Đội Vệ binh Thụy Sĩ của Vatican
Số lượng xem: 451

Không ít người tò mò về một quốc gia nhỏ bé nhất thế giới, tổng diện tích chỉ vẻn vẹn 0,44 km2, số dân không quá 1000 người, nằm gọn trong lòng thành phố Rome thủ đô Italy nhưng lại được cho là quyền lực nhất thế giới.

Đó chính là Tòa thánh Vatican hay là Thành quốc Vatican, là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ bao gồm một vùng đất có tường bao kín nằm trong lòng thành phố Roma.

Trong số hàng trăm điều kỳ lạ, linh thiêng có từ hàng ngàn năm trong Vatican, có một sự việc khá lạ kỳ và thích thú dưới con mắt “người trần” là tại sao một Thành quốc ảnh hưởng lớn như vậy lại sử dụng một đội quân rất nhỏ bé, chỉ bằng hơn một đại đội quân chủ lực của một quốc gia có chủ quyền khác.

 

 

Đội vệ binh Thuỵ Sĩ của Vatican cao lớn, oai nghiêm mặc quân phục cổ xưa ba màu vàng lam đỏ, tay cầm giáo dài, chuyên canh gác cổng ra vào của quốc gia nhỏ nhất thế giới này.

Lý do Vatican nằm trên lãnh thổ Italy tại sao không dùng luôn người Italy làm vệ binh mà lại dùng người Thuỵ Sĩ và đã duy trì như thế suốt 5 thế kỷ qua.

Ngày 6 tháng 5 năm 1527, cách đây 495 năm, thành Rome bị công phá bởi một đội quân đáng sợ tới từ Đế chế La Mã, và đội Vệ Binh Thụy Sỹ đã trở thành chốt chặn cuối cùng để bảo vệ Đức Giáo Hoàng – Vua theo nghĩa thế tục của Vatican.

 

 

Trong suốt thế kỷ 16, Hoàng đế Charles V của Đế chế La Mã hùng mạnh là người đàn ông quyền lực nhất hành tinh lúc bấy giờ. Ông ta cai trị Tây Ban Nha, Hà Lan, và một vài vương quốc ở Đức. Ông ta còn là đồng minh với Vua nước Anh. Trong khi đối thủ nặng ký nhất của ông là Vua nước Pháp thì đã bị bắt giữ trong một trận đánh. Ông đối đầu với người Hồi Ottoman dọc theo Địa Trung Hải. Vàng bạc, châu báu cống nộp từ khắp nơi, cả Tân Thế Giới cứ ùn ùn về lấp đầy kho.

Đức Giáo Hoàng Clement VII lo sợ sự trỗi dậy của Gia tộc Habsburg đe dọa tới người Italy nên quyết định gia nhập Liên Minh Cognac — với Pháp, Venice, Florence, và Milan — để ngăn chặn tham vọng và đẩy hoàng đế ra khỏi nước Italy. Charles V cử một đội quân tới Ý để chống lại Liên minh này.

Thành Rome khi ấy chỉ được bảo vệ bởi vài ngàn dân quân trấn giữ các bức tường thành. Sáng sớm ngày 6 tháng 5, quân đội Habsburg tấn công thành Rome nhưng bị đẩy lui và chỉ huy chính của đội quân này là Charles III, Công tước xứ Bourbon bị tiêu diệt. Sự việc này dẫn đến sự rối loạn, mất kiểm soát của đạo quân xâm lăng. Chuyện tồi tệ đã xảy ra, các cánh quân thi nhau cướp bóc, hãm hại dân thường. Khi chúng tấn công, đội dân quân thành Roma bị áp đảo và bỏ chạy khỏi các vị trí phòng thủ, để lại đơn vị quân đội chuyên nghiệp cuối cùng trong thành là 189 lính đánh thuê Thụy Sỹ bảo vệ Đức Giáo tông.

Khi hệ thống phòng thủ bị bỏ trống và thành Rome bị chọc thủng, đội quân Habsburg với hàng ngàn binh lính hùng hổ tiến về phía Vatican. Chúng rất phấn kích vì nghĩ là sắp bắt giữ được Đức Giáo Hoàng và vơ vét được các của cải trong Vatican. Chúng cho rằng toàn bộ thành Rome nằm trong tầm ngắm, số lính đánh thuê ít ỏi người Thụy Sỹ trong tình huống vô vọng này chắc chắn sẽ nhanh chóng bỏ khí giới chạy về cố quốc.

Hàng thế kỷ trước, người Thụy Sỹ đã chứng tỏ cho toàn Châu Âu thấy được đội quân lính đánh thuê chất lượng của mình. Nhưng lòng trung thành của các tay lính đánh thuê trong các tình huống vô vọng này mới là phép thử thực sự.

Đức Giáo Hoàng Clement VII lo lắng tột độ, tình huống ngàn cân treo sợi tóc này ông chỉ còn biết đến Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô để phó thác mọi sự vào lời cầu nguyện. Các Vệ binh Thụy Sỹ thề trung thành và bảo vệ Đức Giáo Hoàng.

Trong cuộc chiến đấu này, 147 người hy sinh. 42 người còn lại hộ tống Giáo hoàng đến nơi lánh nạn an toàn ở bên ngoài thành Vatican. Đội vệ binh Thuỵ Sĩ đã dùng xương máu của mình chứng tỏ lòng trung thành của họ với Giáo hoàng. Từ đó trở đi ngày 6 tháng 5 hàng năm trở thành ngày tuyên thệ của các tân binh trong đội này.

 

 

Đội vệ binh Thuỵ Sĩ thành Vatican thực tế, không phải là lính đánh thuê. Đây là sự “hợp tác quân sự song phương” giữa Vatican với Liên bang Thuỵ Sĩ. Thế kỷ 15, Giáo hoàng Sixtus IV ký hiệp ước hợp tác an ninh với các lãnh chúa Thuỵ Sĩ. Sau đó các Giáo Hoàng Vatican khác cũng đều nhờ Thuỵ Sĩ phái quân đội đến giúp Vatican chống lại sự đe doạ của công tước xứ Milan và Hoàng gia Pháp. Ngày 22 tháng 1 năm 1506, Giáo hoàng Julius II đích thân cầu phúc cho một đội quân 150 người Thuỵ Sĩ đóng tại Vatican và gọi họ là “Người bảo vệ tự do của Toà Thánh”, từ đó xác lập địa vị của đội vệ binh Thuỵ Sĩ trong Toà Thánh.

 

 

Để được tham dự đội quân vẻ vang có lịch sử lâu đời này cần có đủ mấy điều kiện: là công dân Thuỵ Sĩ, tín đồ Thiên chúa giáo, có lý lịch tốt, đã qua đào tạo quân sự, tuổi từ 19 đến 20 (riêng sĩ quan có thể nhiều tuổi hơn), cao ít nhất 1,74 mét, chưa vợ, ít nhất có một bằng tốt nghiệp trường dạy nghề hoặc trung học.

Hiện nay đội vệ binh Thuỵ Sĩ có 110 người, trong đó gồm 6 sĩ quan cấp cao, 26 cấp trung, hạ và 78 lính. Khi trực họ không mang theo bất kỳ vũ khí hiện đại nào mà chỉ cầm một thanh giáo dài 2 mét kiểu cổ – thứ vũ khí tượng trưng cho đội vệ binh Thuỵ Sĩ suốt 500 năm qua. Thực ra đội cũng được trang bị súng trường và súng ngắn do Thuỵ Sĩ chế tạo, nhưng bình thường không được mang theo người. Binh sĩ trực mặc quân phục 3 màu vàng, lam, đỏ; tương truyền là do hoạ sĩ - kiến trúc sư thiên tài người Ý Michelangelo (1475-1564) vẽ kiểu. Tuy nhiên, bộ quân phục hiện dùng là do một sĩ quan chỉ huy đội hồi đầu thế kỷ 20 cải tiến từ kiểu quân phục cũ, bổ sung cổ áo trắng viền đăng ten và găng tay trắng, trông sang trọng hơn trước. Bình thường các binh sĩ chỉ mặc quân phục một màu lam. Khi giải ngũ, quân phục đều phải nộp lại để tiêu huỷ, tránh bị người ta mua bán làm mất vinh dự của đội.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Đội Vệ binh Thụy Sĩ của Vatican

Không ít người tò mò về một quốc gia nhỏ bé nhất thế giới, tổng diện tích chỉ vẻn vẹn 0,44 km2, số dân không quá 1000 người, nằm gọn trong lòng thành phố Rome thủ đô Italy nhưng lại được cho là quyền lực nhất thế giới.

Đó chính là Tòa thánh Vatican hay là Thành quốc Vatican, là một quốc gia có chủ quyền với lãnh thổ bao gồm một vùng đất có tường bao kín nằm trong lòng thành phố Roma.

Trong số hàng trăm điều kỳ lạ, linh thiêng có từ hàng ngàn năm trong Vatican, có một sự việc khá lạ kỳ và thích thú dưới con mắt “người trần” là tại sao một Thành quốc ảnh hưởng lớn như vậy lại sử dụng một đội quân rất nhỏ bé, chỉ bằng hơn một đại đội quân chủ lực của một quốc gia có chủ quyền khác.

 

 

Đội vệ binh Thuỵ Sĩ của Vatican cao lớn, oai nghiêm mặc quân phục cổ xưa ba màu vàng lam đỏ, tay cầm giáo dài, chuyên canh gác cổng ra vào của quốc gia nhỏ nhất thế giới này.

Lý do Vatican nằm trên lãnh thổ Italy tại sao không dùng luôn người Italy làm vệ binh mà lại dùng người Thuỵ Sĩ và đã duy trì như thế suốt 5 thế kỷ qua.

Ngày 6 tháng 5 năm 1527, cách đây 495 năm, thành Rome bị công phá bởi một đội quân đáng sợ tới từ Đế chế La Mã, và đội Vệ Binh Thụy Sỹ đã trở thành chốt chặn cuối cùng để bảo vệ Đức Giáo Hoàng – Vua theo nghĩa thế tục của Vatican.

 

 

Trong suốt thế kỷ 16, Hoàng đế Charles V của Đế chế La Mã hùng mạnh là người đàn ông quyền lực nhất hành tinh lúc bấy giờ. Ông ta cai trị Tây Ban Nha, Hà Lan, và một vài vương quốc ở Đức. Ông ta còn là đồng minh với Vua nước Anh. Trong khi đối thủ nặng ký nhất của ông là Vua nước Pháp thì đã bị bắt giữ trong một trận đánh. Ông đối đầu với người Hồi Ottoman dọc theo Địa Trung Hải. Vàng bạc, châu báu cống nộp từ khắp nơi, cả Tân Thế Giới cứ ùn ùn về lấp đầy kho.

Đức Giáo Hoàng Clement VII lo sợ sự trỗi dậy của Gia tộc Habsburg đe dọa tới người Italy nên quyết định gia nhập Liên Minh Cognac — với Pháp, Venice, Florence, và Milan — để ngăn chặn tham vọng và đẩy hoàng đế ra khỏi nước Italy. Charles V cử một đội quân tới Ý để chống lại Liên minh này.

Thành Rome khi ấy chỉ được bảo vệ bởi vài ngàn dân quân trấn giữ các bức tường thành. Sáng sớm ngày 6 tháng 5, quân đội Habsburg tấn công thành Rome nhưng bị đẩy lui và chỉ huy chính của đội quân này là Charles III, Công tước xứ Bourbon bị tiêu diệt. Sự việc này dẫn đến sự rối loạn, mất kiểm soát của đạo quân xâm lăng. Chuyện tồi tệ đã xảy ra, các cánh quân thi nhau cướp bóc, hãm hại dân thường. Khi chúng tấn công, đội dân quân thành Roma bị áp đảo và bỏ chạy khỏi các vị trí phòng thủ, để lại đơn vị quân đội chuyên nghiệp cuối cùng trong thành là 189 lính đánh thuê Thụy Sỹ bảo vệ Đức Giáo tông.

Khi hệ thống phòng thủ bị bỏ trống và thành Rome bị chọc thủng, đội quân Habsburg với hàng ngàn binh lính hùng hổ tiến về phía Vatican. Chúng rất phấn kích vì nghĩ là sắp bắt giữ được Đức Giáo Hoàng và vơ vét được các của cải trong Vatican. Chúng cho rằng toàn bộ thành Rome nằm trong tầm ngắm, số lính đánh thuê ít ỏi người Thụy Sỹ trong tình huống vô vọng này chắc chắn sẽ nhanh chóng bỏ khí giới chạy về cố quốc.

Hàng thế kỷ trước, người Thụy Sỹ đã chứng tỏ cho toàn Châu Âu thấy được đội quân lính đánh thuê chất lượng của mình. Nhưng lòng trung thành của các tay lính đánh thuê trong các tình huống vô vọng này mới là phép thử thực sự.

Đức Giáo Hoàng Clement VII lo lắng tột độ, tình huống ngàn cân treo sợi tóc này ông chỉ còn biết đến Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô để phó thác mọi sự vào lời cầu nguyện. Các Vệ binh Thụy Sỹ thề trung thành và bảo vệ Đức Giáo Hoàng.

Trong cuộc chiến đấu này, 147 người hy sinh. 42 người còn lại hộ tống Giáo hoàng đến nơi lánh nạn an toàn ở bên ngoài thành Vatican. Đội vệ binh Thuỵ Sĩ đã dùng xương máu của mình chứng tỏ lòng trung thành của họ với Giáo hoàng. Từ đó trở đi ngày 6 tháng 5 hàng năm trở thành ngày tuyên thệ của các tân binh trong đội này.

 

 

Đội vệ binh Thuỵ Sĩ thành Vatican thực tế, không phải là lính đánh thuê. Đây là sự “hợp tác quân sự song phương” giữa Vatican với Liên bang Thuỵ Sĩ. Thế kỷ 15, Giáo hoàng Sixtus IV ký hiệp ước hợp tác an ninh với các lãnh chúa Thuỵ Sĩ. Sau đó các Giáo Hoàng Vatican khác cũng đều nhờ Thuỵ Sĩ phái quân đội đến giúp Vatican chống lại sự đe doạ của công tước xứ Milan và Hoàng gia Pháp. Ngày 22 tháng 1 năm 1506, Giáo hoàng Julius II đích thân cầu phúc cho một đội quân 150 người Thuỵ Sĩ đóng tại Vatican và gọi họ là “Người bảo vệ tự do của Toà Thánh”, từ đó xác lập địa vị của đội vệ binh Thuỵ Sĩ trong Toà Thánh.

 

 

Để được tham dự đội quân vẻ vang có lịch sử lâu đời này cần có đủ mấy điều kiện: là công dân Thuỵ Sĩ, tín đồ Thiên chúa giáo, có lý lịch tốt, đã qua đào tạo quân sự, tuổi từ 19 đến 20 (riêng sĩ quan có thể nhiều tuổi hơn), cao ít nhất 1,74 mét, chưa vợ, ít nhất có một bằng tốt nghiệp trường dạy nghề hoặc trung học.

Hiện nay đội vệ binh Thuỵ Sĩ có 110 người, trong đó gồm 6 sĩ quan cấp cao, 26 cấp trung, hạ và 78 lính. Khi trực họ không mang theo bất kỳ vũ khí hiện đại nào mà chỉ cầm một thanh giáo dài 2 mét kiểu cổ – thứ vũ khí tượng trưng cho đội vệ binh Thuỵ Sĩ suốt 500 năm qua. Thực ra đội cũng được trang bị súng trường và súng ngắn do Thuỵ Sĩ chế tạo, nhưng bình thường không được mang theo người. Binh sĩ trực mặc quân phục 3 màu vàng, lam, đỏ; tương truyền là do hoạ sĩ - kiến trúc sư thiên tài người Ý Michelangelo (1475-1564) vẽ kiểu. Tuy nhiên, bộ quân phục hiện dùng là do một sĩ quan chỉ huy đội hồi đầu thế kỷ 20 cải tiến từ kiểu quân phục cũ, bổ sung cổ áo trắng viền đăng ten và găng tay trắng, trông sang trọng hơn trước. Bình thường các binh sĩ chỉ mặc quân phục một màu lam. Khi giải ngũ, quân phục đều phải nộp lại để tiêu huỷ, tránh bị người ta mua bán làm mất vinh dự của đội.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập