Thánh lễ Latinh và Thánh lễ Roma
Số lượng xem: 510
Nghi thức Thánh Lễ Latin (nghi thức cũ) thường được sử dụng chỉ Thánh Lễ Tridentine, nghĩa là Phụng vụ của Thánh Lễ Roma được xướng bằng tiếng Latinh và sao cho phù hợp với những phiên bản kế tiếp của Thánh lễ Misa được xuất bản giữa năm 1570 và 1962.
Ở hầu hết các quốc gia, Thánh lễ Tridentine chỉ được cử hành bằng tiếng Latin. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ. Vào đầu thế kỷ XVII, các tu sĩ truyền giáo Dòng Tên đã được Đức Giáo hoàng Paul V cho phép cử hành Thánh lễ Công giáo bằng tiếng Trung, một phần trong nỗ lực thích ứng với các quy tắc và điều kiện văn hóa ở Trung Quốc.
 
 
Nghi thức Thánh lễ Roma (nghi thức mới) là nghi thức phụng vụ của Giáo hội Latinh, chính Nhà thờ đặc biệt Iuris sui (quyền của riêng mình) của Giáo hội Công giáo. Đó là nghi thức phụng vụ phổ biến nhất trong Kitô giáo nói chung, trước khi nghi thức Roma dần trở thành nghi thức chiếm ưu thế được sử dụng bởi Giáo hội phương Tây, được phát triển từ nhiều biến thể địa phương từ Kitô giáo sơ khai, không theo các nghi thức đặc biệt, tồn tại trong các bản thảo thời trung cổ, nhưng đã giảm dần kể từ khi phát minh ra in ấn, đáng chú ý nhất là từ cải cách luật phụng vụ vào thế kỷ 16 theo lệnh của Công đồng xứ Trent (1545.) và gần đây hơn sau Công đồng Vatican II (1962 1965).

Nghi thức Roma đã được điều chỉnh qua nhiều thế kỷ và lịch sử phụng vụ Thánh Thể, có thể được chia thành ba giai đoạn: Thánh lễ tiền Tridentine, Thánh lễ Tridentine và Thánh lễ Phaolô VI. Hình thức thông thường của Thánh lễ Roma bây giờ là Giáo hoàng Paul VI ban hành năm 1969 và Giáo hoàng John Paul II sửa đổi vào năm 2002, nhưng việc sử dụng Sách lễ Roma năm 1962 vẫn được ủy quyền như một hình thức đặc biệt theo các điều kiện được nêu trong tài liệu Giáo hoàng năm 2007 (tông thư Giáo hoàng).

Sau Công đồng Vatican II (1962-1965) và sau chương trình canh tân Phụng Vụ năm 1970, thì hình thức cử hành Thánh Lễ theo nghi thức Tridentino và bằng tiến Latinh được áp dụng từ bao thế kỷ trước được thay thế bằng nghi thức được canh tân với ngôn ngữ bản xứ. Từ đó cho tới nay, trong một vài trường hợp đặc biệt, việc cử hành Thánh Lễ theo nghi thức Latin trước Công Đồng vẫn được phép, nhưng trước hết phải có phép của Đức Giám Mục sở tại. Các nhóm và đoàn thể duy cổ truyền và bảo thủ trong Giáo Hội lại đòi hỏi nghi thức Thánh Lễ cũ bằng tiếng Latinh phải được cử hành một cách phổ biến trong Giáo Hội.

Nghi thức Thánh lễ Latinh và Thánh lễ Roma có một số điểm khác nhau trong năm giai đoạn của nghi thức Thánh lễ.

 

1. Vị chủ Tế đọc kinh cáo mình trước cấp bàn thờ

 


Trước mỗi Thánh Lễ, vị Linh mục Chủ tế và các người giúp lễ đứng dừng lại trước bậc cấp dưới cùng của bàn thờ, hướng nhìn lên bàn thờ và quay lưng về phía Cộng Đoàn, để đọc Kinh Cáo Mình (Confiteor Deo Omnipotenti) và Thánh vịnh 43. Trong khi đó Cộng Đoàn giáo dân tham dự lần hạt hay hát các bài Thánh Ca.

Còn trong Thánh Lễ được cử hành theo nghi thức Roma đã được canh tân, như đang hiện hành trong Giáo Hội thì vị Linh mục Chủ tế đứng quay mặt về phía Cộng Đoàn phụng vụ và cùng với Cộng Đoàn bắt đầu làm phép Thánh giá: (Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen). Tiếp đến vị Chủ tế chào Cộng Đoàn phụng vụ: (Chúa ở cùng anh chị em) và cả Cộng Đoàn đáp lại: (Và ở cùng cha), liền sau đó, vị Linh mục Chủ tế cùng với Cộng Đoàn đọc Kinh Cáo Mình, xưng thú tội lỗi cùng Thiên Chúa.

 
2. Các bài đọc Sách Thánh

 


Theo nghi thức cũ thì vị Linh mục Chủ tế đứng quay lưng về phía Cộng Đoàn và đọc bài Thánh Thư bằng tiếng Latinh ở phía phải bàn thờ. Sau đó, vị Chủ tế vào đứng giữa bàn thờ, cúi đầu đọc kinh dọn mình trước Phúc Âm. Trong khi đó, sách Phúc Âm được người giúp lễ hay Thầy Sáu mang từ phía phải bàn thờ sang đặt ở phía trái để vị Chủ tế đọc. Dĩ nhiên, cả bài Thánh Thư lẫn bài Phúc Âm đều được vị Chủ tế đọc thầm một mình.

 


Còn trong nghi thức mới, bài Thánh Thư do một người giáo dân trong Cộng Đoàn đọc và bài Phúc Âm do Thầy Sáu hay vị Chủ tế đọc. Cả hai bài đều được đọc ở bục Đọc Sách, được thiết kế quay về phía Cộng Đoàn.
 
Đặc biệt là thứ tự các bài Sách Thánh trong nghi thức cũ, rất ít khi được trích từ phần Kinh Thánh Cựu Ước, còn bài Tin Mừng thì hầu như chỉ được trích từ Phúc Âm theo Thánh Mát-thêu. Trong khi đó, theo nghi thức mới thì tất cả bốn bản Phúc Âm được lần lượt chia ra đọc hết trong ba năm liên tiếp - tức năm A, B, C – và các bản văn quan trọng trong Cựu Ước cũng được đọc đều đặn trong các ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng.

 
3. Phần Dâng Lễ 
Với phần Dâng Lễ hay Dâng Của Lễ, Thánh Lễ mới thực sự được bắt đầu, còn phần cử hành Lời Chúa từ đầu Lễ cho tới lúc bấy giờ chỉ mới là phần (soạn sửa) mà thôi. Vì thế đã đưa tới hậu quả tiêu cực là trong một số xứ đạo: Các giáo dân, nhất là các giáo dân phái nam, có thói quen chỉ vào Nhà thờ khi bắt đầu phần Dâng Lễ và ra về trước phần Rước Lễ. Vì họ cho như thế là đã làm tròn bổn phận Ngày Chúa Nhật rồi. Trong phần Dâng Lễ này, các bản Kinh Thánh Thể được soạn thảo dựa theo Thánh Kinh, chỉ đề cập đến việc vị Linh mục Chủ tế đại diện cho Cộng Đoàn dâng lên Thiên Chúa Của Lễ, còn Cộng Đoàn phụng vụ tham dự cùng hiệp thông vào Của Lễ Đức Kitô trên Thánh Giá. Như vậy, trong phần Dâng Lễ, cả hai nghi thức, cũ và mới, hầu như tương tự nhau, chỉ khác nhau ở chỗ vị Chủ tế quay mặt hay quay lưng lại Cộng Đoàn phụng vụ mà thôi.

 
4. Elevation: Chủ tế nâng cao Mình Thánh lên sau khi truyền phép

 


Sau lời Truyền Phép (Hoc est enim corpus meum) (Vì này là Mình Thầy) và (Hoc est enim calix sanguinis mei …) (Vì này là chén Máu Thầy…), vị Linh mục Chủ tế lần lượt nâng cao Mình Thánh và chén Máu Thánh lên quá đầu cho Cộng Đoàn tham dự thờ lạy. Đó cũng chính là lần đầu tiên trong suốt Thánh Lễ, các giáo dân được nhìn thấy Mình Thánh Chúa. Và bởi vì việc nâng cao Mình Thánh lên như thế kéo dài khá lâu, trong khi đó hai tà áo lễ lại nặng, nên hai chú giúp lễ phải nâng tà áo lễ lên kẻo chúng tì nặng xuống hai cánh tay vị Chủ tế.

 


Còn trong Thánh Lễ theo nghi thức đã được canh tân ngày nay, vị chủ tế chỉ nâng Mình và Máu Thánh Chúa lên ngắn hơn và vì trong suốt Thánh Lễ đứng quay mặt về phía Cộng Đoàn, nên vị Chủ tế cũng không cần phải giơ lên quá cao như trong nghi thức cũ.
 
Một điểm đặc biệt cần phải ghi nhận ở đây là trong Thánh Lễ theo nghi thức cũ, người ta có cảm tưởng là giữa vị Linh mục Chủ tế và Cộng Đoàn phụng vụ tham dự hầu như rất ít có liên hệ trực tiếp với nhau, ai nấy chỉ lo làm nhiệm vụ của mình. Dẫn chứng là vì vị Chủ tế cử hành các nghi thức Thánh Lễ quay mặt lên bàn thờ, Cộng Đoàn phụng vụ không nhìn thấy được ngài làm những gì trên đó. Hơn nữa vị Linh mục vừa đọc các kinh bằng tiếng Latinh vừa lại đọc thầm một mình, nên Cộng Đoàn phụng vụ không thể hiểu được.
 
Đó là lý do cắt nghĩa hiện tượng tại sao trong Thánh Lễ theo nghi thức cũ: khi vị Linh mục Chủ tế cử hành Thánh Lễ trên bàn thờ thì Cộng Đoàn phụng vụ ở phía dưới cứ lần hạt, đọc đủ thứ kinh cầu hay hát những bài Thánh Ca không có liên quan gì đến Thánh Lễ cả. Cũng vì thế, trong phần quan trọng của Thánh Lễ, như khi Truyền Phép hay Rước Lễ, người giúp lễ phải dùng chuông rung lên để báo cho Cộng Đoàn phụng vụ ở phía dưới ngừng lần hạt hay hát để hướng nhìn lên bàn thờ. Ở đây vai trò Cộng Đoàn phụng vụ hoàn toàn thụ động.

 
5. Hiệp Lễ và Phép Lành cuối Lễ
Trong các thế kỷ trước kia, hầu như chỉ vị Linh mục Chủ tế rước lễ mà thôi. Từ thế kỷ XX trở đi, các giáo dân mới được khuyến khích rước lễ đều đặn hơn. Và giáo dân thường chỉ được rước Mình Thánh đã được truyền phép và được cất giữ trong Nhà Tạm. Còn ngày nay, Mình Thánh thường được truyền phép ngay trong chính Thánh Lễ mà giáo dân đang tham dự.
 
Chỉ trong phần ban phép lành cuối Lễ, vị Linh mục Chủ tế mới quay mặt về phía giáo dân để chúc lành cho họ mà thôi. Và theo nghi thức chúc lành cũ bằng tiếng Latinh : (Ite missa est) (có nghĩa là: Thánh Lễ đã xong rồi, anh chị em được phép ra đi). Còn trong nghi thức mới ngày nay, nghi thức cầu chúc cuối Lễ bằng tiến bản xứ: (Thánh Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bằng an!).

 

Mặc dù có nhiều tranh luận thần học về hai lễ nghi cử hành Thánh Lễ nhưng dù là lẽ nào thì cũng đều với mục đích “hợp tiếng với các Thiên Thần để ca ngợi Chúa” nhưng nghi thức Roma dẫn nhập Cộng Đoàn hiệp nhất từ các bài đọc được trích từ toàn bộ Kinh Thánh – Cựu và Tân Ước. Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong Thánh Lễ và nhất là vị Linh mục Chủ tế không phải đại diện cho Cộng Đoàn để một mình dâng Thánh Lễ, nhưng là chủ sự Thánh Lễ của Cộng Đoàn và cùng với các tín hữu họp thành một Cộng Đoàn Phụng Vụ cũng giúp cho họ dễ dàng tìm ra được con đường trở về với Thiên Chúa hơn.  

 
Bài: Sưu tầm & biên tập
BÀI ĐĂNG
TAGS
Thánh lễ Latinh và Thánh lễ Roma
Nghi thức Thánh Lễ Latin (nghi thức cũ) thường được sử dụng chỉ Thánh Lễ Tridentine, nghĩa là Phụng vụ của Thánh Lễ Roma được xướng bằng tiếng Latinh và sao cho phù hợp với những phiên bản kế tiếp của Thánh lễ Misa được xuất bản giữa năm 1570 và 1962.
Ở hầu hết các quốc gia, Thánh lễ Tridentine chỉ được cử hành bằng tiếng Latin. Tuy nhiên, có những trường hợp ngoại lệ. Vào đầu thế kỷ XVII, các tu sĩ truyền giáo Dòng Tên đã được Đức Giáo hoàng Paul V cho phép cử hành Thánh lễ Công giáo bằng tiếng Trung, một phần trong nỗ lực thích ứng với các quy tắc và điều kiện văn hóa ở Trung Quốc.
 
 
Nghi thức Thánh lễ Roma (nghi thức mới) là nghi thức phụng vụ của Giáo hội Latinh, chính Nhà thờ đặc biệt Iuris sui (quyền của riêng mình) của Giáo hội Công giáo. Đó là nghi thức phụng vụ phổ biến nhất trong Kitô giáo nói chung, trước khi nghi thức Roma dần trở thành nghi thức chiếm ưu thế được sử dụng bởi Giáo hội phương Tây, được phát triển từ nhiều biến thể địa phương từ Kitô giáo sơ khai, không theo các nghi thức đặc biệt, tồn tại trong các bản thảo thời trung cổ, nhưng đã giảm dần kể từ khi phát minh ra in ấn, đáng chú ý nhất là từ cải cách luật phụng vụ vào thế kỷ 16 theo lệnh của Công đồng xứ Trent (1545.) và gần đây hơn sau Công đồng Vatican II (1962 1965).

Nghi thức Roma đã được điều chỉnh qua nhiều thế kỷ và lịch sử phụng vụ Thánh Thể, có thể được chia thành ba giai đoạn: Thánh lễ tiền Tridentine, Thánh lễ Tridentine và Thánh lễ Phaolô VI. Hình thức thông thường của Thánh lễ Roma bây giờ là Giáo hoàng Paul VI ban hành năm 1969 và Giáo hoàng John Paul II sửa đổi vào năm 2002, nhưng việc sử dụng Sách lễ Roma năm 1962 vẫn được ủy quyền như một hình thức đặc biệt theo các điều kiện được nêu trong tài liệu Giáo hoàng năm 2007 (tông thư Giáo hoàng).

Sau Công đồng Vatican II (1962-1965) và sau chương trình canh tân Phụng Vụ năm 1970, thì hình thức cử hành Thánh Lễ theo nghi thức Tridentino và bằng tiến Latinh được áp dụng từ bao thế kỷ trước được thay thế bằng nghi thức được canh tân với ngôn ngữ bản xứ. Từ đó cho tới nay, trong một vài trường hợp đặc biệt, việc cử hành Thánh Lễ theo nghi thức Latin trước Công Đồng vẫn được phép, nhưng trước hết phải có phép của Đức Giám Mục sở tại. Các nhóm và đoàn thể duy cổ truyền và bảo thủ trong Giáo Hội lại đòi hỏi nghi thức Thánh Lễ cũ bằng tiếng Latinh phải được cử hành một cách phổ biến trong Giáo Hội.

Nghi thức Thánh lễ Latinh và Thánh lễ Roma có một số điểm khác nhau trong năm giai đoạn của nghi thức Thánh lễ.

 

1. Vị chủ Tế đọc kinh cáo mình trước cấp bàn thờ

 


Trước mỗi Thánh Lễ, vị Linh mục Chủ tế và các người giúp lễ đứng dừng lại trước bậc cấp dưới cùng của bàn thờ, hướng nhìn lên bàn thờ và quay lưng về phía Cộng Đoàn, để đọc Kinh Cáo Mình (Confiteor Deo Omnipotenti) và Thánh vịnh 43. Trong khi đó Cộng Đoàn giáo dân tham dự lần hạt hay hát các bài Thánh Ca.

Còn trong Thánh Lễ được cử hành theo nghi thức Roma đã được canh tân, như đang hiện hành trong Giáo Hội thì vị Linh mục Chủ tế đứng quay mặt về phía Cộng Đoàn phụng vụ và cùng với Cộng Đoàn bắt đầu làm phép Thánh giá: (Nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen). Tiếp đến vị Chủ tế chào Cộng Đoàn phụng vụ: (Chúa ở cùng anh chị em) và cả Cộng Đoàn đáp lại: (Và ở cùng cha), liền sau đó, vị Linh mục Chủ tế cùng với Cộng Đoàn đọc Kinh Cáo Mình, xưng thú tội lỗi cùng Thiên Chúa.

 
2. Các bài đọc Sách Thánh

 


Theo nghi thức cũ thì vị Linh mục Chủ tế đứng quay lưng về phía Cộng Đoàn và đọc bài Thánh Thư bằng tiếng Latinh ở phía phải bàn thờ. Sau đó, vị Chủ tế vào đứng giữa bàn thờ, cúi đầu đọc kinh dọn mình trước Phúc Âm. Trong khi đó, sách Phúc Âm được người giúp lễ hay Thầy Sáu mang từ phía phải bàn thờ sang đặt ở phía trái để vị Chủ tế đọc. Dĩ nhiên, cả bài Thánh Thư lẫn bài Phúc Âm đều được vị Chủ tế đọc thầm một mình.

 


Còn trong nghi thức mới, bài Thánh Thư do một người giáo dân trong Cộng Đoàn đọc và bài Phúc Âm do Thầy Sáu hay vị Chủ tế đọc. Cả hai bài đều được đọc ở bục Đọc Sách, được thiết kế quay về phía Cộng Đoàn.
 
Đặc biệt là thứ tự các bài Sách Thánh trong nghi thức cũ, rất ít khi được trích từ phần Kinh Thánh Cựu Ước, còn bài Tin Mừng thì hầu như chỉ được trích từ Phúc Âm theo Thánh Mát-thêu. Trong khi đó, theo nghi thức mới thì tất cả bốn bản Phúc Âm được lần lượt chia ra đọc hết trong ba năm liên tiếp - tức năm A, B, C – và các bản văn quan trọng trong Cựu Ước cũng được đọc đều đặn trong các ngày Chúa Nhật và Lễ Trọng.

 
3. Phần Dâng Lễ 
Với phần Dâng Lễ hay Dâng Của Lễ, Thánh Lễ mới thực sự được bắt đầu, còn phần cử hành Lời Chúa từ đầu Lễ cho tới lúc bấy giờ chỉ mới là phần (soạn sửa) mà thôi. Vì thế đã đưa tới hậu quả tiêu cực là trong một số xứ đạo: Các giáo dân, nhất là các giáo dân phái nam, có thói quen chỉ vào Nhà thờ khi bắt đầu phần Dâng Lễ và ra về trước phần Rước Lễ. Vì họ cho như thế là đã làm tròn bổn phận Ngày Chúa Nhật rồi. Trong phần Dâng Lễ này, các bản Kinh Thánh Thể được soạn thảo dựa theo Thánh Kinh, chỉ đề cập đến việc vị Linh mục Chủ tế đại diện cho Cộng Đoàn dâng lên Thiên Chúa Của Lễ, còn Cộng Đoàn phụng vụ tham dự cùng hiệp thông vào Của Lễ Đức Kitô trên Thánh Giá. Như vậy, trong phần Dâng Lễ, cả hai nghi thức, cũ và mới, hầu như tương tự nhau, chỉ khác nhau ở chỗ vị Chủ tế quay mặt hay quay lưng lại Cộng Đoàn phụng vụ mà thôi.

 
4. Elevation: Chủ tế nâng cao Mình Thánh lên sau khi truyền phép

 


Sau lời Truyền Phép (Hoc est enim corpus meum) (Vì này là Mình Thầy) và (Hoc est enim calix sanguinis mei …) (Vì này là chén Máu Thầy…), vị Linh mục Chủ tế lần lượt nâng cao Mình Thánh và chén Máu Thánh lên quá đầu cho Cộng Đoàn tham dự thờ lạy. Đó cũng chính là lần đầu tiên trong suốt Thánh Lễ, các giáo dân được nhìn thấy Mình Thánh Chúa. Và bởi vì việc nâng cao Mình Thánh lên như thế kéo dài khá lâu, trong khi đó hai tà áo lễ lại nặng, nên hai chú giúp lễ phải nâng tà áo lễ lên kẻo chúng tì nặng xuống hai cánh tay vị Chủ tế.

 


Còn trong Thánh Lễ theo nghi thức đã được canh tân ngày nay, vị chủ tế chỉ nâng Mình và Máu Thánh Chúa lên ngắn hơn và vì trong suốt Thánh Lễ đứng quay mặt về phía Cộng Đoàn, nên vị Chủ tế cũng không cần phải giơ lên quá cao như trong nghi thức cũ.
 
Một điểm đặc biệt cần phải ghi nhận ở đây là trong Thánh Lễ theo nghi thức cũ, người ta có cảm tưởng là giữa vị Linh mục Chủ tế và Cộng Đoàn phụng vụ tham dự hầu như rất ít có liên hệ trực tiếp với nhau, ai nấy chỉ lo làm nhiệm vụ của mình. Dẫn chứng là vì vị Chủ tế cử hành các nghi thức Thánh Lễ quay mặt lên bàn thờ, Cộng Đoàn phụng vụ không nhìn thấy được ngài làm những gì trên đó. Hơn nữa vị Linh mục vừa đọc các kinh bằng tiếng Latinh vừa lại đọc thầm một mình, nên Cộng Đoàn phụng vụ không thể hiểu được.
 
Đó là lý do cắt nghĩa hiện tượng tại sao trong Thánh Lễ theo nghi thức cũ: khi vị Linh mục Chủ tế cử hành Thánh Lễ trên bàn thờ thì Cộng Đoàn phụng vụ ở phía dưới cứ lần hạt, đọc đủ thứ kinh cầu hay hát những bài Thánh Ca không có liên quan gì đến Thánh Lễ cả. Cũng vì thế, trong phần quan trọng của Thánh Lễ, như khi Truyền Phép hay Rước Lễ, người giúp lễ phải dùng chuông rung lên để báo cho Cộng Đoàn phụng vụ ở phía dưới ngừng lần hạt hay hát để hướng nhìn lên bàn thờ. Ở đây vai trò Cộng Đoàn phụng vụ hoàn toàn thụ động.

 
5. Hiệp Lễ và Phép Lành cuối Lễ
Trong các thế kỷ trước kia, hầu như chỉ vị Linh mục Chủ tế rước lễ mà thôi. Từ thế kỷ XX trở đi, các giáo dân mới được khuyến khích rước lễ đều đặn hơn. Và giáo dân thường chỉ được rước Mình Thánh đã được truyền phép và được cất giữ trong Nhà Tạm. Còn ngày nay, Mình Thánh thường được truyền phép ngay trong chính Thánh Lễ mà giáo dân đang tham dự.
 
Chỉ trong phần ban phép lành cuối Lễ, vị Linh mục Chủ tế mới quay mặt về phía giáo dân để chúc lành cho họ mà thôi. Và theo nghi thức chúc lành cũ bằng tiếng Latinh : (Ite missa est) (có nghĩa là: Thánh Lễ đã xong rồi, anh chị em được phép ra đi). Còn trong nghi thức mới ngày nay, nghi thức cầu chúc cuối Lễ bằng tiến bản xứ: (Thánh Lễ đã xong, chúc anh chị em ra về bằng an!).

 

Mặc dù có nhiều tranh luận thần học về hai lễ nghi cử hành Thánh Lễ nhưng dù là lẽ nào thì cũng đều với mục đích “hợp tiếng với các Thiên Thần để ca ngợi Chúa” nhưng nghi thức Roma dẫn nhập Cộng Đoàn hiệp nhất từ các bài đọc được trích từ toàn bộ Kinh Thánh – Cựu và Tân Ước. Việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong Thánh Lễ và nhất là vị Linh mục Chủ tế không phải đại diện cho Cộng Đoàn để một mình dâng Thánh Lễ, nhưng là chủ sự Thánh Lễ của Cộng Đoàn và cùng với các tín hữu họp thành một Cộng Đoàn Phụng Vụ cũng giúp cho họ dễ dàng tìm ra được con đường trở về với Thiên Chúa hơn.  

 
Bài: Sưu tầm & biên tập