Nước Thánh và Nước Phép
Số lượng xem: 759
Nước Thánh (Holy water) hay nước Phép là nước đã được một tu sỹ hoặc một chức sắc tôn giáo ban phước theo nghi lễ của Giáo hội Kitô.
 
 
Trong Công giáo, Giáo hội Luther, Anh giáo, Chính thống giáo phương Đông và Chính thống giáo Cổ Đông phương cùng một số Giáo hội Cơ đốc giáo thì nước Thánh là nước có được sự thánh thiêng hóa do được một linh mục làm phép nhằm mục đích rửa tội, Ban phước cho người, địa điểm và đồ vật, thú vật, hoặc như một cách thức xua đuổi ma quỷ thông qua nghi lễ trừ tà. Rảy nước Thánh được sử dụng như một bí tích nhớ lại lễ rửa tội.
Nhiều người, trong đó cả các tín hữu, “nước phép” có nghĩa là nước có mang theo phép mầu gì đó, nước có phù phép. Sự thực không phải như vậy. “Nước phép” là nói tắt của từ ngữ “nước đã làm phép”, dịch từ tiếng La- tinh aqua benedicta (eau bénite). Đúng ra, benedicere không phải là làm phép theo nghĩa là gắn phù phép; nhưng là “chúc lành” (bene-dicere: nói tốt), xin Chúa chúc lành, ban phúc.
 
 
Ban đầu, nước dùng để rửa tội là nước tự nhiên từ sông ngòi. Nhưng từ giữa thế kỷ II, đã có tập tục làm phép nước rửa tội, nghĩa là xin Thánh Thần thánh hóa nước, ban cho nó những công hiệu thần linh của bí tích này: vừa thanh tẩy khỏi tội lỗi, vừa tái sinh vào đời sống mới.
Đến thế kỷ thứ VIII, từ trong các đan tu rảy nước Phép được coi như một dấu chỉ của sự Thánh hóa: đoàn rước đi qua hành lang tu viện và rẩy nước Thánh các phòng của tu viện. Không lâu sau, nghi thức này được áp dụng trước các Thánh lễ chính tại Nhà thờ giáo xứ và dần dần mang đặc tính của Bí tích Rửa tội.
Nghi thức rảy nước Thánh được đưa vào Thánh lễ Nghi thức Roma trong Sách lễ năm 1570. Chính xác hơn, nó được thêm ở phần Dẫn nhập vào phụng vụ vốn bao gồm: Điệp xướng (Tv 51,7); câu văn (Tv 51,1); Gloria Patri; và nhắc lại Điệp xướng. Trong Nghi thức Thánh lễ 1969, nghi thức rảy nước thánh được tùy chọn cử hành vào các Chúa nhật và hiện nay được đặt tại phần phụ lục của Sách lễ Roma 2002.
 
 
Nghi thức rảy nước Thánh là một sự nhắc nhớ sống động cho các tín hữu về Bí tích Rửa tội (một trong 3 Bí tích khai tâm) họ đã lãnh nhận, nhờ đó họ sẽ cùng chết, mai táng và phục sinh với Chúa Kitô, nghĩa là được thông dự vào cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và sự chết. Vì thế, nghi thức này cũng đề cao "chức tư tế cộng đồng của tín hữu" (GH 10) và nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa Bí tích Rửa tội và việc tham dự Thánh lễ của họ.
Trải qua lịch sử, Giáo hội cũng như các tín hữu đã sử dụng nước Phép vào những hoàn cảnh khác nhau. Trước hết một số tín hữu xin nước phép đem về nhà riêng. Họ rảy trên thân nhân và nhà cửa của mình, với ước nguyện xin Chúa ban ơn tẩy luyện các thân thuộc và đồ đạc của mình khỏi tội lỗi và bệnh tật, khỏi bị quỷ ma quấy phá. Còn Giáo hội thì cũng dùng nước phép ở những cơ hội khác nhau. Như là đặt ở cửa Nhà thờ, để các tín hữu làm dấu Thánh Giá trên mình, xin Chúa thanh tẩy trí lòng cũng như tâm hồn, để xứng đáng vào hầu cận Chúa. Ơn thanh luyện này được cầu xin cách tập thể với nghi thức rảy nước Thánh trên tất cả các tín hữu trước khi cử hành Thánh lễ ngày Chúa nhật. Tập tục này đã có từ thế kỷ IX (Đức Giáo hoàng Lêo IV, 847-855). Việc rảy nước Thánh trên các tín hữu kèm theo bài hát lấy từ Thánh vịnh 51: “Lạy Chúa, xin dùng cành hương thảo rảy nước trên con, thì con được sạch, xin rửa con thì con được trắng hơn tuyết”.
 
Bài: Sưu tầm & Biên tập
BÀI ĐĂNG
TAGS
Nước Thánh và Nước Phép
Nước Thánh (Holy water) hay nước Phép là nước đã được một tu sỹ hoặc một chức sắc tôn giáo ban phước theo nghi lễ của Giáo hội Kitô.
 
 
Trong Công giáo, Giáo hội Luther, Anh giáo, Chính thống giáo phương Đông và Chính thống giáo Cổ Đông phương cùng một số Giáo hội Cơ đốc giáo thì nước Thánh là nước có được sự thánh thiêng hóa do được một linh mục làm phép nhằm mục đích rửa tội, Ban phước cho người, địa điểm và đồ vật, thú vật, hoặc như một cách thức xua đuổi ma quỷ thông qua nghi lễ trừ tà. Rảy nước Thánh được sử dụng như một bí tích nhớ lại lễ rửa tội.
Nhiều người, trong đó cả các tín hữu, “nước phép” có nghĩa là nước có mang theo phép mầu gì đó, nước có phù phép. Sự thực không phải như vậy. “Nước phép” là nói tắt của từ ngữ “nước đã làm phép”, dịch từ tiếng La- tinh aqua benedicta (eau bénite). Đúng ra, benedicere không phải là làm phép theo nghĩa là gắn phù phép; nhưng là “chúc lành” (bene-dicere: nói tốt), xin Chúa chúc lành, ban phúc.
 
 
Ban đầu, nước dùng để rửa tội là nước tự nhiên từ sông ngòi. Nhưng từ giữa thế kỷ II, đã có tập tục làm phép nước rửa tội, nghĩa là xin Thánh Thần thánh hóa nước, ban cho nó những công hiệu thần linh của bí tích này: vừa thanh tẩy khỏi tội lỗi, vừa tái sinh vào đời sống mới.
Đến thế kỷ thứ VIII, từ trong các đan tu rảy nước Phép được coi như một dấu chỉ của sự Thánh hóa: đoàn rước đi qua hành lang tu viện và rẩy nước Thánh các phòng của tu viện. Không lâu sau, nghi thức này được áp dụng trước các Thánh lễ chính tại Nhà thờ giáo xứ và dần dần mang đặc tính của Bí tích Rửa tội.
Nghi thức rảy nước Thánh được đưa vào Thánh lễ Nghi thức Roma trong Sách lễ năm 1570. Chính xác hơn, nó được thêm ở phần Dẫn nhập vào phụng vụ vốn bao gồm: Điệp xướng (Tv 51,7); câu văn (Tv 51,1); Gloria Patri; và nhắc lại Điệp xướng. Trong Nghi thức Thánh lễ 1969, nghi thức rảy nước thánh được tùy chọn cử hành vào các Chúa nhật và hiện nay được đặt tại phần phụ lục của Sách lễ Roma 2002.
 
 
Nghi thức rảy nước Thánh là một sự nhắc nhớ sống động cho các tín hữu về Bí tích Rửa tội (một trong 3 Bí tích khai tâm) họ đã lãnh nhận, nhờ đó họ sẽ cùng chết, mai táng và phục sinh với Chúa Kitô, nghĩa là được thông dự vào cuộc chiến thắng của Chúa Kitô trên tội lỗi và sự chết. Vì thế, nghi thức này cũng đề cao "chức tư tế cộng đồng của tín hữu" (GH 10) và nhấn mạnh đến mối liên hệ giữa Bí tích Rửa tội và việc tham dự Thánh lễ của họ.
Trải qua lịch sử, Giáo hội cũng như các tín hữu đã sử dụng nước Phép vào những hoàn cảnh khác nhau. Trước hết một số tín hữu xin nước phép đem về nhà riêng. Họ rảy trên thân nhân và nhà cửa của mình, với ước nguyện xin Chúa ban ơn tẩy luyện các thân thuộc và đồ đạc của mình khỏi tội lỗi và bệnh tật, khỏi bị quỷ ma quấy phá. Còn Giáo hội thì cũng dùng nước phép ở những cơ hội khác nhau. Như là đặt ở cửa Nhà thờ, để các tín hữu làm dấu Thánh Giá trên mình, xin Chúa thanh tẩy trí lòng cũng như tâm hồn, để xứng đáng vào hầu cận Chúa. Ơn thanh luyện này được cầu xin cách tập thể với nghi thức rảy nước Thánh trên tất cả các tín hữu trước khi cử hành Thánh lễ ngày Chúa nhật. Tập tục này đã có từ thế kỷ IX (Đức Giáo hoàng Lêo IV, 847-855). Việc rảy nước Thánh trên các tín hữu kèm theo bài hát lấy từ Thánh vịnh 51: “Lạy Chúa, xin dùng cành hương thảo rảy nước trên con, thì con được sạch, xin rửa con thì con được trắng hơn tuyết”.
 
Bài: Sưu tầm & Biên tập