Các nước nhận Thánh Giuse bảo trợ
Số lượng xem: 375

Lòng sùng kính Thánh Cả Giuse, từ bao lâu đã nung nấu các tâm hồn, ăn sâu trong các gia đình, tu viện, tỏa trên các giáo xứ, giáo phận, đến giữa thế kỷ XVI, bắt đầu chinh phục các quốc gia, như để chuẩn bị cho việc tôn nhận Thánh Giuse bảo trợ Giáo hội hoàn cầu trong thế kỷ XII. Dưới đây là một số trong những quốc gia, vùng đất đã ký thác cho sự bảo trợ của Vị Tổ phụ hiển vinh - Thánh Cả Giuse.

 

 

 

1. Nước Mexicô, 1555

Trước hết, tại nước Mexicô (giáp phía nam nước Mỹ), vị Tông đồ Thánh Giuse buổi đầu không ai khác hơn một trợ sĩ Phan Sinh Phanxico), Thầy Phêrô (Pierre le Grand) từ vùng Flandre (nước Bỉ) đến xứ này năm 1532. Giống như tu sĩ Anrê ở Canađa sau này, Thầy Phêrô đã tận tuỵ hy sinh, vận dụng mọi khả năng để xây một “nhà nguyện tráng lệ” kính Thánh Giuse, ngay tại thủ đô Mexicô, đối diện với ngôi Nhà thờ nhỏ Dòng Phan Sinh. Tất cả các cha Dòng đều nhiệt thành truyền bá lòng sùng kính Thánh Giuse, mà điển hình trong thế hệ kế tiếp sẽ là Cha Gioan (Juan de Béjar), đến đây năm 1542.

Một Công đồng địa phương năm 1555, đã tuyên xưng Thánh Giuse là vị Tổng Bảo Trợ (Patron Général) nước Mexicô. Các Nhà thờ dâng kính Người ngày càng thêm nhiều, và có lúc người ta đã đếm được đến 281 địa danh mang tên Thánh Cả (San José).

Đặc điểm vừa kể của Mexicô cũng là đặc điểm của đa số quốc gia Châu Mỹ Latinh. Như ở Argentine: 1 Vương cung Tháng đường, 68 giáo xứ, 144 Nhà thờ công cộng, 31 trường nam và 38 trường nữ mang danh Thánh Giuse, chưa kể một hội dòng nam và 9 hội dòng nữ, nhiều hội đạo và cơ sở Công giáo Tiến hành. Hay như ở Brasil: 171 giáo xứ, và 12 thị xã được đặt tên Thánh Giuse, cũng là tên rửa tội thông thường nhất trong cả nước.

 

2. Nước Canađa, 1642

Nước thứ hai đã công khai ký thác cho sự bảo trợ của Thánh Giuse và hiện thời đứng hàng đầu trong việc tôn sùng Người, là Canada (Bắc Mỹ). Trong Nhà thờ Thánh Giuse tại Québec, người ta được thấy một bức hoạ lớn, vẽ một nhà nguyện nhỏ bằng gỗ với chừng năm chục nhân vật đứng bên trong, mặc y phục thế kỷ XVIII. Đứng đầu là ông Samuen (Samuel de Champlain), nhà sáng lập “Tân Pháp Quốc” (Nouvelle France, tức Canađa) với tư cách đại diện vua Louis XIII nước Pháp, cùng với phu phân, các cộng sự viên và một số dân bản địa: Tất cả đang chứng kiến sự kiện ba Cha dòng Phan Sinh đọc bản ký thác xứ Canada cho Thánh Giuse, như ghi rõ ở cuối bức hoạ và có đề ngày: 19 tháng 3 1642.

 

 

Khi các Cha Dòng Tên đến thay thế Dòng Phan Sinh Cải cách (Récollet), các ngài nhìn nhận hiệu quả tốt đẹp của việc dâng hiến nói trên, và năm 1635 chính các ngài lại dâng lời khấn (voeu) với Đức Mẹ Vô Nhiễm và Thánh Giuse để xin ơn tòng giáo cho dân bản thổ. Lời khấn này được đọc lại mỗi năm, cả ở Canada và ở nước Pháp, và được Đức Giáo hoàng Urbanô VIII (1623-1644) ban ân đại xá trong hai ngày lễ: 8 tháng 12 (lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm) và 19 tháng 3 (lễ Thánh Giuse).

Truyền thống ấy sẽ dẫn đến một trang sử kỳ diệu nhất thế giới về lòng tôn sùng Thánh Cả Giuse: Một trợ sĩ bé nhỏ trở thành tông đồ vĩ đại của Vị Thánh Cả, lôi cuốn vô số linh hồn đến với Thánh Giuse, đem Thánh Giuse đến với muôn vàn linh hồn, và tạo nên một kỳ quan đạo đức được mệnh danh là “Thủ đô lòng sùng kính Thánh Giuse”, tại Montréal, Canađa. Đó là Chân Phước Anrê với ngôi Vương cung Tháng đường tráng lệ nhưng vẫn mang tên cũng rất khiêm tốn là “Phòng nguyện Thánh Giuse” (Oratoire de Saint Joseph).

 

3. Nước Pháp, 1661

Tại Châu Âu, nước Pháp, dân Pháp chẳng những được sử sách ghi nhận là dân nước của Đức Trinh Nữ Maria và còn là dân nước của Thánh Giuse nữa, do những sự kiện lịch sử sau đây:

Ngày 10 tháng 8 năm 1519, Đức Trinh Nữ Maria, tay bồng Chúa Giêsu Hài đồng, hiện ra với một giáo hữu tên là Gioan (Jean de la Baume) tại Cotignac vùng Provence. Đức Mẹ dạy xây một Nhà thờ tại đó với tước hiệu Đức Mẹ Thi Ân (Notre-Dame de grâce), và thiết lập việc rước kiệu kính Đức Mẹ. Mọi việc được thực hiện, và Cotignac trở nên nơi hành hương sốt sắng, tràn lan ân sủng, mà ơn lớn nhất sẽ là sự hiện ra của Thánh Giuse cũng tại đây hơn một thế kỷ sau.

Năm 1637, một tu sĩ ở Paris, thầy Fiacre được thấy Đức Mẹ hiện ra, với một trẻ nhỏ ngồi trên đầu gối. Đức Mẹ nói “Đứa trẻ này là hoàng tử nối nghiệp mà Mẹ muốn ban cho nước Pháp”. Nói thế rồi Đức Mẹ xin tu sĩ nọ làm ba tuần cửu nhật cầu nguyện, mà tuần đầu tiên là kính “Đức Mẹ Thi Ân” ở Cotignac, để xin cho hoàng gia có con nối nghiệp. Quả thực, vua Louis XIII, lúc ấy đã 36 tuổi, và đã cưới bà hoàng hầu Anne d’Autricho ngót hai chục năm rồi mà không có con, chỉ còn trông Ơn Trên như hoàng gia hằng cầu nguyện và xin cầu nguyện ở khắp nơi. Tu sĩ Fiacre làm xong ba tuần cửu nhật liên tiếp vào ngày 5 tháng 2 năm 1637, vua Louis XIII tôn nhận Đức Maria là Nữ Vương nước Pháp, và nước Pháp là nước của Đức Maria, trong cuộc lễ ký thác nước Pháp cho Đức Maria Mông Triệu Thăng Thiên. Vua cũng truyền hằng năm tổ chức kiệu Đức Mẹ công khai trong khắp các giáo xứ nước Pháp vào ngày 15 tháng 8 lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời. Đó là “lời khấn (voeu) của vua Louis XIII”, mà lịch sử vẫn ghi nhớ.

Đến ngày 5 tháng 9 năm 1638, đúng 9 tháng sau, khi tu sĩ Fiacre làm xong điều Đức Mẹ dạy, thì hoàng tử ra đời, được mệnh danh “Louis Dieu-donné” nghĩa là “Louis Thiên ân” (do Thiên Chúa ban). Năm 1643, vua cha chết, thái tử “Louis Thiên ân” 5 tuổi lên nối ngôi, lấy hiệu là Louis XIV. Hoàng thái hậu làm phụ chính. Đến khi ấu chúa trưởng thành và sắp sửa thực thụ cầm quyền thì đến lượt Thánh Giuse hiện ra tại Cotignac. Đó là ngày 7 tháng 6 năm 1660. Người được ơn thị kiến Thánh Giuse không ai khác hơn là một anh chăn chiên ở thôn xóm đó, tên là Gaspar Ricard. Trong lúc anh đang ngồi nghỉ dưới bóng cây, và trông coi đàn vật, thì bỗng nhiên có người bất chợt đến với anh, chỉ vào một hòn đá lớn và nói: “Bác là Giuse, cháu đẩy hòn đá kia ra, sẽ có nước uống”.

Lúc ấy trời nắng gắt, anh Gaspar đang khát lắm mà không tìm đâu được nước uống. Nghe nói sẽ có nước uống thì mừng lắm, nhưng hòn đá quá lớn, làm sao đẩy nó ra được? Người khách lạ tự nhận là Giuse, lại thúc giục anh lần nữa: “Hãy đẩy hòn đá kia ra, sẽ có nước uống”. Anh chăn cừu vâng lời, chạy lại giơ tay đẩy hòn đá quá dễ dàng, như phủi cái lông! Tức thì một ngọn suối vọt ra, trong suốt. Anh quì xuống, uống một hơi. No bụng rồi, anh đứng lên, định cám ơn ông khách lạ nhưng nhìn trước nhìn sau chẳng thấy ông đâu. Ông đã biến mất, không biết bằng cách nào.

Anh chăn cừu trở về làng, kể chuyện cho mọi người nghe, nhưng chẳng ai tin. Anh thúc giục người ta ra mà coi… Đã ba giờ trôi qua rồi, mà suối nước vẫn tuôn tràn… Còn hòn đá kia, tám người túm lại thử đẩy nó xem sao. Vô ích! Nó nặng như đã chôn chặt vào đất tự bao giờ!

Trong trí anh Gaspar bỗng như có tia sáng! Thôi đúng rồi: Cái ông bí mật tự xưng là Giuse kia, đúng là Thánh Cả Giuse! Chính Ngài đã ngỏ lời với anh, đồng thời ban sực mạnh cho anh để đẩy hòn đá lớn ra, và ban suối nước cho anh uống, với cả các thế hệ mai sau, cùng với nguồn ơn thiêng liêng của Thánh Cả. Cho đến ngày nay và mãi mãi, suối nước Thánh Giuse ở Cotignac vẫn tràn trào, và ơn phúc Thánh Giuse hằng tuôn đổ như mưa cho những người đến đó hành hương cầu nguyện. Vì quả thực chỉ sau đó ít lâu, dân chúng đã xây một nhà nguyện kính Thánh Cả Giuse tại địa điểm đó, không xa nhà nguyện ghi dấu chỗ Đức Mẹ hiện ra, cũng tại thôn Cotignac này hơn một trăm năm trước (1519). Và nơi đây đã trở thành trung tâm hành hương lớn, vừa tôn kính “Đức Mẹ Thi Ân” vừa tôn kính Thánh Cả Giuse, và là vùng đất thiêng của Thánh Gia Nagiarét.

Người thứ nhất tỏ lòng tri ân Thánh Giuse tại Cotignac là chính vua nước Pháp. Năm 1661 tức là liền sau năm Thánh Giuse hiện ra, bà hoàng thái hậu thôi làm phụ chánh và hoàng thái tử “Louis Thiên Ân” thực sự nắm quyền vương quốc Pháp, lấy hiệu là LOUIS XIV - tức là Louis Đại đế.

Để tỏ lòng tôn kính Thánh Giuse - như vua cha đã tôn vinh Đức Mẹ, ngày 16 tháng 3 năm 1661, vua gửi thư niêm phong quốc ấn cho Nghị viện, tuyên bố ngày 19 tháng 3 – ngày lễ Thánh Giuse – là ngày lễ nghỉ, cấm mọi việc buôn bán và lao động. Vua cũng gửi thư cho tất cả các Giám mục nước Pháp, xin cử hành long trọng lễ Kính Thánh Giuse ngày 19 tháng 3. Tại Paris, toà Tổng Giám mục đã ra chỉ thị như vậy. Chính ngày lễ Thánh Giuse, Hoàng thái hậu Anna đích thân đến dự lễ tại nhà nguyện dòng Cát minh, và mọi người đã được nghe nhà hùng biện trứ danh Bossuet giảng một bài tuyệt tác về Thánh Giuse, với đoạn kết có lời khen ngợi sáng kiến đạo đức của vị vua trẻ tuổi này, mà sau đây thiên hạ sẽ gọi là “Luy Đại đế” (Louis le Grand).

Thế là nước Pháp chẳng những được cung hiến Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa qua những lời khấn của vua Louis XIII mà còn được ký thác cho Thánh Cả Giuse, Cha Đồng trinh Ngôi Lời Nhập Thể, qua việc tôn vinh chính thức của vua Louis XIV.

 

4. Nước Việt Nam, 1670

Xấp xỉ cùng thời gian nói trên, một xứ truyền giáo ở Á đông (Việt Nam) và một nước Công giáo kỳ cựu ở Châu Ân (Bỉ) cũng công khai đến với Thánh Giuse và chính thức nhận sự bảo trợ của Ngài.

Trường hợp Giáo hội Việt Nam thật là hi hữu: Ngay từ buổi khai nguyên, đã được Thánh Giuse che chở lạ lùng. Giáo sĩ Đắc lộ (Alexandre de Rhodes) vị khai sáng Giáo hội Đàng ngoài và sẽ là đệ nhị thủ lãnh Giáo hội Đàng trong, đã ghi chép như sau trong cuốn “Hành trình và Truyền giáo” của Ngài:

“Ngày 12 tháng 3 năm 1627, tôi khởi hành từ Áo-môn (Macao) và sau tám ngày vượt biển, suýt chết vì một trận phong ba lớn, chúng tôi may mắn đến được Cửa Bạng trong tỉnh Thánh hoá, vào ngày 19 tháng 3, ngày lễ Thánh Cả Giuse. Tôi liền nhận Người làm Vị Bảo hộ tôi trong công cuộc truyền giáo lớn lao này, và chúng tôi đã lấy tên Người đặt cho cửa bể này, từ đó gọi là Cửa Thánh Giuse”.

Giáo sĩ còn viết thêm trong cuốn “Lích sử Đàng Ngoài” của Ông như sau: “Chúng tôi hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ ban Người làm Đấng Bảo hộ và nuôi dưỡng Giáo hội sơ khai Đàng Ngoài”.

Bốn mươi ba năm sau, Công đồng Giáo phận Đàng Ngoài họp tại Phố Hiến (Hưng Yên), ngày 14 tháng 1 năm 1670, dưới quyền chủ tọa của Đức Cha Phêrê Lambert de la Motte, Giám mục Đàng trong kiêm Giám quản Đàng Ngoài, đã có quyết nghị như sau:

“Khoản 34. – Thánh Giuse vinh hiển đã được chọn làm Đấng Bảo trợ (Thánh Bổn Mạng) nước này, theo đúng quyết định đã có từ lâu. Phàm ai làm việc gì hệ trọng trong đạo, phải cậy nhờ sự cầu bầu của Người”.

Văn bản của Công đồng Đàng Ngoài được Đức Giáo hoàng Clêmentê X phê chuẩn ngày 23 tháng 12 1673, với đôi chút thay đổi về số thứ tự và hình thức của quyết định trên như sau:

“Khoản 33. - Chiếu theo những quyết định từ trước tại Ayuthia, Thánh Giuse, Phu quân rất mực xứng đáng của Đức Trinh nữ Rất Thánh, đã được nhận làm Đấng Bảo trợ nước này. Vậy phàm ai đảm nhận công việc gì hệ trọng trong đạo, đều phải cậy nhờ sự cầu bầu của Người”.

Trên đây, ta đã thấy Cha Đắc lộ, ngay khi tới Cửa Bạng năm 1627, đã nhận Thánh Giuse làm Đấng Bảo trợ cho công cuộc truyền giáo cá biệt của Ngài và còn ước mong như vậy cho cả Giáo hội sơ khai. Nay văn kiện chính thức được Toà Thánh chuẩn y còn gợi đến “những quyết định từ trước tại Ayuthia” - tức là những quyết định của chính Đức Cha Lambert de la Motte trong thời gian trú ngụ tại cơ sở truyền giáo Ayuthia, kinh đô nước Xiêm (Thái lan), trước khi đặt chân đến Việt Nam.

Trên thực tế, Đức Cha Phêrô Lambert de la Motto lúc ấy lãnh trách vụ Giám mục cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Theo dòng thời gian, giáo hữu hai miền Nam Bắc càng ngày càng giao lưu, chan hoà, hợp nhất. Ngày nay, hai miền lại thống nhất mọi mặt và các Giám mục toàn quốc đã hợp thành Hội đồng Giám mục Việt Nam. Do những yếu tố kể trên, quyết định lịch sử tôn vinh Thánh Giuse trên bình diện cộng đồng năm 1670, đương nhiên liên hệ đến toàn thể dân Chúa trong cùng một đồng dân tộc.

 

5. Nước Bỉ, 1679

Sáu năm sau khi Đức Giáo Hoàng Clêmentê X phê chuẩn việc nhận Thánh Giuse làm Thánh Bổn mạng Gíao hội Đàng Ngoài ở Việt Nam, đến lượt nước Bỉ ở Châu Âu được Đức Thánh Cha Innôxentê XI chính thức trao vị thủ lãnh Thánh Gia làm Đấng Bảo trợ toàn quốc, ngày 19 tháng 4 năm 1679. Nước láng giềng phía đông bắc nước Pháp này cũng là nước có truyền thống sùng kính

Thánh Giuse từ lâu đời. Ngày nay, truyền thống ấy được kết tinh và tiêu biểu nơi Trung tâm Thánh Giuse ở Kapellan, tỉnh Anvers, cùng với ngôi “Đền thờ quốc gia tôn kính Thánh Giuse” tại Louvain.

 

6. Nước Pêru, 1836

Trở lại Châu Mỹ latinh, nước Pêru cũng được chính thức đặt dưới sự bảo trợ của Thánh Giuse, từ ngày 18 tháng 3 năm 1836. Sắc lệnh của Chính quyền định rõ: Ngày trước lễ, các thành phố trưng đèn chiếu sáng, các Nhà thờ đều đổ chuông, và chính ngày lễ 19 tháng 3: Thánh lễ long trọng tại Nhà thờ chính toà, hát Te Deum (kinh Tạ Ơn Thiên Chúa), các giới chức chính quyền tham dự đông đủ để đại diện cho quốc gia.

 

7. Các nơi khác

Ở một số quốc gia đã tôn vinh Thánh Cả Giuse trên bình diện quốc gia, như tại Côlômbia, lễ Thánh Giúe 19 tháng 3 là lễ nghỉ cả về mặt đạo và mặt đời, và được chuẩn bị bằng việc thực hành bảy ngày Chúa nhật và một tuần chính ngày trước chính ngày lễ.

Nước Vênêzuêla cũng có tục lệ tôn vinh như vậy. Xứ Ecosse, một xứ nói tiếng Anh cũng coi lễ Thánh Giuse là lễ buộc…

Tôn vinh triều thiên Thánh Giuse

Việc tôn vinh công cộng đối với Thánh Giuse còn diễn ra dưới một hình thức trang trọng khác, giầu ý nghĩa thiêng liêng và tác động mạnh vào dân chúng: Đó là việc đội triều thiên (couronnement) cho các ảnh tượng Thánh Giuse.

Triều thiên (mão triều thiên) là biểu tượng của những vinh quang lớn nhất, và của bậc vương giả. Đội triều thiên cho tượng ảnh Thánh Giuse, có nghĩa là tôn vinh những chức vị cao cả và phẩm giá vương giả của Người, đồng thời công khai nhìn nhận quyền bảo trợ, quyền chỉ đạo của Người trên từng cá nhân và từng cộng đoàn nhất định. (Trong tiếng Pháp từ couronnement có nghĩa là trao vương miện, lễ đăng quang).

Châu Mỹ Latinh dường như đã mở đầu phong trào đạo đức này: năm 1779, Đức Tổng Giám mục giáo phận Bogota, nước Côlômbia, đã cho hép tổ chức lễ đội triều thiên long trọng cho một bức ảnh Thánh Giúe. Sau đó, đã có các lễ đội triều thiên cho các tượng Thánh Giuse tại nhiều nước khác.

 

Tại Châu Mỹ

- Năm 1790, tại Guanajuato, nước Mexicô.

- Năm 1874, tại thủ đô Mexicô, trong Nhà thờ Thánh Gia Thất.

- Ngày 12 tháng 10, 1879, tại đảo Saint Pierre et Miquelon.

- Ngày 8 tháng 5, 1892, trong Nhà thờ Thánh Giuse ở West-de-Pere, bang Wisconsin, Hoa kỳ, dưới quyền chủ toạ của vị Đại diện Giáo hoàng là Đức Giám mục giáo phận Green-Bay.

- Ngày 28 tháng 10, 1956, tại Buenos Aires nước Argentina, trong Vương cung Tháng đường Thánh Giuse ở Flores, có Đại diện Đức Giáo hoàng chủ sự.

 

Tại Châu Âu

- Ngày 20 tháng 10, 1869, tại Nhà thờ các Cha Dòng Cát minh ở Bruxelles, nước Bỉ, do Đức Tổng Giám mục (sau là Hồng y) Deschamps với tư cách đặc sứ Đức Giáo hoàng Piô IX. Có Đoản thư (bref) khích lệ của Đức Giáo hoàng ngày 12 tháng 3, 1869.

- Ngày 14 tháng 7, 1872, tại Beauvais nước Pháp, trong Nhà thờ của Tổng hội Thánh Giuse (Archiconfrérie), do Đức Cha Gignoux, Giám mục giáo phận Beauvais. Đoản thư của Đức Giáo Hoàng Piô IX ngày 20 tháng 2, 1872.

- Ngày 24 tháng 7, 1872, tại Gand, nước Bỉ, trong Nhà thờ các Cha Dòng Cát minh, do Đức Cha Henri Braco, Giám mục giáo phận Gand. Đoản thư của Đức Piô IX ngày 7 tháng 5, 1872.

- Ngày 13 tháng 4, 1874, tại Luân đôn, nước Anh, trong nhà nguyện chủng viện Thánh Giuse tại Mill Fill, do Đức Tổng Giám mục Westminester, sau là Hồng y Manning, đại diện Đức Giáo Hoàng Piô IX.

- Ngày 30 tháng 9, 1874, trong Đan viện Dòng Thánh Nobertô (Prêmontrés) ở Saint Michel gần Tarascon, nước Pháp, do Đức Tổng Giám mục giáo phận Éc (Aix), đại diện Đức Giáo hoàng Piô IX.

- Ngày 2 tháng 9, 1900, tại nhà nguyện chủng viện Thánh Giuse ở Seyssinet, nước Pháp, do Đức Cha Henry, Giám mục Grenoble. Có đoản thư của Đức Giáo hoàng ngày 3 tháng 7, 1900.

- Tháng 9 năm 1902, tại Soignié nước Bỉ, trong Nhà thờ các Cha Dòng Cát minh.

- Ngày 29 tháng 8, 1906, tại Villedieu nước Pháp, trong đền Thánh Giuse gọi là “Saint Joseph du Chêne”, do Đức Cha Joseph Rumeau, Giám mục Angers. Đoản thư của Đức Giáo hoàng Piô X ngày 27 tháng 7, 1906.

- Ngày 14 tháng 8, 1921, nước Pháp, trong nhà nguyện nhà Mẹ Dòng Nữ tử Chúa Giêsu (Filles de Jésus), do Đức Cha Gourand, Giám mục Giáo phận Vannes. Đoản thư của Đức Giáo hoàng Bênêdictô ngày 28 tháng 6, 1921.

- Khoảng năm 1930, tại Barcelone nước Tây Ban Nha, trong đền Thánh Giuse ở Montana.

- Nổi bật nhất, là cuộc lễ ở Vương cùng Thánh đường mang tên cũ là ‘Phòng nguyện Thánh Giuse” ở Montréal nước Canađa, ngày 9 tháng 8, 1955, do Đức Hồng y Léger chủ sự với tư cách Đại diện Đức Thánh Cha Piô XII.

Nhân cuộc lễ này, Đức Hồng y Léger đã duyệt và phê chuẩn một nghi thức phỏng theo nghi thức dùng trong việc đội triều thiên cho các ảnh tượng Đức Mẹ, in trong sách Nghi thức Roma.

- Ngày 1 tháng 5, 1957, đội triều thiên cho một pho tượng Tháng Giuse rất cổ kính tại Rabat, đảo quốc Malta. Đoản thư của Đức Giáo hoàng Piô XII ngày 27 tháng 9, 1956.

Nghi thức do Đức Hồng y Léger phê chuẩn và sử dụng tại Montréal năm 1955 đã được sử dụng trong cuộc lễ năm 1956 tại Buenos Aries và cuộc lễ năm 1957 tại Rabat. Sau đó, Cha Giuse Pizzoni, Giám đốc Hàn Lâm Viện Phụng vụ Toà Thánh, đã có bài ngỏ ý hy vọng Thánh bộ Lễ nghi sẽ đưa vào sách Nghi thức Rôma một Nghi thức chính thức về việc đội triều thiên cho ảnh tượng Thánh Giuse.

Từ lòng sùng kính ban đầu của in hữu Nagiarét và các nhà hành hương xa xưa, qua suy tư thần học và hoạt động giảng thuyết, văn chương, nghệ thuật của các vị lãnh đạo dân Chúa và tông đồ giáo dân mọi thời, đến các hình thức tôn vinh công cộng như ký thác các quốc gia, đội triều thiên cho Thánh Giuse, v.v… tất cả chỉ là minh họa và gợi ý nghĩa cụ thể lời Thánh vịnh sau đây, mà Phụng vụ vẫn thường áp dụng cho Thánh Giuse:

“Chúa đã đặt Người làm Chủ Nhà Chúa, và cai quản toàn thể lãnh địa Chúa” (Tv 104:21).

 

Bài chi tiết về Thánh Giuse

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Các nước nhận Thánh Giuse bảo trợ

Lòng sùng kính Thánh Cả Giuse, từ bao lâu đã nung nấu các tâm hồn, ăn sâu trong các gia đình, tu viện, tỏa trên các giáo xứ, giáo phận, đến giữa thế kỷ XVI, bắt đầu chinh phục các quốc gia, như để chuẩn bị cho việc tôn nhận Thánh Giuse bảo trợ Giáo hội hoàn cầu trong thế kỷ XII. Dưới đây là một số trong những quốc gia, vùng đất đã ký thác cho sự bảo trợ của Vị Tổ phụ hiển vinh - Thánh Cả Giuse.

 

 

 

1. Nước Mexicô, 1555

Trước hết, tại nước Mexicô (giáp phía nam nước Mỹ), vị Tông đồ Thánh Giuse buổi đầu không ai khác hơn một trợ sĩ Phan Sinh Phanxico), Thầy Phêrô (Pierre le Grand) từ vùng Flandre (nước Bỉ) đến xứ này năm 1532. Giống như tu sĩ Anrê ở Canađa sau này, Thầy Phêrô đã tận tuỵ hy sinh, vận dụng mọi khả năng để xây một “nhà nguyện tráng lệ” kính Thánh Giuse, ngay tại thủ đô Mexicô, đối diện với ngôi Nhà thờ nhỏ Dòng Phan Sinh. Tất cả các cha Dòng đều nhiệt thành truyền bá lòng sùng kính Thánh Giuse, mà điển hình trong thế hệ kế tiếp sẽ là Cha Gioan (Juan de Béjar), đến đây năm 1542.

Một Công đồng địa phương năm 1555, đã tuyên xưng Thánh Giuse là vị Tổng Bảo Trợ (Patron Général) nước Mexicô. Các Nhà thờ dâng kính Người ngày càng thêm nhiều, và có lúc người ta đã đếm được đến 281 địa danh mang tên Thánh Cả (San José).

Đặc điểm vừa kể của Mexicô cũng là đặc điểm của đa số quốc gia Châu Mỹ Latinh. Như ở Argentine: 1 Vương cung Tháng đường, 68 giáo xứ, 144 Nhà thờ công cộng, 31 trường nam và 38 trường nữ mang danh Thánh Giuse, chưa kể một hội dòng nam và 9 hội dòng nữ, nhiều hội đạo và cơ sở Công giáo Tiến hành. Hay như ở Brasil: 171 giáo xứ, và 12 thị xã được đặt tên Thánh Giuse, cũng là tên rửa tội thông thường nhất trong cả nước.

 

2. Nước Canađa, 1642

Nước thứ hai đã công khai ký thác cho sự bảo trợ của Thánh Giuse và hiện thời đứng hàng đầu trong việc tôn sùng Người, là Canada (Bắc Mỹ). Trong Nhà thờ Thánh Giuse tại Québec, người ta được thấy một bức hoạ lớn, vẽ một nhà nguyện nhỏ bằng gỗ với chừng năm chục nhân vật đứng bên trong, mặc y phục thế kỷ XVIII. Đứng đầu là ông Samuen (Samuel de Champlain), nhà sáng lập “Tân Pháp Quốc” (Nouvelle France, tức Canađa) với tư cách đại diện vua Louis XIII nước Pháp, cùng với phu phân, các cộng sự viên và một số dân bản địa: Tất cả đang chứng kiến sự kiện ba Cha dòng Phan Sinh đọc bản ký thác xứ Canada cho Thánh Giuse, như ghi rõ ở cuối bức hoạ và có đề ngày: 19 tháng 3 1642.

 

 

Khi các Cha Dòng Tên đến thay thế Dòng Phan Sinh Cải cách (Récollet), các ngài nhìn nhận hiệu quả tốt đẹp của việc dâng hiến nói trên, và năm 1635 chính các ngài lại dâng lời khấn (voeu) với Đức Mẹ Vô Nhiễm và Thánh Giuse để xin ơn tòng giáo cho dân bản thổ. Lời khấn này được đọc lại mỗi năm, cả ở Canada và ở nước Pháp, và được Đức Giáo hoàng Urbanô VIII (1623-1644) ban ân đại xá trong hai ngày lễ: 8 tháng 12 (lễ kính Đức Mẹ Vô Nhiễm) và 19 tháng 3 (lễ Thánh Giuse).

Truyền thống ấy sẽ dẫn đến một trang sử kỳ diệu nhất thế giới về lòng tôn sùng Thánh Cả Giuse: Một trợ sĩ bé nhỏ trở thành tông đồ vĩ đại của Vị Thánh Cả, lôi cuốn vô số linh hồn đến với Thánh Giuse, đem Thánh Giuse đến với muôn vàn linh hồn, và tạo nên một kỳ quan đạo đức được mệnh danh là “Thủ đô lòng sùng kính Thánh Giuse”, tại Montréal, Canađa. Đó là Chân Phước Anrê với ngôi Vương cung Tháng đường tráng lệ nhưng vẫn mang tên cũng rất khiêm tốn là “Phòng nguyện Thánh Giuse” (Oratoire de Saint Joseph).

 

3. Nước Pháp, 1661

Tại Châu Âu, nước Pháp, dân Pháp chẳng những được sử sách ghi nhận là dân nước của Đức Trinh Nữ Maria và còn là dân nước của Thánh Giuse nữa, do những sự kiện lịch sử sau đây:

Ngày 10 tháng 8 năm 1519, Đức Trinh Nữ Maria, tay bồng Chúa Giêsu Hài đồng, hiện ra với một giáo hữu tên là Gioan (Jean de la Baume) tại Cotignac vùng Provence. Đức Mẹ dạy xây một Nhà thờ tại đó với tước hiệu Đức Mẹ Thi Ân (Notre-Dame de grâce), và thiết lập việc rước kiệu kính Đức Mẹ. Mọi việc được thực hiện, và Cotignac trở nên nơi hành hương sốt sắng, tràn lan ân sủng, mà ơn lớn nhất sẽ là sự hiện ra của Thánh Giuse cũng tại đây hơn một thế kỷ sau.

Năm 1637, một tu sĩ ở Paris, thầy Fiacre được thấy Đức Mẹ hiện ra, với một trẻ nhỏ ngồi trên đầu gối. Đức Mẹ nói “Đứa trẻ này là hoàng tử nối nghiệp mà Mẹ muốn ban cho nước Pháp”. Nói thế rồi Đức Mẹ xin tu sĩ nọ làm ba tuần cửu nhật cầu nguyện, mà tuần đầu tiên là kính “Đức Mẹ Thi Ân” ở Cotignac, để xin cho hoàng gia có con nối nghiệp. Quả thực, vua Louis XIII, lúc ấy đã 36 tuổi, và đã cưới bà hoàng hầu Anne d’Autricho ngót hai chục năm rồi mà không có con, chỉ còn trông Ơn Trên như hoàng gia hằng cầu nguyện và xin cầu nguyện ở khắp nơi. Tu sĩ Fiacre làm xong ba tuần cửu nhật liên tiếp vào ngày 5 tháng 2 năm 1637, vua Louis XIII tôn nhận Đức Maria là Nữ Vương nước Pháp, và nước Pháp là nước của Đức Maria, trong cuộc lễ ký thác nước Pháp cho Đức Maria Mông Triệu Thăng Thiên. Vua cũng truyền hằng năm tổ chức kiệu Đức Mẹ công khai trong khắp các giáo xứ nước Pháp vào ngày 15 tháng 8 lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời. Đó là “lời khấn (voeu) của vua Louis XIII”, mà lịch sử vẫn ghi nhớ.

Đến ngày 5 tháng 9 năm 1638, đúng 9 tháng sau, khi tu sĩ Fiacre làm xong điều Đức Mẹ dạy, thì hoàng tử ra đời, được mệnh danh “Louis Dieu-donné” nghĩa là “Louis Thiên ân” (do Thiên Chúa ban). Năm 1643, vua cha chết, thái tử “Louis Thiên ân” 5 tuổi lên nối ngôi, lấy hiệu là Louis XIV. Hoàng thái hậu làm phụ chính. Đến khi ấu chúa trưởng thành và sắp sửa thực thụ cầm quyền thì đến lượt Thánh Giuse hiện ra tại Cotignac. Đó là ngày 7 tháng 6 năm 1660. Người được ơn thị kiến Thánh Giuse không ai khác hơn là một anh chăn chiên ở thôn xóm đó, tên là Gaspar Ricard. Trong lúc anh đang ngồi nghỉ dưới bóng cây, và trông coi đàn vật, thì bỗng nhiên có người bất chợt đến với anh, chỉ vào một hòn đá lớn và nói: “Bác là Giuse, cháu đẩy hòn đá kia ra, sẽ có nước uống”.

Lúc ấy trời nắng gắt, anh Gaspar đang khát lắm mà không tìm đâu được nước uống. Nghe nói sẽ có nước uống thì mừng lắm, nhưng hòn đá quá lớn, làm sao đẩy nó ra được? Người khách lạ tự nhận là Giuse, lại thúc giục anh lần nữa: “Hãy đẩy hòn đá kia ra, sẽ có nước uống”. Anh chăn cừu vâng lời, chạy lại giơ tay đẩy hòn đá quá dễ dàng, như phủi cái lông! Tức thì một ngọn suối vọt ra, trong suốt. Anh quì xuống, uống một hơi. No bụng rồi, anh đứng lên, định cám ơn ông khách lạ nhưng nhìn trước nhìn sau chẳng thấy ông đâu. Ông đã biến mất, không biết bằng cách nào.

Anh chăn cừu trở về làng, kể chuyện cho mọi người nghe, nhưng chẳng ai tin. Anh thúc giục người ta ra mà coi… Đã ba giờ trôi qua rồi, mà suối nước vẫn tuôn tràn… Còn hòn đá kia, tám người túm lại thử đẩy nó xem sao. Vô ích! Nó nặng như đã chôn chặt vào đất tự bao giờ!

Trong trí anh Gaspar bỗng như có tia sáng! Thôi đúng rồi: Cái ông bí mật tự xưng là Giuse kia, đúng là Thánh Cả Giuse! Chính Ngài đã ngỏ lời với anh, đồng thời ban sực mạnh cho anh để đẩy hòn đá lớn ra, và ban suối nước cho anh uống, với cả các thế hệ mai sau, cùng với nguồn ơn thiêng liêng của Thánh Cả. Cho đến ngày nay và mãi mãi, suối nước Thánh Giuse ở Cotignac vẫn tràn trào, và ơn phúc Thánh Giuse hằng tuôn đổ như mưa cho những người đến đó hành hương cầu nguyện. Vì quả thực chỉ sau đó ít lâu, dân chúng đã xây một nhà nguyện kính Thánh Cả Giuse tại địa điểm đó, không xa nhà nguyện ghi dấu chỗ Đức Mẹ hiện ra, cũng tại thôn Cotignac này hơn một trăm năm trước (1519). Và nơi đây đã trở thành trung tâm hành hương lớn, vừa tôn kính “Đức Mẹ Thi Ân” vừa tôn kính Thánh Cả Giuse, và là vùng đất thiêng của Thánh Gia Nagiarét.

Người thứ nhất tỏ lòng tri ân Thánh Giuse tại Cotignac là chính vua nước Pháp. Năm 1661 tức là liền sau năm Thánh Giuse hiện ra, bà hoàng thái hậu thôi làm phụ chánh và hoàng thái tử “Louis Thiên Ân” thực sự nắm quyền vương quốc Pháp, lấy hiệu là LOUIS XIV - tức là Louis Đại đế.

Để tỏ lòng tôn kính Thánh Giuse - như vua cha đã tôn vinh Đức Mẹ, ngày 16 tháng 3 năm 1661, vua gửi thư niêm phong quốc ấn cho Nghị viện, tuyên bố ngày 19 tháng 3 – ngày lễ Thánh Giuse – là ngày lễ nghỉ, cấm mọi việc buôn bán và lao động. Vua cũng gửi thư cho tất cả các Giám mục nước Pháp, xin cử hành long trọng lễ Kính Thánh Giuse ngày 19 tháng 3. Tại Paris, toà Tổng Giám mục đã ra chỉ thị như vậy. Chính ngày lễ Thánh Giuse, Hoàng thái hậu Anna đích thân đến dự lễ tại nhà nguyện dòng Cát minh, và mọi người đã được nghe nhà hùng biện trứ danh Bossuet giảng một bài tuyệt tác về Thánh Giuse, với đoạn kết có lời khen ngợi sáng kiến đạo đức của vị vua trẻ tuổi này, mà sau đây thiên hạ sẽ gọi là “Luy Đại đế” (Louis le Grand).

Thế là nước Pháp chẳng những được cung hiến Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Thiên Chúa qua những lời khấn của vua Louis XIII mà còn được ký thác cho Thánh Cả Giuse, Cha Đồng trinh Ngôi Lời Nhập Thể, qua việc tôn vinh chính thức của vua Louis XIV.

 

4. Nước Việt Nam, 1670

Xấp xỉ cùng thời gian nói trên, một xứ truyền giáo ở Á đông (Việt Nam) và một nước Công giáo kỳ cựu ở Châu Ân (Bỉ) cũng công khai đến với Thánh Giuse và chính thức nhận sự bảo trợ của Ngài.

Trường hợp Giáo hội Việt Nam thật là hi hữu: Ngay từ buổi khai nguyên, đã được Thánh Giuse che chở lạ lùng. Giáo sĩ Đắc lộ (Alexandre de Rhodes) vị khai sáng Giáo hội Đàng ngoài và sẽ là đệ nhị thủ lãnh Giáo hội Đàng trong, đã ghi chép như sau trong cuốn “Hành trình và Truyền giáo” của Ngài:

“Ngày 12 tháng 3 năm 1627, tôi khởi hành từ Áo-môn (Macao) và sau tám ngày vượt biển, suýt chết vì một trận phong ba lớn, chúng tôi may mắn đến được Cửa Bạng trong tỉnh Thánh hoá, vào ngày 19 tháng 3, ngày lễ Thánh Cả Giuse. Tôi liền nhận Người làm Vị Bảo hộ tôi trong công cuộc truyền giáo lớn lao này, và chúng tôi đã lấy tên Người đặt cho cửa bể này, từ đó gọi là Cửa Thánh Giuse”.

Giáo sĩ còn viết thêm trong cuốn “Lích sử Đàng Ngoài” của Ông như sau: “Chúng tôi hy vọng rằng Thiên Chúa sẽ ban Người làm Đấng Bảo hộ và nuôi dưỡng Giáo hội sơ khai Đàng Ngoài”.

Bốn mươi ba năm sau, Công đồng Giáo phận Đàng Ngoài họp tại Phố Hiến (Hưng Yên), ngày 14 tháng 1 năm 1670, dưới quyền chủ tọa của Đức Cha Phêrê Lambert de la Motte, Giám mục Đàng trong kiêm Giám quản Đàng Ngoài, đã có quyết nghị như sau:

“Khoản 34. – Thánh Giuse vinh hiển đã được chọn làm Đấng Bảo trợ (Thánh Bổn Mạng) nước này, theo đúng quyết định đã có từ lâu. Phàm ai làm việc gì hệ trọng trong đạo, phải cậy nhờ sự cầu bầu của Người”.

Văn bản của Công đồng Đàng Ngoài được Đức Giáo hoàng Clêmentê X phê chuẩn ngày 23 tháng 12 1673, với đôi chút thay đổi về số thứ tự và hình thức của quyết định trên như sau:

“Khoản 33. - Chiếu theo những quyết định từ trước tại Ayuthia, Thánh Giuse, Phu quân rất mực xứng đáng của Đức Trinh nữ Rất Thánh, đã được nhận làm Đấng Bảo trợ nước này. Vậy phàm ai đảm nhận công việc gì hệ trọng trong đạo, đều phải cậy nhờ sự cầu bầu của Người”.

Trên đây, ta đã thấy Cha Đắc lộ, ngay khi tới Cửa Bạng năm 1627, đã nhận Thánh Giuse làm Đấng Bảo trợ cho công cuộc truyền giáo cá biệt của Ngài và còn ước mong như vậy cho cả Giáo hội sơ khai. Nay văn kiện chính thức được Toà Thánh chuẩn y còn gợi đến “những quyết định từ trước tại Ayuthia” - tức là những quyết định của chính Đức Cha Lambert de la Motte trong thời gian trú ngụ tại cơ sở truyền giáo Ayuthia, kinh đô nước Xiêm (Thái lan), trước khi đặt chân đến Việt Nam.

Trên thực tế, Đức Cha Phêrô Lambert de la Motto lúc ấy lãnh trách vụ Giám mục cả Đàng Trong và Đàng Ngoài. Theo dòng thời gian, giáo hữu hai miền Nam Bắc càng ngày càng giao lưu, chan hoà, hợp nhất. Ngày nay, hai miền lại thống nhất mọi mặt và các Giám mục toàn quốc đã hợp thành Hội đồng Giám mục Việt Nam. Do những yếu tố kể trên, quyết định lịch sử tôn vinh Thánh Giuse trên bình diện cộng đồng năm 1670, đương nhiên liên hệ đến toàn thể dân Chúa trong cùng một đồng dân tộc.

 

5. Nước Bỉ, 1679

Sáu năm sau khi Đức Giáo Hoàng Clêmentê X phê chuẩn việc nhận Thánh Giuse làm Thánh Bổn mạng Gíao hội Đàng Ngoài ở Việt Nam, đến lượt nước Bỉ ở Châu Âu được Đức Thánh Cha Innôxentê XI chính thức trao vị thủ lãnh Thánh Gia làm Đấng Bảo trợ toàn quốc, ngày 19 tháng 4 năm 1679. Nước láng giềng phía đông bắc nước Pháp này cũng là nước có truyền thống sùng kính

Thánh Giuse từ lâu đời. Ngày nay, truyền thống ấy được kết tinh và tiêu biểu nơi Trung tâm Thánh Giuse ở Kapellan, tỉnh Anvers, cùng với ngôi “Đền thờ quốc gia tôn kính Thánh Giuse” tại Louvain.

 

6. Nước Pêru, 1836

Trở lại Châu Mỹ latinh, nước Pêru cũng được chính thức đặt dưới sự bảo trợ của Thánh Giuse, từ ngày 18 tháng 3 năm 1836. Sắc lệnh của Chính quyền định rõ: Ngày trước lễ, các thành phố trưng đèn chiếu sáng, các Nhà thờ đều đổ chuông, và chính ngày lễ 19 tháng 3: Thánh lễ long trọng tại Nhà thờ chính toà, hát Te Deum (kinh Tạ Ơn Thiên Chúa), các giới chức chính quyền tham dự đông đủ để đại diện cho quốc gia.

 

7. Các nơi khác

Ở một số quốc gia đã tôn vinh Thánh Cả Giuse trên bình diện quốc gia, như tại Côlômbia, lễ Thánh Giúe 19 tháng 3 là lễ nghỉ cả về mặt đạo và mặt đời, và được chuẩn bị bằng việc thực hành bảy ngày Chúa nhật và một tuần chính ngày trước chính ngày lễ.

Nước Vênêzuêla cũng có tục lệ tôn vinh như vậy. Xứ Ecosse, một xứ nói tiếng Anh cũng coi lễ Thánh Giuse là lễ buộc…

Tôn vinh triều thiên Thánh Giuse

Việc tôn vinh công cộng đối với Thánh Giuse còn diễn ra dưới một hình thức trang trọng khác, giầu ý nghĩa thiêng liêng và tác động mạnh vào dân chúng: Đó là việc đội triều thiên (couronnement) cho các ảnh tượng Thánh Giuse.

Triều thiên (mão triều thiên) là biểu tượng của những vinh quang lớn nhất, và của bậc vương giả. Đội triều thiên cho tượng ảnh Thánh Giuse, có nghĩa là tôn vinh những chức vị cao cả và phẩm giá vương giả của Người, đồng thời công khai nhìn nhận quyền bảo trợ, quyền chỉ đạo của Người trên từng cá nhân và từng cộng đoàn nhất định. (Trong tiếng Pháp từ couronnement có nghĩa là trao vương miện, lễ đăng quang).

Châu Mỹ Latinh dường như đã mở đầu phong trào đạo đức này: năm 1779, Đức Tổng Giám mục giáo phận Bogota, nước Côlômbia, đã cho hép tổ chức lễ đội triều thiên long trọng cho một bức ảnh Thánh Giúe. Sau đó, đã có các lễ đội triều thiên cho các tượng Thánh Giuse tại nhiều nước khác.

 

Tại Châu Mỹ

- Năm 1790, tại Guanajuato, nước Mexicô.

- Năm 1874, tại thủ đô Mexicô, trong Nhà thờ Thánh Gia Thất.

- Ngày 12 tháng 10, 1879, tại đảo Saint Pierre et Miquelon.

- Ngày 8 tháng 5, 1892, trong Nhà thờ Thánh Giuse ở West-de-Pere, bang Wisconsin, Hoa kỳ, dưới quyền chủ toạ của vị Đại diện Giáo hoàng là Đức Giám mục giáo phận Green-Bay.

- Ngày 28 tháng 10, 1956, tại Buenos Aires nước Argentina, trong Vương cung Tháng đường Thánh Giuse ở Flores, có Đại diện Đức Giáo hoàng chủ sự.

 

Tại Châu Âu

- Ngày 20 tháng 10, 1869, tại Nhà thờ các Cha Dòng Cát minh ở Bruxelles, nước Bỉ, do Đức Tổng Giám mục (sau là Hồng y) Deschamps với tư cách đặc sứ Đức Giáo hoàng Piô IX. Có Đoản thư (bref) khích lệ của Đức Giáo hoàng ngày 12 tháng 3, 1869.

- Ngày 14 tháng 7, 1872, tại Beauvais nước Pháp, trong Nhà thờ của Tổng hội Thánh Giuse (Archiconfrérie), do Đức Cha Gignoux, Giám mục giáo phận Beauvais. Đoản thư của Đức Giáo Hoàng Piô IX ngày 20 tháng 2, 1872.

- Ngày 24 tháng 7, 1872, tại Gand, nước Bỉ, trong Nhà thờ các Cha Dòng Cát minh, do Đức Cha Henri Braco, Giám mục giáo phận Gand. Đoản thư của Đức Piô IX ngày 7 tháng 5, 1872.

- Ngày 13 tháng 4, 1874, tại Luân đôn, nước Anh, trong nhà nguyện chủng viện Thánh Giuse tại Mill Fill, do Đức Tổng Giám mục Westminester, sau là Hồng y Manning, đại diện Đức Giáo Hoàng Piô IX.

- Ngày 30 tháng 9, 1874, trong Đan viện Dòng Thánh Nobertô (Prêmontrés) ở Saint Michel gần Tarascon, nước Pháp, do Đức Tổng Giám mục giáo phận Éc (Aix), đại diện Đức Giáo hoàng Piô IX.

- Ngày 2 tháng 9, 1900, tại nhà nguyện chủng viện Thánh Giuse ở Seyssinet, nước Pháp, do Đức Cha Henry, Giám mục Grenoble. Có đoản thư của Đức Giáo hoàng ngày 3 tháng 7, 1900.

- Tháng 9 năm 1902, tại Soignié nước Bỉ, trong Nhà thờ các Cha Dòng Cát minh.

- Ngày 29 tháng 8, 1906, tại Villedieu nước Pháp, trong đền Thánh Giuse gọi là “Saint Joseph du Chêne”, do Đức Cha Joseph Rumeau, Giám mục Angers. Đoản thư của Đức Giáo hoàng Piô X ngày 27 tháng 7, 1906.

- Ngày 14 tháng 8, 1921, nước Pháp, trong nhà nguyện nhà Mẹ Dòng Nữ tử Chúa Giêsu (Filles de Jésus), do Đức Cha Gourand, Giám mục Giáo phận Vannes. Đoản thư của Đức Giáo hoàng Bênêdictô ngày 28 tháng 6, 1921.

- Khoảng năm 1930, tại Barcelone nước Tây Ban Nha, trong đền Thánh Giuse ở Montana.

- Nổi bật nhất, là cuộc lễ ở Vương cùng Thánh đường mang tên cũ là ‘Phòng nguyện Thánh Giuse” ở Montréal nước Canađa, ngày 9 tháng 8, 1955, do Đức Hồng y Léger chủ sự với tư cách Đại diện Đức Thánh Cha Piô XII.

Nhân cuộc lễ này, Đức Hồng y Léger đã duyệt và phê chuẩn một nghi thức phỏng theo nghi thức dùng trong việc đội triều thiên cho các ảnh tượng Đức Mẹ, in trong sách Nghi thức Roma.

- Ngày 1 tháng 5, 1957, đội triều thiên cho một pho tượng Tháng Giuse rất cổ kính tại Rabat, đảo quốc Malta. Đoản thư của Đức Giáo hoàng Piô XII ngày 27 tháng 9, 1956.

Nghi thức do Đức Hồng y Léger phê chuẩn và sử dụng tại Montréal năm 1955 đã được sử dụng trong cuộc lễ năm 1956 tại Buenos Aries và cuộc lễ năm 1957 tại Rabat. Sau đó, Cha Giuse Pizzoni, Giám đốc Hàn Lâm Viện Phụng vụ Toà Thánh, đã có bài ngỏ ý hy vọng Thánh bộ Lễ nghi sẽ đưa vào sách Nghi thức Rôma một Nghi thức chính thức về việc đội triều thiên cho ảnh tượng Thánh Giuse.

Từ lòng sùng kính ban đầu của in hữu Nagiarét và các nhà hành hương xa xưa, qua suy tư thần học và hoạt động giảng thuyết, văn chương, nghệ thuật của các vị lãnh đạo dân Chúa và tông đồ giáo dân mọi thời, đến các hình thức tôn vinh công cộng như ký thác các quốc gia, đội triều thiên cho Thánh Giuse, v.v… tất cả chỉ là minh họa và gợi ý nghĩa cụ thể lời Thánh vịnh sau đây, mà Phụng vụ vẫn thường áp dụng cho Thánh Giuse:

“Chúa đã đặt Người làm Chủ Nhà Chúa, và cai quản toàn thể lãnh địa Chúa” (Tv 104:21).

 

Bài chi tiết về Thánh Giuse

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập