Thánh Phanxicô Xaviê
Số lượng xem: 427

Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại lâu đài Xaviê trong một gia đình quyền quý của Vương quốc Navarre nhỏ bé miền Bắc nước Tây ban Nha ngày nay. Khi Ngài 5 tuổi, nước Tây ban Nha thôn tính và sáp nhập Navarre khiến gia đình Ngài lâm cảnh nước mất nhà tan. Muốn tiến thân bằng con đường trí thức, năm 17 tuổi Ngài đến Paris học (1525-1536).

 

 

Tại Paris Ngài sống trong cùng một căn phòng với chân phước Favre, và sau đó với Thánh Ignatio. Lần lượt Phêrô Favre rồi Phanxicô Xaviê được thánh Ignatio, lúc ấy sắp thiết lập dòng Tên thu phục. Thoạt tiên, chàng thanh niên vô tư này không suy nghĩ gì đến việc ấy. Nhưng Thánh Inhaxiô đã lặp lại nhiều lần cho Phanxicô nghe những lời của Đức Chúa Giêsu trong sách Tin mừng: “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn thì nào được ích gì?” Sau cùng, Phanxicô Xaviê nhận thức rõ ràng nơi nương náu của ngài trong cuộc sống tại thế này phải là mái nhà của các cha dòng Tên.

Năm 28 tuổi, ngài cùng với nhóm bạn của Thánh Ingatio khấn sống khó nghèo, khiết tịnh và làm việc tông đồ. Năm 31 tuổi ngài chịu chức Linh mục tại Venezia miền Bắc nước Ý. Năm 35 tuổi ngài xuống tàu đi truyền giáo ở vùng Đông Á theo lệnh Đức Thánh Cha Phaolô III.

 

 

Tháng 4 năm 1541 ngài xuống tàu tại Lisbon và mãi 14 tháng sau mới đến được Goa bên Ấn Độ. Trong suốt 10 năm truyền giáo (1542-1552) ngài đã đi cả trăm ngàn cây số. Trong 7 năm đầu, ngài truyền giáo ở vùng Mũi Cormorin, sau đó ở Ceylan, Malaisia và từ đó đến Indonesia. Là vị Giám mục đầu tiên của Tỉnh Dòng đầu tiên ngoài Châu Âu, ngài yêu mến và gắn bó keo sơn với Chúa Giêsu, tha thiết với Dòng và anh em trong Dòng, kính trọng và tuân phục Thánh Ingatio, nhiệt thành lạ lùng với việc tông đồ. Ngài đã rửa tội cho hàng trăm ngàn tân tòng và gây dựng nhiều cộng đoàn tín hữu khắp nơi. Thành quả tông đồ của ngài đã tạo nên một đỉnh cao trong lịch sử truyền giáo của Hội Thánh.

Trong vòng 2 năm (1549-1551) ngài đã thành lập một cộng đoàn tín hữu ở Nhật Bản; trước khi ra đi, ngài trao lại cho một Linh mục Bồ đào Nha; 20 năm sau, cộng đoàn này đã lên đến 30 ngàn người. 

Cuối cùng vì muốn vào Trung Hoa truyền đạo, năm 1552, ngài đã đến được đảo Thượng Xuyên ngay cửa khẩu Quảng Châu, để chờ thuyền lén lút đưa ngài vào Trung Quốc. Tiếc rằng tại đây ngài ngã bệnh và qua đời ngày 3.12.1552 trong một chòi tranh chỉ có anh thanh niên trẻ thông dịch viên bên cạnh. Vài tuần lễ sau, người ta từ Goa đến tìm xác ngài, đem về Goa để chôn cất.

Thánh Phanxicô Xaviê là vị truyền giáo vĩ đại, người tiên phong cho cuộc truyền giáo thời mới. Ngài hòa nhập vào dân mà ngài muốn mang Tin Mừng đến; ngài sống nghèo với những người lao động. Ngài hoạt động thật năng nổ cho cuộc truyền đạo và kích thích được tinh thần này ở Âu Châu. Hàng nghìn người đã theo gương ngài để mang Tin Mừng đi muôn phương.

 

 

Phanxicô Xaviê đã được Đức Thánh Cha Grêgôriô XV tôn phong lên bậc Hiển Thánh năm 1622 và được được đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo.

Cùng được tôn phong với Ngài trong ngày hôm đó còn có Thánh Inhaxiô Lôyôla, Thánh nữ Têrêsa Avila, Thánh Philipphê Nêri và Thánh Isiđôrô Nông Gia.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Thánh Phanxicô Xaviê

Thánh Phanxicô Xaviê sinh năm 1506 tại lâu đài Xaviê trong một gia đình quyền quý của Vương quốc Navarre nhỏ bé miền Bắc nước Tây ban Nha ngày nay. Khi Ngài 5 tuổi, nước Tây ban Nha thôn tính và sáp nhập Navarre khiến gia đình Ngài lâm cảnh nước mất nhà tan. Muốn tiến thân bằng con đường trí thức, năm 17 tuổi Ngài đến Paris học (1525-1536).

 

 

Tại Paris Ngài sống trong cùng một căn phòng với chân phước Favre, và sau đó với Thánh Ignatio. Lần lượt Phêrô Favre rồi Phanxicô Xaviê được thánh Ignatio, lúc ấy sắp thiết lập dòng Tên thu phục. Thoạt tiên, chàng thanh niên vô tư này không suy nghĩ gì đến việc ấy. Nhưng Thánh Inhaxiô đã lặp lại nhiều lần cho Phanxicô nghe những lời của Đức Chúa Giêsu trong sách Tin mừng: “Được lời lãi cả thế gian mà thiệt mất linh hồn thì nào được ích gì?” Sau cùng, Phanxicô Xaviê nhận thức rõ ràng nơi nương náu của ngài trong cuộc sống tại thế này phải là mái nhà của các cha dòng Tên.

Năm 28 tuổi, ngài cùng với nhóm bạn của Thánh Ingatio khấn sống khó nghèo, khiết tịnh và làm việc tông đồ. Năm 31 tuổi ngài chịu chức Linh mục tại Venezia miền Bắc nước Ý. Năm 35 tuổi ngài xuống tàu đi truyền giáo ở vùng Đông Á theo lệnh Đức Thánh Cha Phaolô III.

 

 

Tháng 4 năm 1541 ngài xuống tàu tại Lisbon và mãi 14 tháng sau mới đến được Goa bên Ấn Độ. Trong suốt 10 năm truyền giáo (1542-1552) ngài đã đi cả trăm ngàn cây số. Trong 7 năm đầu, ngài truyền giáo ở vùng Mũi Cormorin, sau đó ở Ceylan, Malaisia và từ đó đến Indonesia. Là vị Giám mục đầu tiên của Tỉnh Dòng đầu tiên ngoài Châu Âu, ngài yêu mến và gắn bó keo sơn với Chúa Giêsu, tha thiết với Dòng và anh em trong Dòng, kính trọng và tuân phục Thánh Ingatio, nhiệt thành lạ lùng với việc tông đồ. Ngài đã rửa tội cho hàng trăm ngàn tân tòng và gây dựng nhiều cộng đoàn tín hữu khắp nơi. Thành quả tông đồ của ngài đã tạo nên một đỉnh cao trong lịch sử truyền giáo của Hội Thánh.

Trong vòng 2 năm (1549-1551) ngài đã thành lập một cộng đoàn tín hữu ở Nhật Bản; trước khi ra đi, ngài trao lại cho một Linh mục Bồ đào Nha; 20 năm sau, cộng đoàn này đã lên đến 30 ngàn người. 

Cuối cùng vì muốn vào Trung Hoa truyền đạo, năm 1552, ngài đã đến được đảo Thượng Xuyên ngay cửa khẩu Quảng Châu, để chờ thuyền lén lút đưa ngài vào Trung Quốc. Tiếc rằng tại đây ngài ngã bệnh và qua đời ngày 3.12.1552 trong một chòi tranh chỉ có anh thanh niên trẻ thông dịch viên bên cạnh. Vài tuần lễ sau, người ta từ Goa đến tìm xác ngài, đem về Goa để chôn cất.

Thánh Phanxicô Xaviê là vị truyền giáo vĩ đại, người tiên phong cho cuộc truyền giáo thời mới. Ngài hòa nhập vào dân mà ngài muốn mang Tin Mừng đến; ngài sống nghèo với những người lao động. Ngài hoạt động thật năng nổ cho cuộc truyền đạo và kích thích được tinh thần này ở Âu Châu. Hàng nghìn người đã theo gương ngài để mang Tin Mừng đi muôn phương.

 

 

Phanxicô Xaviê đã được Đức Thánh Cha Grêgôriô XV tôn phong lên bậc Hiển Thánh năm 1622 và được được đặt làm bổn mạng các xứ truyền giáo.

Cùng được tôn phong với Ngài trong ngày hôm đó còn có Thánh Inhaxiô Lôyôla, Thánh nữ Têrêsa Avila, Thánh Philipphê Nêri và Thánh Isiđôrô Nông Gia.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập