Người Công giáo đi lễ đầu xuân
Số lượng xem: 318

Từ phong tục truyền thống người theo đạo Công giáo cũng đi lễ giao thừa và lễ năm mới để dâng lời tạ ơn Chúa đã ban ơn, giữ gìn gia đình, đất nước trong năm cũ và lễ đầu năm cùng nhau hiệp ý chúc tụng Chúa là chủ mùa xuân, đất trời và xin Ngài ban ơn lành xuống cho mỗi người, mỗi gia đình và Tổ quốc trong năm mới.

 

 

Tục lệ đi lễ giao thừa và lễ đầu năm có từ rất lâu trong lịch phụng vụ của Giáo hội Việt Nam. Đây là một trong những nét đẹp, giao thoa, gìn giữ giữa văn hóa truyền thống mà Giáo hội công Giáo Hoàn Vũ đặt ra cho các dân tộc trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, ngoài Thánh lễ giao thừa tôn kính Thiên Chúa và kính nhớ Đức Mẹ Maria thì đầu năm mới các nhà thờ sẽ cử hành 3 Thánh lễ.

Mùng 1 Tết: Thánh lễ tạ ơn và xin Chúa ban bình an.

Mùng 2 Tết: Kính nhớ tổ tiên ông bà cha mẹ.

Mùng 3 Tết: Thánh hóa công ăn việc làm.

 

 

Có thể ở các góc nhìn khác, cho rằng người Công giáo không gìn giữ tục lệ tổ tiên, làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống nhưng thực tế, các lễ nghi của Công giáo được hòa nhập một cách sâu sắc, có nghĩa ý trên bình diện cả tín ngưỡng và văn hóa. Ba Thánh lễ trên được quy nạp và được thực hành đồng thời với tập tục mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ và mùng 3 tết thầy.

Trong lễ cuối năm, thường các nhà thờ sẽ tổ chức lễ để tạ ơn Chúa đã quan phòng cho mọi người, mọi nhà từ công ăn, việc làm, thử thách, thất bại hay thành công trong suốt 365 ngày. Đức tin Công giáo tin, tất cả những gì xảy ra đều có sự quan phòng theo Thánh ý của Thiên Chúa. Trong tình yêu thương của Ngài, không có điều nào nằm ngoài Thánh ý yêu thương và vì vậy, trong bất cứ điều gì nếu con người tin tưởng, trông cậy và phó thác cho Ngài thì không có ma quỷ, sự dữ nào có thể thắng thế. Vì chỉ có thử thách con người mới lớn lên, trưởng thành và hiểu được giá trị của mình hiện hữu cũng như sự bất toàn, mong manh của kiếp người để cộng tác với Thiên Chúa, đồng hành với nhau trên con đường lữ thứ.

Những đau khổ, buồn đau sẽ tạo nên những con người có trái tim không chai sạn nhưng đầy trắc ẩn, thêm can đảm và mạnh mẽ dấn thân.

Ơn lành Chúa ban không phải là mọi việc thông suốt, không có trở ngại hay gặp phải những điều mà là con người không ai muốn nhưng là sự tin tưởng trong mọi hoàn cảnh luôn có Chúa ở bên nâng đỡ, đồng hành.

 

 

Tuy nhiên, tín hữu Công giáo không có tục “Xin ơn” và “Trả lễ” mặc dù, trong năm họ có thể đến hành hương, cầu nguyện và các ơn ích được ban cho qua lời cầu bầu của các nơi linh thiêng như linh địa Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Trà Kiệu... hay các đền Thánh như Thánh Phêrô Lê Tùy (Hà Nội), cha Phanxico Xavie Trương Bửu Diệp (An Giang)... Theo tín lý Công giáo, không có vị Thánh nào hơn vị Thánh nào vì các ngài đều được Chúa ban cho ơn phúc là “Máng thông ơn Thiên Chúa” để chuyển cầu cho đương sự theo cách riêng. Vì vậy, qua sự quan phòng của Chúa có những vị Thánh, lời chuyển cầu của các ngài ơn ích sẽ được thông ban một cách mau mắn. Nếu có điều kiện, các tín hữu sẽ đến dâng lễ tạ ơn tại các nơi mình đã được các Thánh cầu bầu nhưng không nhất thiết phải đầu năm hay cuối năm và có thể dâng lễ tạ ơn lên Thiên Chúa, các ngài ngay tại Giáo họ, Giáo xứ hay gia đình cùng nhau cầu nguyện tại nhà.

Thánh lễ đầu năm, với những gì đã qua, lại được cộng đoàn hiệp lời ca tụng, dâng lên cho Thiên Chúa, xin Ngài quan phòng, chúc lành cho năm mới. Sự chúc lành đầu năm là cầu mong cho mọi sự thuận hòa, mọi người tìm được giá trị của chính mình, mọi nhà tìm được hơi ấm gia đình, quốc gia tìm được sự an hòa và bình yên.

Trong Thánh lễ đầu năm, nghi thức cũng theo các nghi lễ thường ngày nhưng thường tại các nhà thờ Chính tòa sẽ có thánh lễ Đại triều (cách gọi Thánh lễ lớn, do Giám mục chủ tế và có thêm nhiều Giám mục, Linh mục cùng đồng tế dâng lễ).

Trước lễ, vị chủ tế sẽ chia sẻ về tâm tình ngày Tết cổ truyền, cũng có thể sơ lược những gì Giáo phận hay Giáo xứ đã làm được trong năm qua và nhưng ước muốn trong năm mới, xin cộng đoàn dân Chúa cùng dâng lời cầu nguyện sốt sắng trong Thánh lễ.

 

 

Bài đọc sách Thánh sẽ là những bài về sự hình thành trời đất, vạn vật trong sự quan phòng kỳ diệu của Chúa. Những lời hiệp thông cầu nguyện sẽ là những lời cầu nguyện xin Thiên Chúa chúc lành, ban bình an, soi sáng để thi hành sứ vụ, công việc trong năm mới được theo Thánh ý Chúa.

Cuối buổi lễ sẽ là lời chúc Tết của vị chủ tế, lời đáp cảm ơn của cha xứ hay ông chánh trương/ông chùm (người được giáo dân cử ra giúp Linh mục các công việc của Giáo họ, Giáo xứ). Những năm gần đây, một số nhà thờ sau lễ còn tổ chức “ái lộc” đầu xuân. Đó là những lời Chúa được trích ra, in trên những tấm thiệp, để trong phong bì rất đẹp (có thể trong phong bì có thêm cả một đồng tiền nhỏ). Mọi người lần lượt lên nhận từ Giám mục, các Linh mục hoặc cũng có thể những phong bì đó để ở trên các khay để sau Thánh lễ và Thánh lễ sau (một ngày có nhiều Thánh lễ) mọi người đều có thể lên lấy cho mình.

Lời Chúa mỗi người nhận được sẽ lấy đó để suy tư, cầu nguyện làm kim chỉ nam cho mình trong năm mới.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Người Công giáo đi lễ đầu xuân

Từ phong tục truyền thống người theo đạo Công giáo cũng đi lễ giao thừa và lễ năm mới để dâng lời tạ ơn Chúa đã ban ơn, giữ gìn gia đình, đất nước trong năm cũ và lễ đầu năm cùng nhau hiệp ý chúc tụng Chúa là chủ mùa xuân, đất trời và xin Ngài ban ơn lành xuống cho mỗi người, mỗi gia đình và Tổ quốc trong năm mới.

 

 

Tục lệ đi lễ giao thừa và lễ đầu năm có từ rất lâu trong lịch phụng vụ của Giáo hội Việt Nam. Đây là một trong những nét đẹp, giao thoa, gìn giữ giữa văn hóa truyền thống mà Giáo hội công Giáo Hoàn Vũ đặt ra cho các dân tộc trên khắp thế giới. Ở Việt Nam, ngoài Thánh lễ giao thừa tôn kính Thiên Chúa và kính nhớ Đức Mẹ Maria thì đầu năm mới các nhà thờ sẽ cử hành 3 Thánh lễ.

Mùng 1 Tết: Thánh lễ tạ ơn và xin Chúa ban bình an.

Mùng 2 Tết: Kính nhớ tổ tiên ông bà cha mẹ.

Mùng 3 Tết: Thánh hóa công ăn việc làm.

 

 

Có thể ở các góc nhìn khác, cho rằng người Công giáo không gìn giữ tục lệ tổ tiên, làm mất đi bản sắc văn hóa truyền thống nhưng thực tế, các lễ nghi của Công giáo được hòa nhập một cách sâu sắc, có nghĩa ý trên bình diện cả tín ngưỡng và văn hóa. Ba Thánh lễ trên được quy nạp và được thực hành đồng thời với tập tục mùng 1 tết cha, mùng 2 tết mẹ và mùng 3 tết thầy.

Trong lễ cuối năm, thường các nhà thờ sẽ tổ chức lễ để tạ ơn Chúa đã quan phòng cho mọi người, mọi nhà từ công ăn, việc làm, thử thách, thất bại hay thành công trong suốt 365 ngày. Đức tin Công giáo tin, tất cả những gì xảy ra đều có sự quan phòng theo Thánh ý của Thiên Chúa. Trong tình yêu thương của Ngài, không có điều nào nằm ngoài Thánh ý yêu thương và vì vậy, trong bất cứ điều gì nếu con người tin tưởng, trông cậy và phó thác cho Ngài thì không có ma quỷ, sự dữ nào có thể thắng thế. Vì chỉ có thử thách con người mới lớn lên, trưởng thành và hiểu được giá trị của mình hiện hữu cũng như sự bất toàn, mong manh của kiếp người để cộng tác với Thiên Chúa, đồng hành với nhau trên con đường lữ thứ.

Những đau khổ, buồn đau sẽ tạo nên những con người có trái tim không chai sạn nhưng đầy trắc ẩn, thêm can đảm và mạnh mẽ dấn thân.

Ơn lành Chúa ban không phải là mọi việc thông suốt, không có trở ngại hay gặp phải những điều mà là con người không ai muốn nhưng là sự tin tưởng trong mọi hoàn cảnh luôn có Chúa ở bên nâng đỡ, đồng hành.

 

 

Tuy nhiên, tín hữu Công giáo không có tục “Xin ơn” và “Trả lễ” mặc dù, trong năm họ có thể đến hành hương, cầu nguyện và các ơn ích được ban cho qua lời cầu bầu của các nơi linh thiêng như linh địa Đức Mẹ La Vang, Đức Mẹ Trà Kiệu... hay các đền Thánh như Thánh Phêrô Lê Tùy (Hà Nội), cha Phanxico Xavie Trương Bửu Diệp (An Giang)... Theo tín lý Công giáo, không có vị Thánh nào hơn vị Thánh nào vì các ngài đều được Chúa ban cho ơn phúc là “Máng thông ơn Thiên Chúa” để chuyển cầu cho đương sự theo cách riêng. Vì vậy, qua sự quan phòng của Chúa có những vị Thánh, lời chuyển cầu của các ngài ơn ích sẽ được thông ban một cách mau mắn. Nếu có điều kiện, các tín hữu sẽ đến dâng lễ tạ ơn tại các nơi mình đã được các Thánh cầu bầu nhưng không nhất thiết phải đầu năm hay cuối năm và có thể dâng lễ tạ ơn lên Thiên Chúa, các ngài ngay tại Giáo họ, Giáo xứ hay gia đình cùng nhau cầu nguyện tại nhà.

Thánh lễ đầu năm, với những gì đã qua, lại được cộng đoàn hiệp lời ca tụng, dâng lên cho Thiên Chúa, xin Ngài quan phòng, chúc lành cho năm mới. Sự chúc lành đầu năm là cầu mong cho mọi sự thuận hòa, mọi người tìm được giá trị của chính mình, mọi nhà tìm được hơi ấm gia đình, quốc gia tìm được sự an hòa và bình yên.

Trong Thánh lễ đầu năm, nghi thức cũng theo các nghi lễ thường ngày nhưng thường tại các nhà thờ Chính tòa sẽ có thánh lễ Đại triều (cách gọi Thánh lễ lớn, do Giám mục chủ tế và có thêm nhiều Giám mục, Linh mục cùng đồng tế dâng lễ).

Trước lễ, vị chủ tế sẽ chia sẻ về tâm tình ngày Tết cổ truyền, cũng có thể sơ lược những gì Giáo phận hay Giáo xứ đã làm được trong năm qua và nhưng ước muốn trong năm mới, xin cộng đoàn dân Chúa cùng dâng lời cầu nguyện sốt sắng trong Thánh lễ.

 

 

Bài đọc sách Thánh sẽ là những bài về sự hình thành trời đất, vạn vật trong sự quan phòng kỳ diệu của Chúa. Những lời hiệp thông cầu nguyện sẽ là những lời cầu nguyện xin Thiên Chúa chúc lành, ban bình an, soi sáng để thi hành sứ vụ, công việc trong năm mới được theo Thánh ý Chúa.

Cuối buổi lễ sẽ là lời chúc Tết của vị chủ tế, lời đáp cảm ơn của cha xứ hay ông chánh trương/ông chùm (người được giáo dân cử ra giúp Linh mục các công việc của Giáo họ, Giáo xứ). Những năm gần đây, một số nhà thờ sau lễ còn tổ chức “ái lộc” đầu xuân. Đó là những lời Chúa được trích ra, in trên những tấm thiệp, để trong phong bì rất đẹp (có thể trong phong bì có thêm cả một đồng tiền nhỏ). Mọi người lần lượt lên nhận từ Giám mục, các Linh mục hoặc cũng có thể những phong bì đó để ở trên các khay để sau Thánh lễ và Thánh lễ sau (một ngày có nhiều Thánh lễ) mọi người đều có thể lên lấy cho mình.

Lời Chúa mỗi người nhận được sẽ lấy đó để suy tư, cầu nguyện làm kim chỉ nam cho mình trong năm mới.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập