Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức - Pháp
Số lượng xem: 558
Đức Mẹ Lộ Đức là một trong số nhiều tước hiệu mà người Công giáo dành để tôn vinh Đức Mẹ Maria. Tước hiệu này xuất phát từ việc Đức Mẹ được cho là đã hiện ra với những cá nhân riêng biệt ở vùng Lourdes (Pháp), được phiên qua âm tiếng Việt là Lộ Đức.
Nổi bật nhất là các cuộc hiện ra vào ngày 11 tháng 2 năm 1858 với Bernadette Soubirous, khi đó mới là một bé gái 14 tuổi. Bernadette nói với mẹ rằng đã gặp một "Bà đẹp" ở hang núi Massabielle trong khi đang đi nhặt củi với em gái và một người bạn. Các cuộc xuất hiện tương tự với hình dạng "người phụ nữ" cũng được báo cáo trên 17 lần nữa trong cùng năm đó.
 
 
Bernadette về sau đã được phong Thánh bởi Công giáo La Mã. Nhiều người tin rằng việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette được xác thực bởi khả năng chữa bệnh "kỳ lạ" tại suối nước Lourdes. Tước hiệu "Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội" cũng được dùng để ám chỉ người phụ nữ hiện ra này. Hình tượng Đức Mẹ Lộ Đức được thấy ở nhiều Thánh đường, nhà cửa và đặc biệt là ở các hang đá mô phỏng hang đá Lourdes.
Tổng cộng đã có 18 cuộc hiện ra tại hang đá Massabielle từ tháng 2 cho tới tháng 7 năm 1858. Chín lần đầu là vào các ngày 11, 14, 18, 19, 20, 21, 23, 24, 25 tháng 2.
Lần thứ nhất vào buổi trưa ngày 11 tháng 2 năm 1858. Cùng đi với Bernadette có em gái là Marie - Antoinette và bạn gái là Jeanne Abadie. Khi đến trước hang đá Massabielle ở chỗ con kênh giao thoa với sông Gave, Marie và Jeanne lội qua trước để nhặt củi trong hang. Bernadette đang cúi xuống cởi tất để chuẩn bị lội theo.
Bernadette thuật lại như sau: "Thình lình tôi nghe thấy một cái gì đó như tiếng gió vi vu. Tôi ngoảnh đầu lại hướng về phía đồng cỏ gần bờ sông, song cây cối vẫn lặng lẽ, rõ ràng là tiếng động không xuất phát từ chúng. Đoạn tôi nhìn lên và thấy ngay trong động đá một người nữ mặc chiếc áo trắng dễ thương với chiếc dây thắt óng ánh. Trên chân của Bà mỗi bên đều có một bông hồng màu vàng nhạt, cùng màu với những hột ở tràng chuỗi mân côi của Bà".
Bernadette giơ tay dụi mắt, rồi nhắm và mở ra, nhưng Bà vẫn ở đó, tiếp tục mỉm cười và ra dấu cho biết cô không lầm. Bernadette thò tay vào túi lấy tràng hạt và quỳ xuống. Khi Bernadette lần hạt xong Bà ra hiệu cho cô lại gần nhưng Bernadette không dám. Khi đó Bà lui vào trong và biến mất cùng với đám mây sáng.
Bernadette muốn giữ kín mọi sự, nhưng trên đường về nhà cô em gái đã gặng hỏi khiến cho cô kể lại chuyện xảy ra với điều kiện là không được nói với ai. Nhưng Marie Antoinette mách lại cho mẹ biết. Bà Soubirous cho là chuyện bịa đặt nên mắng cho hai cô con gái một trận.
Ba ngày sau đó Bernadette quay trở lại hang đá cùng với em gái và cô bạn. Bernadette đem theo một chai nước Thánh như một sự kiểm chứng. "Nếu Bà ấy đến từ Thiên Chúa, Bà ấy sẽ ở lại, còn nếu Bà ấy là quỷ dữ, Bà ấy sẽ phải đi". Lát sau Bernadette kêu lên: "Bà ở đó! Bà ở đó!". Cô đứng dậy vội vã rảy nước Thánh về phía bụi hồng và nói: "Nếu Bà đến nhân danh Thiên Chúa, thì xin hãy lại gần".
Ngày 18 tháng 2, lần đầu tiên Bà nói chuyện với Bernadette và nói cô hãy trở lại hằng ngày trong vòng 15 ngày kế tiếp. Đồng thời cũng yêu cầu Bernadette nói với các vị linh mục hãy xây cất lên một Thánh đường ở đó. Bà còn nói với cô: "Ta không hứa cho con được hạnh phúc ở đời này nhưng đời sau".
Ngày 24 tháng 2, Bà yêu cầu Bernadette hãy cầu nguyện và sám hối thay cho các tội nhân. Ngày hôm sau bà bảo cô hãy uống nước ở rạch nước. Điều này khiến cho Bernadette bối rối vì chỉ có con sông Gave là dòng nước duy nhất ở đó. Nhưng Bà ra dấu không phải sông mà là một tia nước nhỏ cạnh chỗ cô đang đứng: "Tôi chỉ thấy có một vài giọt nước, còn toàn là bùn. Tôi chụm tay lại để hớt lấy một chút nhưng không được, tôi liền cào đất lên. Tôi cố tìm lấy một ít giọt nước, nhưng mãi vào lần thứ bốn tôi mới có đủ lượng nước để uống".
Những người chứng kiến đã rất thất vọng khi thấy Bernadette bới đất nhưng rồi một dòng nước sạch từ đó chảy ra và nó đã nhanh chóng trở thành tâm điểm của những cuộc hành hương. Thông tin loan truyền từ vùng này qua vùng khác và người ta mang đến đây đủ thứ bệnh. Đã có nhiều bệnh nhân được ghi nhận là được chữa khỏi một cách thần kỳ. Bảy trong số trường hợp đầu tiên được xác nhận là thiếu một cách giải thích thấu đáo về mặt y khoa bởi giáo sư Verges vào năm 1860. Người đầu tiên được chứng nhận như một "phép lạ" là một phụ nữ có cánh tay bị biến dạng bởi một vụ tai nạn. Một số trường hợp chỉ khỏi bệnh trong thời gian ngắn rồi tái phát.
Những điều này đã khiến Giáo hội và chính quyền hết sức quan tâm. Từ tháng 4 tới tháng 10 năm 1858, chính quyền cấm dân chúng đến hang đá, cấm bất cứ người nào lấy nước từ mạch Massabielle. Một hàng rào bằng ván gỗ sẽ được dựng vững chãi trước cửa hang để ngăn cản mọi người lui tới hang. Những người vi phạm sẽ phải chịu hình phạt theo luật định. Muốn đến hang đá phải có giấy phép của hoàng đế Napoléon III.
Trong các cuộc hiện ra, Bernadette Soubirous đã nhiều lần hỏi về tên của Bà, song Bà chỉ mỉm cười. Sau cùng ngày 25 tháng 3 với cánh tay giang ra và đôi mắt ngước lên trời, Bà phán rằng Bà là “Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Bernadette Soubirous không hiểu kiểu nói "Vô Nhiễm Nguyên Tội" là gì. Vì thế cô đến gặp linh mục và người này hiểu đó là Đức Mẹ Maria.
Ngày 7 tháng 4, những người có mặt trông thấy sự say mê của Bernadette như một sự xuất thần. Chính ngày đó bác sĩ Dozous đã quan sát thấy trong vòng 15 phút "phép lạ cây nến". Ngọn lửa của cây nến đã không gây ra vết cháy nào trên da thịt Bernadette trong lúc cô xuất thần và tham dự vào sự vô cảm. Lần cuối cùng vào ngày 16 tháng 7 năm 1858. Vì hang đá đã bị rào bởi lệnh của chính quyền, Bernadette cùng với dì Lucile và vài bạn gái đi đến bờ bên phải của sông Gave trong cánh đồng Ribère đối diện với hang đá. Tất cả quỳ gối và cầu nguyện. Sau một lúc Bernadette kêu lên: "Vâng, vâng, Mẹ đó! Mẹ mỉm cười với chúng ta và chào chúng ta bên trên hàng rào cản. Chưa bao giờ tôi thấy Mẹ đẹp như vậy". Đó lần cuối cùng được ghi nhận về việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette.
Kể từ đó, Lộ Đức xảy ra nhiều phép lạ, có lẽ là nơi xảy ra nhiều phép lạ nhất được Giáo quyền Công giáo chính thức công nhận, sau những thủ tục điều tra nghiêm ngặt, có thể nói là còn nghiêm ngặt hơn cả các thủ tục cứu xét phép lạ trong các án phong chân Phước và hiển Thánh.
Thực vậy trong số 7 ngàn hồ sơ về những vụ khỏi bệnh khác thường được đệ trình tại Văn phòng y khoa Lộ Đức, cho đến nay chỉ có 70 vụ được giáo quyền chính thức nhìn nhận là phép lạ, sau các cuộc khảo sát sâu rộng của các bác sĩ và các khoa học gia, trong đó có cả những người không theo tôn giáo nào. Phép lạ đầu tiên xảy ra cách đây 164 năm, vào ngày 01 tháng 3 năm 1858: bà Catherine Latapie, 38 tuổi, người Pháp, bị liệt phải nằm dài trên cáng trong 18 tháng trời. Sự khỏi bệnh của bà được Đức Giám mục giáo phận Tarbes ở địa phương nhìn nhận ngày 18 tháng 1 năm 1862 sau 4 năm điều tra.
Phép lạ gần đây nhất là phép lạ thứ 70. Đó là cuộc khỏi bệnh lạ lùng của Nữ tu Bernadette Moriau, người Pháp, thuộc dòng Phan Sinh Hiến Sĩ Thánh Tâm Chúa Giêsu, xảy ra ngày 11 tháng 7 năm 2008 và được giáo quyền nhìn nhận ngày 11 tháng 2 năm 2018 sau 10 năm điều tra.
Nữ tu Moriau năm nay 81 tuổi, từ cuối thập niên 1960, chị bị bệnh quen gọi là ”hiệu chứng đuôi ngựa” (syndrome de la queue de cheval) phần cuối của tủy xương sống. Từ năm 1987, chị không đi lại được nữa.
Chị Bernadette Moriau kể lại: “Hồi tháng 2 năm 2008, bác sĩ điều trị mời tôi tham gia cuộc hành hương của giáo phận Beauvais từ ngày 3 đến 7 tháng 7 cùng năm tại Lộ Đức. Tôi chưa bao giờ đến Lộ Đức trong tư cách là bệnh nhân. Tôi đã đi Lộ Đức với niềm vui của tất cả các tín hữu hành hương, vì năm 2008 cũng là năm kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra với Bernadette (..). Trước Hang Đá, tôi cảm thấy sự hiện diện huyền nhiệm của Đức Mẹ và Thánh nữ Bernadette (…). Tôi không hề cầu xin ơn được lành bệnh, nhưng xin ơn hoán cải tâm hồn và sức mạnh để tiếp tục con đường bệnh nhân của tôi”.
Sau khi trở về cộng đoàn tu viện ở Besles, gần thành phố Beauvais, đã xảy ra cho chị Moriau điều mà ngày nay Giáo Hội nhìn nhận là phép lạ. Chị kể: “Ngày 11tháng 7 năm 2008 trong lúc chúng tôi đang chầu Mình Thánh Chúa, và hiệp thông với Lộ Đức, tôi hồi tưởng lại giờ phút mạnh mẽ đã trải qua trong lúc Phép Lành Mình Thánh Chúa được ban cho các bệnh nhân trong đó tôi thực sự cảm thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu, kinh nghiệm ấy được tái diễn. Sau khi chầu Mình Thánh, tôi cảm thấy trong thân thể tôi một cảm giác nóng và thoải mái. Tôi cảm thấy lành mạnh...”
Trở về phòng riêng, chị Bernadette Moriau đã rời bỏ các máy móc y khoa, thanh kẹp chân, tắt máy máy hỗ trợ thần kinh. Với đức tin, chị bắt đầu bước đi hoàn toàn tự lập, không cần sự giúp đỡ nào. Các nữ tu cùng nhà làm chứng sự thay đổi.
Tiếp đến chị đến gặp bác sĩ điều trị và ông chứng nhận sự thay đổi. Các bác sĩ chuyên môn sau đó cũng nhận thực như vậy. Rồi chị trình diện tại Văn phòng y khoa quốc tế tại Lộ Đức, và Văn phòng quyết định khởi sự tiến trình điều tra và thẩm định với nhiều lần cứu xét. Sau cùng trong khóa họp toàn thể thường niên ngày 18 và 19 tháng 11 năm 2016, Ủy ban đồng thanh, trừ 1 phiếu, nhìn nhận cuộc khỏi bệnh của nữ tu Bernadette Moriau là không giải thích được theo tình trạng kiến thức khoa học hiện nay”.
Chúa nhật 11 tháng 2 năm 2018, lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức, cũng là kỷ niệm 160 năm Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên tại Lộ Đức, Đức Cha Jacques Benoit - Gonnin, Giám mục giáo phận Beauvais ở miền Bắc Pháp, đã công bố sắc lệnh nhìn nhận cuộc khỏi bệnh của Nữ Tu Moriau là phép lạ, là dấu chỉ thần linh, đạt được nhờ sự chuyển cầu của Đức Mẹ Lộ Đức.
Phép lạ thứ 70 trên đây được công nhận và công bố 5 năm sau phép lạ thứ 69 tại Lộ Đức. Người được phép lạ ấy là bà Danila Castelli, sinh tại miền bắc Italia.
Ngày 4 tháng 5 năm 1989 trong cuộc hành hương tại Lộ Đức và tắm nước suối Đức Mẹ tại đây, bà được khỏi bệnh một cách lạ lùng, bệnh gọi là khối cận tử cung (une masse para-utérine) và một u xơ ở tử cung (un utérus fibromateux) mà bà phải chịu từ lâu trước đó. Bà trình báo với Văn phòng y khoa Lộ Đức về sự khỏi bệnh đột ngột của bà.
Sau 5 lần nhóm họp vào những năm 1989, 1992, 1994, 1997 và 2010, Văn phòng đồng thanh xác nhận “bà Castelli đã được khỏi bệnh hoàn toàn và lâu dài, từ sau cuộc hành hương tại Lộ Đức năm 1989, khỏi những hiệu chứng mà bà phải chịu từ 21 năm, điều này không có liên hệ gì tới những cuộc can thiệp và chữa trị y khoa”.
Trong phiên nhóm ngày 19 tháng 11 năm 2011 tại Paris, Ủy ban y khoa quốc tế về Lộ Đức chứng thực rằng “cách thức khỏi bệnh của bà Castelli là điều không giải thích được trong tình trạng kiến thức hiện nay của y khoa”. Ngày 20 tháng 6 năm 2013, Đức Cha Giovanni Giudici, Giám mục giáo phận Pavia, bắc Italia, nơi bà Castelli sinh sống, đã tuyên bố nhìn nhận ”tính chất lạ thường - phép lạ” và ”giá trị dấu lạ” của việc khỏi bệnh này.
Trong số các phép lạ, trường hợp của ông Gabriel Gargam có thể là một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất trong hàng ngàn trường hợp đã được chữa trị tại Lộ Đức, phần vì ông khá nổi tiếng, phần khác vì ông được đón nhận ơn chữa lành cả tâm hồn và thể xác. Sinh năm 1870 trong một gia đình Công giáo đạo đức, ông sớm hứa hẹn sẽ trở thành một chàng sinh viên thông minh và một giáo dân nhiệt thành. Lời hứa ấy đã không được trọn vẹn vì năm 15 tuổi, ông dường như mất hết niềm tin vào Thiên Chúa. Ông tìm được một công việc trong bưu điện và được giao nhiệm vụ là người phân loại bưu phẩm vào tháng 12 năm 1899. Trong một chuyến xe lửa đi từ Bordeaux đến Paris, tàu của ông bị va vào đoàn tàu khác chạy ngược chiều với vận tốc 80 km/h, Gargam bị văng xa 15 mét khỏi xe lửa. Ông nằm giữa trời tuyết, bị chấn thương nặng và bất tỉnh trong 7 giờ đồng hồ. Khi đến bệnh viện, ông dường như đã tắt thở. Sau 8 tháng, cơ thể Gargam chỉ như một bộ xương với đôi chân bị hoại tử. Ông sụt gần 30kg dù bình thường ông là người rất to con. Gargam cũng không thể tự ăn mà chỉ có thể truyền thực phẩm vào cơ thể bằng ống. Ông quyết định kiện ngành đường sắt và tòa án Appellate đã thừa nhận lời tuyên án của phiên tòa trước đó. Ông được bồi thường 6000 francs, bên cạnh mức phí tổn 60.000 francs.
Cuộc sống của Gargam rơi vào tuyệt vọng, ông chỉ có thể nằm một chỗ, mọi sự vận động đều phải có sự hỗ trợ của hai y tá. Các bác sỹ chứng thực ông hoàn toàn tàn phế và chỉ có thể nằm đó đến khi cái chết giải thoát cho ông.
Trước khi tai nạn xảy ra, Gargam đã không đến Nhà thờ trong vòng 15 năm. Dì của ông, một nữ tu của dòng Thánh Tâm đã nài nỉ ông đến Lộ Đức nhưng ông từ chối. Cuối cùng, chỉ sau khi nghe lời van xin của mẹ mình, ông mới chấp nhận đến Lộ Đức. Gargam chưa từng rời khỏi giường của mình sau khi bị tai nạn. Ông được mang lên cáng đưa ra tàu lửa và bị đuối sức đến bất tỉnh suốt một giờ đồng hồ. Mọi người muốn dừng lại cuộc hành hương vì ông có thể sẽ chết trên đường nhưng mẹ ông vẫn cố nài nỉ để chuyến đi được thực hiện.
Khi đến Lộ Đức, Gargam đi xưng tội và nhận phép Hòa Giải nhưng tình trạng vẫn như thế. Ông được mang đến hồ nước phép, ngâm mình trong dòng nước nhưng kết quả còn tồi tệ hơn khi ông ngất đi. Sau một thời gian không thể hồi tỉnh, mọi người nghĩ rằng Gargam đã chết. Họ đưa xe ngựa trở về lại khách sạn trong nỗi đau thương. Trên đường trở về, có một đoàn rước Thánh Thể đang tiến tới gần, họ đứng nép sang một bên, phủ quần áo trên mặt người đàn ông được cho là đã chết.
Khi vị linh mục mang Mình Thánh lướt qua, ngài đã đọc lời chúc lành đến với đám đông âu sầu đang đứng xung quanh người đàn ông kia và đột nhiên có sự chuyển động dưới lớp vải. Trong khi người thân của ông dường như đứng lặng đi và đám đông còn đang sửng sốt thì Gargam quả quyết rằng ông muốn đứng dậy. Mọi người nghĩ đó có thể là tình trạng mê sảng trước cái chết và cố gắng dỗ dành ông. Gargam đứng thẳng lên, bước đi vài bước và nói rằng mình đã được chữa trị. Ông trở về khách sạn, bước đi bình thường và ngồi trên bàn dùng bữa một cách vui vẻ.
Ngày 20 tháng 9 năm 1901, 60 bác sĩ danh tiếng đã đến kiểm tra cho Gargam. Với việc chữa trị hoàn toàn bất – tự – nhiên này, họ công nhận rằng ông đã khỏi bệnh. Gargam cùng lòng biết ơn với Thiên Chúa đã tự nguyện hiến thân để phục vụ vô vị lợi tại Lộ Đức.
Gargam đã lập ra một công ty nhỏ, kết hôn với một cô gái sùng đạo, người đã hỗ trợ ông hết lòng trong công việc tông đồ. Trong hơn 50 năm, ông thường xuyên trở lại Lộ Đức làm công việc khiêng cáng cho bệnh nhân. Lễ Ngân khánh ơn chữa lành của ông được tổ chức trọng thể vào ngày hành hương toàn quốc ở Pháp năm 1951. Gargam ngồi trên ghế ở quảng trường Mân Côi, xung quanh là 1.500 bệnh nhân vào hơn 50.000 tín hữu khác. Sau lần viếng thăm cuối cùng vào tháng 8 năm 1952, ông mất vào tháng 3 năm 1953, hưởng thọ 83 tuổi.
Tổng cộng trong hơn 160 năm qua, đã có 30 ngàn vụ khỏi bệnh tại Lộ Đức, trong đó có 7 ngàn vụ được thiết lập hồ sơ và 2 ngàn vụ được nhìn nhận là không giải thích được về phương diện y khoa, nhưng cho đến nay chỉ có 70 vụ được giáo quyền nhìn nhận là phép lạ.
Tiêu chuẩn cứu xét của Ủy ban bác sĩ quốc tế ở Lộ Đức rất nghiêm ngặt. Phần lớn hồ sơ về những vụ khỏi bệnh được chấm dứt sớm, và từ ”phép lạ” là điều mà cho đến nay, Ủy ban gồm 30 bác sĩ tránh sử dụng. Trong ủy ban có một số bác sĩ không theo tín ngưỡng, tôn giáo nào. Và thẩm quyền tuyên bố phép lạ thuộc về Đức Giám mục bản quyền của nơi mà người được khỏi bệnh cư ngụ.
Từ năm 2006, Ủy ban y khoa cứu xét những vụ khỏi bệnh qua 3 giai đoạn: trong giai đoạn thứ nhất, Ủy ban cứu xét tiểu sử của bệnh nhân và bệnh trạng của họ để xem đó có phải là một cuộc khỏi bệnh bất ngờ hay không. Trong giai đoạn thứ hai, Ủy ban cứu xét xem đó có phải là một cuộc khỏi bệnh được xác nhận và củng cố hay không, và giai đoạn thứ ba là cứu xét và nhìn nhận tính chất ngoại thường của việc khỏi bệnh và chỉ sau đó họ mới chuyển hồ sơ cho vị giám mục bản quyền.
Các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để được cho là phép lạ: bệnh đó phải là bệnh nặng và nguy hiểm tới tính mạng, và việc khỏi bệnh phải là bất thình lình, hoàn toàn và kéo dài, cả sự thay đổi cuộc sống sau đó cũng giữ một vai trò quan trọng.
 
 
Một Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Mân Côi, đã được xây dựng ngay trên vách đá, phía sau là Hang đá Massabielle, nơi Đức Mẹ hiện ra với Thánh nữ Bernadette.
Thánh địa Lộ Đức không chỉ có một Nhà thờ mà là một quần thể kiến trúc với Đại Vương cung Thánh đường 2 tầng: tầng trên là Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và tầng dưới là Phía trước là quảng trường rộng lớn, bên dưới quảng trường là Vương cung Thánh đường Piô X còn được gọi là Nhà thờ hầm, với sức chứa trên 20.000 người. Ngoài ra còn có các nguyện đường để chầu Thánh Thể, lần chuỗi Mân Côi, cử hành Bí tích Hòa Giải...
Hàng năm, có từ 4 đến 6 triệu người đến hành hương, cầu nguyện với Đức Mẹ Lộ Đức. Hàng ngày, có rất nhiều giờ cầu nguyện và trong đó có việc đọc kinh Mân Côi bằng 16 thứ tiếng.
 
Bài: Sưu tầm & Biên tập
BÀI ĐĂNG
TAGS
Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức - Pháp
Đức Mẹ Lộ Đức là một trong số nhiều tước hiệu mà người Công giáo dành để tôn vinh Đức Mẹ Maria. Tước hiệu này xuất phát từ việc Đức Mẹ được cho là đã hiện ra với những cá nhân riêng biệt ở vùng Lourdes (Pháp), được phiên qua âm tiếng Việt là Lộ Đức.
Nổi bật nhất là các cuộc hiện ra vào ngày 11 tháng 2 năm 1858 với Bernadette Soubirous, khi đó mới là một bé gái 14 tuổi. Bernadette nói với mẹ rằng đã gặp một "Bà đẹp" ở hang núi Massabielle trong khi đang đi nhặt củi với em gái và một người bạn. Các cuộc xuất hiện tương tự với hình dạng "người phụ nữ" cũng được báo cáo trên 17 lần nữa trong cùng năm đó.
 
 
Bernadette về sau đã được phong Thánh bởi Công giáo La Mã. Nhiều người tin rằng việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette được xác thực bởi khả năng chữa bệnh "kỳ lạ" tại suối nước Lourdes. Tước hiệu "Đức Mẹ vô nhiễm nguyên tội" cũng được dùng để ám chỉ người phụ nữ hiện ra này. Hình tượng Đức Mẹ Lộ Đức được thấy ở nhiều Thánh đường, nhà cửa và đặc biệt là ở các hang đá mô phỏng hang đá Lourdes.
Tổng cộng đã có 18 cuộc hiện ra tại hang đá Massabielle từ tháng 2 cho tới tháng 7 năm 1858. Chín lần đầu là vào các ngày 11, 14, 18, 19, 20, 21, 23, 24, 25 tháng 2.
Lần thứ nhất vào buổi trưa ngày 11 tháng 2 năm 1858. Cùng đi với Bernadette có em gái là Marie - Antoinette và bạn gái là Jeanne Abadie. Khi đến trước hang đá Massabielle ở chỗ con kênh giao thoa với sông Gave, Marie và Jeanne lội qua trước để nhặt củi trong hang. Bernadette đang cúi xuống cởi tất để chuẩn bị lội theo.
Bernadette thuật lại như sau: "Thình lình tôi nghe thấy một cái gì đó như tiếng gió vi vu. Tôi ngoảnh đầu lại hướng về phía đồng cỏ gần bờ sông, song cây cối vẫn lặng lẽ, rõ ràng là tiếng động không xuất phát từ chúng. Đoạn tôi nhìn lên và thấy ngay trong động đá một người nữ mặc chiếc áo trắng dễ thương với chiếc dây thắt óng ánh. Trên chân của Bà mỗi bên đều có một bông hồng màu vàng nhạt, cùng màu với những hột ở tràng chuỗi mân côi của Bà".
Bernadette giơ tay dụi mắt, rồi nhắm và mở ra, nhưng Bà vẫn ở đó, tiếp tục mỉm cười và ra dấu cho biết cô không lầm. Bernadette thò tay vào túi lấy tràng hạt và quỳ xuống. Khi Bernadette lần hạt xong Bà ra hiệu cho cô lại gần nhưng Bernadette không dám. Khi đó Bà lui vào trong và biến mất cùng với đám mây sáng.
Bernadette muốn giữ kín mọi sự, nhưng trên đường về nhà cô em gái đã gặng hỏi khiến cho cô kể lại chuyện xảy ra với điều kiện là không được nói với ai. Nhưng Marie Antoinette mách lại cho mẹ biết. Bà Soubirous cho là chuyện bịa đặt nên mắng cho hai cô con gái một trận.
Ba ngày sau đó Bernadette quay trở lại hang đá cùng với em gái và cô bạn. Bernadette đem theo một chai nước Thánh như một sự kiểm chứng. "Nếu Bà ấy đến từ Thiên Chúa, Bà ấy sẽ ở lại, còn nếu Bà ấy là quỷ dữ, Bà ấy sẽ phải đi". Lát sau Bernadette kêu lên: "Bà ở đó! Bà ở đó!". Cô đứng dậy vội vã rảy nước Thánh về phía bụi hồng và nói: "Nếu Bà đến nhân danh Thiên Chúa, thì xin hãy lại gần".
Ngày 18 tháng 2, lần đầu tiên Bà nói chuyện với Bernadette và nói cô hãy trở lại hằng ngày trong vòng 15 ngày kế tiếp. Đồng thời cũng yêu cầu Bernadette nói với các vị linh mục hãy xây cất lên một Thánh đường ở đó. Bà còn nói với cô: "Ta không hứa cho con được hạnh phúc ở đời này nhưng đời sau".
Ngày 24 tháng 2, Bà yêu cầu Bernadette hãy cầu nguyện và sám hối thay cho các tội nhân. Ngày hôm sau bà bảo cô hãy uống nước ở rạch nước. Điều này khiến cho Bernadette bối rối vì chỉ có con sông Gave là dòng nước duy nhất ở đó. Nhưng Bà ra dấu không phải sông mà là một tia nước nhỏ cạnh chỗ cô đang đứng: "Tôi chỉ thấy có một vài giọt nước, còn toàn là bùn. Tôi chụm tay lại để hớt lấy một chút nhưng không được, tôi liền cào đất lên. Tôi cố tìm lấy một ít giọt nước, nhưng mãi vào lần thứ bốn tôi mới có đủ lượng nước để uống".
Những người chứng kiến đã rất thất vọng khi thấy Bernadette bới đất nhưng rồi một dòng nước sạch từ đó chảy ra và nó đã nhanh chóng trở thành tâm điểm của những cuộc hành hương. Thông tin loan truyền từ vùng này qua vùng khác và người ta mang đến đây đủ thứ bệnh. Đã có nhiều bệnh nhân được ghi nhận là được chữa khỏi một cách thần kỳ. Bảy trong số trường hợp đầu tiên được xác nhận là thiếu một cách giải thích thấu đáo về mặt y khoa bởi giáo sư Verges vào năm 1860. Người đầu tiên được chứng nhận như một "phép lạ" là một phụ nữ có cánh tay bị biến dạng bởi một vụ tai nạn. Một số trường hợp chỉ khỏi bệnh trong thời gian ngắn rồi tái phát.
Những điều này đã khiến Giáo hội và chính quyền hết sức quan tâm. Từ tháng 4 tới tháng 10 năm 1858, chính quyền cấm dân chúng đến hang đá, cấm bất cứ người nào lấy nước từ mạch Massabielle. Một hàng rào bằng ván gỗ sẽ được dựng vững chãi trước cửa hang để ngăn cản mọi người lui tới hang. Những người vi phạm sẽ phải chịu hình phạt theo luật định. Muốn đến hang đá phải có giấy phép của hoàng đế Napoléon III.
Trong các cuộc hiện ra, Bernadette Soubirous đã nhiều lần hỏi về tên của Bà, song Bà chỉ mỉm cười. Sau cùng ngày 25 tháng 3 với cánh tay giang ra và đôi mắt ngước lên trời, Bà phán rằng Bà là “Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”. Bernadette Soubirous không hiểu kiểu nói "Vô Nhiễm Nguyên Tội" là gì. Vì thế cô đến gặp linh mục và người này hiểu đó là Đức Mẹ Maria.
Ngày 7 tháng 4, những người có mặt trông thấy sự say mê của Bernadette như một sự xuất thần. Chính ngày đó bác sĩ Dozous đã quan sát thấy trong vòng 15 phút "phép lạ cây nến". Ngọn lửa của cây nến đã không gây ra vết cháy nào trên da thịt Bernadette trong lúc cô xuất thần và tham dự vào sự vô cảm. Lần cuối cùng vào ngày 16 tháng 7 năm 1858. Vì hang đá đã bị rào bởi lệnh của chính quyền, Bernadette cùng với dì Lucile và vài bạn gái đi đến bờ bên phải của sông Gave trong cánh đồng Ribère đối diện với hang đá. Tất cả quỳ gối và cầu nguyện. Sau một lúc Bernadette kêu lên: "Vâng, vâng, Mẹ đó! Mẹ mỉm cười với chúng ta và chào chúng ta bên trên hàng rào cản. Chưa bao giờ tôi thấy Mẹ đẹp như vậy". Đó lần cuối cùng được ghi nhận về việc Đức Mẹ hiện ra với Bernadette.
Kể từ đó, Lộ Đức xảy ra nhiều phép lạ, có lẽ là nơi xảy ra nhiều phép lạ nhất được Giáo quyền Công giáo chính thức công nhận, sau những thủ tục điều tra nghiêm ngặt, có thể nói là còn nghiêm ngặt hơn cả các thủ tục cứu xét phép lạ trong các án phong chân Phước và hiển Thánh.
Thực vậy trong số 7 ngàn hồ sơ về những vụ khỏi bệnh khác thường được đệ trình tại Văn phòng y khoa Lộ Đức, cho đến nay chỉ có 70 vụ được giáo quyền chính thức nhìn nhận là phép lạ, sau các cuộc khảo sát sâu rộng của các bác sĩ và các khoa học gia, trong đó có cả những người không theo tôn giáo nào. Phép lạ đầu tiên xảy ra cách đây 164 năm, vào ngày 01 tháng 3 năm 1858: bà Catherine Latapie, 38 tuổi, người Pháp, bị liệt phải nằm dài trên cáng trong 18 tháng trời. Sự khỏi bệnh của bà được Đức Giám mục giáo phận Tarbes ở địa phương nhìn nhận ngày 18 tháng 1 năm 1862 sau 4 năm điều tra.
Phép lạ gần đây nhất là phép lạ thứ 70. Đó là cuộc khỏi bệnh lạ lùng của Nữ tu Bernadette Moriau, người Pháp, thuộc dòng Phan Sinh Hiến Sĩ Thánh Tâm Chúa Giêsu, xảy ra ngày 11 tháng 7 năm 2008 và được giáo quyền nhìn nhận ngày 11 tháng 2 năm 2018 sau 10 năm điều tra.
Nữ tu Moriau năm nay 81 tuổi, từ cuối thập niên 1960, chị bị bệnh quen gọi là ”hiệu chứng đuôi ngựa” (syndrome de la queue de cheval) phần cuối của tủy xương sống. Từ năm 1987, chị không đi lại được nữa.
Chị Bernadette Moriau kể lại: “Hồi tháng 2 năm 2008, bác sĩ điều trị mời tôi tham gia cuộc hành hương của giáo phận Beauvais từ ngày 3 đến 7 tháng 7 cùng năm tại Lộ Đức. Tôi chưa bao giờ đến Lộ Đức trong tư cách là bệnh nhân. Tôi đã đi Lộ Đức với niềm vui của tất cả các tín hữu hành hương, vì năm 2008 cũng là năm kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra với Bernadette (..). Trước Hang Đá, tôi cảm thấy sự hiện diện huyền nhiệm của Đức Mẹ và Thánh nữ Bernadette (…). Tôi không hề cầu xin ơn được lành bệnh, nhưng xin ơn hoán cải tâm hồn và sức mạnh để tiếp tục con đường bệnh nhân của tôi”.
Sau khi trở về cộng đoàn tu viện ở Besles, gần thành phố Beauvais, đã xảy ra cho chị Moriau điều mà ngày nay Giáo Hội nhìn nhận là phép lạ. Chị kể: “Ngày 11tháng 7 năm 2008 trong lúc chúng tôi đang chầu Mình Thánh Chúa, và hiệp thông với Lộ Đức, tôi hồi tưởng lại giờ phút mạnh mẽ đã trải qua trong lúc Phép Lành Mình Thánh Chúa được ban cho các bệnh nhân trong đó tôi thực sự cảm thấy sự hiện diện của Chúa Giêsu, kinh nghiệm ấy được tái diễn. Sau khi chầu Mình Thánh, tôi cảm thấy trong thân thể tôi một cảm giác nóng và thoải mái. Tôi cảm thấy lành mạnh...”
Trở về phòng riêng, chị Bernadette Moriau đã rời bỏ các máy móc y khoa, thanh kẹp chân, tắt máy máy hỗ trợ thần kinh. Với đức tin, chị bắt đầu bước đi hoàn toàn tự lập, không cần sự giúp đỡ nào. Các nữ tu cùng nhà làm chứng sự thay đổi.
Tiếp đến chị đến gặp bác sĩ điều trị và ông chứng nhận sự thay đổi. Các bác sĩ chuyên môn sau đó cũng nhận thực như vậy. Rồi chị trình diện tại Văn phòng y khoa quốc tế tại Lộ Đức, và Văn phòng quyết định khởi sự tiến trình điều tra và thẩm định với nhiều lần cứu xét. Sau cùng trong khóa họp toàn thể thường niên ngày 18 và 19 tháng 11 năm 2016, Ủy ban đồng thanh, trừ 1 phiếu, nhìn nhận cuộc khỏi bệnh của nữ tu Bernadette Moriau là không giải thích được theo tình trạng kiến thức khoa học hiện nay”.
Chúa nhật 11 tháng 2 năm 2018, lễ kính Đức Mẹ Lộ Đức, cũng là kỷ niệm 160 năm Đức Mẹ hiện ra lần đầu tiên tại Lộ Đức, Đức Cha Jacques Benoit - Gonnin, Giám mục giáo phận Beauvais ở miền Bắc Pháp, đã công bố sắc lệnh nhìn nhận cuộc khỏi bệnh của Nữ Tu Moriau là phép lạ, là dấu chỉ thần linh, đạt được nhờ sự chuyển cầu của Đức Mẹ Lộ Đức.
Phép lạ thứ 70 trên đây được công nhận và công bố 5 năm sau phép lạ thứ 69 tại Lộ Đức. Người được phép lạ ấy là bà Danila Castelli, sinh tại miền bắc Italia.
Ngày 4 tháng 5 năm 1989 trong cuộc hành hương tại Lộ Đức và tắm nước suối Đức Mẹ tại đây, bà được khỏi bệnh một cách lạ lùng, bệnh gọi là khối cận tử cung (une masse para-utérine) và một u xơ ở tử cung (un utérus fibromateux) mà bà phải chịu từ lâu trước đó. Bà trình báo với Văn phòng y khoa Lộ Đức về sự khỏi bệnh đột ngột của bà.
Sau 5 lần nhóm họp vào những năm 1989, 1992, 1994, 1997 và 2010, Văn phòng đồng thanh xác nhận “bà Castelli đã được khỏi bệnh hoàn toàn và lâu dài, từ sau cuộc hành hương tại Lộ Đức năm 1989, khỏi những hiệu chứng mà bà phải chịu từ 21 năm, điều này không có liên hệ gì tới những cuộc can thiệp và chữa trị y khoa”.
Trong phiên nhóm ngày 19 tháng 11 năm 2011 tại Paris, Ủy ban y khoa quốc tế về Lộ Đức chứng thực rằng “cách thức khỏi bệnh của bà Castelli là điều không giải thích được trong tình trạng kiến thức hiện nay của y khoa”. Ngày 20 tháng 6 năm 2013, Đức Cha Giovanni Giudici, Giám mục giáo phận Pavia, bắc Italia, nơi bà Castelli sinh sống, đã tuyên bố nhìn nhận ”tính chất lạ thường - phép lạ” và ”giá trị dấu lạ” của việc khỏi bệnh này.
Trong số các phép lạ, trường hợp của ông Gabriel Gargam có thể là một trong những câu chuyện nổi tiếng nhất trong hàng ngàn trường hợp đã được chữa trị tại Lộ Đức, phần vì ông khá nổi tiếng, phần khác vì ông được đón nhận ơn chữa lành cả tâm hồn và thể xác. Sinh năm 1870 trong một gia đình Công giáo đạo đức, ông sớm hứa hẹn sẽ trở thành một chàng sinh viên thông minh và một giáo dân nhiệt thành. Lời hứa ấy đã không được trọn vẹn vì năm 15 tuổi, ông dường như mất hết niềm tin vào Thiên Chúa. Ông tìm được một công việc trong bưu điện và được giao nhiệm vụ là người phân loại bưu phẩm vào tháng 12 năm 1899. Trong một chuyến xe lửa đi từ Bordeaux đến Paris, tàu của ông bị va vào đoàn tàu khác chạy ngược chiều với vận tốc 80 km/h, Gargam bị văng xa 15 mét khỏi xe lửa. Ông nằm giữa trời tuyết, bị chấn thương nặng và bất tỉnh trong 7 giờ đồng hồ. Khi đến bệnh viện, ông dường như đã tắt thở. Sau 8 tháng, cơ thể Gargam chỉ như một bộ xương với đôi chân bị hoại tử. Ông sụt gần 30kg dù bình thường ông là người rất to con. Gargam cũng không thể tự ăn mà chỉ có thể truyền thực phẩm vào cơ thể bằng ống. Ông quyết định kiện ngành đường sắt và tòa án Appellate đã thừa nhận lời tuyên án của phiên tòa trước đó. Ông được bồi thường 6000 francs, bên cạnh mức phí tổn 60.000 francs.
Cuộc sống của Gargam rơi vào tuyệt vọng, ông chỉ có thể nằm một chỗ, mọi sự vận động đều phải có sự hỗ trợ của hai y tá. Các bác sỹ chứng thực ông hoàn toàn tàn phế và chỉ có thể nằm đó đến khi cái chết giải thoát cho ông.
Trước khi tai nạn xảy ra, Gargam đã không đến Nhà thờ trong vòng 15 năm. Dì của ông, một nữ tu của dòng Thánh Tâm đã nài nỉ ông đến Lộ Đức nhưng ông từ chối. Cuối cùng, chỉ sau khi nghe lời van xin của mẹ mình, ông mới chấp nhận đến Lộ Đức. Gargam chưa từng rời khỏi giường của mình sau khi bị tai nạn. Ông được mang lên cáng đưa ra tàu lửa và bị đuối sức đến bất tỉnh suốt một giờ đồng hồ. Mọi người muốn dừng lại cuộc hành hương vì ông có thể sẽ chết trên đường nhưng mẹ ông vẫn cố nài nỉ để chuyến đi được thực hiện.
Khi đến Lộ Đức, Gargam đi xưng tội và nhận phép Hòa Giải nhưng tình trạng vẫn như thế. Ông được mang đến hồ nước phép, ngâm mình trong dòng nước nhưng kết quả còn tồi tệ hơn khi ông ngất đi. Sau một thời gian không thể hồi tỉnh, mọi người nghĩ rằng Gargam đã chết. Họ đưa xe ngựa trở về lại khách sạn trong nỗi đau thương. Trên đường trở về, có một đoàn rước Thánh Thể đang tiến tới gần, họ đứng nép sang một bên, phủ quần áo trên mặt người đàn ông được cho là đã chết.
Khi vị linh mục mang Mình Thánh lướt qua, ngài đã đọc lời chúc lành đến với đám đông âu sầu đang đứng xung quanh người đàn ông kia và đột nhiên có sự chuyển động dưới lớp vải. Trong khi người thân của ông dường như đứng lặng đi và đám đông còn đang sửng sốt thì Gargam quả quyết rằng ông muốn đứng dậy. Mọi người nghĩ đó có thể là tình trạng mê sảng trước cái chết và cố gắng dỗ dành ông. Gargam đứng thẳng lên, bước đi vài bước và nói rằng mình đã được chữa trị. Ông trở về khách sạn, bước đi bình thường và ngồi trên bàn dùng bữa một cách vui vẻ.
Ngày 20 tháng 9 năm 1901, 60 bác sĩ danh tiếng đã đến kiểm tra cho Gargam. Với việc chữa trị hoàn toàn bất – tự – nhiên này, họ công nhận rằng ông đã khỏi bệnh. Gargam cùng lòng biết ơn với Thiên Chúa đã tự nguyện hiến thân để phục vụ vô vị lợi tại Lộ Đức.
Gargam đã lập ra một công ty nhỏ, kết hôn với một cô gái sùng đạo, người đã hỗ trợ ông hết lòng trong công việc tông đồ. Trong hơn 50 năm, ông thường xuyên trở lại Lộ Đức làm công việc khiêng cáng cho bệnh nhân. Lễ Ngân khánh ơn chữa lành của ông được tổ chức trọng thể vào ngày hành hương toàn quốc ở Pháp năm 1951. Gargam ngồi trên ghế ở quảng trường Mân Côi, xung quanh là 1.500 bệnh nhân vào hơn 50.000 tín hữu khác. Sau lần viếng thăm cuối cùng vào tháng 8 năm 1952, ông mất vào tháng 3 năm 1953, hưởng thọ 83 tuổi.
Tổng cộng trong hơn 160 năm qua, đã có 30 ngàn vụ khỏi bệnh tại Lộ Đức, trong đó có 7 ngàn vụ được thiết lập hồ sơ và 2 ngàn vụ được nhìn nhận là không giải thích được về phương diện y khoa, nhưng cho đến nay chỉ có 70 vụ được giáo quyền nhìn nhận là phép lạ.
Tiêu chuẩn cứu xét của Ủy ban bác sĩ quốc tế ở Lộ Đức rất nghiêm ngặt. Phần lớn hồ sơ về những vụ khỏi bệnh được chấm dứt sớm, và từ ”phép lạ” là điều mà cho đến nay, Ủy ban gồm 30 bác sĩ tránh sử dụng. Trong ủy ban có một số bác sĩ không theo tín ngưỡng, tôn giáo nào. Và thẩm quyền tuyên bố phép lạ thuộc về Đức Giám mục bản quyền của nơi mà người được khỏi bệnh cư ngụ.
Từ năm 2006, Ủy ban y khoa cứu xét những vụ khỏi bệnh qua 3 giai đoạn: trong giai đoạn thứ nhất, Ủy ban cứu xét tiểu sử của bệnh nhân và bệnh trạng của họ để xem đó có phải là một cuộc khỏi bệnh bất ngờ hay không. Trong giai đoạn thứ hai, Ủy ban cứu xét xem đó có phải là một cuộc khỏi bệnh được xác nhận và củng cố hay không, và giai đoạn thứ ba là cứu xét và nhìn nhận tính chất ngoại thường của việc khỏi bệnh và chỉ sau đó họ mới chuyển hồ sơ cho vị giám mục bản quyền.
Các tiêu chuẩn nghiêm ngặt để được cho là phép lạ: bệnh đó phải là bệnh nặng và nguy hiểm tới tính mạng, và việc khỏi bệnh phải là bất thình lình, hoàn toàn và kéo dài, cả sự thay đổi cuộc sống sau đó cũng giữ một vai trò quan trọng.
 
 
Một Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Mân Côi, đã được xây dựng ngay trên vách đá, phía sau là Hang đá Massabielle, nơi Đức Mẹ hiện ra với Thánh nữ Bernadette.
Thánh địa Lộ Đức không chỉ có một Nhà thờ mà là một quần thể kiến trúc với Đại Vương cung Thánh đường 2 tầng: tầng trên là Vương cung Thánh đường Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội và tầng dưới là Phía trước là quảng trường rộng lớn, bên dưới quảng trường là Vương cung Thánh đường Piô X còn được gọi là Nhà thờ hầm, với sức chứa trên 20.000 người. Ngoài ra còn có các nguyện đường để chầu Thánh Thể, lần chuỗi Mân Côi, cử hành Bí tích Hòa Giải...
Hàng năm, có từ 4 đến 6 triệu người đến hành hương, cầu nguyện với Đức Mẹ Lộ Đức. Hàng ngày, có rất nhiều giờ cầu nguyện và trong đó có việc đọc kinh Mân Côi bằng 16 thứ tiếng.
 
Bài: Sưu tầm & Biên tập