Chúa Giêsu lên trời
Số lượng xem: 658

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời (hay còn được gọi là Lễ Thăng Thiên) là một ngày lễ quan trọng với người Kitô giáo. Ngày lễ này thường được cử hành sau Lễ Phục Sinh 40 ngày. 

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời rơi vào ngày thứ Năm nhưng thường được các Nhà thờ tổ chức lễ mừng kính trọng thể vào ngày Chủ Nhật của tuần đó. Ngày lễ này diễn tiến theo ý nghĩa nội dung Tân Ước, theo đó, sau khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài đã ở lại cùng với các môn đồ trong bốn mươi ngày, sau đó lên Trời để kết thúc sự hiện diện của Ngài giữa loài người trần thế. Mặc dù, cùng một tín điều trong Tân Ước nhưng một số nhánh Kitô giáo lại cử hành Lễ Chúa Giêsu Lên Trời một cách trang trọng vào một ngày Chủ Nhật kế tiếp.

Và tại nhiều nước như Áo, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Iceland, Liechtenstein, Luxembourg, Na Uy, Pháp, Phần Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Burundi, Madagascar, Namibia, Sénégal, Colombia, Haiti, Martinique, Indonesia và Vanuatu... còn lấy ngày lễ Chúa Giêsu lên Trời là ngày lễ quốc gia của họ.

Theo Kinh Thánh, sau khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài đã "tỏ mình đang sống" với những người phụ nữ gần mộ cùng các môn đồ của Ngài. Vào những ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đồ của Ngài về nước Đức Chúa Trời.

Bốn mươi ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu cùng các môn đồ đã đi tới núi Ô-li-ve gần Giê-ru-sa-lem. Ở đây, Chúa Giêsu đã hứa với những môn đồ đi theo Ngài rằng họ sẽ sớm nhận lãnh Đức Thánh Linh rồi Ngài bảo họ phải ở lại Giê-ru-sa-lem cho tới khi Đức Thánh Linh tới. Sau khi ban phúc cho họ, Ngài đã trở về thiên đàng. Sự về Trời của Ngài đã được miêu tả rõ trong Lu-ca 24;50-51 và công vụ 1:9-11.

Cũng theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu trở lại Thiên đàng bằng thân xác theo nghĩa đen. Khi các môn đồ nhìn theo Ngài, một đám mây tiếp Ngài khuất dần và hai Thiên sứ xuất hiện hứa rằng Đấng Christ sẽ trở lại "như cách mà các ngươi thấy Ngài lên trời vậy".

 

 

 

CHÚA GIÊSU VỀ TRỜI HÀM CHỨA NHỮNG Ý NGHĨA NHƯ SAU:

 

1- Chúa Giêsu Lên Trời báo hiệu công việc của Ngài trên đất đã kết thúc. Đức Chúa Cha đã âu yếm gửi con trai của Ngài vào thế gian ở thành Bết-lê-hem và giờ đây người con trai ấy đang trở về với Cha. Trời ở đây không phải chỉ nơi chốn nào đó theo nghĩa không gian mà là một tình trạng. Chúa lên Trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Theo Thánh Kinh ngự bên hữu nghĩa là đồng hàng trong danh dự, phẩm vị và quyền năng. Chúa Giêsu lên trời nghĩa là sau khi hoàn tất công cuộc cứu độ, Người lấy lại vinh quang, uy quyền và danh dự của một vị Thiên Chúa đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Người lấy lại những sự ấy là vì Người đã tự nguyện trút bỏ nó khi vào trần gian để thực thi chương trình cứu độ. “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).

 

2- Đánh dấu sự trở về Thiên đàng một cách vinh hiển của Ngài. “ Không ai đã lên Trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ Trời xuống” (Ga 3,13). Mầu nhiệm Chúa lên Trời minh chứng cho nguồn gốc thần linh của Đức Kitô. Đấng chúng ta tôn thờ không phải là phàm nhân được tôn lên hàng Thần thánh. Người chính là Thiên Chúa có từ đời đời Và mọi sự, mọi loài nhờ Người mà được hiện hữu

 

3- Thể hiện ngụ ý về sự khởi đầu mới của Ngài. Chúa lên Trời, ngự bên hữu Chúa Cha để cầu bầu cho chúng ta. “Thưa anh em, Đức Kitô đã chẳng vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy là hình bóng của Cung thánh thật. Nhưng Người đã vào chính nước Trời, để giờ đây đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta” (Dt 9,24). Giờ đây chúng ta có một vị Thượng Tế cao cả trên trời, một vị Thượng Tế đã kinh qua cảnh sống của loài người chúng ta. Người hiểu và cảm thông với chúng ta trong mọi nỗi niềm của kiếp nhân sinh. Nghĩa là chúng ta đang có một đồng minh đầy uy quyền và rất đáng tin cậy.

 

 

Chúa lên Trời nghĩa là từ đây các thực tại trần thế có thể đi vào vinh quang bất diệt cùng với Đức Kitô. Khi trở về với vinh quang của một Thiên Chúa thì Đức Kitô đã làm cho các thực tại trần thế mà Người đã nhận lấy qua mầu nhiệm nhập thể, được nên hằng hữu với Người. Từ đây mọi sự, mọi loài đều có thể đi vào cõi bất diệt. Từ nay những sự bình thường và cả tầm thường ở đời này đều có thể trở nên phi thường nhờ Đức Kitô. “Vậy thưa anh em, nhờ máu Đức Giêsu đã đổ ra, chúng ta mạnh dạn bước vào Cung thánh. Người đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống động qua bức màn, tức là chính thân xác của Người” (Dt 10,19-20).

 

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời chính là ngày hội, ngày để những người Kitô hữu tưởng nhớ tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu rời bỏ các tông đồ nhưng chỉ theo nghĩa hữu hình. Ngài vẫn luôn sẵn sàng tiếp bước với Giáo hội, vẫn tiếp tục hiện diện, cách vô hình, để hành động nơi Giáo hội. Hơn nữa, sâu thẳm trong tâm thức của các Kitô hữu, sự "chia ly" này chỉ là tạm thời, bởi vì Chúa Giêsu sẽ trở lại trong ngày phán xét.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Chúa Giêsu lên trời

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời (hay còn được gọi là Lễ Thăng Thiên) là một ngày lễ quan trọng với người Kitô giáo. Ngày lễ này thường được cử hành sau Lễ Phục Sinh 40 ngày. 

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời rơi vào ngày thứ Năm nhưng thường được các Nhà thờ tổ chức lễ mừng kính trọng thể vào ngày Chủ Nhật của tuần đó. Ngày lễ này diễn tiến theo ý nghĩa nội dung Tân Ước, theo đó, sau khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài đã ở lại cùng với các môn đồ trong bốn mươi ngày, sau đó lên Trời để kết thúc sự hiện diện của Ngài giữa loài người trần thế. Mặc dù, cùng một tín điều trong Tân Ước nhưng một số nhánh Kitô giáo lại cử hành Lễ Chúa Giêsu Lên Trời một cách trang trọng vào một ngày Chủ Nhật kế tiếp.

Và tại nhiều nước như Áo, Bỉ, Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Iceland, Liechtenstein, Luxembourg, Na Uy, Pháp, Phần Lan, Thuỵ Điển, Thuỵ Sĩ, Burundi, Madagascar, Namibia, Sénégal, Colombia, Haiti, Martinique, Indonesia và Vanuatu... còn lấy ngày lễ Chúa Giêsu lên Trời là ngày lễ quốc gia của họ.

Theo Kinh Thánh, sau khi Chúa Giêsu sống lại, Ngài đã "tỏ mình đang sống" với những người phụ nữ gần mộ cùng các môn đồ của Ngài. Vào những ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã dạy cho các môn đồ của Ngài về nước Đức Chúa Trời.

Bốn mươi ngày sau khi sống lại, Chúa Giêsu cùng các môn đồ đã đi tới núi Ô-li-ve gần Giê-ru-sa-lem. Ở đây, Chúa Giêsu đã hứa với những môn đồ đi theo Ngài rằng họ sẽ sớm nhận lãnh Đức Thánh Linh rồi Ngài bảo họ phải ở lại Giê-ru-sa-lem cho tới khi Đức Thánh Linh tới. Sau khi ban phúc cho họ, Ngài đã trở về thiên đàng. Sự về Trời của Ngài đã được miêu tả rõ trong Lu-ca 24;50-51 và công vụ 1:9-11.

Cũng theo Kinh Thánh, Chúa Giêsu trở lại Thiên đàng bằng thân xác theo nghĩa đen. Khi các môn đồ nhìn theo Ngài, một đám mây tiếp Ngài khuất dần và hai Thiên sứ xuất hiện hứa rằng Đấng Christ sẽ trở lại "như cách mà các ngươi thấy Ngài lên trời vậy".

 

 

 

CHÚA GIÊSU VỀ TRỜI HÀM CHỨA NHỮNG Ý NGHĨA NHƯ SAU:

 

1- Chúa Giêsu Lên Trời báo hiệu công việc của Ngài trên đất đã kết thúc. Đức Chúa Cha đã âu yếm gửi con trai của Ngài vào thế gian ở thành Bết-lê-hem và giờ đây người con trai ấy đang trở về với Cha. Trời ở đây không phải chỉ nơi chốn nào đó theo nghĩa không gian mà là một tình trạng. Chúa lên Trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha. Theo Thánh Kinh ngự bên hữu nghĩa là đồng hàng trong danh dự, phẩm vị và quyền năng. Chúa Giêsu lên trời nghĩa là sau khi hoàn tất công cuộc cứu độ, Người lấy lại vinh quang, uy quyền và danh dự của một vị Thiên Chúa đồng hàng với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Người lấy lại những sự ấy là vì Người đã tự nguyện trút bỏ nó khi vào trần gian để thực thi chương trình cứu độ. “Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế” (Pl 2,6-7).

 

2- Đánh dấu sự trở về Thiên đàng một cách vinh hiển của Ngài. “ Không ai đã lên Trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ Trời xuống” (Ga 3,13). Mầu nhiệm Chúa lên Trời minh chứng cho nguồn gốc thần linh của Đức Kitô. Đấng chúng ta tôn thờ không phải là phàm nhân được tôn lên hàng Thần thánh. Người chính là Thiên Chúa có từ đời đời Và mọi sự, mọi loài nhờ Người mà được hiện hữu

 

3- Thể hiện ngụ ý về sự khởi đầu mới của Ngài. Chúa lên Trời, ngự bên hữu Chúa Cha để cầu bầu cho chúng ta. “Thưa anh em, Đức Kitô đã chẳng vào một cung thánh do tay người phàm làm ra, vì cung thánh ấy là hình bóng của Cung thánh thật. Nhưng Người đã vào chính nước Trời, để giờ đây đứng trước mặt Thiên Chúa chuyển cầu cho chúng ta” (Dt 9,24). Giờ đây chúng ta có một vị Thượng Tế cao cả trên trời, một vị Thượng Tế đã kinh qua cảnh sống của loài người chúng ta. Người hiểu và cảm thông với chúng ta trong mọi nỗi niềm của kiếp nhân sinh. Nghĩa là chúng ta đang có một đồng minh đầy uy quyền và rất đáng tin cậy.

 

 

Chúa lên Trời nghĩa là từ đây các thực tại trần thế có thể đi vào vinh quang bất diệt cùng với Đức Kitô. Khi trở về với vinh quang của một Thiên Chúa thì Đức Kitô đã làm cho các thực tại trần thế mà Người đã nhận lấy qua mầu nhiệm nhập thể, được nên hằng hữu với Người. Từ đây mọi sự, mọi loài đều có thể đi vào cõi bất diệt. Từ nay những sự bình thường và cả tầm thường ở đời này đều có thể trở nên phi thường nhờ Đức Kitô. “Vậy thưa anh em, nhờ máu Đức Giêsu đã đổ ra, chúng ta mạnh dạn bước vào Cung thánh. Người đã mở cho chúng ta một con đường mới và sống động qua bức màn, tức là chính thân xác của Người” (Dt 10,19-20).

 

Lễ Chúa Giêsu Lên Trời chính là ngày hội, ngày để những người Kitô hữu tưởng nhớ tới Chúa Giêsu. Chúa Giêsu rời bỏ các tông đồ nhưng chỉ theo nghĩa hữu hình. Ngài vẫn luôn sẵn sàng tiếp bước với Giáo hội, vẫn tiếp tục hiện diện, cách vô hình, để hành động nơi Giáo hội. Hơn nữa, sâu thẳm trong tâm thức của các Kitô hữu, sự "chia ly" này chỉ là tạm thời, bởi vì Chúa Giêsu sẽ trở lại trong ngày phán xét.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập