Thánh Phêrô và Phaolô
Số lượng xem: 660

Thánh Phêrô và Phaolô tông đồ được xem là hai cột trụ của Hội Thánh Kitô giáo tiên khởi. Một người được Chúa chọn làm thủ lãnh các tông đồ, là cột trụ của Giáo hội. Một người được sai đi rao giảng Tin Mừng.

 

 

Hai hoàn cảnh, tính cách và trình độ khác biệt của các ông nhưng lại tìm được mẫu số chung trong công cuộc truyền giáo, đóng góp vào sự phát triển Kitô giáo thời kỳ sơ khai.

Cuộc đời của hai vị trụ cột của Hội Thánh Công Giáo được ghi chép lại trong Kinh thánh Tân Ước và dưới đây là một phần về tiểu sử và những đóng góp của các Ngài cho giáo hội hoàn vũ.

 

Thánh Phêrô

Thánh Phêrô (cũng được gọi là Simon) là tông đồ trưởng trong số Mười hai Tông đồ của Chúa Giêsu. Thánh Phêrô được Chúa Giêsu trực tiếp trao quyền cai quản Hội Thánh. Ông là con trai của Giona và là em ruột của Thánh Anrê - một vị thánh khác trong 12 Tông đồ của Chúa Giêsu.

Ông sinh tại Bethsaida, một thị trấn nhỏ thuộc miền Galilea, trên bờ hồ Tiberias, xứ Palestine. Ông đã có một người mẹ vợ chính thức được đề cập đến trong Kinh Thánh và được Chúa Giêsu chữa lành một cách kỳ diệu (Mátthêu 8:14-15, Luca 4:38, Máccô 1:29-31). Theo Clêmentê thành Alexandria thì Phêrô đã lập gia đình, có những đứa con, vợ của ông đã chịu đau khổ và chịu tử vì đạo.

 

 

Nguồn sử liệu chính về cuộc đời của ông là sách Tân Ước mà chủ yếu là bốn sách Phúc Âm và sách Tông đồ Công vụ. Tân ước nhắc đến Phêrô khoảng 154 lần, dưới danh xưng Hy Lạp Petros, thường gắn liền với tên Do Thái Simêon (đọc theo kiểu Hy Lạp là "Simon"). Danh xưng Phêrô trong tiếng Hy Lạp là "Petros" gốc từ "petra" có nghĩa là "tảng đá", do Chúa Giêsu đặt cho ông, trong tiếng Aram là Kêpha (xuất hiện trong các thư của Thánh Phaolô).

Truyền thống Công giáo cho rằng ông là Giám Mục của Rôma và là vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo Rôma. Niên giám Tòa Thánh năm 1838 dưới triều đại của Giáo Hoàng Grêgôriô XVI cho rằng ông trở thành Giám mục Rôma vào năm 42 và ở ngôi trong vòng 25 năm. Niên giám Tòa Thánh năm 2003 xác định rằng thời gian bắt đầu triều đại của ông không rõ và kéo dài tới năm 64?. Phêrô cũng là người sáng lập nên Giáo Đoàn tại Antioch và là người lãnh đạo của cộng đồng tín hữu tại đây trong vòng 7 năm liền.

Theo một số truyền thuyết có ít nhất từ thế kỷ thứ sáu thì con gái của Phêrô là Petronilla. Tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ở bàn thờ của Thánh Petronilla được vẽ bởi Guercino, 1623, Cristofari, 1730. Giáo hoàng Clement I viết: " Phêrô và Philipphê là cha của những đứa trẻ. Khi Thánh Phêrô nhìn thấy vợ của mình bị dẫn đi tử hình, ông đã rất hoan hỉ bởi vì lệnh đòi và sự trở về nhà cha của bà, bà là nguồn động viên, an ủi rất lớn và ông nói với bà: "Hãy nhớ tới Thiên Chúa". Đó là sự kết hợp của những vị Thánh và họ là một sự sắp đặt hoàn hảo hướng về những gì thánh thiện nhất".

 

 

Phêrô và người anh Anrê làm nghề đánh cá ở Ca-phác-na-um bên cạnh hồ Galilê (Mátthêu 4, 13). Ông đã gặp Chúa Giêsu qua sự giới thiệu của Anrê. Ông đến gặp Chúa Giêsu. Phúc âm Luca cho chúng ta biết thêm: ông trở thành môn đệ của Chúa Giêsu sau khi Chúa cho ông đánh được một mẻ lưới đầy cá (Luca 5, 4:11).

Trong những chương đầu của sách Tông đồ công vụ, ta thấy hai ông Phêrô và Gioan thường xuất hiện với nhau khi làm chứng cho Chúa Phục sinh (Cv chương 3-4). Trong cộng đoàn các Kitô hữu tiên khởi tại Giêrusalem, Phêrô giữ vai trò lãnh đạo.

Chính ông chủ tọa việc bầu một tông đồ thay thế Giuđa Ítcariốt (Cv 1,15-26) và tiên phong rao giảng Tin mừng sau khi đã lãnh nhận Thánh Thần (Cv 2,14). Ngài chủ tọa Ðại hội tại Giêrusalem (Cv chương 15) – thường được coi là công đồng đầu tiên. Khi lên Giêrusalem lần đầu tiên, ông Phaolô chỉ đi gặp ông Phêrô (Kêpha) và ông Giacôbê (Gl 1,18-19); về sau, ông Phaolô thêm ông Gioan nữa: cả ba họp thành "cột trụ của Giáo hội" (Gl 2,9).

Phép lạ Thánh Phê-rô chữa người què ở cửa đền thờ đã làm cho người ta để ý đến các tông đồ và cộng đoàn sơ khai. Công nghị Do Thái lo ngại, bắt giam Phêrô và Gioan. Trước một phiên toà, hai ông can đảm minh chứng cho Chúa Giê-su là Đức Cứu Thế.

Chương 12 của sách Tông đồ công vụ thuận lại việc Phêrô bị bắt một lần nữa. Vua Hêrôđê cho bắt Phêrô, tống vào ngục và giao cho bốn tốp lính canh gác, mỗi tốp gồm bốn người, định sau Lễ Vượt qua sẽ điệu ông ra cho dân chúng. Thế nhưng ông đã được một thiên sứ cứu cách lạ lùng ngay trong đêm trước ngày ông bị đem ra xử. (CV chương 12). Sau khi thông báo với những người còn lại việc ông được cứu thoát, ông đã ra đi đến một nơi khác. (Cv 12,17). Việc điều khiển Giáo hội Jêrusalem được trao cho ông James the Greater.

Các tác phẩm của Tân ước không cho ta biết chi tiết về hành trình của ông, nhất là kể từ sau Ðại hội các Tông đồ tại Giêrusalem (Cv chương 15). Ở chương 8, (14-25) Phêrô cùng với Gioan đi thăm viếng các tân tòng tại Samari trở lại sau khi nghe ông Philippê giảng. Sang đến chương 9, (32-42) chúng ta thấy ngài hoạt động ở Giaffa (Giaphô) cũng thuộc miền Samari. Ở chương 10, ông đi Cesarêa, một thành phố thuộc miền ngoại đạo, vào nhà của ông Cornêliô. Nhóm bảo thủ đã trách móc ngài là vi phạm luật Môsê ngăn cấm chung đụng với dân ngoại (Cv 11,3).

 

 

Một số tài liệu cho rằng, ông rời khỏi Giêsusalem vào năm 44. Giám mục Êusêbiô Cêsarêa đã ghi lại một truyền thống lâu đời cho rằng Phêrô đi làm Giám mục Antiokia (Chronicon 2). Thánh Phaolô cũng nhắc đến việc Phêrô ở Antiokia trong Thư gửi tín hữu Galát (Gl 2,11). Điều này cũng được Origenes công nhận (InLucam Hom, VI). Sử gia Eusebius cho rằng ông Phêrô đã đi giảng Tin mừng cho người Do Thái cư ngụ tại các vùng Pon-tôGa-látCáp-pa-đô-ki-aA-xi-a và Bi-thy-ni-a (1 Pr, 1-2), nghĩa là ở miền bắc Tiểu Á. Một lưu truyền nữa ghi nhận hoạt động của Phêrô tại Côrintô, dựa theo Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô của Phaolô để dàn xếp xiệc chia rẽ giữa ba phe đổi lập: Phao-lô, Kê-pha (tức Phê-rô) và Appollo (1Cr 1,10; 9,5).

Thế kỷ II, trong thư gửi giáo dân Rô-ma, Thánh Đionisio (166-174) Giám mục Corinto cũng quả quyết giáo đoàn này do hai tông đồ Phêrô và Phaolô thành lập.

Không có tài liệu chắc chắn cho chúng ta biết là Phêrô đến Rô-ma vào năm nào. Các sử gia thời thượng cổ chỉ tin rằng Phêrô đã điều khiển giáo đoàn Rô-ma trong 25 năm. Truyền thống cho rằng, ông làm Giám mục ở Rô-ma từ năm 42. Tuy nhiên điều chắc chắn là vào khoảng năm 44, Phêrô mới đi khỏi Jêsusalem và năm 49 lại có mặt tại đó để chủ tọa công đồng.

Có sử gia cho rằng sau khi đi khỏi Jêsusalem vào năm 44, Phêrô đã qua Antiokia, rồi sang Rôma, rửa tội cho nhiều người trong số ấy có gia đình ông bà Aquila và Priscilla, và tổ chức một giáo đoàn khá lớn ở đó, song chỉ được mấy năm, vị tông đồ phải rút khỏi do lệnh của hoàng đế Claudius trục xuất người Do Thái vào khoảng năm 46.

 

 

Nhưng lại có ý kiến khác cho rằng, thời ấy nhiều giáo đoàn chỉ được một vị tông đồ ở xa điều khiển. Nếu Phaolô, đang khi ở Epheso vẫn điều khiển hai giáo đoàn Philip và Thessalonic mà không cần đến vị nào khác, thì Phêrô, tuy còn ở trong xứ Judea ngài cũng có thể điều khiển giáo đoàn Antiokia, Bithynia và Rô-ma nữa. Theo ý kiến này thì Phêrô chỉ tới Rôma sau năm 50.

Cho tới thế kỷ XIV, không có ai đưa ra nghi vấn về việc Phê-rô đến Rô-ma và chịu tử đạo tại đây. Nhưng đầu thế kỷ XIV, Marsillius thành Padua làm cố vấn cho Ludwig xứ Bavaria, hoàng đế La Mã Thần Thánh (1328 – 1346) đã cho ra đời cuốn Defensor Pacis (1324) phủ nhận quyền tối thượng của ngôi Giáo hoàng, trong đó ông đưa ra nghi vấn về việc Phê-rô đến Rô-ma. Nhà thần học Hans Kung cũng chỉ ra, không có bất cứ chỗ nào trong Tân Ước cho thấy Phêrô đến Rôma, hay nhắc tới một người kế vị nào của Phêrô tại đây. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học cũng chưa thành công trong việc thẩm định hoàn toàn về lăng mộ của ông bên dưới Nhà thờ Thánh Phêrô.

Tháng 8 năm 64, Hoàng đế Nero bắt đầu bách hại giáo dân Ki-tô giáo.

Theo một truyền tụng, Phê-rô quyết định đi khỏi Rôma tìm nơi trú ẩn. Nhưng trên con đường Appia, gần cửa Capena, ông đã gặp Chúa Giêsu vác thập giá trên vai. Phêrô hỏi:

"Lạy Chúa, Chúa đi đâu?" (Quo Vadis, Domine?).

Chúa Giê-su đáp:

"Thầy vào thành Roma để chịu đóng đinh một lần nữa".

Phêrô hiểu ra ẩn ý của Chúa. Ông trở vào thành và chịu tử đạo. Sau này, người ta đã xây ngay chỗ Chúa hiện ra với Phê-rô một Thánh đường, mang danh hiệu Quo vadis, Domine? Vào thế kỷ thứ 3, nhiều tác phẩm ra đời (thí dụ: Công vụ của Phêrô), bổ túc thêm các chi tiết về việc Thánh Phêrô gặp Chúa Giê-su vác thập giá khi ông lánh nạn khỏi Rôma (cảnh Quo vadis), việc bị giam ở ngục Mamertina, và bị xử đóng đinh ngược đầu vào thập giá vì thấy không đáng được chết như Thầy mình.

 

 

Theo lưu truyền, Phê-rô bị bắt và bị tống giam. Tại nhà ngục, ông đã cảm hóa hai người lính canh ngục tên là Processus và Martinianus. Cả hai được rửa tội và tử đạo. Cuối cùng vì không có quốc tịch Rô-ma, ông bị kết án tử hình trên thập tự. Bị dẫn tới hý trường Caligula trên đồi Vatican, trông thấy thập giá, Phê-rô cảm thấy mình không xứng đáng được chết như thầy mình, đã yêu cầu được đóng đinh ngược.

Sau khi chết, thi hài của ông được chôn táng trong một nghĩa trang gần nơi xử, tức chỗ xây cất đền Thánh Phê-rô ngày nay trên đồi Vatican. Năm 258, chiếu chỉ Valerianus đe dọa các nghĩa trang Ki-tô giáo, người ta đem xác Thánh giấu trong hang tọa đạo trên đường Appia. Khi cơn bách hại lắng dịu, giáo dân lại đưa hài cốt trở về nơi cũ. Ngày 29 tháng 6 năm 258 ghi trong cuốn Martyrologium hieronimianm chưa chắc đã đúng.

Theo cuốn Liber Pontificialis thì chính Giáo hoàng Corneliô (vào khoảng năm 251, năm Decius chết và cuộc bách hại tạm ngưng) là người đã rước hài cốt thành Phê-rô và Phao-lô về đồi Vatican và đường Ostia. Nếu người ta nhận lưu truyền rằng hài cốt của hai Thánh tông đồ được cất giấu trong hang toại đạo suốt 40 năm, thì cuộc rước xương Thánh vào hầm mộ Thánh Sebastina phải từ thời Giáo hoàng Zepherinô (199 – 217) dưới triều Septimus-Severus. Năm 1915, khi người ta đào bới hang toại đạo, còn thấy trên tường 150 bút ký viết bằng chì những lời cầu khẩn của Phê-rô và Phao-lô.

 

 

Thánh Phaolô

Thánh Phaolô Tông đồ hay còn gọi là Sứ đồ Phaolô khoảng 5 CN – khoảng 64 hay 67 CN ), là "Sứ đồ của dân ngoại". Cùng các sứ đồ Phêrô, Gioan, Giacôbê và Máccô,ông được xem một trong những cột trụ của Hội Thánh Kitô giáo tiên khởi, và là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển Kitô giáo thời kỳ sơ khai.
Không giống Mười hai Sứ đồ, không có tài liệu nào cho rằng Phaolô từng gặp Chúa Giêsu trước khi ông bị đóng đinh trên thập tự giá. Theo ký thuật của Tân Ước, Phaolô là người Do Thái chịu ảnh hưởng văn minh Hy Lạp và là công dân của Đế quốc La Mã, đến từ thành Tarsus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Phaolô là người kiên trì săn đuổi những Kitô hữu ban đầu (hầu hết là người Do Thái) để bách hại họ, cho đến khi chính ông trải qua kinh nghiệm lạ lùng trên đường đến thành Damascus.
 
Phaolô trên đường đến Damascus
 

Phaolô được tôn kính như một vị Thánh trong nhiều nhánh Công giáo khác nhau như Công giáo RômaChính Thống giáo Đông phươngAnh giáo và một số người thuộc Giáo hội Luther. Ông được xem là Thánh quan thầy của Malta và thành phố Luân Đôn, một vài thành phố khác được đặt tên để vinh danh ông như São PauloBrasil và Saint Paul, MinnesotaHoa Kỳ. Đạo Mormon xem ông là nhà tiên tri.

Các thư tín của Phaolô hình thành phần nền tảng của Tân Ước (được xem là nguồn quan trọng cho nền thần học của Hội Thánh ban đầu) cùng những nỗ lực của ông nhằm truyền bá Kitô giáo đến nhiều dân tộc, là mục tiêu của nhiều khuynh hướng luận giải khác nhau. Kitô giáo truyền thống xem các thư tín của Phaolô là một phần của kinh điển Tân Ước và xác định rõ ràng rằng tư tưởng của Phaolô là hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Giêsu và các sứ đồ khác.

Những người ủng hộ thần học giao ước tin rằng Hội Thánh đã thay thế dân tộc Do Thái trong vị trí Tuyển dân của Thiên Chúa, khơi mở những tranh luận hiện vẫn tiếp diễn xem xác định rõ ràng này có phải bắt nguồn từ ý tưởng của Phaolô khi ông giải thích Jeremiah 31: 31 và Ezekiel 36: 27, sau đó xác định rõ ràng này được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Kitô giáo.

Ảnh hưởng của Phaolô trong tư tưởng Kitô giáo được xem là quan trọng hơn bất cứ tác giả Tân Ước nào, xuyên suốt hệ tư tưởng Kitô giáo cho đến ngày nay: từ Thánh Augustinô thành Hippo đến những bất đồng giữa Gottschalk và Hincmar thành Reims; giữa tư tưởng Thomas Aquinôvà học thuyết của Molina; giữa Martin LutherJohn Calvin và Arminius; giữa học thuyết của Jansen và các nhà thần học Dòng Tên, đến các tác phẩm của nhà thần học Karl Barth, đặc biệt là luận giải của Barth về một trong những bức thư tín của Phaolô.

 

 

Có thể sử dụng hai nguồn chính để tái tạo những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Phaolô: các thư tín của ông và những ký thuật trong sách Công vụ các Sứ đồ. Có một vài khó khăn khi dựa vào hai nguồn thông tin này: những thư tín của Phaolô được viết trong quãng thời gian tương đối ngắn (có lẽ khoảng từ năm 50 – 58), và có những nghi vấn về một số sự kiện trong sách Công vụ. Riêng về kinh Công vụ của Phaolô và Thecla, các học giả thường không công nhận sách này, cho đó chỉ là một tác phẩm văn học được sáng tác trong thế kỷ thứ 2, do các sự kiện được chép trong đó không phù hợp với những ký thuật của sách Công vụ các Sứ đồ và các thư tín của Phaolô.

Theo Công vụ các Sứ đồ, Phaolô sinh tại thành Tarsus, xứ Cilicia, thuộc Tiểu Á (nay là Thổ Nhĩ Kỳ) với tên Saul. Ông là người Israel thuộc chi phái Benjamin, được cắt bì vào ngày thứ tám, là một người Pharisee, và "là người sốt sắng quá đỗi về cựu truyền của tổ phụ" Theo sách Công vụ, Phaolô có quốc tịch La Mã - một đặc quyền mà ông đã dùng đến vài lần để tự bảo vệ mình.

Quan điểm được chấp nhận rộng rãi cho rằng Phaolô chưa hề kết hôn. Chính Phaolô đã viết;"Vậy, tôi nói với người những kẻ chưa cưới gả, và kẻ góa bụa rằng ở được như tôi thì hơn". Không có chứng cớ lịch sử nào đề cập đến việc Phaolô đã lập gia đình. Tuy nhiên, một số người lập luận rằng tập quán xã hội thời ấy đòi hỏi người Pharisee và thành viên Toà Công luận (Sanhedrin) phải lập gia đình. Nếu Phaolô là người Pharisee và có thể là thành viên Toà Công luận, thì có lẽ ông đã kết hôn vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Theo Công vụ 22: 3, Phaolô ở Jerusalem, theo học Gamaliel, một học giả tiếng tăm thời ấy. Khi đi nhiều nơi để rao giảng Phúc âm, Phaolô thường tự lo sinh kế cho mình như được chép trong Công vụ 18: 3, Phaolô từng sống với nghề may trại. Theo La Mã 16:2, Pheobe là người có những đóng góp tài chính hỗ trợ ông trong sứ mạng rao giảng Phúc âm.

Theo lời tự thuật của Thánh Phaolô, ông tìm mọi cách để săn đuổi và bức hại các tín hữu Kitô giáo cho đến chết, theo ký thuật của sách Công vụ, ông có mặt trong số những người chứng kiến cái chết của Stephen, người tử đạo đầu tiên của Kitô giáo, nhưng về sau Phaolô đã chấp nhận đức tin Kitô giáo:

"Bấy giờ, Saul chỉ hằng ngăm đe và chém giết môn đồ của Chúa không thôi, đến cùng thầy cả thượng phẩm, xin người những bức thư đề gởi cho các nhà hội thành Damascus, hầu cho hễ gặp người nào thuộc về đạo, bất kỳ đàn ông đàn bà, thì trói giải về thành Jerusalem. Nhưng Saul đang đi đường gần đến thành Damascus, thình lình có ánh sáng từ trời soi sáng chung quanh người. Người té xuống đất, và nghe có tiếng phán cùng mình rằng: Hỡi Saul, Saul, sao ngươi bắt bớ ta? Người thưa rằng: Lạy Chúa, Chúa là ai? Chúa phán rằng: Ta là Giêsu mà ngươi bắt bớ; nhưng hãy đứng dây, vào trong thành, người ta sẽ cho ngươi mọi điều phải làm. Những kẻ đi cùng với người đều đứng lại sững sờ, nghe tiếng nói mà chẳng thấy ai hết. Saul chờ dậy khỏi đất, mắt dẫu mở, nhưng không thấy chi cả; người ta bèn cầm lấy tay dắt người đến thành Damascus; người ở đó ba ngày, chẳng thấy, chẳng ăn và cũng chẳng uống." (Công vụ 9. 1-9; xem thêm lời giải trần của Phaolô trước Vua Agrippa ở Công vụ 26, và Galatians 1. 13-16).

Sau trải nghiệm tiếp nhận Kitô giáo, Thánh Phaolô lưu lại vài ngày ở Damascus rồi đến sống ở vương quốc Nabatea mà ông gọi là "Arabia", rồi trở lại Damascus, khi ấy đang ở dưới sự cai trị của người Nabatea. Ba năm sau khi qui đạo, Phaolô bị buộc phải rời khỏi thành phố qua cổng Kisan trong ban đêm do phản ứng của giới cầm quyền Do Thái đối với lời giảng của ông. Về sau Phaolô đến Jerusalem, gặp James Người công chính (Giacôbe hoặc Gia-cơ) và Phêrô, ông ở với Phêrô trong 15 ngày.

 

 

Sau chuyến viếng thăm Jerusalem, Phaolô đến thành Antioch, từ đó ông bắt đầu cuộc hành trình qua Cộng hòa Síp và miền nam vùng Tiểu Á để rao giảng Phúc âm của Giêsu - được biết đến với tên "Hành trình Truyền giáo Thứ nhất của Phaolô". Tại Derbe, Phaolô và Barnabas bị ngộ nhận là "thần linh... trong hình dạng loài người". Những thư tín của Phaolô nhắc đến việc ông giảng dạy tại Syria và Cilicia, sách Công vụ ký thuật rằng Phaolô "trải qua xứ Syria và Cilicia, làm cho các hội Thánh được bền vững".

Trong các cuộc hành trình truyền giáo, Phaolô thường chọn một hoặc hai người cùng đi với ông, đó là BarnabasSilasTitusTimothy, John còn gọi là MarkAquilaPriscilla và thầy thuốc Luca. Ông nếm trải nhiều điều khổ ải dưới các hình thức khác nhau như bị giam cầm ở Philippi, bị roi vọt và ném đá, chịu đói khát, và suýt thiệt mạng vì một âm mưu sát hại ông.

Trong những năm kế tiếp, Phaolô đi khắp phía tây của vùng Tiểu Á, lần này ông tiến vào xứ Macedonia và thành lập cộng đoàn Kitô giáo đầu tiên tại thành Philippi, tại đây ông phải đối diện với nhiều khó khăn. Phaolô thuật lại kinh nghiệm của mình:"Sau khi bị đau đớn và sỉ nhục tại thành Philippi, như anh em đã biết, thì chúng tôi trông cậy Thiên Chúa, cứ rao truyền Phúc âm của Thiên Chúa cách dạn dĩ giữa cơn đại chiến". Sách Công vụ, từ góc nhìn của một nhân chứng, thuật lại việc Phaolô đuổi quỷ khỏi một phụ nữ nô lệ, làm người ấy mất khả năng bói toán và vì vậy làm giảm trị giá của người nô lệ; do đó, chủ nô cho ông là "kẻ cắp", và nộp ông cho quan quyền. Sau khi được trả tự do vì không có chứng cứ buộc tội, Phaolô đi đến thành Thessalonica, lưu lại ở đây một thời gian trước khi vào Hy Lạp. Trước tiên ông đến Athens, nơi ông có bài thuyết giảng đã trở thành huyền thoại trên đồi Areopagus khi ông soi dẫn cho những người có mặt ở đây biết ai là "Chúa Không biết" mà họ vẫn thờ phụng. Kế đó, Phaolô đến thành Corinth, lưu trú ở đó ba năm và viết thư nhất gởi tín hữu ở Thessalonica.

Một lần nữa, Phaolô lại vướng vào vòng lao lý ở thành Corinth khi một nhóm người Do Thái cáo buộc Phaolô "xúi giục dân chúng thờ Thiên Chúa cách trái nghịch với luật pháp". Phaolô bị kéo đến trước quan trấn thủ Gallio, nhưng ông này cho đây là việc không đáng quan tâm và bác bỏ cáo trạng. Một di chỉ ở Delpphi có nhắc đến tên Gallio, giúp xác định sự kiện này xảy ra trong năm 52, góp phần tái tạo bảng niên đại về cuộc đời của Phaolô.

Phaolô tiếp tục công cuộc rao giảng Phúc âm, thường được gọi là "Hành trình Truyền giáo Thứ ba", trải qua khắp vùng Tiểu Á và Macedonia, đến Antioch rồi quay trở lại. Nỗ lực thuyết giáo của Phaolô gặp phải những phản ứng giận dữ tại một hí viện ở Ephesus, khi lợi tức của giới thợ bạc ở đây bị thiệt hại do ảnh hưởng từ những lời thuyết giảng của ông. Thu nhập của những người này phụ thuộc vào nghề làm tượng nữ thần Artemis được cư dân địa phương sùng bái; hệ quả là đám đông bạo động vây phủ Phaolô khiến ông và những người bạn suýt bị mất mạng. Về sau, khi Phaolô trên đường đến thành Jerusalem, có đi qua thành Ephesus nhưng không lưu lại ở đó vì ông phải đến Jerusalem cho kịp Lễ Ngũ Tuần. Dù vậy, Phaolô đã triệu tập các trưởng lão của hội Thánh tại Ephesus đến gặp ông tại Miletus. Tại đây, Phaolô giãi bày với họ những trải nghiệm cá nhân cũng như khuyên bảo và khích lệ họ.

 

 

Khi đến Jerusalem, Phaolô đối diện với lời đồn đại cho rằng ông chống lại luật pháp Moses. Để chứng minh việc tuân giữ luật pháp, Phaolô giữ lời thề Nazarite với bốn người khác. Sau bảy ngày cho kỳ lễ tinh sạch gần trọn, Phaolô bị bắt giữ và hành hung ngay bên ngoài Đền thờ bởi một đám đông cuồng loạn kêu la: "Hỡi người Israel, hãy đến giúp với! Kìa, người này giảng dạy khắp thiên hạ, nghịch cùng dân, nghịch cùng luật pháp, và nghịch cùng chốn này nữa, đến nỗi hắn dẫn người Hy Lạp vào trong đền thờ, và làm cho nơi Thánh này bị ô uế". Khi một đội binh La Mã đến cứu Phaolô khỏi đám đông đang giận dữ, họ kéo đến cáo buộc Phao lô là kẻ mưu phản, "kẻ xách động thuộc phe Nazareth", kẻ rao giảng sự sống lại của người chết. Phaolô cố gắng giải thích và trình bày đức tin của mình với đám đông bằng ngôn ngữ của họ, có lẽ là tiếng Aram, nhưng đám đông càng bất bình kêu to, "Hãy cất người dường ấy khỏi thế gian, nó chẳng đáng sống đâu!"  Phaolô viện dẫn quyền công dân La Mã để xin được xét xử tại Rôma, nhưng do sự trì trệ của tổng đốc Antonius Felix, ông bị giam giữ hai năm ở Caesarea cho đến khi quan tổng đốc mới, Porcius Festus, đến nhậm chức, nghe giải trình và cho giải Phaolô bằng đường biển đến La Mã, tại đây ông bị quản chế thêm hai năm, với điều kiện sống tốt hơn.

Đến đây chúng ta bị buộc phải dựa vào các truyền thuyết nếu muốn có thêm thông tin chi tiết về những ngày cuối cùng của Phaolô. Theo một truyền thuyết, Phaolô đã đến Tây Ban Nha và Anh quốc. Có lẽ Phaolô đã có ý định ấy, nhưng vẫn không có chứng cớ ông đã thực hiện chuyến đi. Theo một truyền thuyết khác, Phaolô đã chết ở La Mã. Eusebius thành Caesarea (khoảng 275 – 339) cho rằng Phaolô đã bị xử chém đầu trong thời trị vì của NeroHoàng đế La Mã, có thể là năm 64, khi thành La Mã bị thiêu rụi bởi một cơn hoả hoạn, hoặc vài năm sau đó, khoảng năm 67.

 

Hàng năm, Giáo hội hân hoan mừng lễ kính hai Ngài vào ngày 29 tháng 6.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

 

BÀI ĐĂNG
TAGS
Thánh Phêrô và Phaolô

Thánh Phêrô và Phaolô tông đồ được xem là hai cột trụ của Hội Thánh Kitô giáo tiên khởi. Một người được Chúa chọn làm thủ lãnh các tông đồ, là cột trụ của Giáo hội. Một người được sai đi rao giảng Tin Mừng.

 

 

Hai hoàn cảnh, tính cách và trình độ khác biệt của các ông nhưng lại tìm được mẫu số chung trong công cuộc truyền giáo, đóng góp vào sự phát triển Kitô giáo thời kỳ sơ khai.

Cuộc đời của hai vị trụ cột của Hội Thánh Công Giáo được ghi chép lại trong Kinh thánh Tân Ước và dưới đây là một phần về tiểu sử và những đóng góp của các Ngài cho giáo hội hoàn vũ.

 

Thánh Phêrô

Thánh Phêrô (cũng được gọi là Simon) là tông đồ trưởng trong số Mười hai Tông đồ của Chúa Giêsu. Thánh Phêrô được Chúa Giêsu trực tiếp trao quyền cai quản Hội Thánh. Ông là con trai của Giona và là em ruột của Thánh Anrê - một vị thánh khác trong 12 Tông đồ của Chúa Giêsu.

Ông sinh tại Bethsaida, một thị trấn nhỏ thuộc miền Galilea, trên bờ hồ Tiberias, xứ Palestine. Ông đã có một người mẹ vợ chính thức được đề cập đến trong Kinh Thánh và được Chúa Giêsu chữa lành một cách kỳ diệu (Mátthêu 8:14-15, Luca 4:38, Máccô 1:29-31). Theo Clêmentê thành Alexandria thì Phêrô đã lập gia đình, có những đứa con, vợ của ông đã chịu đau khổ và chịu tử vì đạo.

 

 

Nguồn sử liệu chính về cuộc đời của ông là sách Tân Ước mà chủ yếu là bốn sách Phúc Âm và sách Tông đồ Công vụ. Tân ước nhắc đến Phêrô khoảng 154 lần, dưới danh xưng Hy Lạp Petros, thường gắn liền với tên Do Thái Simêon (đọc theo kiểu Hy Lạp là "Simon"). Danh xưng Phêrô trong tiếng Hy Lạp là "Petros" gốc từ "petra" có nghĩa là "tảng đá", do Chúa Giêsu đặt cho ông, trong tiếng Aram là Kêpha (xuất hiện trong các thư của Thánh Phaolô).

Truyền thống Công giáo cho rằng ông là Giám Mục của Rôma và là vị Giáo Hoàng đầu tiên của Giáo hội Công giáo Rôma. Niên giám Tòa Thánh năm 1838 dưới triều đại của Giáo Hoàng Grêgôriô XVI cho rằng ông trở thành Giám mục Rôma vào năm 42 và ở ngôi trong vòng 25 năm. Niên giám Tòa Thánh năm 2003 xác định rằng thời gian bắt đầu triều đại của ông không rõ và kéo dài tới năm 64?. Phêrô cũng là người sáng lập nên Giáo Đoàn tại Antioch và là người lãnh đạo của cộng đồng tín hữu tại đây trong vòng 7 năm liền.

Theo một số truyền thuyết có ít nhất từ thế kỷ thứ sáu thì con gái của Phêrô là Petronilla. Tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô ở bàn thờ của Thánh Petronilla được vẽ bởi Guercino, 1623, Cristofari, 1730. Giáo hoàng Clement I viết: " Phêrô và Philipphê là cha của những đứa trẻ. Khi Thánh Phêrô nhìn thấy vợ của mình bị dẫn đi tử hình, ông đã rất hoan hỉ bởi vì lệnh đòi và sự trở về nhà cha của bà, bà là nguồn động viên, an ủi rất lớn và ông nói với bà: "Hãy nhớ tới Thiên Chúa". Đó là sự kết hợp của những vị Thánh và họ là một sự sắp đặt hoàn hảo hướng về những gì thánh thiện nhất".

 

 

Phêrô và người anh Anrê làm nghề đánh cá ở Ca-phác-na-um bên cạnh hồ Galilê (Mátthêu 4, 13). Ông đã gặp Chúa Giêsu qua sự giới thiệu của Anrê. Ông đến gặp Chúa Giêsu. Phúc âm Luca cho chúng ta biết thêm: ông trở thành môn đệ của Chúa Giêsu sau khi Chúa cho ông đánh được một mẻ lưới đầy cá (Luca 5, 4:11).

Trong những chương đầu của sách Tông đồ công vụ, ta thấy hai ông Phêrô và Gioan thường xuất hiện với nhau khi làm chứng cho Chúa Phục sinh (Cv chương 3-4). Trong cộng đoàn các Kitô hữu tiên khởi tại Giêrusalem, Phêrô giữ vai trò lãnh đạo.

Chính ông chủ tọa việc bầu một tông đồ thay thế Giuđa Ítcariốt (Cv 1,15-26) và tiên phong rao giảng Tin mừng sau khi đã lãnh nhận Thánh Thần (Cv 2,14). Ngài chủ tọa Ðại hội tại Giêrusalem (Cv chương 15) – thường được coi là công đồng đầu tiên. Khi lên Giêrusalem lần đầu tiên, ông Phaolô chỉ đi gặp ông Phêrô (Kêpha) và ông Giacôbê (Gl 1,18-19); về sau, ông Phaolô thêm ông Gioan nữa: cả ba họp thành "cột trụ của Giáo hội" (Gl 2,9).

Phép lạ Thánh Phê-rô chữa người què ở cửa đền thờ đã làm cho người ta để ý đến các tông đồ và cộng đoàn sơ khai. Công nghị Do Thái lo ngại, bắt giam Phêrô và Gioan. Trước một phiên toà, hai ông can đảm minh chứng cho Chúa Giê-su là Đức Cứu Thế.

Chương 12 của sách Tông đồ công vụ thuận lại việc Phêrô bị bắt một lần nữa. Vua Hêrôđê cho bắt Phêrô, tống vào ngục và giao cho bốn tốp lính canh gác, mỗi tốp gồm bốn người, định sau Lễ Vượt qua sẽ điệu ông ra cho dân chúng. Thế nhưng ông đã được một thiên sứ cứu cách lạ lùng ngay trong đêm trước ngày ông bị đem ra xử. (CV chương 12). Sau khi thông báo với những người còn lại việc ông được cứu thoát, ông đã ra đi đến một nơi khác. (Cv 12,17). Việc điều khiển Giáo hội Jêrusalem được trao cho ông James the Greater.

Các tác phẩm của Tân ước không cho ta biết chi tiết về hành trình của ông, nhất là kể từ sau Ðại hội các Tông đồ tại Giêrusalem (Cv chương 15). Ở chương 8, (14-25) Phêrô cùng với Gioan đi thăm viếng các tân tòng tại Samari trở lại sau khi nghe ông Philippê giảng. Sang đến chương 9, (32-42) chúng ta thấy ngài hoạt động ở Giaffa (Giaphô) cũng thuộc miền Samari. Ở chương 10, ông đi Cesarêa, một thành phố thuộc miền ngoại đạo, vào nhà của ông Cornêliô. Nhóm bảo thủ đã trách móc ngài là vi phạm luật Môsê ngăn cấm chung đụng với dân ngoại (Cv 11,3).

 

 

Một số tài liệu cho rằng, ông rời khỏi Giêsusalem vào năm 44. Giám mục Êusêbiô Cêsarêa đã ghi lại một truyền thống lâu đời cho rằng Phêrô đi làm Giám mục Antiokia (Chronicon 2). Thánh Phaolô cũng nhắc đến việc Phêrô ở Antiokia trong Thư gửi tín hữu Galát (Gl 2,11). Điều này cũng được Origenes công nhận (InLucam Hom, VI). Sử gia Eusebius cho rằng ông Phêrô đã đi giảng Tin mừng cho người Do Thái cư ngụ tại các vùng Pon-tôGa-látCáp-pa-đô-ki-aA-xi-a và Bi-thy-ni-a (1 Pr, 1-2), nghĩa là ở miền bắc Tiểu Á. Một lưu truyền nữa ghi nhận hoạt động của Phêrô tại Côrintô, dựa theo Thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô của Phaolô để dàn xếp xiệc chia rẽ giữa ba phe đổi lập: Phao-lô, Kê-pha (tức Phê-rô) và Appollo (1Cr 1,10; 9,5).

Thế kỷ II, trong thư gửi giáo dân Rô-ma, Thánh Đionisio (166-174) Giám mục Corinto cũng quả quyết giáo đoàn này do hai tông đồ Phêrô và Phaolô thành lập.

Không có tài liệu chắc chắn cho chúng ta biết là Phêrô đến Rô-ma vào năm nào. Các sử gia thời thượng cổ chỉ tin rằng Phêrô đã điều khiển giáo đoàn Rô-ma trong 25 năm. Truyền thống cho rằng, ông làm Giám mục ở Rô-ma từ năm 42. Tuy nhiên điều chắc chắn là vào khoảng năm 44, Phêrô mới đi khỏi Jêsusalem và năm 49 lại có mặt tại đó để chủ tọa công đồng.

Có sử gia cho rằng sau khi đi khỏi Jêsusalem vào năm 44, Phêrô đã qua Antiokia, rồi sang Rôma, rửa tội cho nhiều người trong số ấy có gia đình ông bà Aquila và Priscilla, và tổ chức một giáo đoàn khá lớn ở đó, song chỉ được mấy năm, vị tông đồ phải rút khỏi do lệnh của hoàng đế Claudius trục xuất người Do Thái vào khoảng năm 46.

 

 

Nhưng lại có ý kiến khác cho rằng, thời ấy nhiều giáo đoàn chỉ được một vị tông đồ ở xa điều khiển. Nếu Phaolô, đang khi ở Epheso vẫn điều khiển hai giáo đoàn Philip và Thessalonic mà không cần đến vị nào khác, thì Phêrô, tuy còn ở trong xứ Judea ngài cũng có thể điều khiển giáo đoàn Antiokia, Bithynia và Rô-ma nữa. Theo ý kiến này thì Phêrô chỉ tới Rôma sau năm 50.

Cho tới thế kỷ XIV, không có ai đưa ra nghi vấn về việc Phê-rô đến Rô-ma và chịu tử đạo tại đây. Nhưng đầu thế kỷ XIV, Marsillius thành Padua làm cố vấn cho Ludwig xứ Bavaria, hoàng đế La Mã Thần Thánh (1328 – 1346) đã cho ra đời cuốn Defensor Pacis (1324) phủ nhận quyền tối thượng của ngôi Giáo hoàng, trong đó ông đưa ra nghi vấn về việc Phê-rô đến Rô-ma. Nhà thần học Hans Kung cũng chỉ ra, không có bất cứ chỗ nào trong Tân Ước cho thấy Phêrô đến Rôma, hay nhắc tới một người kế vị nào của Phêrô tại đây. Ngoài ra, các nhà khảo cổ học cũng chưa thành công trong việc thẩm định hoàn toàn về lăng mộ của ông bên dưới Nhà thờ Thánh Phêrô.

Tháng 8 năm 64, Hoàng đế Nero bắt đầu bách hại giáo dân Ki-tô giáo.

Theo một truyền tụng, Phê-rô quyết định đi khỏi Rôma tìm nơi trú ẩn. Nhưng trên con đường Appia, gần cửa Capena, ông đã gặp Chúa Giêsu vác thập giá trên vai. Phêrô hỏi:

"Lạy Chúa, Chúa đi đâu?" (Quo Vadis, Domine?).

Chúa Giê-su đáp:

"Thầy vào thành Roma để chịu đóng đinh một lần nữa".

Phêrô hiểu ra ẩn ý của Chúa. Ông trở vào thành và chịu tử đạo. Sau này, người ta đã xây ngay chỗ Chúa hiện ra với Phê-rô một Thánh đường, mang danh hiệu Quo vadis, Domine? Vào thế kỷ thứ 3, nhiều tác phẩm ra đời (thí dụ: Công vụ của Phêrô), bổ túc thêm các chi tiết về việc Thánh Phêrô gặp Chúa Giê-su vác thập giá khi ông lánh nạn khỏi Rôma (cảnh Quo vadis), việc bị giam ở ngục Mamertina, và bị xử đóng đinh ngược đầu vào thập giá vì thấy không đáng được chết như Thầy mình.

 

 

Theo lưu truyền, Phê-rô bị bắt và bị tống giam. Tại nhà ngục, ông đã cảm hóa hai người lính canh ngục tên là Processus và Martinianus. Cả hai được rửa tội và tử đạo. Cuối cùng vì không có quốc tịch Rô-ma, ông bị kết án tử hình trên thập tự. Bị dẫn tới hý trường Caligula trên đồi Vatican, trông thấy thập giá, Phê-rô cảm thấy mình không xứng đáng được chết như thầy mình, đã yêu cầu được đóng đinh ngược.

Sau khi chết, thi hài của ông được chôn táng trong một nghĩa trang gần nơi xử, tức chỗ xây cất đền Thánh Phê-rô ngày nay trên đồi Vatican. Năm 258, chiếu chỉ Valerianus đe dọa các nghĩa trang Ki-tô giáo, người ta đem xác Thánh giấu trong hang tọa đạo trên đường Appia. Khi cơn bách hại lắng dịu, giáo dân lại đưa hài cốt trở về nơi cũ. Ngày 29 tháng 6 năm 258 ghi trong cuốn Martyrologium hieronimianm chưa chắc đã đúng.

Theo cuốn Liber Pontificialis thì chính Giáo hoàng Corneliô (vào khoảng năm 251, năm Decius chết và cuộc bách hại tạm ngưng) là người đã rước hài cốt thành Phê-rô và Phao-lô về đồi Vatican và đường Ostia. Nếu người ta nhận lưu truyền rằng hài cốt của hai Thánh tông đồ được cất giấu trong hang toại đạo suốt 40 năm, thì cuộc rước xương Thánh vào hầm mộ Thánh Sebastina phải từ thời Giáo hoàng Zepherinô (199 – 217) dưới triều Septimus-Severus. Năm 1915, khi người ta đào bới hang toại đạo, còn thấy trên tường 150 bút ký viết bằng chì những lời cầu khẩn của Phê-rô và Phao-lô.

 

 

Thánh Phaolô

Thánh Phaolô Tông đồ hay còn gọi là Sứ đồ Phaolô khoảng 5 CN – khoảng 64 hay 67 CN ), là "Sứ đồ của dân ngoại". Cùng các sứ đồ Phêrô, Gioan, Giacôbê và Máccô,ông được xem một trong những cột trụ của Hội Thánh Kitô giáo tiên khởi, và là một nhân tố quan trọng đóng góp vào sự phát triển Kitô giáo thời kỳ sơ khai.
Không giống Mười hai Sứ đồ, không có tài liệu nào cho rằng Phaolô từng gặp Chúa Giêsu trước khi ông bị đóng đinh trên thập tự giá. Theo ký thuật của Tân Ước, Phaolô là người Do Thái chịu ảnh hưởng văn minh Hy Lạp và là công dân của Đế quốc La Mã, đến từ thành Tarsus (nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ). Phaolô là người kiên trì săn đuổi những Kitô hữu ban đầu (hầu hết là người Do Thái) để bách hại họ, cho đến khi chính ông trải qua kinh nghiệm lạ lùng trên đường đến thành Damascus.
 
Phaolô trên đường đến Damascus
 

Phaolô được tôn kính như một vị Thánh trong nhiều nhánh Công giáo khác nhau như Công giáo RômaChính Thống giáo Đông phươngAnh giáo và một số người thuộc Giáo hội Luther. Ông được xem là Thánh quan thầy của Malta và thành phố Luân Đôn, một vài thành phố khác được đặt tên để vinh danh ông như São PauloBrasil và Saint Paul, MinnesotaHoa Kỳ. Đạo Mormon xem ông là nhà tiên tri.

Các thư tín của Phaolô hình thành phần nền tảng của Tân Ước (được xem là nguồn quan trọng cho nền thần học của Hội Thánh ban đầu) cùng những nỗ lực của ông nhằm truyền bá Kitô giáo đến nhiều dân tộc, là mục tiêu của nhiều khuynh hướng luận giải khác nhau. Kitô giáo truyền thống xem các thư tín của Phaolô là một phần của kinh điển Tân Ước và xác định rõ ràng rằng tư tưởng của Phaolô là hoàn toàn phù hợp với giáo huấn của Giêsu và các sứ đồ khác.

Những người ủng hộ thần học giao ước tin rằng Hội Thánh đã thay thế dân tộc Do Thái trong vị trí Tuyển dân của Thiên Chúa, khơi mở những tranh luận hiện vẫn tiếp diễn xem xác định rõ ràng này có phải bắt nguồn từ ý tưởng của Phaolô khi ông giải thích Jeremiah 31: 31 và Ezekiel 36: 27, sau đó xác định rõ ràng này được chấp nhận rộng rãi trong cộng đồng Kitô giáo.

Ảnh hưởng của Phaolô trong tư tưởng Kitô giáo được xem là quan trọng hơn bất cứ tác giả Tân Ước nào, xuyên suốt hệ tư tưởng Kitô giáo cho đến ngày nay: từ Thánh Augustinô thành Hippo đến những bất đồng giữa Gottschalk và Hincmar thành Reims; giữa tư tưởng Thomas Aquinôvà học thuyết của Molina; giữa Martin LutherJohn Calvin và Arminius; giữa học thuyết của Jansen và các nhà thần học Dòng Tên, đến các tác phẩm của nhà thần học Karl Barth, đặc biệt là luận giải của Barth về một trong những bức thư tín của Phaolô.

 

 

Có thể sử dụng hai nguồn chính để tái tạo những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của Phaolô: các thư tín của ông và những ký thuật trong sách Công vụ các Sứ đồ. Có một vài khó khăn khi dựa vào hai nguồn thông tin này: những thư tín của Phaolô được viết trong quãng thời gian tương đối ngắn (có lẽ khoảng từ năm 50 – 58), và có những nghi vấn về một số sự kiện trong sách Công vụ. Riêng về kinh Công vụ của Phaolô và Thecla, các học giả thường không công nhận sách này, cho đó chỉ là một tác phẩm văn học được sáng tác trong thế kỷ thứ 2, do các sự kiện được chép trong đó không phù hợp với những ký thuật của sách Công vụ các Sứ đồ và các thư tín của Phaolô.

Theo Công vụ các Sứ đồ, Phaolô sinh tại thành Tarsus, xứ Cilicia, thuộc Tiểu Á (nay là Thổ Nhĩ Kỳ) với tên Saul. Ông là người Israel thuộc chi phái Benjamin, được cắt bì vào ngày thứ tám, là một người Pharisee, và "là người sốt sắng quá đỗi về cựu truyền của tổ phụ" Theo sách Công vụ, Phaolô có quốc tịch La Mã - một đặc quyền mà ông đã dùng đến vài lần để tự bảo vệ mình.

Quan điểm được chấp nhận rộng rãi cho rằng Phaolô chưa hề kết hôn. Chính Phaolô đã viết;"Vậy, tôi nói với người những kẻ chưa cưới gả, và kẻ góa bụa rằng ở được như tôi thì hơn". Không có chứng cớ lịch sử nào đề cập đến việc Phaolô đã lập gia đình. Tuy nhiên, một số người lập luận rằng tập quán xã hội thời ấy đòi hỏi người Pharisee và thành viên Toà Công luận (Sanhedrin) phải lập gia đình. Nếu Phaolô là người Pharisee và có thể là thành viên Toà Công luận, thì có lẽ ông đã kết hôn vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.

Theo Công vụ 22: 3, Phaolô ở Jerusalem, theo học Gamaliel, một học giả tiếng tăm thời ấy. Khi đi nhiều nơi để rao giảng Phúc âm, Phaolô thường tự lo sinh kế cho mình như được chép trong Công vụ 18: 3, Phaolô từng sống với nghề may trại. Theo La Mã 16:2, Pheobe là người có những đóng góp tài chính hỗ trợ ông trong sứ mạng rao giảng Phúc âm.

Theo lời tự thuật của Thánh Phaolô, ông tìm mọi cách để săn đuổi và bức hại các tín hữu Kitô giáo cho đến chết, theo ký thuật của sách Công vụ, ông có mặt trong số những người chứng kiến cái chết của Stephen, người tử đạo đầu tiên của Kitô giáo, nhưng về sau Phaolô đã chấp nhận đức tin Kitô giáo:

"Bấy giờ, Saul chỉ hằng ngăm đe và chém giết môn đồ của Chúa không thôi, đến cùng thầy cả thượng phẩm, xin người những bức thư đề gởi cho các nhà hội thành Damascus, hầu cho hễ gặp người nào thuộc về đạo, bất kỳ đàn ông đàn bà, thì trói giải về thành Jerusalem. Nhưng Saul đang đi đường gần đến thành Damascus, thình lình có ánh sáng từ trời soi sáng chung quanh người. Người té xuống đất, và nghe có tiếng phán cùng mình rằng: Hỡi Saul, Saul, sao ngươi bắt bớ ta? Người thưa rằng: Lạy Chúa, Chúa là ai? Chúa phán rằng: Ta là Giêsu mà ngươi bắt bớ; nhưng hãy đứng dây, vào trong thành, người ta sẽ cho ngươi mọi điều phải làm. Những kẻ đi cùng với người đều đứng lại sững sờ, nghe tiếng nói mà chẳng thấy ai hết. Saul chờ dậy khỏi đất, mắt dẫu mở, nhưng không thấy chi cả; người ta bèn cầm lấy tay dắt người đến thành Damascus; người ở đó ba ngày, chẳng thấy, chẳng ăn và cũng chẳng uống." (Công vụ 9. 1-9; xem thêm lời giải trần của Phaolô trước Vua Agrippa ở Công vụ 26, và Galatians 1. 13-16).

Sau trải nghiệm tiếp nhận Kitô giáo, Thánh Phaolô lưu lại vài ngày ở Damascus rồi đến sống ở vương quốc Nabatea mà ông gọi là "Arabia", rồi trở lại Damascus, khi ấy đang ở dưới sự cai trị của người Nabatea. Ba năm sau khi qui đạo, Phaolô bị buộc phải rời khỏi thành phố qua cổng Kisan trong ban đêm do phản ứng của giới cầm quyền Do Thái đối với lời giảng của ông. Về sau Phaolô đến Jerusalem, gặp James Người công chính (Giacôbe hoặc Gia-cơ) và Phêrô, ông ở với Phêrô trong 15 ngày.

 

 

Sau chuyến viếng thăm Jerusalem, Phaolô đến thành Antioch, từ đó ông bắt đầu cuộc hành trình qua Cộng hòa Síp và miền nam vùng Tiểu Á để rao giảng Phúc âm của Giêsu - được biết đến với tên "Hành trình Truyền giáo Thứ nhất của Phaolô". Tại Derbe, Phaolô và Barnabas bị ngộ nhận là "thần linh... trong hình dạng loài người". Những thư tín của Phaolô nhắc đến việc ông giảng dạy tại Syria và Cilicia, sách Công vụ ký thuật rằng Phaolô "trải qua xứ Syria và Cilicia, làm cho các hội Thánh được bền vững".

Trong các cuộc hành trình truyền giáo, Phaolô thường chọn một hoặc hai người cùng đi với ông, đó là BarnabasSilasTitusTimothy, John còn gọi là MarkAquilaPriscilla và thầy thuốc Luca. Ông nếm trải nhiều điều khổ ải dưới các hình thức khác nhau như bị giam cầm ở Philippi, bị roi vọt và ném đá, chịu đói khát, và suýt thiệt mạng vì một âm mưu sát hại ông.

Trong những năm kế tiếp, Phaolô đi khắp phía tây của vùng Tiểu Á, lần này ông tiến vào xứ Macedonia và thành lập cộng đoàn Kitô giáo đầu tiên tại thành Philippi, tại đây ông phải đối diện với nhiều khó khăn. Phaolô thuật lại kinh nghiệm của mình:"Sau khi bị đau đớn và sỉ nhục tại thành Philippi, như anh em đã biết, thì chúng tôi trông cậy Thiên Chúa, cứ rao truyền Phúc âm của Thiên Chúa cách dạn dĩ giữa cơn đại chiến". Sách Công vụ, từ góc nhìn của một nhân chứng, thuật lại việc Phaolô đuổi quỷ khỏi một phụ nữ nô lệ, làm người ấy mất khả năng bói toán và vì vậy làm giảm trị giá của người nô lệ; do đó, chủ nô cho ông là "kẻ cắp", và nộp ông cho quan quyền. Sau khi được trả tự do vì không có chứng cứ buộc tội, Phaolô đi đến thành Thessalonica, lưu lại ở đây một thời gian trước khi vào Hy Lạp. Trước tiên ông đến Athens, nơi ông có bài thuyết giảng đã trở thành huyền thoại trên đồi Areopagus khi ông soi dẫn cho những người có mặt ở đây biết ai là "Chúa Không biết" mà họ vẫn thờ phụng. Kế đó, Phaolô đến thành Corinth, lưu trú ở đó ba năm và viết thư nhất gởi tín hữu ở Thessalonica.

Một lần nữa, Phaolô lại vướng vào vòng lao lý ở thành Corinth khi một nhóm người Do Thái cáo buộc Phaolô "xúi giục dân chúng thờ Thiên Chúa cách trái nghịch với luật pháp". Phaolô bị kéo đến trước quan trấn thủ Gallio, nhưng ông này cho đây là việc không đáng quan tâm và bác bỏ cáo trạng. Một di chỉ ở Delpphi có nhắc đến tên Gallio, giúp xác định sự kiện này xảy ra trong năm 52, góp phần tái tạo bảng niên đại về cuộc đời của Phaolô.

Phaolô tiếp tục công cuộc rao giảng Phúc âm, thường được gọi là "Hành trình Truyền giáo Thứ ba", trải qua khắp vùng Tiểu Á và Macedonia, đến Antioch rồi quay trở lại. Nỗ lực thuyết giáo của Phaolô gặp phải những phản ứng giận dữ tại một hí viện ở Ephesus, khi lợi tức của giới thợ bạc ở đây bị thiệt hại do ảnh hưởng từ những lời thuyết giảng của ông. Thu nhập của những người này phụ thuộc vào nghề làm tượng nữ thần Artemis được cư dân địa phương sùng bái; hệ quả là đám đông bạo động vây phủ Phaolô khiến ông và những người bạn suýt bị mất mạng. Về sau, khi Phaolô trên đường đến thành Jerusalem, có đi qua thành Ephesus nhưng không lưu lại ở đó vì ông phải đến Jerusalem cho kịp Lễ Ngũ Tuần. Dù vậy, Phaolô đã triệu tập các trưởng lão của hội Thánh tại Ephesus đến gặp ông tại Miletus. Tại đây, Phaolô giãi bày với họ những trải nghiệm cá nhân cũng như khuyên bảo và khích lệ họ.

 

 

Khi đến Jerusalem, Phaolô đối diện với lời đồn đại cho rằng ông chống lại luật pháp Moses. Để chứng minh việc tuân giữ luật pháp, Phaolô giữ lời thề Nazarite với bốn người khác. Sau bảy ngày cho kỳ lễ tinh sạch gần trọn, Phaolô bị bắt giữ và hành hung ngay bên ngoài Đền thờ bởi một đám đông cuồng loạn kêu la: "Hỡi người Israel, hãy đến giúp với! Kìa, người này giảng dạy khắp thiên hạ, nghịch cùng dân, nghịch cùng luật pháp, và nghịch cùng chốn này nữa, đến nỗi hắn dẫn người Hy Lạp vào trong đền thờ, và làm cho nơi Thánh này bị ô uế". Khi một đội binh La Mã đến cứu Phaolô khỏi đám đông đang giận dữ, họ kéo đến cáo buộc Phao lô là kẻ mưu phản, "kẻ xách động thuộc phe Nazareth", kẻ rao giảng sự sống lại của người chết. Phaolô cố gắng giải thích và trình bày đức tin của mình với đám đông bằng ngôn ngữ của họ, có lẽ là tiếng Aram, nhưng đám đông càng bất bình kêu to, "Hãy cất người dường ấy khỏi thế gian, nó chẳng đáng sống đâu!"  Phaolô viện dẫn quyền công dân La Mã để xin được xét xử tại Rôma, nhưng do sự trì trệ của tổng đốc Antonius Felix, ông bị giam giữ hai năm ở Caesarea cho đến khi quan tổng đốc mới, Porcius Festus, đến nhậm chức, nghe giải trình và cho giải Phaolô bằng đường biển đến La Mã, tại đây ông bị quản chế thêm hai năm, với điều kiện sống tốt hơn.

Đến đây chúng ta bị buộc phải dựa vào các truyền thuyết nếu muốn có thêm thông tin chi tiết về những ngày cuối cùng của Phaolô. Theo một truyền thuyết, Phaolô đã đến Tây Ban Nha và Anh quốc. Có lẽ Phaolô đã có ý định ấy, nhưng vẫn không có chứng cớ ông đã thực hiện chuyến đi. Theo một truyền thuyết khác, Phaolô đã chết ở La Mã. Eusebius thành Caesarea (khoảng 275 – 339) cho rằng Phaolô đã bị xử chém đầu trong thời trị vì của NeroHoàng đế La Mã, có thể là năm 64, khi thành La Mã bị thiêu rụi bởi một cơn hoả hoạn, hoặc vài năm sau đó, khoảng năm 67.

 

Hàng năm, Giáo hội hân hoan mừng lễ kính hai Ngài vào ngày 29 tháng 6.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập