Thánh Cả Giuse
Số lượng xem: 671

Thánh cả Giuse (hay Yuse từ tiếng Ý Giuseppe, từ tiếng Do Thái: יוֹסֵף "Yosef"; tiếng Hy LạpἸωσήφ; từ tiếng Anh: Joseph,đôi khi cũng được gọi là Thánh Giuse Thợ, hoặc Thánh Cả Giuse, Giuse thành Nazareth hoặc Giô-sép) là một vị Thánh của Kitô giáo. Những ghi chép về Thánh Giuse xuất hiện đầu tiên trong các bản Phúc Âm Luca và Matthew (còn những văn bản ra đời sớm của Phúc Âm như các thư Sứ đồ Phaolô hay Phúc Âm Máccô).

Tuy các thông tin đề cập trong hai sách trên không hoàn toàn thống nhất với nhau nhưng đều cùng mô tả Thánh Giuse là bạn thanh sạch của Đức trinh nữ Maria và cha về mặt pháp lý của Chúa Giêsu. Theo Phúc Âm Luca, Thánh Giuse là người thuộc chi họ Giuđa, hậu duệ đời thứ 40 của vua David, sinh trú tại Bêlem. Ông thuộc tầng lớp gia đình bình dân của xã hội thời đó. Ông đính hôn với Maria - một thiếu nữ quê ở Nazareth, cũng thuộc chi họ Giuđa.

 

 

Tất cả các sách Tân Ước đều không thuật lại một lời nói nào của Thánh Giuse mà chỉ nhắc đến những hành động được cho là thi hành lời của Thiên Chúa phán qua Sứ thần. Đứng trước sự việc Đức Maria mang thai không phải bởi mình, Giuse đã không từ bỏ Maria và cái thai trong bụng bà mà ông muốn họ có một tư cách pháp lý theo luật Do Thái: "là con cháu vua David đúng như lời Thiên Chúa đã hứa từ thời Cựu Ước". Ông Giuse cũng nhận lời phán truyền của Thiên Chúa qua lời Thiên sứ để đưa Đức Maria và Chúa Giêsu rời xứ Judea sang Ai Cập nhằm tránh cuộc thảm sát của vua Herode Đại đế. Sau đó cũng chính ông nghe lời của Thiên sứ truyền báo để đưa gia đình trở về quê hương sau khi Hêrôđê chết. Các sách Phúc Âm không cho biết Thánh Giuse qua đời vào thời điểm nào. Lần cuối cùng các văn bản này nhắc đến Thánh Giuse là khi ông tìm được trẻ Giêsu tại đền thờ Jerusalem, lúc đó Chúa Giêsu đang luận bàn giáo lý với các nhà thông học Do Thái giáo. Những chứng cứ gián tiếp cho thấy nhiều khả năng ông mất trước giai đoạn Chúa Giêsu hoạt động công khai.

Tên Thánh Giuse ít được nhắc đến trong Kitô giáo thời sơ khai. Tuy vậy, vai trò của ông về sau ngày càng được đề cao. Ngày nay, tất cả các nhánh của Kitô giáo, bao gồm Công giáo RômaChính Thống giáo Đông phương và Anh giáo đều tôn kính Thánh Giuse. Ông là Thánh bổn mạng của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, dòng tu, nam giáo dân. Cùng với sự lớn mạnh của ngành thần học nghiên cứu về Đức Mẹ Maria (Thánh Mẫu học), ngành thần học nghiên cứu về Thánh Giuse (tiếng Anh: Josephology) cũng đã xuất hiện. Từ những năm 1950, có nhiều trung tâm nghiên cứu về ngành này đã được thành lập và phát triển.

Ngay từ những thế kỷ đầu, Giáo hội Công giáo đã công khai tôn thờ Chúa Giêsu và tôn kính Đức trinh nữ Maria. Còn căn cứ theo các sách sử thì Thánh Giuse ít được chú trọng hơn. Tuy nhiên, một số giáo phụ như Gioan Kim KhẩuGiêrônimôAugustine thành Hippo đã ca ngợi ông Thánh Giuse trong các bài giảng của họ.

 

 

Vào thế kỷ XV, nhà thần học Jean Gerson đọc một bài diễn văn hùng hồn tại Ðại Công đồng Constancia (1416) về quyền chức của Thánh Giuse và đề nghị lập lễ kính cho ông, để xin ơn bình an cho Giáo hội Công giáo đang trong cơn khủng hoảng. Ðồng thời, Hồng y Pierre d'Ailly xuất bản cuốn sách "Những vinh hiển và đặc ân của Thánh Giuse". Từ đó, lễ Kính Giuse được phổ biến trong Giáo hội Công giáo. Khắp châu Âu, nhiều nhà thờ được xây cất để kính ông.

Thế kỷ XVI, Thánh nữ Têrêsa thành Avila, một tông đồ sùng tín Giuse, đã cải tổ dòng Cát Minh và dâng kính hầu hết các tu viện bà sáng lập cho Giuse. Ðồng thời, bà chép sách cổ vũ việc sùng kính Thánh Giuse.

Ở Pháp, ngày 19 tháng 3 năm 1661, vua Louis XIV đã tận hiến nước Pháp cho Thánh Giuse, chỉ mười ngày sau khi ông lên ngôi vua. Năm 1704, Giám mục Bossuet đã đọc một bài diễn văn tán dương Thánh Giuse, gây ảnh hưởng lớn đến nỗi Giáo hoàng Urbanô VIII đã nâng lễ Thánh Giuse lên bậc lễ buộc tại nước Pháp.

Tại nước ÁoHoàng đế La Mã Thần Thánh, Đại Công tước Leopoldo VI của Áo (1677) đã tôn Giuse lên làm Thánh bảo trợ quốc gia và xin phép Giáo hoàng cho lập lễ hôn phối giữa Giuse và Maria, hầu cảm tạ ông đã cho nhà vua sinh được con nối dõi (đặt tên là Joseph), cũng như đã cứu thành Vienna khỏi quân Thổ Nhĩ Kỳ đánh phá.

Gia đình Giuse, Maria và Giêsu được gọi là "Thánh Gia". Việc tôn kính Thánh Gia chính thức bắt đầu vào thế kỷ XVII bởi Giám mục Chân phước François de Laval và nhiều nhân vật có thế giá. Dòng Ða Minh và dòng Phanxicô cũng đã góp một phần lớn vào phong trào sùng kính Thánh Gia này.

Năm 1870Giáo hoàng Piô IX, thể theo đề nghị của các Giám mục thế giới đang nhóm họp Công đồng Vatican I, đã long trọng tôn phong Thánh Giuse làm Ðấng bảo trợ toàn thể Giáo hội Công giáo.

Năm 1889Giáo hoàng Lêô XIII ra một thông điệp thời danh, được gọi là Hiến chương Thần học (Pluries Quamquam), tuyên dương sự vinh hiển của Giuse và truyền lấy tháng 3 làm tháng kính ông. Trong Hiến chương ông kêu gọi người Công giáo cầu nguyện với Thánh Giuse, quan thầy của Giáo hội Công giáo trong những khoảng thời gian khó khăn đối với Giáo hội, như khi sự đồi bại ngày càng tăng, vấn đề đạo đức suy thoái trong thế hệ trẻ.

Từ năm 1950 có rất nhiều những nghiên cứu thần học về Thánh Giuse. Ba trung tâm được hình thành, đầu tiên là Valladolid ra đời ở Tây Ban Nha, kế tiếp là trung tâm Saint Joseph Oratory ở Montréal và trung tâm thứ thứ ba là Logate Viterbo, ở Ý.

Năm 1955Giáo hoàng Piô XII đã lập nên lễ Thánh Giuse và đặt ngày kính nhớ vào mồng 1 tháng 5, ngày mà nhiều nước chọn cử hành lễ lao động. Niên biểu không hoàn toàn phổ quát nên lễ Thánh Giuse Thợ cũng được để tự do.

Năm 1989, nhân dịp một trăm năm Quamquam Pluries (một cuốn bách khoa toàn thư về Thánh Joseph của Giáo hoàng Leo XIII. Nó được ban hành vào ngày 15 tháng 8 năm 1889 tại Nhà thờ Thánh Peter ở Rome)Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban Tông Huấn Redemptoris Custos (nghĩa là người giám hộ của Đấng Cứu Chuộc hay Người Trông Nom Đấng Cứu Thế. Tông Huấn này thảo luận về các tầm quan trọng của ông Giuse trong Thánh Gia, và trình bày quan điểm của Giáo hoàng về Thánh Giuse trong kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa. Bằng cách này Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đưa vị trí của ông thành tấm gương của một người cha đầy yêu thương và gương mẫu trong gia đình.

Ngày 19 tháng 12 năm 2010 Giáo hoàng Biển Đức XVI đã giao phó các linh mục trên toàn thế giới cho sự bảo trợ của Thánh Giuse, bằng cách nhắc mọi linh mục nhìn đến vai trò người "cha hợp pháp" của Chúa Giêsu, trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

 

 

Riêng với Giáo hội Công giáo Việt Nam, ông là một vị Thánh đặc biệt quan trọng và được đặc biệt sùng kính một cách phổ biến. Ngày 17 tháng 8 năm 1678Giáo hoàng Innôcentê XI đã ban hành Tông Hiến Sacrosancti Apostolatus (Thánh vụ Tông đồ) đề tôn nhận Giuse là quan thầy các Giáo phận truyền giáo Trung Hoa (cùng với Đàng TrongĐàng Ngoài của Việt Nam).

Ngày 09 tháng 10 năm 2013, Uỷ ban Phụng Tự của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ra "Thông cáo về việc đọc tên Thánh Giuse trong các Kinh nguyện Thánh Thể". Theo thông cáo này, Hội đồng Giám mục Việt Nam quyết định phải đọc tên Thánh Giuse trong các kinh nguyên Thánh Thể do lòng tôn kính Thánh Giuse (theo như sắc lệnh số Prot.N.215/11L ban hành ngày 11 tháng 5 năm 2013 của Bộ Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Bí Tích).

Thánh Giuse được giáo hội hoàn vũ chọn đến hai ngày để tổ chức lễ kính nhớ và nhiều nhà thờ trên thế giới mang tên Thánh Giuse và dâng kính cho Ngài.

Nhiều giáo dân đã nhận được phép lạ sau khi cầu nguyện với Thánh Giuse và khi đọc các phép lạ người ta tin Thánh Giuse chuyển cầu cho thì đúng với những gì Ngài đã lãnh nhận khi chăm sóc Chúa Giêsu, rất âm thầm, nhẹ nhàng nhưng đầy mạnh thế.

Trong số những phép lạ được xác tín của Thánh Giuse là vẫn đang hiện hữu là một nhà nguyện được xây vào thế kỷ XIX ở thành phố Santa Fe, New MexicoHoa Kỳ. Giai thoại được kể như như sau: Các nữ tu của nhà nguyện này đã được một thợ mộc vô danh giúp đỡ làm một cầu thang sau khi họ bế tắc không tìm ra phương án làm chiếc cầu thang lên gác đàn vì thiết kế ban đầu đã quên mất điều này. Bề trên của các nữ tu đã làm Tuần Cửu Nhật cầu xin Thánh Giuse Thợ trợ giúp. Sau khi cầu thang hoàn thành thì mọi kiến trúc sưkỹ sư đều cho rằng không thể hiểu được làm thế nào chiếc cầu thang có thể đứng vững mà không có điểm tựa ở trung tâm (như thường thấy ở các cầu thang loại xoắn ốc). Người thơ mộc này đã làm chiếc cầu thang với chỉ một mình mà không cần người trợ giúp. Còn phần gỗ được sử dụng làm cầu thang thì không hề có trong vùng ấy.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Thánh Cả Giuse

Thánh cả Giuse (hay Yuse từ tiếng Ý Giuseppe, từ tiếng Do Thái: יוֹסֵף "Yosef"; tiếng Hy LạpἸωσήφ; từ tiếng Anh: Joseph,đôi khi cũng được gọi là Thánh Giuse Thợ, hoặc Thánh Cả Giuse, Giuse thành Nazareth hoặc Giô-sép) là một vị Thánh của Kitô giáo. Những ghi chép về Thánh Giuse xuất hiện đầu tiên trong các bản Phúc Âm Luca và Matthew (còn những văn bản ra đời sớm của Phúc Âm như các thư Sứ đồ Phaolô hay Phúc Âm Máccô).

Tuy các thông tin đề cập trong hai sách trên không hoàn toàn thống nhất với nhau nhưng đều cùng mô tả Thánh Giuse là bạn thanh sạch của Đức trinh nữ Maria và cha về mặt pháp lý của Chúa Giêsu. Theo Phúc Âm Luca, Thánh Giuse là người thuộc chi họ Giuđa, hậu duệ đời thứ 40 của vua David, sinh trú tại Bêlem. Ông thuộc tầng lớp gia đình bình dân của xã hội thời đó. Ông đính hôn với Maria - một thiếu nữ quê ở Nazareth, cũng thuộc chi họ Giuđa.

 

 

Tất cả các sách Tân Ước đều không thuật lại một lời nói nào của Thánh Giuse mà chỉ nhắc đến những hành động được cho là thi hành lời của Thiên Chúa phán qua Sứ thần. Đứng trước sự việc Đức Maria mang thai không phải bởi mình, Giuse đã không từ bỏ Maria và cái thai trong bụng bà mà ông muốn họ có một tư cách pháp lý theo luật Do Thái: "là con cháu vua David đúng như lời Thiên Chúa đã hứa từ thời Cựu Ước". Ông Giuse cũng nhận lời phán truyền của Thiên Chúa qua lời Thiên sứ để đưa Đức Maria và Chúa Giêsu rời xứ Judea sang Ai Cập nhằm tránh cuộc thảm sát của vua Herode Đại đế. Sau đó cũng chính ông nghe lời của Thiên sứ truyền báo để đưa gia đình trở về quê hương sau khi Hêrôđê chết. Các sách Phúc Âm không cho biết Thánh Giuse qua đời vào thời điểm nào. Lần cuối cùng các văn bản này nhắc đến Thánh Giuse là khi ông tìm được trẻ Giêsu tại đền thờ Jerusalem, lúc đó Chúa Giêsu đang luận bàn giáo lý với các nhà thông học Do Thái giáo. Những chứng cứ gián tiếp cho thấy nhiều khả năng ông mất trước giai đoạn Chúa Giêsu hoạt động công khai.

Tên Thánh Giuse ít được nhắc đến trong Kitô giáo thời sơ khai. Tuy vậy, vai trò của ông về sau ngày càng được đề cao. Ngày nay, tất cả các nhánh của Kitô giáo, bao gồm Công giáo RômaChính Thống giáo Đông phương và Anh giáo đều tôn kính Thánh Giuse. Ông là Thánh bổn mạng của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ, dòng tu, nam giáo dân. Cùng với sự lớn mạnh của ngành thần học nghiên cứu về Đức Mẹ Maria (Thánh Mẫu học), ngành thần học nghiên cứu về Thánh Giuse (tiếng Anh: Josephology) cũng đã xuất hiện. Từ những năm 1950, có nhiều trung tâm nghiên cứu về ngành này đã được thành lập và phát triển.

Ngay từ những thế kỷ đầu, Giáo hội Công giáo đã công khai tôn thờ Chúa Giêsu và tôn kính Đức trinh nữ Maria. Còn căn cứ theo các sách sử thì Thánh Giuse ít được chú trọng hơn. Tuy nhiên, một số giáo phụ như Gioan Kim KhẩuGiêrônimôAugustine thành Hippo đã ca ngợi ông Thánh Giuse trong các bài giảng của họ.

 

 

Vào thế kỷ XV, nhà thần học Jean Gerson đọc một bài diễn văn hùng hồn tại Ðại Công đồng Constancia (1416) về quyền chức của Thánh Giuse và đề nghị lập lễ kính cho ông, để xin ơn bình an cho Giáo hội Công giáo đang trong cơn khủng hoảng. Ðồng thời, Hồng y Pierre d'Ailly xuất bản cuốn sách "Những vinh hiển và đặc ân của Thánh Giuse". Từ đó, lễ Kính Giuse được phổ biến trong Giáo hội Công giáo. Khắp châu Âu, nhiều nhà thờ được xây cất để kính ông.

Thế kỷ XVI, Thánh nữ Têrêsa thành Avila, một tông đồ sùng tín Giuse, đã cải tổ dòng Cát Minh và dâng kính hầu hết các tu viện bà sáng lập cho Giuse. Ðồng thời, bà chép sách cổ vũ việc sùng kính Thánh Giuse.

Ở Pháp, ngày 19 tháng 3 năm 1661, vua Louis XIV đã tận hiến nước Pháp cho Thánh Giuse, chỉ mười ngày sau khi ông lên ngôi vua. Năm 1704, Giám mục Bossuet đã đọc một bài diễn văn tán dương Thánh Giuse, gây ảnh hưởng lớn đến nỗi Giáo hoàng Urbanô VIII đã nâng lễ Thánh Giuse lên bậc lễ buộc tại nước Pháp.

Tại nước ÁoHoàng đế La Mã Thần Thánh, Đại Công tước Leopoldo VI của Áo (1677) đã tôn Giuse lên làm Thánh bảo trợ quốc gia và xin phép Giáo hoàng cho lập lễ hôn phối giữa Giuse và Maria, hầu cảm tạ ông đã cho nhà vua sinh được con nối dõi (đặt tên là Joseph), cũng như đã cứu thành Vienna khỏi quân Thổ Nhĩ Kỳ đánh phá.

Gia đình Giuse, Maria và Giêsu được gọi là "Thánh Gia". Việc tôn kính Thánh Gia chính thức bắt đầu vào thế kỷ XVII bởi Giám mục Chân phước François de Laval và nhiều nhân vật có thế giá. Dòng Ða Minh và dòng Phanxicô cũng đã góp một phần lớn vào phong trào sùng kính Thánh Gia này.

Năm 1870Giáo hoàng Piô IX, thể theo đề nghị của các Giám mục thế giới đang nhóm họp Công đồng Vatican I, đã long trọng tôn phong Thánh Giuse làm Ðấng bảo trợ toàn thể Giáo hội Công giáo.

Năm 1889Giáo hoàng Lêô XIII ra một thông điệp thời danh, được gọi là Hiến chương Thần học (Pluries Quamquam), tuyên dương sự vinh hiển của Giuse và truyền lấy tháng 3 làm tháng kính ông. Trong Hiến chương ông kêu gọi người Công giáo cầu nguyện với Thánh Giuse, quan thầy của Giáo hội Công giáo trong những khoảng thời gian khó khăn đối với Giáo hội, như khi sự đồi bại ngày càng tăng, vấn đề đạo đức suy thoái trong thế hệ trẻ.

Từ năm 1950 có rất nhiều những nghiên cứu thần học về Thánh Giuse. Ba trung tâm được hình thành, đầu tiên là Valladolid ra đời ở Tây Ban Nha, kế tiếp là trung tâm Saint Joseph Oratory ở Montréal và trung tâm thứ thứ ba là Logate Viterbo, ở Ý.

Năm 1955Giáo hoàng Piô XII đã lập nên lễ Thánh Giuse và đặt ngày kính nhớ vào mồng 1 tháng 5, ngày mà nhiều nước chọn cử hành lễ lao động. Niên biểu không hoàn toàn phổ quát nên lễ Thánh Giuse Thợ cũng được để tự do.

Năm 1989, nhân dịp một trăm năm Quamquam Pluries (một cuốn bách khoa toàn thư về Thánh Joseph của Giáo hoàng Leo XIII. Nó được ban hành vào ngày 15 tháng 8 năm 1889 tại Nhà thờ Thánh Peter ở Rome)Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban Tông Huấn Redemptoris Custos (nghĩa là người giám hộ của Đấng Cứu Chuộc hay Người Trông Nom Đấng Cứu Thế. Tông Huấn này thảo luận về các tầm quan trọng của ông Giuse trong Thánh Gia, và trình bày quan điểm của Giáo hoàng về Thánh Giuse trong kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa. Bằng cách này Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã đưa vị trí của ông thành tấm gương của một người cha đầy yêu thương và gương mẫu trong gia đình.

Ngày 19 tháng 12 năm 2010 Giáo hoàng Biển Đức XVI đã giao phó các linh mục trên toàn thế giới cho sự bảo trợ của Thánh Giuse, bằng cách nhắc mọi linh mục nhìn đến vai trò người "cha hợp pháp" của Chúa Giêsu, trong kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa.

 

 

Riêng với Giáo hội Công giáo Việt Nam, ông là một vị Thánh đặc biệt quan trọng và được đặc biệt sùng kính một cách phổ biến. Ngày 17 tháng 8 năm 1678Giáo hoàng Innôcentê XI đã ban hành Tông Hiến Sacrosancti Apostolatus (Thánh vụ Tông đồ) đề tôn nhận Giuse là quan thầy các Giáo phận truyền giáo Trung Hoa (cùng với Đàng TrongĐàng Ngoài của Việt Nam).

Ngày 09 tháng 10 năm 2013, Uỷ ban Phụng Tự của Hội đồng Giám mục Việt Nam đã ra "Thông cáo về việc đọc tên Thánh Giuse trong các Kinh nguyện Thánh Thể". Theo thông cáo này, Hội đồng Giám mục Việt Nam quyết định phải đọc tên Thánh Giuse trong các kinh nguyên Thánh Thể do lòng tôn kính Thánh Giuse (theo như sắc lệnh số Prot.N.215/11L ban hành ngày 11 tháng 5 năm 2013 của Bộ Phụng Tự Thánh và Kỷ Luật Các Bí Tích).

Thánh Giuse được giáo hội hoàn vũ chọn đến hai ngày để tổ chức lễ kính nhớ và nhiều nhà thờ trên thế giới mang tên Thánh Giuse và dâng kính cho Ngài.

Nhiều giáo dân đã nhận được phép lạ sau khi cầu nguyện với Thánh Giuse và khi đọc các phép lạ người ta tin Thánh Giuse chuyển cầu cho thì đúng với những gì Ngài đã lãnh nhận khi chăm sóc Chúa Giêsu, rất âm thầm, nhẹ nhàng nhưng đầy mạnh thế.

Trong số những phép lạ được xác tín của Thánh Giuse là vẫn đang hiện hữu là một nhà nguyện được xây vào thế kỷ XIX ở thành phố Santa Fe, New MexicoHoa Kỳ. Giai thoại được kể như như sau: Các nữ tu của nhà nguyện này đã được một thợ mộc vô danh giúp đỡ làm một cầu thang sau khi họ bế tắc không tìm ra phương án làm chiếc cầu thang lên gác đàn vì thiết kế ban đầu đã quên mất điều này. Bề trên của các nữ tu đã làm Tuần Cửu Nhật cầu xin Thánh Giuse Thợ trợ giúp. Sau khi cầu thang hoàn thành thì mọi kiến trúc sưkỹ sư đều cho rằng không thể hiểu được làm thế nào chiếc cầu thang có thể đứng vững mà không có điểm tựa ở trung tâm (như thường thấy ở các cầu thang loại xoắn ốc). Người thơ mộc này đã làm chiếc cầu thang với chỉ một mình mà không cần người trợ giúp. Còn phần gỗ được sử dụng làm cầu thang thì không hề có trong vùng ấy.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập