10 quốc gia đông tín hữu Công giáo nhất thế giới
Số lượng xem: 897

Kể từ giao Ước Mới mà Ðức Giêsu Kitô, Thiên Chúa của chúng ta đã ký kết cứu rỗi nhân loại, từ đó đến nay niềm tin cứu độ vào Chúa Giêsu đã được mặc khải đến khắp địa cầu và số tín hữu ngày nay đã vượt qua con số hơn 1.3 tỷ tín hữu. Có thể nói, bất kỳ mảnh đất nào trên khắp thế gian này cũng đều có những người tin theo Đức Giêsu Kitô hiện diện.

Tùy theo bối cảnh lịch sử, tin mừng Chúa Giêsu Kitô được gieo xuống vào những khoẳng khác khác nhau và vì thế, mỗi quốc gia lại có số lượng người công giáo khác nhau. Trong bài này, chúng tôi xin tổng hợp từ các nguồn để giới thiệu 10 quốc gia có số tín hữu đông nhất thế giới ngày hôm nay.

 

 

 

1. Brazil (126.880.000 tín hữu)

Thánh lễ đầu tiên được cử hành tại Brazil vào Chúa nhật Phục Sinh năm 1500 và giáo phận đầu tiên được thành lập vào năm 1551. Trong suốt thời kỳ thực dân, các vị thừa sai Công giáo phản đối quyết liệt chính sách bóc lột người bản địa của chính phủ Bồ Ðào Nha, dẫn đến sự đàn áp đối với dòng Tên vào thế kỷ 18. Khi đất nước giành được độc lập vào thế kỷ 19, cộng đồng Công giáo Iberia đã có mặt tại đây với phần lớn là dân di cư đến từ Ý, Ba Lan và Ðức. Hiện Brazil là quốc gia có đông tín hữu nhất trên thế giới, người Công giáo chiếm 61% dân số nước này.

Trong chuyến thăm năm ngày tới Brazil vào tháng 5 năm 2007, Giáo Hoàng Benedict XVI đã phong Thánh cho Frei Galvão - người đã trở thành vị Thánh đầu tiên sinh ra ở đất nước này.

 

 

2. Mexico (98.820.000 tín hữu)

Công giáo được truyền bá tại Mexico vào đầu thế kỷ 16 bởi các thừa sai Tây Ban Nha. Một linh mục trong đội viễn chinh của Hernan Cortes đã đến bán đảo Yucatan vào năm 1519. Ðến năm 1524, 12 linh mục dòng Phanxicô cũng đã đến Mexico. Dòng Ðaminh có mặt vào năm 1526, và sau đó là dòng Augustinô đến đây năm 1533.

 

 

3. Philippines (85.470.000 tín hữu)

Các nhà truyền giáo đã đưa đức tin Công giáo đến Philippines vào đầu thế kỷ 16 ở Cebu. Ngày nay, quốc đảo này là quốc gia có số lượng tín hữu Công giáo đông nhất châu Á. Theo báo cáo gần đây, có khoảng 81.4% dân số Philippines theo Công giáo.

Người Philippines nổi bật vì lòng nhiệt thành sùng đạo của họ. Thực hành của tôn giáo ở Philippines cũng mang tính vật chất và thể chất khác thường, ngay cả trong các nền văn hóa Công Giáo, đặc biệt được xây dựng dựa trên lòng sùng kính Đức Mẹ Maria - Mẹ Chúa Giêsu và Thánh Santo Niño (Thánh Hài Nhi).

 

 

4. Hoa Kỳ (71.000.000 tín hữu)

Công giáo du nhập vào Mỹ qua những người Tây Ban Nha đến Florida, Georgia, California. Thánh Junipero Serra dòng Phanxicô là người đi tiên phong trong việc truyền giáo tại đây. Sau đó, các thừa sai người Pháp thực hiện sứ mệnh tại Louisiana, Alabama, Arkansas, Illinois, Michigan vào thế kỷ 18. Ðức tin tiếp tục phát triển ở miền đông bắc bởi những người di cư Ý và Ireland vào thế kỷ 19 và 20, cũng như những người mới đến từ Ðông Âu như cộng đồng Latino và Filipino ngày nay.

Số lượng người Công Giáo tăng nhanh trong thế kỷ 19 và 20 thông qua tỷ lệ sinh cũng như nhập cư cao. Các Giáo xứ thành lập nhiều trường học, có hàng trăm trường cao đẳng và đại học được lập ra bởi các dòng tu Công Giáo; đặc biệt là bởi các tu sĩ Dòng Tên. Nhà thờ Công Giáo đã trở thành nhóm tôn giáo lớn thứ hai của đất nước này, sau đạo Tin Lành và là nhà thờ Cơ Đốc lớn nhất của đất nước - Nơi đạo Tin Lành được chia thành các giáo phái riêng biệt.

 

 

5. Italia (50.474.000 tín hữu)

Kitô giáo đặt chân đến Ý vào thế kỷ thứ nhất bởi các thương nhân và lính La Mã. Lá thư của thánh Phaolô gởi đến những người La Mã cho thấy sự hiện diện của Kitô giáo đã có mặt từ thuở đầu tại đây. Thánh Phêrô và thánh Clement (sau này trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên người Ý) đã viết một lá thư cho cộng đồng Kitô hữu ở Corinth vào năm 96.

Công giáo là một phần quan trọng trong cuộc sống ở nước Ý; như một lực lượng xã hội, văn hóa, chính trị không thể tránh khỏi mà người Ý xem là điều hiển nhiên. Mối quan hệ văn hóa lâu đời, sâu sắc được thể hiện qua sự hiện diện của hơn 100.000 nhà thờ Công Giáo trong nước, và Công Giáo vẫn đang gần như độc quyền tôn giáo ở đây.

 

 

6. Pháp (44.000.000 tín hữu)

Tương truyền bà Mary Bethany cùng chị gái là thánh Martha, em trai Lazarus và những người đồng hành bị đàn áp tại Ðất Thánh, đã băng qua Ðịa Trung Hải, vào miền nam nước Pháp, gần Arles. Người dân vùng Provence khẳng định chính Ðức Lazarus là vị Giám mục đầu tiên của Marseille - cũng thuộc miền nam nước này. Tuy nhiên, những ghi chép sớm nhất về Giáo hội Pháp là vào thế kỷ thứ 2, khi Thánh Irenaeus đã mô tả chi tiết cái chết của vị giám mục 90 tuổi Pothinus của Lugdunum và các vị tử đạo khác ở Lyon.

Năm 496 Remigius rửa tội cho vua Clovis I, vị vua này đã chuyển đổi từ ngoại giáo sang Công Giáo. Năm 800, Giáo Hoàng Leo III lên ngôi hoàng đế Charlemagne của Đế chế La Mã thần thánh, hình thành nền tảng chính trị, và Công Giáo ở châu Âu được thành lập một cách nghiêm túc, liên kết mang tính lịch sử lâu dài của chính phủ Pháp với giáo hội Công Giáo.

Giáo hội Công Giáo ở Pháp là một phần của giáo hội Công Giáo toàn cầu trong sự hiệp thông với Giáo Hoàng tại Rome. Đây là giáo hội Công giáo đầu tiên hiệp thông và liên tục với Giáo Hoàng kể từ thế kỷ thứ 2, nên đôi khi nó được mệnh danh là "Trưởng nữ của giáo hội".

 

 

7. Colombia (36.000.000 tín hữu)

Công giáo hiện diện tại quốc gia này vào năm 1508, Giáo phận đầu tiên được thành lập năm 1534. Giống như các thuộc địa khác của Tây Ban Nha tại châu Mỹ, Giáo hội Công giáo không chỉ được hình thành mà còn phụ trách hầu hết các tổ chức cộng đồng về giáo dục (trường học, thư viện…), y tế (bệnh viện, nhà trẻ, trại phong…). Ngày nay, Colombia có 52 giáo phận và hơn 120 tổ chức thuộc Công giáo.

Colombia thường được gọi là "Đất nước của Thánh Tâm", do việc thánh hiến đất nước hàng năm cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, do tổng thống chỉ đạo. Colombia đã được tái thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và thánh hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ Maria vào năm 2008, trong một buổi lễ toàn quốc được cử hành bởi các giám mục chính, với sự hiện diện của tổng thống (cũng là người Công Giáo).

 

 

8. Ba Lan (33.037.017 tín hữu)

85.8% dân số Ba Lan theo Công giáo. Công giáo tại Ba Lan khởi đầu sau khi Vua Mieszko I - Triều đại Piast được Rửa tội vào thứ Bảy Tuần Thánh năm 966. Thế kỷ 13, Công giáo trở thành tôn giáo chính, phát triển rộng rãi khắp đất nước. Ba Lan là nơi đã sinh ra các vị thánh như: Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Thánh Faustina Kowalska, Thánh Maximilian Kolbe…

Trong lịch sử, Ba Lan là một trong những quốc gia tôn giáo lớn nhất ở châu Âu, mặc dù các cuộc khảo sát đã tìm thấy quá trình thế tục hóa nhanh chóng và tăng tốc. Một cuộc khảo sát năm 2018 của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy, trong số những người dưới 45 tuổi, Ba Lan đang thế tục hóa nhanh nhất trong số 106 quốc gia được đo lường. Dù tồn tại các cộng đồng tôn giáo khác nhau ở Ba Lan, nhưng hầu hết người dân nơi đây đều theo Cơ Đốc giáo. Nhóm lớn nhất là Giáo hội Công giáo La Mã, chiếm 91,9% dân số tự nhận mình thuộc Công Giáo vào năm 2018. Và theo Viện Thống kê Giáo hội Công giáo, khoảng 36,7% tín đồ đã tham dự Thánh lễ Chúa nhật năm 2015.

 

 

9. Tây Ban Nha (32.364.000 tín hữu)

Kitô giáo ở Tây Ban Nha có từ rất lâu, tương truyền thánh Phaolô cũng muốn đến nước này nhưng vẫn chưa xác định được ngài đã đến hay chưa. Còn Thánh Giacôbê, con trai của Zebedee, đã rao giảng Tin Mừng quanh bán đảo Iberia.

 

 

10. Cộng hòa dân chủ Congo (28.700.000 tín hữu)

Ðất nước này chưa bao giờ bình yên, khi chiến tranh và nội chiến diễn ra liên tục. Giáo hội đã hoạt động rất tích cực trong việc xây dựng trường học, bệnh viện, cũng như đóng vai trò trung gian hòa giải giữa chính phủ và các phe đối lập. Kitô giáo là tôn giáo chính ở Congo, chiếm 93.7% dân số, trong đó tín hữu Công giáo chiếm khoảng 29.7%.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
10 quốc gia đông tín hữu Công giáo nhất thế giới

Kể từ giao Ước Mới mà Ðức Giêsu Kitô, Thiên Chúa của chúng ta đã ký kết cứu rỗi nhân loại, từ đó đến nay niềm tin cứu độ vào Chúa Giêsu đã được mặc khải đến khắp địa cầu và số tín hữu ngày nay đã vượt qua con số hơn 1.3 tỷ tín hữu. Có thể nói, bất kỳ mảnh đất nào trên khắp thế gian này cũng đều có những người tin theo Đức Giêsu Kitô hiện diện.

Tùy theo bối cảnh lịch sử, tin mừng Chúa Giêsu Kitô được gieo xuống vào những khoẳng khác khác nhau và vì thế, mỗi quốc gia lại có số lượng người công giáo khác nhau. Trong bài này, chúng tôi xin tổng hợp từ các nguồn để giới thiệu 10 quốc gia có số tín hữu đông nhất thế giới ngày hôm nay.

 

 

 

1. Brazil (126.880.000 tín hữu)

Thánh lễ đầu tiên được cử hành tại Brazil vào Chúa nhật Phục Sinh năm 1500 và giáo phận đầu tiên được thành lập vào năm 1551. Trong suốt thời kỳ thực dân, các vị thừa sai Công giáo phản đối quyết liệt chính sách bóc lột người bản địa của chính phủ Bồ Ðào Nha, dẫn đến sự đàn áp đối với dòng Tên vào thế kỷ 18. Khi đất nước giành được độc lập vào thế kỷ 19, cộng đồng Công giáo Iberia đã có mặt tại đây với phần lớn là dân di cư đến từ Ý, Ba Lan và Ðức. Hiện Brazil là quốc gia có đông tín hữu nhất trên thế giới, người Công giáo chiếm 61% dân số nước này.

Trong chuyến thăm năm ngày tới Brazil vào tháng 5 năm 2007, Giáo Hoàng Benedict XVI đã phong Thánh cho Frei Galvão - người đã trở thành vị Thánh đầu tiên sinh ra ở đất nước này.

 

 

2. Mexico (98.820.000 tín hữu)

Công giáo được truyền bá tại Mexico vào đầu thế kỷ 16 bởi các thừa sai Tây Ban Nha. Một linh mục trong đội viễn chinh của Hernan Cortes đã đến bán đảo Yucatan vào năm 1519. Ðến năm 1524, 12 linh mục dòng Phanxicô cũng đã đến Mexico. Dòng Ðaminh có mặt vào năm 1526, và sau đó là dòng Augustinô đến đây năm 1533.

 

 

3. Philippines (85.470.000 tín hữu)

Các nhà truyền giáo đã đưa đức tin Công giáo đến Philippines vào đầu thế kỷ 16 ở Cebu. Ngày nay, quốc đảo này là quốc gia có số lượng tín hữu Công giáo đông nhất châu Á. Theo báo cáo gần đây, có khoảng 81.4% dân số Philippines theo Công giáo.

Người Philippines nổi bật vì lòng nhiệt thành sùng đạo của họ. Thực hành của tôn giáo ở Philippines cũng mang tính vật chất và thể chất khác thường, ngay cả trong các nền văn hóa Công Giáo, đặc biệt được xây dựng dựa trên lòng sùng kính Đức Mẹ Maria - Mẹ Chúa Giêsu và Thánh Santo Niño (Thánh Hài Nhi).

 

 

4. Hoa Kỳ (71.000.000 tín hữu)

Công giáo du nhập vào Mỹ qua những người Tây Ban Nha đến Florida, Georgia, California. Thánh Junipero Serra dòng Phanxicô là người đi tiên phong trong việc truyền giáo tại đây. Sau đó, các thừa sai người Pháp thực hiện sứ mệnh tại Louisiana, Alabama, Arkansas, Illinois, Michigan vào thế kỷ 18. Ðức tin tiếp tục phát triển ở miền đông bắc bởi những người di cư Ý và Ireland vào thế kỷ 19 và 20, cũng như những người mới đến từ Ðông Âu như cộng đồng Latino và Filipino ngày nay.

Số lượng người Công Giáo tăng nhanh trong thế kỷ 19 và 20 thông qua tỷ lệ sinh cũng như nhập cư cao. Các Giáo xứ thành lập nhiều trường học, có hàng trăm trường cao đẳng và đại học được lập ra bởi các dòng tu Công Giáo; đặc biệt là bởi các tu sĩ Dòng Tên. Nhà thờ Công Giáo đã trở thành nhóm tôn giáo lớn thứ hai của đất nước này, sau đạo Tin Lành và là nhà thờ Cơ Đốc lớn nhất của đất nước - Nơi đạo Tin Lành được chia thành các giáo phái riêng biệt.

 

 

5. Italia (50.474.000 tín hữu)

Kitô giáo đặt chân đến Ý vào thế kỷ thứ nhất bởi các thương nhân và lính La Mã. Lá thư của thánh Phaolô gởi đến những người La Mã cho thấy sự hiện diện của Kitô giáo đã có mặt từ thuở đầu tại đây. Thánh Phêrô và thánh Clement (sau này trở thành vị Giáo hoàng đầu tiên người Ý) đã viết một lá thư cho cộng đồng Kitô hữu ở Corinth vào năm 96.

Công giáo là một phần quan trọng trong cuộc sống ở nước Ý; như một lực lượng xã hội, văn hóa, chính trị không thể tránh khỏi mà người Ý xem là điều hiển nhiên. Mối quan hệ văn hóa lâu đời, sâu sắc được thể hiện qua sự hiện diện của hơn 100.000 nhà thờ Công Giáo trong nước, và Công Giáo vẫn đang gần như độc quyền tôn giáo ở đây.

 

 

6. Pháp (44.000.000 tín hữu)

Tương truyền bà Mary Bethany cùng chị gái là thánh Martha, em trai Lazarus và những người đồng hành bị đàn áp tại Ðất Thánh, đã băng qua Ðịa Trung Hải, vào miền nam nước Pháp, gần Arles. Người dân vùng Provence khẳng định chính Ðức Lazarus là vị Giám mục đầu tiên của Marseille - cũng thuộc miền nam nước này. Tuy nhiên, những ghi chép sớm nhất về Giáo hội Pháp là vào thế kỷ thứ 2, khi Thánh Irenaeus đã mô tả chi tiết cái chết của vị giám mục 90 tuổi Pothinus của Lugdunum và các vị tử đạo khác ở Lyon.

Năm 496 Remigius rửa tội cho vua Clovis I, vị vua này đã chuyển đổi từ ngoại giáo sang Công Giáo. Năm 800, Giáo Hoàng Leo III lên ngôi hoàng đế Charlemagne của Đế chế La Mã thần thánh, hình thành nền tảng chính trị, và Công Giáo ở châu Âu được thành lập một cách nghiêm túc, liên kết mang tính lịch sử lâu dài của chính phủ Pháp với giáo hội Công Giáo.

Giáo hội Công Giáo ở Pháp là một phần của giáo hội Công Giáo toàn cầu trong sự hiệp thông với Giáo Hoàng tại Rome. Đây là giáo hội Công giáo đầu tiên hiệp thông và liên tục với Giáo Hoàng kể từ thế kỷ thứ 2, nên đôi khi nó được mệnh danh là "Trưởng nữ của giáo hội".

 

 

7. Colombia (36.000.000 tín hữu)

Công giáo hiện diện tại quốc gia này vào năm 1508, Giáo phận đầu tiên được thành lập năm 1534. Giống như các thuộc địa khác của Tây Ban Nha tại châu Mỹ, Giáo hội Công giáo không chỉ được hình thành mà còn phụ trách hầu hết các tổ chức cộng đồng về giáo dục (trường học, thư viện…), y tế (bệnh viện, nhà trẻ, trại phong…). Ngày nay, Colombia có 52 giáo phận và hơn 120 tổ chức thuộc Công giáo.

Colombia thường được gọi là "Đất nước của Thánh Tâm", do việc thánh hiến đất nước hàng năm cho Thánh Tâm Chúa Giêsu, do tổng thống chỉ đạo. Colombia đã được tái thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và thánh hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Đức Mẹ Maria vào năm 2008, trong một buổi lễ toàn quốc được cử hành bởi các giám mục chính, với sự hiện diện của tổng thống (cũng là người Công Giáo).

 

 

8. Ba Lan (33.037.017 tín hữu)

85.8% dân số Ba Lan theo Công giáo. Công giáo tại Ba Lan khởi đầu sau khi Vua Mieszko I - Triều đại Piast được Rửa tội vào thứ Bảy Tuần Thánh năm 966. Thế kỷ 13, Công giáo trở thành tôn giáo chính, phát triển rộng rãi khắp đất nước. Ba Lan là nơi đã sinh ra các vị thánh như: Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Thánh Faustina Kowalska, Thánh Maximilian Kolbe…

Trong lịch sử, Ba Lan là một trong những quốc gia tôn giáo lớn nhất ở châu Âu, mặc dù các cuộc khảo sát đã tìm thấy quá trình thế tục hóa nhanh chóng và tăng tốc. Một cuộc khảo sát năm 2018 của Trung tâm Nghiên cứu Pew cho thấy, trong số những người dưới 45 tuổi, Ba Lan đang thế tục hóa nhanh nhất trong số 106 quốc gia được đo lường. Dù tồn tại các cộng đồng tôn giáo khác nhau ở Ba Lan, nhưng hầu hết người dân nơi đây đều theo Cơ Đốc giáo. Nhóm lớn nhất là Giáo hội Công giáo La Mã, chiếm 91,9% dân số tự nhận mình thuộc Công Giáo vào năm 2018. Và theo Viện Thống kê Giáo hội Công giáo, khoảng 36,7% tín đồ đã tham dự Thánh lễ Chúa nhật năm 2015.

 

 

9. Tây Ban Nha (32.364.000 tín hữu)

Kitô giáo ở Tây Ban Nha có từ rất lâu, tương truyền thánh Phaolô cũng muốn đến nước này nhưng vẫn chưa xác định được ngài đã đến hay chưa. Còn Thánh Giacôbê, con trai của Zebedee, đã rao giảng Tin Mừng quanh bán đảo Iberia.

 

 

10. Cộng hòa dân chủ Congo (28.700.000 tín hữu)

Ðất nước này chưa bao giờ bình yên, khi chiến tranh và nội chiến diễn ra liên tục. Giáo hội đã hoạt động rất tích cực trong việc xây dựng trường học, bệnh viện, cũng như đóng vai trò trung gian hòa giải giữa chính phủ và các phe đối lập. Kitô giáo là tôn giáo chính ở Congo, chiếm 93.7% dân số, trong đó tín hữu Công giáo chiếm khoảng 29.7%.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập