Đức Mẹ Sầu Bi - Pietà
Số lượng xem: 417

Tượng Đức Mẹ Sầu Bi - Pieta là tác phẩm của Michelangelo (1475 - 1564), là một kiệt tác điêu khắc của nhân loại, là đỉnh cao của một tài năng phi thường và là hiện thân của nỗi thổn thức và sự đồng cảm đạt tới mức Thần thánh trong đức tin Kitô giáo đã được đặt một vị trí trang trọng trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô (Vatican-Roma, Italy) từ thế kỷ XVII.

 

 

Trong lịch sử nghệ thuật nhân loại, “Pieta” đã luôn là chủ đề thu hút đông đảo các nghệ sỹ tài hoa trong lĩnh vực hội họa và điêu khắc, mặt khác, có lẽ không có tác phẩm nào lại có nhiều phiên bản đến như vậy. Đã có không ít phiên bản với vô vàn kích thước được thể hiện qua mọi loại chất liệu khác nhau, người ta áng chừng có gần hai triệu bản, mà có khi còn nhiều hơn thế! Phiên bản lớn có khi lớn hơn tác phẩm gốc, phiên bản nhỏ có khi chỉ cao vài centimet, như: “Pieta” tượng gỗ của Vesperbild Schwaben, tranh “Pieta” của họa sỹ Luis de Morales, tượng gỗ “Pieta” của Gregorio Fernander... Tuy thể hiện cùng chủ đề với nhiều tác phẩm khác, nhưng do thoát ra khỏi được mô thức quen thuộc, tác phẩm điêu khắc “Pieta” của Michelangelo thật sự đã làm lay động lòng người khi đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và thu tóm được những tầng sâu thẳm ý nghĩa của kiếp nhân sinh. Bức tượng bằng đá cẩm thạch Pieta được thực hiện khi ông mới chỉ là một chàng thanh niên 24 tuổi.

 

 

Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy trên dải áo của Mẹ Maria có một số ký tự khắc lên, đó chính là tên của Michelangelo trên tác phẩm. Điều sau này đã làm ông rất hối hận vì sự bồng bột tuổi trẻ đã phá vỡ vẻ đẹp thuần khiết trang trọng của Pieta. Đây là lần đầu tiên và duy nhất Michelangelo khắc tên lên tác phẩm của mình. Pieta của Michelangelo hoàn toàn khác với những Pieta đã có. Tuy cùng mô tả cảnh Đức Mẹ Đồng trinh ôm xác Chúa Giêsu nhưng Pieta của ông không chỉ thể hiện sự điêu luyện và xuất sắc trong kỹ thuật điêu khắc mà còn mang một ý nghĩa hết sức lớn lao. Hình ảnh của Đức Mẹ Đồng Trinh trong bức tượng là một người phụ nữ có vẻ đẹp Thánh thiện, bao dung, lại khá trẻ trung - chỉ độ chừng đôi mươi xuân thì, bởi có lẽ Michelangelo cho rằng nếu như Chúa Cha có thể cất cái chết ra khỏi người con gái Trinh nữ Diễm phúc của Ngài, thì Ngài cũng có thể giữ cho mẹ một dáng hình thanh xuân mãi mãi. Mẹ ngồi với tư thế vững chãi với một tay ôm lấy xác Chúa Giêsu vào lòng, thể hiện tình yêu thương bao la rộng lớn của người mẹ sẵn sàng che chở, bảo vệ cho con. Hai mắt Mẹ nhắm nghiền với vẻ mặt tĩnh lặng mà đầy nghiêm nghị như muốn che dấu và kìm nén nỗi đau vĩ đại và sâu thẳm khi phải mất Người Con duy nhất. Thế nhưng bàn tay trái của Mẹ lại mở ra như muốn mời gọi mọi người, những kẻ đã được cái chết và sự Phục Sinh của Con Mẹ cứu chuộc, hãy đến, hãy mạnh dạn đến đây mà chiêm ngắm, mà than khóc cho tội lỗi của mình, là thứ đã làm cho Con Mẹ phải chịu những khổ nhục và Trái Tim Mẹ như bị một lưỡi gươm đâm thâu. Đừng chần chờ nữa, hãy hoán cải đi, hoán cải đời sống mình ngay ngày hôm nay.

 

 

Nỗi đau của Đức Mẹ là nỗi đau là của Thần thánh, không có những giọt nước mắt hay những lời khóc than nhưng ẩn sâu bên trong là một nỗi đau không diễn tả nỗi thành lời. Nỗi đau ấy chứa đầy sự bao dung cao cả và sự nhân từ độ lượng khôn cùng. Trái ngược với vẻ sầu thương của Đức Mẹ, Chúa Giêsu dù mang một thân hình thảm thương vì phải chịu nỗi đau đớn về thể xác nhưng gương mặt của Người có vẻ rất thanh thản. Có lẽ vì Chúa Con cảm nhận được sự bình yên trong vòng tay che chở yêu thương của Mẹ Người như trong những ngày thơ trẻ. Cơ thể Người thả lỏng, tay buông thõng xuống như thỏa mãn vì đã hoàn thành công việc khó khăn Chúa Cha giao phó, "Thế là đã hoàn tất!" (Ga 19, 30). Ơn cứu độ đã được ban cho muôn người qua cái chết của Người. Michelangelo chiêm nghiệm về hình ảnh Đức Mẹ và Chúa Giêsu trong bức tượng; "Thiên Chúa không đến và chịu khổ nạn cho sự đau khổ, tuyệt vọng. Mà đến và chịu khổ nạn cho sự cứu rỗi và hy vọng. Sự đến và chịu khổ nạn của Người có ý nghĩa siêu nhiên, mà để đón nhận, cần phải vượt qua các cảm xúc thường tục và hướng đến cái đẹp tuyệt đối. Chỉ có nghệ thuật với cái đẹp tuyệt đối mới có thể thể hiện được công cuộc cứu chuộc thiêng liêng của Người... Trong sự chiêm nghiệm, Đức Mẹ Maria vẫn luôn là một Trinh Nữ với vẻ đẹp trong trắng, tinh khôi. Và Người đã có được sự thanh tịnh thuần khiết trong Đức Vâng Phục. Sự tĩnh lặng của Mẹ thể hiện sự chấp nhận nỗi đau khủng khiếp với một đức tin mạnh mẽ vào Đấng Cứu Chuộc. " Không chỉ lay động lòng người bởi ý nghĩa sâu sắc về tình Mẫu tử thiêng liêng mà bức tượng còn là một minh chứng cho tài năng xuất chúng cũng như sự am hiểu sâu sắc về giải phẫu học của Michelangelo.

 

 

Từ một khối đá cẩm thạch to lớn vô hồn ông đã biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật sống động trong từng chi tiết. Chiếc váy của Đức Mẹ với những nếp gấp tinh tế như thể đang chịu sức nặng từ cơ thể con trai, cánh tay Chúa thả lỏng buông bỏ, khuôn mặt như đang say ngủ, cơ thể cân đối đẹp đẽ với từng múi thịt làn da. Pieta của Michelangelo đã đi vào lịch sử nghệ thuật nhân loại với tư cách là một kiệt tác nghệ thuật đỉnh cao của thời Phục Hưng, còn trong lịch sử nghệ thuật thánh Công Giáo, Pieta là một lóe sáng huy hoàng khi Thần Khí được đổ đầy tràn trên một tài năng trác tuyệt bậc nhất nhân loại.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Đức Mẹ Sầu Bi - Pietà

Tượng Đức Mẹ Sầu Bi - Pieta là tác phẩm của Michelangelo (1475 - 1564), là một kiệt tác điêu khắc của nhân loại, là đỉnh cao của một tài năng phi thường và là hiện thân của nỗi thổn thức và sự đồng cảm đạt tới mức Thần thánh trong đức tin Kitô giáo đã được đặt một vị trí trang trọng trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô (Vatican-Roma, Italy) từ thế kỷ XVII.

 

 

Trong lịch sử nghệ thuật nhân loại, “Pieta” đã luôn là chủ đề thu hút đông đảo các nghệ sỹ tài hoa trong lĩnh vực hội họa và điêu khắc, mặt khác, có lẽ không có tác phẩm nào lại có nhiều phiên bản đến như vậy. Đã có không ít phiên bản với vô vàn kích thước được thể hiện qua mọi loại chất liệu khác nhau, người ta áng chừng có gần hai triệu bản, mà có khi còn nhiều hơn thế! Phiên bản lớn có khi lớn hơn tác phẩm gốc, phiên bản nhỏ có khi chỉ cao vài centimet, như: “Pieta” tượng gỗ của Vesperbild Schwaben, tranh “Pieta” của họa sỹ Luis de Morales, tượng gỗ “Pieta” của Gregorio Fernander... Tuy thể hiện cùng chủ đề với nhiều tác phẩm khác, nhưng do thoát ra khỏi được mô thức quen thuộc, tác phẩm điêu khắc “Pieta” của Michelangelo thật sự đã làm lay động lòng người khi đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật và thu tóm được những tầng sâu thẳm ý nghĩa của kiếp nhân sinh. Bức tượng bằng đá cẩm thạch Pieta được thực hiện khi ông mới chỉ là một chàng thanh niên 24 tuổi.

 

 

Nếu nhìn kỹ, bạn sẽ thấy trên dải áo của Mẹ Maria có một số ký tự khắc lên, đó chính là tên của Michelangelo trên tác phẩm. Điều sau này đã làm ông rất hối hận vì sự bồng bột tuổi trẻ đã phá vỡ vẻ đẹp thuần khiết trang trọng của Pieta. Đây là lần đầu tiên và duy nhất Michelangelo khắc tên lên tác phẩm của mình. Pieta của Michelangelo hoàn toàn khác với những Pieta đã có. Tuy cùng mô tả cảnh Đức Mẹ Đồng trinh ôm xác Chúa Giêsu nhưng Pieta của ông không chỉ thể hiện sự điêu luyện và xuất sắc trong kỹ thuật điêu khắc mà còn mang một ý nghĩa hết sức lớn lao. Hình ảnh của Đức Mẹ Đồng Trinh trong bức tượng là một người phụ nữ có vẻ đẹp Thánh thiện, bao dung, lại khá trẻ trung - chỉ độ chừng đôi mươi xuân thì, bởi có lẽ Michelangelo cho rằng nếu như Chúa Cha có thể cất cái chết ra khỏi người con gái Trinh nữ Diễm phúc của Ngài, thì Ngài cũng có thể giữ cho mẹ một dáng hình thanh xuân mãi mãi. Mẹ ngồi với tư thế vững chãi với một tay ôm lấy xác Chúa Giêsu vào lòng, thể hiện tình yêu thương bao la rộng lớn của người mẹ sẵn sàng che chở, bảo vệ cho con. Hai mắt Mẹ nhắm nghiền với vẻ mặt tĩnh lặng mà đầy nghiêm nghị như muốn che dấu và kìm nén nỗi đau vĩ đại và sâu thẳm khi phải mất Người Con duy nhất. Thế nhưng bàn tay trái của Mẹ lại mở ra như muốn mời gọi mọi người, những kẻ đã được cái chết và sự Phục Sinh của Con Mẹ cứu chuộc, hãy đến, hãy mạnh dạn đến đây mà chiêm ngắm, mà than khóc cho tội lỗi của mình, là thứ đã làm cho Con Mẹ phải chịu những khổ nhục và Trái Tim Mẹ như bị một lưỡi gươm đâm thâu. Đừng chần chờ nữa, hãy hoán cải đi, hoán cải đời sống mình ngay ngày hôm nay.

 

 

Nỗi đau của Đức Mẹ là nỗi đau là của Thần thánh, không có những giọt nước mắt hay những lời khóc than nhưng ẩn sâu bên trong là một nỗi đau không diễn tả nỗi thành lời. Nỗi đau ấy chứa đầy sự bao dung cao cả và sự nhân từ độ lượng khôn cùng. Trái ngược với vẻ sầu thương của Đức Mẹ, Chúa Giêsu dù mang một thân hình thảm thương vì phải chịu nỗi đau đớn về thể xác nhưng gương mặt của Người có vẻ rất thanh thản. Có lẽ vì Chúa Con cảm nhận được sự bình yên trong vòng tay che chở yêu thương của Mẹ Người như trong những ngày thơ trẻ. Cơ thể Người thả lỏng, tay buông thõng xuống như thỏa mãn vì đã hoàn thành công việc khó khăn Chúa Cha giao phó, "Thế là đã hoàn tất!" (Ga 19, 30). Ơn cứu độ đã được ban cho muôn người qua cái chết của Người. Michelangelo chiêm nghiệm về hình ảnh Đức Mẹ và Chúa Giêsu trong bức tượng; "Thiên Chúa không đến và chịu khổ nạn cho sự đau khổ, tuyệt vọng. Mà đến và chịu khổ nạn cho sự cứu rỗi và hy vọng. Sự đến và chịu khổ nạn của Người có ý nghĩa siêu nhiên, mà để đón nhận, cần phải vượt qua các cảm xúc thường tục và hướng đến cái đẹp tuyệt đối. Chỉ có nghệ thuật với cái đẹp tuyệt đối mới có thể thể hiện được công cuộc cứu chuộc thiêng liêng của Người... Trong sự chiêm nghiệm, Đức Mẹ Maria vẫn luôn là một Trinh Nữ với vẻ đẹp trong trắng, tinh khôi. Và Người đã có được sự thanh tịnh thuần khiết trong Đức Vâng Phục. Sự tĩnh lặng của Mẹ thể hiện sự chấp nhận nỗi đau khủng khiếp với một đức tin mạnh mẽ vào Đấng Cứu Chuộc. " Không chỉ lay động lòng người bởi ý nghĩa sâu sắc về tình Mẫu tử thiêng liêng mà bức tượng còn là một minh chứng cho tài năng xuất chúng cũng như sự am hiểu sâu sắc về giải phẫu học của Michelangelo.

 

 

Từ một khối đá cẩm thạch to lớn vô hồn ông đã biến nó thành một tác phẩm nghệ thuật sống động trong từng chi tiết. Chiếc váy của Đức Mẹ với những nếp gấp tinh tế như thể đang chịu sức nặng từ cơ thể con trai, cánh tay Chúa thả lỏng buông bỏ, khuôn mặt như đang say ngủ, cơ thể cân đối đẹp đẽ với từng múi thịt làn da. Pieta của Michelangelo đã đi vào lịch sử nghệ thuật nhân loại với tư cách là một kiệt tác nghệ thuật đỉnh cao của thời Phục Hưng, còn trong lịch sử nghệ thuật thánh Công Giáo, Pieta là một lóe sáng huy hoàng khi Thần Khí được đổ đầy tràn trên một tài năng trác tuyệt bậc nhất nhân loại.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập