Áo Đức Mẹ Carmelo
Số lượng xem: 429

“Áo Đức Bà” hay Áo Đức Mẹ Carmelô phát xuất từ núi Carmelo (Cát Minh), là một ngọn núi cao đẹp nằm bên bờ Địa trung hải, không xa làng Nagiaret, nơi Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse sinh sống bao nhiêu. Núi này được Kinh Thánh Cựu ước nói tới 850 năm trước khi Chúa Giáng sinh, Tiên tri Elia đã sống trên núi này, để bảo vệ niềm tin tinh tuyền của người Israel chỉ tôn thờ Thiên Chúa Yavê, không thờ thần nào khác.

 

 

Khoảng cuối thể kỷ XII (1190), có những ẩn sĩ đã ẩn tu tại núi này và khi con số một đông hơn họ đã lập ra Dòng Tu và lấy tên của ngọn núi, Dòng Cát Minh (Carmelo). Dòng xây dựng ngôi nhà nguyện dâng kính cho Đức Mẹ, chủ ý của nhà Dòng là tôn sùng Ðức Mẹ và sống đời cầu nguyện chiêm niệm, trung thành theo bước Đức Kitô.

Tới năm 1248 người Hồi giáo (Islam) đã đánh chiếm gần toàn bộ Đất Thánh và tàn phá nhà Dòng vì vậy Dòng phải di cư về Châu Âu.

Thời Thánh Simon Stock, làm Bề Trên Cả của Dòng, ngài lo lắng vì sự mới mẻ của Dòng khi vừa di cư đến Châu Âu. Ngài đêm ngày cầu nguyện xin Đức Mẹ chỉ cách xây dựng lại nhà Dòng. Sau mấy năm ăn chay cầu nguyện ngài đã được Đức Mẹ hiện ra.

Ngày 16 tháng 7 năm 1251, Đức Mẹ hiện ra, có nhiều Thiên Thần hầu cận, Đức Mẹ trao cho Thánh nhân chiếc áo gồm hai mảnh vải và phán: “Con hãy nhận áo này làm áo riêng Dòng Mẹ, là dấu Mẹ thương Dòng và các con cái ở đây. Đây là áo ban bình an, tượng trưng sự liên kết, che chở khỏi nguy hiểm. Ai chết khi mang áo này thì được thoát khỏi lửa hỏa ngục”.

 

 

Nhờ ơn Đức Mẹ, Dòng càng ngày càng phát triển, nhiều người xin nhập dòng, nhiều giáo dân xin vào hội Áo Đức Mẹ ngày càng đông.

Thế kỉ 14, sau khi Thánh Simon Stock qua đời (1265) Đức Mẹ hiện ra với Đức Giáo hoàng Gioan 22 khi ngài đang cầu nguyện, Đức Mẹ mang Áo Đức Mẹ Carmelô và dạy ngài phải công bố cho hết những ai mang Áo Ðức Mẹ biết: “Nếu những ai là tu sĩ dòng hoặc là người vào hội Áo, bởi tội lỗi mình phải vào Luyện ngục, Mẹ sẽ xuống, như người Mẹ nhân lành, vào ngày thứ Bảy sau khi chúng qua đời để cứu vớt chúng và đem chúng về hưởng phúc muôn đời”.

Ngày thứ 7 sau khi qua đời được gọi là “Ðặc ân ngày thứ Bảy”. Đặc ân này đã được nhiều Đức Giáo Hoàng công nhận: – Ðức Alexandre 5 (1409-1410), – Ðức Thánh Piô 5 (1566-1572), – Ðức Grêgôriô 8 (1572-1585), – Ðức Piô 11 (1857-1939)

Ngày 30 tháng 1 năm 1613, trước sự hiện diện của đông đảo dân chúng, Đức Phaolô 5 (1605-1621), đã đọc sắc lệnh về Áo Đức Mẹ rằng, các tu sĩ Dòng Cát Minh được truyền giảng “Đặc ân ngày thứ Bảy”.

 

 

Sắc lệnh ghi rằng: “Toàn dân Kitô hãy sốt sắng tin rằng Rất Thánh Trinh Nữ Maria luôn luôn can thiệp đặc biệt phù trì cứu vớt các hội viên Áo Ðức Mẹ Carmelô vào ngày thứ Bảy, ngày đặc biệt kính Ðức Mẹ. Nếu không đọc được kinh Tiểu nhật khoá thì giữ chay các ngày Giáo Hội quy định và kiêng thịt vào ngày thứ Tư, thứ Bảy, trừ khi gặp lễ Giáng Sinh”.)

Năm 1910 Đức Thánh Piô 10, ban phép đeo ảnh thay Áo Đức Mẹ. Thánh bộ công bố đeo ảnh thay Áo được hưởng mọi ân xá và Đặc ân ngày thứ Bảy, miễn là ảnh đó một bên là ảnh Chúa Giêsu tỏ Trái Tim Người ra. Bên kia là ảnh Đức Mẹ (không nhất thiết là ảnh Đức Mẹ Carmelô).

 

 

Năm 1921 kỷ niệm 650 năm Đặc ân ngày thứ Bảy, Đức Piô 11 gửi một tông thư cho Bề trên Cả Dòng Cát Minh về những ân xá và đặc ân ngày thứ Bảy: “Ta khích lệ những người vào hội Áo Đức Mẹ hãy bền vững nhiệt thành giữ những điều chỉ dạy để hưởng những ân xá và Đặc ân ngày thứ Bảy. Vì Đức Mẹ yêu quí những ai yêu mến Mẹ, và không ai không có quyền tin tưởng sự hộ giúp đặc biệt của Mẹ trong giờ chết, nếu trong đời sống, họ xa lánh tội lỗi và làm mấy việc đạo đức kính Mẹ”.

 

 

Năm 1951, Đức Piô 12, dịp kỷ niệm 700 năm Đức Mẹ hiện ra với Thánh Simon Stock, đã gửi một Tông thư cho Bề trên Cả Dòng Cát Minh cũng nói về Đặc ân ngày thứ Bảy: “Áo Đức Mẹ là dấu hiệu và bảo chứng sự bảo trợ của Mẹ Thiên Chúa. Nhưng những người mặc Áo này đừng tin rằng dù họ trễ nải và lơ là việc thiêng liêng mà được ơn Cứu rỗi, như Thánh Phaolô căn dặn: ‘Anh em hãy biết kính cẩn và lo sợ mà gắng công lo việc rỗi linh hồn mình’ (Pl 2:12)…

Các tu sĩ Cát Minh hay hội viên Hội Áo Đức Mẹ hãy tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Trinh Nữ Maria. Nhờ lời cầu bầu của Mẹ trước toà Chúa, Mẹ sẽ mau chóng mở cửa Thiên đàng sớm bao nhiêu có thể cho những con cái Mẹ đang chịu đền tội trong luyện ngục mà khi sống đã cậy trông vào lời hứa Đặc ân ngày thứ Bảy”.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Áo Đức Mẹ Carmelo

“Áo Đức Bà” hay Áo Đức Mẹ Carmelô phát xuất từ núi Carmelo (Cát Minh), là một ngọn núi cao đẹp nằm bên bờ Địa trung hải, không xa làng Nagiaret, nơi Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse sinh sống bao nhiêu. Núi này được Kinh Thánh Cựu ước nói tới 850 năm trước khi Chúa Giáng sinh, Tiên tri Elia đã sống trên núi này, để bảo vệ niềm tin tinh tuyền của người Israel chỉ tôn thờ Thiên Chúa Yavê, không thờ thần nào khác.

 

 

Khoảng cuối thể kỷ XII (1190), có những ẩn sĩ đã ẩn tu tại núi này và khi con số một đông hơn họ đã lập ra Dòng Tu và lấy tên của ngọn núi, Dòng Cát Minh (Carmelo). Dòng xây dựng ngôi nhà nguyện dâng kính cho Đức Mẹ, chủ ý của nhà Dòng là tôn sùng Ðức Mẹ và sống đời cầu nguyện chiêm niệm, trung thành theo bước Đức Kitô.

Tới năm 1248 người Hồi giáo (Islam) đã đánh chiếm gần toàn bộ Đất Thánh và tàn phá nhà Dòng vì vậy Dòng phải di cư về Châu Âu.

Thời Thánh Simon Stock, làm Bề Trên Cả của Dòng, ngài lo lắng vì sự mới mẻ của Dòng khi vừa di cư đến Châu Âu. Ngài đêm ngày cầu nguyện xin Đức Mẹ chỉ cách xây dựng lại nhà Dòng. Sau mấy năm ăn chay cầu nguyện ngài đã được Đức Mẹ hiện ra.

Ngày 16 tháng 7 năm 1251, Đức Mẹ hiện ra, có nhiều Thiên Thần hầu cận, Đức Mẹ trao cho Thánh nhân chiếc áo gồm hai mảnh vải và phán: “Con hãy nhận áo này làm áo riêng Dòng Mẹ, là dấu Mẹ thương Dòng và các con cái ở đây. Đây là áo ban bình an, tượng trưng sự liên kết, che chở khỏi nguy hiểm. Ai chết khi mang áo này thì được thoát khỏi lửa hỏa ngục”.

 

 

Nhờ ơn Đức Mẹ, Dòng càng ngày càng phát triển, nhiều người xin nhập dòng, nhiều giáo dân xin vào hội Áo Đức Mẹ ngày càng đông.

Thế kỉ 14, sau khi Thánh Simon Stock qua đời (1265) Đức Mẹ hiện ra với Đức Giáo hoàng Gioan 22 khi ngài đang cầu nguyện, Đức Mẹ mang Áo Đức Mẹ Carmelô và dạy ngài phải công bố cho hết những ai mang Áo Ðức Mẹ biết: “Nếu những ai là tu sĩ dòng hoặc là người vào hội Áo, bởi tội lỗi mình phải vào Luyện ngục, Mẹ sẽ xuống, như người Mẹ nhân lành, vào ngày thứ Bảy sau khi chúng qua đời để cứu vớt chúng và đem chúng về hưởng phúc muôn đời”.

Ngày thứ 7 sau khi qua đời được gọi là “Ðặc ân ngày thứ Bảy”. Đặc ân này đã được nhiều Đức Giáo Hoàng công nhận: – Ðức Alexandre 5 (1409-1410), – Ðức Thánh Piô 5 (1566-1572), – Ðức Grêgôriô 8 (1572-1585), – Ðức Piô 11 (1857-1939)

Ngày 30 tháng 1 năm 1613, trước sự hiện diện của đông đảo dân chúng, Đức Phaolô 5 (1605-1621), đã đọc sắc lệnh về Áo Đức Mẹ rằng, các tu sĩ Dòng Cát Minh được truyền giảng “Đặc ân ngày thứ Bảy”.

 

 

Sắc lệnh ghi rằng: “Toàn dân Kitô hãy sốt sắng tin rằng Rất Thánh Trinh Nữ Maria luôn luôn can thiệp đặc biệt phù trì cứu vớt các hội viên Áo Ðức Mẹ Carmelô vào ngày thứ Bảy, ngày đặc biệt kính Ðức Mẹ. Nếu không đọc được kinh Tiểu nhật khoá thì giữ chay các ngày Giáo Hội quy định và kiêng thịt vào ngày thứ Tư, thứ Bảy, trừ khi gặp lễ Giáng Sinh”.)

Năm 1910 Đức Thánh Piô 10, ban phép đeo ảnh thay Áo Đức Mẹ. Thánh bộ công bố đeo ảnh thay Áo được hưởng mọi ân xá và Đặc ân ngày thứ Bảy, miễn là ảnh đó một bên là ảnh Chúa Giêsu tỏ Trái Tim Người ra. Bên kia là ảnh Đức Mẹ (không nhất thiết là ảnh Đức Mẹ Carmelô).

 

 

Năm 1921 kỷ niệm 650 năm Đặc ân ngày thứ Bảy, Đức Piô 11 gửi một tông thư cho Bề trên Cả Dòng Cát Minh về những ân xá và đặc ân ngày thứ Bảy: “Ta khích lệ những người vào hội Áo Đức Mẹ hãy bền vững nhiệt thành giữ những điều chỉ dạy để hưởng những ân xá và Đặc ân ngày thứ Bảy. Vì Đức Mẹ yêu quí những ai yêu mến Mẹ, và không ai không có quyền tin tưởng sự hộ giúp đặc biệt của Mẹ trong giờ chết, nếu trong đời sống, họ xa lánh tội lỗi và làm mấy việc đạo đức kính Mẹ”.

 

 

Năm 1951, Đức Piô 12, dịp kỷ niệm 700 năm Đức Mẹ hiện ra với Thánh Simon Stock, đã gửi một Tông thư cho Bề trên Cả Dòng Cát Minh cũng nói về Đặc ân ngày thứ Bảy: “Áo Đức Mẹ là dấu hiệu và bảo chứng sự bảo trợ của Mẹ Thiên Chúa. Nhưng những người mặc Áo này đừng tin rằng dù họ trễ nải và lơ là việc thiêng liêng mà được ơn Cứu rỗi, như Thánh Phaolô căn dặn: ‘Anh em hãy biết kính cẩn và lo sợ mà gắng công lo việc rỗi linh hồn mình’ (Pl 2:12)…

Các tu sĩ Cát Minh hay hội viên Hội Áo Đức Mẹ hãy tận hiến cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Trinh Nữ Maria. Nhờ lời cầu bầu của Mẹ trước toà Chúa, Mẹ sẽ mau chóng mở cửa Thiên đàng sớm bao nhiêu có thể cho những con cái Mẹ đang chịu đền tội trong luyện ngục mà khi sống đã cậy trông vào lời hứa Đặc ân ngày thứ Bảy”.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập