Cuốn Kinh Thánh hoàn chỉnh và cổ nhất
Số lượng xem: 279

Codex Sassoon, bản sách chép tay Kinh Thánh tiếng Hebrew hoàn chỉnh và cổ nhất thế giới.

 

 

Theo các nhà khảo cổ, cách đây khoảng 1.100 năm, một người chép sách ở nơi ngày nay là Israel hoặc Syria bắt đầu ngồi xuống viết một bản thảo đặc biệt. Với tổng cộng 400 tờ giấy da thuộc khổ lớn, quyển sách chứa đựng bản thảo hoàn chỉnh của Kinh Thánh tiếng Hebrew (chiếm phần khá lớn nội dung của Cựu Ước). Ngôn ngữ trên các trang giấy là kiểu chữ hình vuông, tương tự như trong các cuộn giấy cói chép kinh Torah của Do Thái giáo ngày nay.

 

 

Cuốn Codex Sassoon có kích thước 30 x 35cm, trọng lượng 11,8kg, quyển sách cổ được bọc bằng gáy da nâu từ thế kỷ 20, trên gáy in số 1053 (số danh mục trong bộ sưu tập của học giả người Anh David Solomon Sassoon đã mua sách năm 1929 - vì vậy, tên đầy đủ của quyển sách là Codex Sassoon 1053). 

Codex Sassoon không chỉ ghi chép về nội dung Kinh Thánh Hebrew mà còn ghi chép một số câu chuyện bên lề, chẳng hạn như cách thức văn bản được chỉnh sửa và truyền lại cho người đời sau theo dạng mà con người biết như ngày nay.

 

 

Bản Kinh Thánh cổ nhất từng được ghi nhận là các cuộn giấy Biển Chết, có niên đại từ thế kỷ thứ 3 Trước Công nguyên đến thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Kế đến là giai đoạn được giới học giả gọi là “gần 700 năm thinh lặng”, hiện chỉ còn vài trang giấy ghi chép được truyền lại.

Ngày nay, ngoài Codex Sassoon, thế giới còn sót lại hai bản chép tay Kinh Thánh Hebrew khác, được chép đầy đủ hoặc một phần, vào giai đoạn này. Trong đó, Codex Aleppo đang được bảo quản ở Bảo tàng Israel, chép vào khoảng năm 930. Cuốn này mất gần 2/5 số trang, bao gồm gần như toàn bộ Ngũ Thư. Còn cuốn Codex Leningrad, được cất giữ tại Thư viện Quốc gia Nga ở St. Petersburg, vẫn còn giữ được đầy đủ số trang, nhưng niên đại khoảng năm 1008.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Cuốn Kinh Thánh hoàn chỉnh và cổ nhất

Codex Sassoon, bản sách chép tay Kinh Thánh tiếng Hebrew hoàn chỉnh và cổ nhất thế giới.

 

 

Theo các nhà khảo cổ, cách đây khoảng 1.100 năm, một người chép sách ở nơi ngày nay là Israel hoặc Syria bắt đầu ngồi xuống viết một bản thảo đặc biệt. Với tổng cộng 400 tờ giấy da thuộc khổ lớn, quyển sách chứa đựng bản thảo hoàn chỉnh của Kinh Thánh tiếng Hebrew (chiếm phần khá lớn nội dung của Cựu Ước). Ngôn ngữ trên các trang giấy là kiểu chữ hình vuông, tương tự như trong các cuộn giấy cói chép kinh Torah của Do Thái giáo ngày nay.

 

 

Cuốn Codex Sassoon có kích thước 30 x 35cm, trọng lượng 11,8kg, quyển sách cổ được bọc bằng gáy da nâu từ thế kỷ 20, trên gáy in số 1053 (số danh mục trong bộ sưu tập của học giả người Anh David Solomon Sassoon đã mua sách năm 1929 - vì vậy, tên đầy đủ của quyển sách là Codex Sassoon 1053). 

Codex Sassoon không chỉ ghi chép về nội dung Kinh Thánh Hebrew mà còn ghi chép một số câu chuyện bên lề, chẳng hạn như cách thức văn bản được chỉnh sửa và truyền lại cho người đời sau theo dạng mà con người biết như ngày nay.

 

 

Bản Kinh Thánh cổ nhất từng được ghi nhận là các cuộn giấy Biển Chết, có niên đại từ thế kỷ thứ 3 Trước Công nguyên đến thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên. Kế đến là giai đoạn được giới học giả gọi là “gần 700 năm thinh lặng”, hiện chỉ còn vài trang giấy ghi chép được truyền lại.

Ngày nay, ngoài Codex Sassoon, thế giới còn sót lại hai bản chép tay Kinh Thánh Hebrew khác, được chép đầy đủ hoặc một phần, vào giai đoạn này. Trong đó, Codex Aleppo đang được bảo quản ở Bảo tàng Israel, chép vào khoảng năm 930. Cuốn này mất gần 2/5 số trang, bao gồm gần như toàn bộ Ngũ Thư. Còn cuốn Codex Leningrad, được cất giữ tại Thư viện Quốc gia Nga ở St. Petersburg, vẫn còn giữ được đầy đủ số trang, nhưng niên đại khoảng năm 1008.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập