáo Hội vào sự hiện diện đích thực của Chúa Kitô trong Thánh Thể, dù thánh lễ đã kết thúc.

 

 Bài: Sưu tầm & Biên tập