Càng gần khoa học cần càng gần Thiên Chúa
Số lượng xem: 23

Từ sâu trong trái tim mỗi người, đều có một sự thôi thúc siêu nhiên nào đó, dù không rõ ràng, mơ hồ, nhưng hầu như từ khi khoa học khảo cổ tìm ra các mầm mống con người, người ta đều thấy ở những bộ lạc, dân tộc có một ông Thần nào đó. Ông thần đó tạo ra ánh sáng mặt trời, tạo ra mưa gió, sấm chớp…

Nhiều người không tin rằng Chúa đã tạo ra vũ trụ để con người làm chủ và khám phá. Tại sao Ngài lại cần làm như vậy, trong khi có thể cho cây cỏ, hoa lá xanh tốt quanh năm và hoa trái ăn chẳng bao giờ hết? Con người như vậy có hạnh phúc không, và sự tự do mà Chúa trao cho có thực sự là tuyệt đối? Liệu tình yêu mà Ngài ban phát có là tuyệt hảo?

 

Gregor Mendel, tu sĩ dòng Augustinô, được xem là cha đẻ của di truyền học hiện đại nhờ các thí nghiệm trồng đậu Hà Lan.

 

Cuộc sống chỉ quý giá khi ta là một mắt xích trong cuộc sống này, dù trong sự mầu nhiệm của Chúa, chúng ta không biết tại sao ta lại là cái mắt xích ấy. Nhưng nếu không còn là một mắt xích ấy, có lẽ chúng ta sẽ không tìm thấy ý nghĩa gì trong cõi đời này nữa.

Thiên nhiên và cuộc sống chính là một tác phẩm khoa học. Đôi khi, con người chỉ nhìn vào một trang sách nào đó, thấy mưa, gió, nắng, hay thấy con chuồn chuồn bay, rồi tò mò tìm hiểu xem những thứ đó được tạo ra như thế nào. Có phải thần thánh như các bậc xa xưa đã truyền lại không? Trong sách Sáng Thế Ký, mọi thứ trong vũ trụ, kể cả những thiên hà xa xôi, đều là những thụ tạo. Con người thật ra được trao cho một sứ mệnh tìm ra những điều Chúa đã “giấu sẵn” ở đâu đó, để con người được cộng tác với Chúa, làm cho thế giới mà Chúa tạo ra không chỉ là những thứ vô tri vô giác. Khi con người khám phá, con người trở nên chủ thể, được tự do, và đó chính là một phần của “Thiên đàng” mà chúng ta có thể hiểu, để bước qua trần thế và về với nhà Chúa.

 

Georges Lemaître là linh mục Công giáo người Bỉ, người đề xuất thuyết nguyên tử nguyên thủy (primal atom theory), được coi là tiền thân của Thuyết Big Bang.

 

Khoa học ngày càng tiến xa, nhanh như vũ bão, và không ít người “bàng hoàng” khi con người bay vào vũ trụ, trở về và bảo: “Tôi bay quanh trái đất mà đâu có thấy Chúa”. Cũng giống như công nghệ hiện nay, có thể nhìn thấy, nói chuyện với nhau ở bất kỳ đâu có wifi, dù bạn chẳng nhìn thấy sóng. Trí tuệ nhân tạo (AI), mỗi phút có thể tính được hàng tỷ phép tính, nhưng liệu nó có thể hiểu được cảm xúc, sự mệt mỏi, niềm vui hay nỗi buồn của con người không? Dù công nghệ có thể giúp ta làm được nhiều điều, những thành tựu vĩ đại trong việc khám phá thế giới, nhưng nó không thể thay thế được bản chất con người: có trái tim, có khả năng cảm nhận, yêu thương và tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống. Dù chúng ta có thể trò chuyện với nhau qua sóng điện tử, qua màn hình máy tính, nhưng cảm giác gặp gỡ trực tiếp, sự hiện diện thật sự của một con người, không thể thay thế được.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, người Kitô hữu cũng đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Công nghệ tạo điều kiện để truyền bá đức tin, kết nối cộng đồng Kitô hữu toàn cầu qua các nền tảng trực tuyến, mang lại những cơ hội không giới hạn để chia sẻ lời Chúa. Tuy nhiên, cũng có những câu hỏi về việc làm sao để duy trì giá trị tâm linh giữa thế giới ảo, nơi mà bản chất con người đôi khi bị che khuất bởi sự tiến bộ của máy móc và kỹ thuật.

 

Louis Pasteur là người khám phá nguyên lý tiệt trùng, đặt nền móng cho vi sinh vật học và phát minh ra vắc-xin. Ông là một người Công giáo sùng đạo và từng nói: "Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Chúa."

 

Chúa ban cho con người khả năng suy ngẫm, tìm tòi và khám phá. Nhưng chính trong hành trình đó, chúng ta nhận ra rằng không phải tất cả câu hỏi đều có lời đáp. Và có lẽ, chính sự không hoàn hảo, sự chưa biết, là điều khiến cuộc sống trở nên thú vị. Mỗi ngày là một cơ hội để khám phá thêm, để nhìn thế giới qua những góc nhìn khác nhau, để cảm nhận những điều nhỏ bé xung quanh ta. Khi chúng ta mở lòng ra với thế giới, không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cảm xúc, chúng ta sẽ nhận thấy sự huyền bí và kỳ diệu của Thiên Chúa.

Công nghệ ngày nay đã đảo lộn nhiều nề nếp đã hình thành hàng ngàn năm trong quá khứ. Những chuyện khoa học viễn tưởng xa xưa nay đã trở thành hiện thực. Điều này đã giúp con người có được nhiều công cụ hỗ trợ để giảm đi sức lao động, tạo ra cuộc sống đầy đủ tiện nghi hơn. Tuy nhiên, trước những tiến bộ của công nghệ, cũng có những câu hỏi về sự cân bằng giữa cuộc sống thật và đời sống ảo, giữa công nghệ và đức tin. Chúng ta phải làm sao để sử dụng công nghệ như một công cụ để nâng cao giá trị cuộc sống mà không đánh mất đi những giá trị nhân văn, những phẩm hạnh mà Chúa đã trao ban?

Trong thế giới công nghệ hiện đại, những thông điệp yêu thương và tôn vinh Chúa có thể lan tỏa rộng rãi qua các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube, TikTok, Thereads, X (Twitter)... Nhưng chính chúng ta, những người Kitô hữu, phải là những người có khả năng làm chủ công nghệ, biết sử dụng nó vì mục tiêu thiện hảo, vì tình yêu thương và chia sẻ lời Chúa đến với mọi người.

 

Nguồn: Nội San Nhà Chung

 

BÀI ĐĂNG
TAGS
Càng gần khoa học cần càng gần Thiên Chúa

Từ sâu trong trái tim mỗi người, đều có một sự thôi thúc siêu nhiên nào đó, dù không rõ ràng, mơ hồ, nhưng hầu như từ khi khoa học khảo cổ tìm ra các mầm mống con người, người ta đều thấy ở những bộ lạc, dân tộc có một ông Thần nào đó. Ông thần đó tạo ra ánh sáng mặt trời, tạo ra mưa gió, sấm chớp…

Nhiều người không tin rằng Chúa đã tạo ra vũ trụ để con người làm chủ và khám phá. Tại sao Ngài lại cần làm như vậy, trong khi có thể cho cây cỏ, hoa lá xanh tốt quanh năm và hoa trái ăn chẳng bao giờ hết? Con người như vậy có hạnh phúc không, và sự tự do mà Chúa trao cho có thực sự là tuyệt đối? Liệu tình yêu mà Ngài ban phát có là tuyệt hảo?

 

Gregor Mendel, tu sĩ dòng Augustinô, được xem là cha đẻ của di truyền học hiện đại nhờ các thí nghiệm trồng đậu Hà Lan.

 

Cuộc sống chỉ quý giá khi ta là một mắt xích trong cuộc sống này, dù trong sự mầu nhiệm của Chúa, chúng ta không biết tại sao ta lại là cái mắt xích ấy. Nhưng nếu không còn là một mắt xích ấy, có lẽ chúng ta sẽ không tìm thấy ý nghĩa gì trong cõi đời này nữa.

Thiên nhiên và cuộc sống chính là một tác phẩm khoa học. Đôi khi, con người chỉ nhìn vào một trang sách nào đó, thấy mưa, gió, nắng, hay thấy con chuồn chuồn bay, rồi tò mò tìm hiểu xem những thứ đó được tạo ra như thế nào. Có phải thần thánh như các bậc xa xưa đã truyền lại không? Trong sách Sáng Thế Ký, mọi thứ trong vũ trụ, kể cả những thiên hà xa xôi, đều là những thụ tạo. Con người thật ra được trao cho một sứ mệnh tìm ra những điều Chúa đã “giấu sẵn” ở đâu đó, để con người được cộng tác với Chúa, làm cho thế giới mà Chúa tạo ra không chỉ là những thứ vô tri vô giác. Khi con người khám phá, con người trở nên chủ thể, được tự do, và đó chính là một phần của “Thiên đàng” mà chúng ta có thể hiểu, để bước qua trần thế và về với nhà Chúa.

 

Georges Lemaître là linh mục Công giáo người Bỉ, người đề xuất thuyết nguyên tử nguyên thủy (primal atom theory), được coi là tiền thân của Thuyết Big Bang.

 

Khoa học ngày càng tiến xa, nhanh như vũ bão, và không ít người “bàng hoàng” khi con người bay vào vũ trụ, trở về và bảo: “Tôi bay quanh trái đất mà đâu có thấy Chúa”. Cũng giống như công nghệ hiện nay, có thể nhìn thấy, nói chuyện với nhau ở bất kỳ đâu có wifi, dù bạn chẳng nhìn thấy sóng. Trí tuệ nhân tạo (AI), mỗi phút có thể tính được hàng tỷ phép tính, nhưng liệu nó có thể hiểu được cảm xúc, sự mệt mỏi, niềm vui hay nỗi buồn của con người không? Dù công nghệ có thể giúp ta làm được nhiều điều, những thành tựu vĩ đại trong việc khám phá thế giới, nhưng nó không thể thay thế được bản chất con người: có trái tim, có khả năng cảm nhận, yêu thương và tìm kiếm ý nghĩa trong cuộc sống. Dù chúng ta có thể trò chuyện với nhau qua sóng điện tử, qua màn hình máy tính, nhưng cảm giác gặp gỡ trực tiếp, sự hiện diện thật sự của một con người, không thể thay thế được.

Với sự phát triển không ngừng của công nghệ, người Kitô hữu cũng đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Công nghệ tạo điều kiện để truyền bá đức tin, kết nối cộng đồng Kitô hữu toàn cầu qua các nền tảng trực tuyến, mang lại những cơ hội không giới hạn để chia sẻ lời Chúa. Tuy nhiên, cũng có những câu hỏi về việc làm sao để duy trì giá trị tâm linh giữa thế giới ảo, nơi mà bản chất con người đôi khi bị che khuất bởi sự tiến bộ của máy móc và kỹ thuật.

 

Louis Pasteur là người khám phá nguyên lý tiệt trùng, đặt nền móng cho vi sinh vật học và phát minh ra vắc-xin. Ông là một người Công giáo sùng đạo và từng nói: "Càng nghiên cứu khoa học, tôi càng tin vào Chúa."

 

Chúa ban cho con người khả năng suy ngẫm, tìm tòi và khám phá. Nhưng chính trong hành trình đó, chúng ta nhận ra rằng không phải tất cả câu hỏi đều có lời đáp. Và có lẽ, chính sự không hoàn hảo, sự chưa biết, là điều khiến cuộc sống trở nên thú vị. Mỗi ngày là một cơ hội để khám phá thêm, để nhìn thế giới qua những góc nhìn khác nhau, để cảm nhận những điều nhỏ bé xung quanh ta. Khi chúng ta mở lòng ra với thế giới, không chỉ bằng lý trí mà còn bằng cảm xúc, chúng ta sẽ nhận thấy sự huyền bí và kỳ diệu của Thiên Chúa.

Công nghệ ngày nay đã đảo lộn nhiều nề nếp đã hình thành hàng ngàn năm trong quá khứ. Những chuyện khoa học viễn tưởng xa xưa nay đã trở thành hiện thực. Điều này đã giúp con người có được nhiều công cụ hỗ trợ để giảm đi sức lao động, tạo ra cuộc sống đầy đủ tiện nghi hơn. Tuy nhiên, trước những tiến bộ của công nghệ, cũng có những câu hỏi về sự cân bằng giữa cuộc sống thật và đời sống ảo, giữa công nghệ và đức tin. Chúng ta phải làm sao để sử dụng công nghệ như một công cụ để nâng cao giá trị cuộc sống mà không đánh mất đi những giá trị nhân văn, những phẩm hạnh mà Chúa đã trao ban?

Trong thế giới công nghệ hiện đại, những thông điệp yêu thương và tôn vinh Chúa có thể lan tỏa rộng rãi qua các nền tảng xã hội như Facebook, Instagram, YouTube, TikTok, Thereads, X (Twitter)... Nhưng chính chúng ta, những người Kitô hữu, phải là những người có khả năng làm chủ công nghệ, biết sử dụng nó vì mục tiêu thiện hảo, vì tình yêu thương và chia sẻ lời Chúa đến với mọi người.

 

Nguồn: Nội San Nhà Chung