8 biểu tượng chỉ Chúa Thánh Thần được dùng trong Kinh thánh
Số lượng xem: 754
  • 1. Nước
  • 2. Xức dầu
  • 3. Lửa
  • 4. Áng mây và ánh sáng
  • 5. Ấn tín
  • 6. Bàn tay
  • 7. Ngón tay
  • 8. Chim bồ câu

 

 

Có nhiều cách khác nhau để mô tả hoạt động của Chúa Thánh Thần, là Ngôi ẩn mật hơn cả trong Ba Ngôi Thiên Chúa.

Trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần thường rất khó được diễn tả trong nghệ thuật. Chúa Giêsu Kitô và Chúa Cha, cả hai đều có thể được mô tả bằng những phương thế sẵn có, tự nhiên, còn Chúa Thánh Thần, có lẽ sẽ phải có một cách biểu đạt phức tạp hơn.

Khi nói về "Thần Khí của Thiên Chúa", chúng ta đang đề cập đến điều gì đó không thể đụng chạm được, cũng chẳng có hình thù chi. Đức Giêsu có một thân xác, còn Chúa Thánh Thần thì chưa bao giờ gắn kết với một chất liệu thụ tạo nào. Tuy nhiên, do bởi khó khăn cho trí hiểu con người, nên Thiên Chúa, trong thượng trí của Người, đã mạc khải Chúa Thánh Thần ra qua nhiều hình tượng được tìm thấy trong Kinh thánh.

Dưới đây là 8 biểu tượng về Chúa Thánh Thần, như được mô tả trong sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo.

 

     1. Nước

 

 

"Nước: trong Bí tích Thánh Tẩy, nước là một biểu tượng đầy ý nghĩa về tác động của Thánh Thần, vì sau khi kêu cầu Thánh Thần, nước trở thành dấu bí tích hữu hiệu của việc tái sinh: Như trong lòng mẹ, chúng ta được cưu mang trong nước, nước rửa tội thực sự nói lên rằng cuộc tái sinh vào đời sống Thiên Chúa được ban trong Thánh Thần" (GLHTCG số 694).

 

      2. Xúc dầu

 

 

 

"Xức dầu: Biểu tượng xức dầu cũng chỉ về Thánh Thần, đến nỗi trở thành đồng nghĩa với Thánh Thần. Trong nghi thức khai tâm Ki-tô giáo, xức dầu là dấu bí tích của phép Thêm Sức... "Kitô" (tiếng Hip-ri là ‘Mê-si-a’) nghĩa là Được Thánh Thần Thiên Chúa xức dầu" (GLHTCG số 695).

 

     3. Lửa

 

 

 

"Lửa: Trong khi nước nói đến việc sinh ra và tính phong phú của Sự Sống được ban trong Thánh Thần, lửa tượng trưng cho năng lực biến đổi do tác động của Thánh Thần. Ngôn sứ Ê-li-a, ‘xuất hiện như lửa hồng và lời ông như ngọn đuốc’; bằng lời cầu nguyện, ông kéo lửa từ trời xuống thiêu cháy hy tế trên núi Cát-minh" (GLHTCG số 696).

 

     4. Áng mây và ánh sáng

 

 

 

"Áng mây và ánh sáng: Hai biểu tượng này luôn đi đôi với nhau trong các lần Thánh Thần xuất hiện. Trong các cuộc thần hiện thời Cựu Ước, áng mây khi chói sáng, khi mờ tối, vừa mặc khải Thiên Chúa hằng sống và cứu độ, vừa che khuất vinh quang siêu việt của Người — như lúc Môsê trên núi Xi-nai" (GLHTCG số 697).

 

     5. Ấn tín

 

 

 

"Ấn tín là biểu tượng gắn liền với biểu tượng xức dầu. Thật vậy, chính "Thiên Chúa đã đóng ấn xác nhận" Đức Kitô và cũng đã đóng ấn Thánh Thần trên chúng ta trong Con của Người. Hình ảnh "Ấn tín" đã được dùng trong một số truyền thống thần học để diễn tả ‘ấn tích’ không thể xoá được mà ba bí tích Thánh Tẩy, Thêm Sức, Truyền Chức Thánh để lại" (GLHTCG số 698).

 

     6. Bàn tay

 

 

 

"Đức Giê-su đặt tay để chữa lành bệnh nhân và chúc lành cho trẻ nhỏ. Nhân danh Người, các tông đồ cũng làm như vậy. Hơn nữa Thánh Thần được thông ban nhờ việc đặt tay của các tông đồ" (GLHTCG số 699).

 

     7. Ngón tay

"Đức Giê-su ‘nhờ ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ’. Nếu ngày xưa ‘Thiên Chúa lấy ngón tay’ ghi lề luật trên bia đá, thì ngày nay Thiên Chúa hằng sống cũng dùng Thánh Thần, để viết ‘bức thư của Đức Ki-tô’ được giao phó cho các tông đồ, ‘không phải ghi trên những tấm bia bằng đá, nhưng trên những tấm bia bằng thịt, tức là lòng người’" (GLHTCG số 700).

 

 

     8. Chim bồ câu

 

 

"Sau khi Đức Ki-ô nhận Phép Rửa của Gioan và lên khỏi nước, Thánh Thần, dưới hình chim bồ câu, đáp xuống và ngự trên Người" (GLHTCG số 701).

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập 

BÀI ĐĂNG
TAGS
8 biểu tượng chỉ Chúa Thánh Thần được dùng trong Kinh thánh
  • 1. Nước
  • 2. Xức dầu
  • 3. Lửa
  • 4. Áng mây và ánh sáng
  • 5. Ấn tín
  • 6. Bàn tay
  • 7. Ngón tay
  • 8. Chim bồ câu

 

 

Có nhiều cách khác nhau để mô tả hoạt động của Chúa Thánh Thần, là Ngôi ẩn mật hơn cả trong Ba Ngôi Thiên Chúa.

Trong Ba Ngôi Thiên Chúa, Chúa Thánh Thần thường rất khó được diễn tả trong nghệ thuật. Chúa Giêsu Kitô và Chúa Cha, cả hai đều có thể được mô tả bằng những phương thế sẵn có, tự nhiên, còn Chúa Thánh Thần, có lẽ sẽ phải có một cách biểu đạt phức tạp hơn.

Khi nói về "Thần Khí của Thiên Chúa", chúng ta đang đề cập đến điều gì đó không thể đụng chạm được, cũng chẳng có hình thù chi. Đức Giêsu có một thân xác, còn Chúa Thánh Thần thì chưa bao giờ gắn kết với một chất liệu thụ tạo nào. Tuy nhiên, do bởi khó khăn cho trí hiểu con người, nên Thiên Chúa, trong thượng trí của Người, đã mạc khải Chúa Thánh Thần ra qua nhiều hình tượng được tìm thấy trong Kinh thánh.

Dưới đây là 8 biểu tượng về Chúa Thánh Thần, như được mô tả trong sách Giáo lý của Hội thánh Công giáo.

 

     1. Nước

 

 

"Nước: trong Bí tích Thánh Tẩy, nước là một biểu tượng đầy ý nghĩa về tác động của Thánh Thần, vì sau khi kêu cầu Thánh Thần, nước trở thành dấu bí tích hữu hiệu của việc tái sinh: Như trong lòng mẹ, chúng ta được cưu mang trong nước, nước rửa tội thực sự nói lên rằng cuộc tái sinh vào đời sống Thiên Chúa được ban trong Thánh Thần" (GLHTCG số 694).

 

      2. Xúc dầu

 

 

 

"Xức dầu: Biểu tượng xức dầu cũng chỉ về Thánh Thần, đến nỗi trở thành đồng nghĩa với Thánh Thần. Trong nghi thức khai tâm Ki-tô giáo, xức dầu là dấu bí tích của phép Thêm Sức... "Kitô" (tiếng Hip-ri là ‘Mê-si-a’) nghĩa là Được Thánh Thần Thiên Chúa xức dầu" (GLHTCG số 695).

 

     3. Lửa

 

 

 

"Lửa: Trong khi nước nói đến việc sinh ra và tính phong phú của Sự Sống được ban trong Thánh Thần, lửa tượng trưng cho năng lực biến đổi do tác động của Thánh Thần. Ngôn sứ Ê-li-a, ‘xuất hiện như lửa hồng và lời ông như ngọn đuốc’; bằng lời cầu nguyện, ông kéo lửa từ trời xuống thiêu cháy hy tế trên núi Cát-minh" (GLHTCG số 696).

 

     4. Áng mây và ánh sáng

 

 

 

"Áng mây và ánh sáng: Hai biểu tượng này luôn đi đôi với nhau trong các lần Thánh Thần xuất hiện. Trong các cuộc thần hiện thời Cựu Ước, áng mây khi chói sáng, khi mờ tối, vừa mặc khải Thiên Chúa hằng sống và cứu độ, vừa che khuất vinh quang siêu việt của Người — như lúc Môsê trên núi Xi-nai" (GLHTCG số 697).

 

     5. Ấn tín

 

 

 

"Ấn tín là biểu tượng gắn liền với biểu tượng xức dầu. Thật vậy, chính "Thiên Chúa đã đóng ấn xác nhận" Đức Kitô và cũng đã đóng ấn Thánh Thần trên chúng ta trong Con của Người. Hình ảnh "Ấn tín" đã được dùng trong một số truyền thống thần học để diễn tả ‘ấn tích’ không thể xoá được mà ba bí tích Thánh Tẩy, Thêm Sức, Truyền Chức Thánh để lại" (GLHTCG số 698).

 

     6. Bàn tay

 

 

 

"Đức Giê-su đặt tay để chữa lành bệnh nhân và chúc lành cho trẻ nhỏ. Nhân danh Người, các tông đồ cũng làm như vậy. Hơn nữa Thánh Thần được thông ban nhờ việc đặt tay của các tông đồ" (GLHTCG số 699).

 

     7. Ngón tay

"Đức Giê-su ‘nhờ ngón tay Thiên Chúa mà trừ quỷ’. Nếu ngày xưa ‘Thiên Chúa lấy ngón tay’ ghi lề luật trên bia đá, thì ngày nay Thiên Chúa hằng sống cũng dùng Thánh Thần, để viết ‘bức thư của Đức Ki-tô’ được giao phó cho các tông đồ, ‘không phải ghi trên những tấm bia bằng đá, nhưng trên những tấm bia bằng thịt, tức là lòng người’" (GLHTCG số 700).

 

 

     8. Chim bồ câu

 

 

"Sau khi Đức Ki-ô nhận Phép Rửa của Gioan và lên khỏi nước, Thánh Thần, dưới hình chim bồ câu, đáp xuống và ngự trên Người" (GLHTCG số 701).

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập