Ảnh Thánh Công Giáo
Số lượng xem: 624

Icon hoặc tiếng Hy Lạp và eikon được dịch ra nghĩa là “Hình ảnh - ảnh Thánh”

Xuất phát từ trong truyền thống Kinh Thánh, Chúa Kitô là hình ảnh của Chúa Cha đã nhập thể để mạc khải khuôn mặt đích thật của Chúa Cha (Cl 1, 25). Giáo Hội Công giáo luôn luôn ý thức rằng mình phản chiếu hình ảnh Thiên Chúa và tin con người là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô hằng sống. Trong truyền thống Đông Phương, ảnh Thánh không chỉ đơn thuần là bức ảnh tôn giáo, hơn cả là ấn chứa một nền thần học về chiêm nghiệm của tâm hồn.

 

 

Ảnh Thánh là cánh cửa dẫn vào mầu nhiệm chứ không đơn thuần là yếu tố có tính cách trang trí, ảnh Thánh có tính cách bí tích và dấu chỉ để gợi nhắc đến thực tại trên Trời. Chính vì lý do này mà các ảnh Thánh là một thành phần quan yếu của phụng vụ Byzantine (phụng vụ mang phong cách Hy Lạp Kitô giáo của Đế chế Đông La Mã). Những ảnh Thánh khơi gợi cho người ta biết không ngừng hướng về siêu việt và đụng chạm được những thực tại vô hình ở đó. Bởi vậy, ảnh Thánh không phải để chiêm ngắm mà là để chiêm nghiệm, cầu nguyện. Những người vẽ ảnh Thánh không bao giờ có thói quen ký tên của mình ở dưới bức ảnh vì mục đích duy nhất của họ là giúp cho người chiêm ngắm ảnh Thánh chỉ chú tâm vào mầu nhiệm mà bức ảnh muốn gợi lên.

Thông thường tác giả của những bức ảnh Thánh là các thầy tu và khi vẽ, các ngài thường ở trong tư thế quỳ gối và trong bầu khí chiêm niệm, sám hối và cầu nguyện. Các ngài thường chìm sâu trong suy niệm về mầu nhiệm nhiều ngày trước khi các ngài có ý định truyền đạt mầu nhiệm đó qua ảnh Thánh. Các ngài cầu nguyện, suy tư, học hỏi về mầu nhiệm rồi sau đó các ngài mới có thể mô phỏng mầu nhiệm ấy trên gỗ ngang qua những hình thể, màu sắc và những hình ảnh có tính biểu tượng. Các ngài biết rằng những ai nhìn ngắm bức ảnh Thánh thì không phải là để thỏa mãn vẻ đẹp của bức ảnh, nhưng quan trọng là cầu nguyện, suy gẫm với ảnh Thánh. Sự chú tâm này không phải là mang tính cách thể lý hay tâm lý nhưng là đi vào cấu trúc của tinh thần.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Ảnh Thánh Công Giáo

Icon hoặc tiếng Hy Lạp và eikon được dịch ra nghĩa là “Hình ảnh - ảnh Thánh”

Xuất phát từ trong truyền thống Kinh Thánh, Chúa Kitô là hình ảnh của Chúa Cha đã nhập thể để mạc khải khuôn mặt đích thật của Chúa Cha (Cl 1, 25). Giáo Hội Công giáo luôn luôn ý thức rằng mình phản chiếu hình ảnh Thiên Chúa và tin con người là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình, đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô hằng sống. Trong truyền thống Đông Phương, ảnh Thánh không chỉ đơn thuần là bức ảnh tôn giáo, hơn cả là ấn chứa một nền thần học về chiêm nghiệm của tâm hồn.

 

 

Ảnh Thánh là cánh cửa dẫn vào mầu nhiệm chứ không đơn thuần là yếu tố có tính cách trang trí, ảnh Thánh có tính cách bí tích và dấu chỉ để gợi nhắc đến thực tại trên Trời. Chính vì lý do này mà các ảnh Thánh là một thành phần quan yếu của phụng vụ Byzantine (phụng vụ mang phong cách Hy Lạp Kitô giáo của Đế chế Đông La Mã). Những ảnh Thánh khơi gợi cho người ta biết không ngừng hướng về siêu việt và đụng chạm được những thực tại vô hình ở đó. Bởi vậy, ảnh Thánh không phải để chiêm ngắm mà là để chiêm nghiệm, cầu nguyện. Những người vẽ ảnh Thánh không bao giờ có thói quen ký tên của mình ở dưới bức ảnh vì mục đích duy nhất của họ là giúp cho người chiêm ngắm ảnh Thánh chỉ chú tâm vào mầu nhiệm mà bức ảnh muốn gợi lên.

Thông thường tác giả của những bức ảnh Thánh là các thầy tu và khi vẽ, các ngài thường ở trong tư thế quỳ gối và trong bầu khí chiêm niệm, sám hối và cầu nguyện. Các ngài thường chìm sâu trong suy niệm về mầu nhiệm nhiều ngày trước khi các ngài có ý định truyền đạt mầu nhiệm đó qua ảnh Thánh. Các ngài cầu nguyện, suy tư, học hỏi về mầu nhiệm rồi sau đó các ngài mới có thể mô phỏng mầu nhiệm ấy trên gỗ ngang qua những hình thể, màu sắc và những hình ảnh có tính biểu tượng. Các ngài biết rằng những ai nhìn ngắm bức ảnh Thánh thì không phải là để thỏa mãn vẻ đẹp của bức ảnh, nhưng quan trọng là cầu nguyện, suy gẫm với ảnh Thánh. Sự chú tâm này không phải là mang tính cách thể lý hay tâm lý nhưng là đi vào cấu trúc của tinh thần.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập