Lễ Truyền tin
Số lượng xem: 695
Lễ Truyền Tin kỷ niệm sự kiện sứ thần Gabriel truyền tin cho Trinh nữ Maria rằng bà sẽ thụ thai qua quyền năng của Chúa Thánh Thần và trở thành Mẹ của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Ngày lễ này được mừng kính vào 25 tháng 3, đúng chín tháng trước Lễ Giáng Sinh.
 
 
Thánh sử Luca trình thuật cuộc đàm đạo giữa thiên sứ Gabrie (Gáp-ri-en) và Trinh nữ Maria tại căn nhà Nazaréth xứ Galilêa. Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Maria. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” Bà Maria thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.” Bấy giờ bà Maria nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
 
 
Sự kiện truyền tin xảy ra tại Nazareth, vùng Galilêa, Israel ngày nay. Tại đây có ngôi Nhà thờ Truyền Tin để kỷ niệm sự kiện này. Truyền tin cũng là một chủ đề quan trọng trong nghệ thuật Kitô giáo nói chung, cũng như trong nghệ thuật về Đức Mẹ của Công giáo Rôma nói riêng, đặc biệt là trong thời Trung Cổ và Phục Hưng.
Lễ Truyền tin được mừng đầu tiên tại Giáo hội Đông phương vào Chúa nhật I mùa Vọng từ thế kỷ IV hay thế kỷ V để kính nhớ mầu nhiệm Nhập Thể. Đến thế kỷ VII, lễ này lan sang Giáo hội Tây phương để kỷ niệm Đức Trinh Nữ Maria chịu thai Ngôi Lời Nhập Thể, đồng thời kỷ niệm Chúa Kitô được xức dầu làm Thượng Tế và làm Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người.
 
 
Các nước nói tiếng Anh còn gọi ngày lễ truyền tin là Lady Day. Tại Scotland cho tới năm 1600 và tại Anh, Wales, Ireland cũng như các thuộc địa Bắc Mỹ cho tới năm 1752, đây là ngày đầu năm mới.
Năm 1884 Công đồng Baltimore quyết định lễ Truyền tin ngày 25 tháng 3 là lễ nghỉ và lễ buộc cho Giáo hội Hoa Kỳ.
 
Bài: Sưu tầm & Biên tập
BÀI ĐĂNG
TAGS
Lễ Truyền tin
Lễ Truyền Tin kỷ niệm sự kiện sứ thần Gabriel truyền tin cho Trinh nữ Maria rằng bà sẽ thụ thai qua quyền năng của Chúa Thánh Thần và trở thành Mẹ của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Ngày lễ này được mừng kính vào 25 tháng 3, đúng chín tháng trước Lễ Giáng Sinh.
 
 
Thánh sử Luca trình thuật cuộc đàm đạo giữa thiên sứ Gabrie (Gáp-ri-en) và Trinh nữ Maria tại căn nhà Nazaréth xứ Galilêa. Bà Ê-li-sa-bét có thai được sáu tháng, thì Thiên Chúa sai sứ thần Gáp-ri-en đến một thành miền Ga-li-lê, gọi là Na-da-rét, gặp một trinh nữ đã thành hôn với một người tên là Giuse, thuộc dòng dõi vua Đa-vít. Trinh nữ ấy tên là Maria. Sứ thần vào nhà trinh nữ và nói: “Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà.” Nghe lời ấy, bà rất bối rối, và tự hỏi lời chào như vậy có nghĩa gì. Sứ thần liền nói: “Thưa bà Maria, xin đừng sợ, vì bà đẹp lòng Thiên Chúa. Và này đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu. Người sẽ nên cao cả, và sẽ được gọi là Con Đấng Tối Cao. Đức Chúa là Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đa-vít, tổ tiên Người. Người sẽ trị vì nhà Gia-cóp đến muôn đời, và triều đại của Người sẽ vô cùng vô tận.” Bà Maria thưa với sứ thần: “Việc ấy sẽ xảy ra cách nào, vì tôi không biết đến việc vợ chồng!” Sứ thần đáp: “Thánh Thần sẽ ngự xuống trên bà, và quyền năng Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên bà, vì thế, Đấng Thánh sắp sinh ra sẽ được gọi là Con Thiên Chúa. Kìa bà Ê-li-sa-bét, người họ hàng với bà, tuy già rồi, mà cũng đang cưu mang một người con trai: bà ấy vẫn bị mang tiếng là hiếm hoi, mà nay đã có thai được sáu tháng. Vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được.” Bấy giờ bà Maria nói: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói.” Rồi sứ thần từ biệt ra đi.
 
 
Sự kiện truyền tin xảy ra tại Nazareth, vùng Galilêa, Israel ngày nay. Tại đây có ngôi Nhà thờ Truyền Tin để kỷ niệm sự kiện này. Truyền tin cũng là một chủ đề quan trọng trong nghệ thuật Kitô giáo nói chung, cũng như trong nghệ thuật về Đức Mẹ của Công giáo Rôma nói riêng, đặc biệt là trong thời Trung Cổ và Phục Hưng.
Lễ Truyền tin được mừng đầu tiên tại Giáo hội Đông phương vào Chúa nhật I mùa Vọng từ thế kỷ IV hay thế kỷ V để kính nhớ mầu nhiệm Nhập Thể. Đến thế kỷ VII, lễ này lan sang Giáo hội Tây phương để kỷ niệm Đức Trinh Nữ Maria chịu thai Ngôi Lời Nhập Thể, đồng thời kỷ niệm Chúa Kitô được xức dầu làm Thượng Tế và làm Trung Gian giữa Thiên Chúa và loài người.
 
 
Các nước nói tiếng Anh còn gọi ngày lễ truyền tin là Lady Day. Tại Scotland cho tới năm 1600 và tại Anh, Wales, Ireland cũng như các thuộc địa Bắc Mỹ cho tới năm 1752, đây là ngày đầu năm mới.
Năm 1884 Công đồng Baltimore quyết định lễ Truyền tin ngày 25 tháng 3 là lễ nghỉ và lễ buộc cho Giáo hội Hoa Kỳ.
 
Bài: Sưu tầm & Biên tập