Công Giáo ở Nepal
Số lượng xem: 593

Nepal là một quốc gia nằm lọt vào giữa Ấn Độ và Miền Tự Tri Tây Tạng của Trung Quốc. Nepal là nơi có Ngọn núi Everest ngất nghểu (cao 8.850m), cao nhất thế giới.

Nepal có dân số khoảng hơn 28 triệu người và có hơn 81% người theo Ấn giáo, 11% Đạo Phật và có đến 4 di tích quan trọng của , 4% Hồi giáo và chỉ có khoảng 2% là Công giáo.

 



Đạo Công giáo được truyền bá vào Nepal từ thế kỷ XVIII, mặc dù trong giai đoạn từ 1810 đến 1950 không môt nhà truyền giáo nào được phép đến Nepal. Thực hành Kitô giáo vẫn còn là bất hợp pháp. Tuy nhiên, năm 1983 Toà Thánh Vatican đã thiết lập một phái bộ truyền giáo Sui Juris cho toàn nước Nepal, và năm 1996, phái bộ ấy được nâng lên hàng phủ doãn tông tòa. Hiến pháp 1990 vẫn không bảo đảm tự do tôn giáo cho các Kitô hữu, nhưng đến khoảng 2006, Nepal được tuyên bố là một quốc gia thế tục, và hiến pháp dường như được viết lại, và có hy vọng tự do tôn giáo có thể thành hình.

 



Lịch sử Công giáo tại Nepal bắt đầu từ khi ghép vào giáo phận Funchal, Bồ Đào Nha, và năm 1533 thuộc về địa phận Goa. Từ đó về sau đến năm 1983, Công Giáo Nepal thuộc nhiều giáo phận Ấn Độ khác nhau.

Theo ghi chép, linh mục Công giáo đầu tiên đến Nepal là Juan Cabral, Linh mục Dòng Tên người Bồ, đã qua thung lũng Kathmandu mùa xuân năm 1628, và được nhà vua Lakshminarasimha Malla của Kathmandu đón tiếp ưu ái trong thời đó. Tuy nhiên, ngài chỉ đi qua trên hành trình từ Shigatse đến Hugli tại Ấn Độ.

Vào vọng lễ Giáng Sinh 1661, hai linh mục Dòng Tên, Albert d'Orville, một người Bỉ từ Brussels, và Johann Grueber, một người Áo từ Linz, đến thăm viếng Kathmandu từ Đài Quan Sát Đế Quốc Trung Hoa tại Bắc kinh qua Lhasa. Pratap Malla, là vua Kathmandu khi đó tiếp đón các ngài, và sẵn sàng cho phéo các ngài giảng đạo mới trong vương quốc, nhưng không chờ đợi vì các ngài rời đi Agra, trụ sở Phái bộ truyền giáo Tây Tạng - Hindoustan.

 



Toan tính đầu tiên để hiện diện thường xuyên hơn tại Nepal có từ một phiên họp đặc biệt của Bộ Truyền Bá Đức Tin tại Rôma ngày 14/3/1703, khi Bộ quyết định mở một phái bộ truyền giáo tại Tây Tạng. Phái Bộ đó bao gồm một phần miền Bắc Ấn Độ và toàn thể vùng đất bây giờ là Nepal. Công trình này được giao phó cho các cha Dòng Capuchin Ý. Các tu sĩ Capuchin bắt đầu ra đi từ châu Âu tháng 5/1704.

Trong sáu người trù tính đi Tây Tạng, thì hai người qua đời trên tàu, một người lên bờ ở Cyprus, quá ốm để có thể tiếp tục đi, một người ở lại Chandernagor tại Ấn Độ. Chỉ còn hai người có thể di từ Ân Độ sang Tây Tạng.

Họ đến Katmandu ngày 21/2/1707, nhưng chỉ ở lại lâu đủ để thu xếp cho chuyến hành trình đến Tây Tạng, khời hành ngày 12/6. Phần công việc đầu tiên của họ là bối rố lo lắng với nhiều khó khăn, ốm đau, thiếu nhân lực và thiếu tài nguyên.

Chỉ nhờ sau khi tổ chức lại năm 1714, các tu sĩ Capuchin mới có thể phái ba người mở môt trạm ở Neal. Họ đến Kathmandu vào giữa tháng 1/1715, trước hết cư ngụ trong vương quốc Kathmandu, ở đó các cha sẽ dược nhà vua đón tiếp mãn nguyện.

Đúng năm 1715, các cha Capuchin vào thung lũng Katmandu theo lời mời các vua Malla. Cha Sharma Anthony Francis, là người đứng đầu phái bộ công giáo và sau đó là phủ doãn tông tòa, đã nói rõ: “Các linh mục được toàn quyền giảng đạo Kitô và xây cả Nhà thờ, gọi là Nhà Thờ Đức Bà Lên Trời, ở nơi nào đó trong hạt Lalitpur"

Ngày 18/11/18, 1737, Vua Ranajita Malla ở Bhaktapur ban hành một Nghị Định Tự Do Lương Tâm có lợi cho các linh mục Vua Jayaprakash Malla ở Kathmandu đã ban hành một nghị định tương tự trong thàng trước. Ngày 24/1760 cha Tranquillius làm phép một Nhà thờ nhỏ, ở Wotu Tole thuộc Kathmandu dưới danh hiệu Đức Bà Lên Trời. Cũng có một Nhà thờ nhỏ tại Bhaktapur dâng kính Đức Mẹ dưới danh hiệu Đức Mẹ Truyền Tin và một Nhà tờ khác tại Patan.

 



Sau khi Prithvi Narayan Shah thống nhất Nepal nhập thành Vương quốc Ấn Độ, thì các linh mục được yêu cầu rời bỏ, vì họ sợ các ngài làm tình báo cho người Anh.

Năm 1744,Vua Prithvi Narayan Shah thuộc Gorkha đã bắt đầu chiến dịch quân sự mà cuối cùng chấm dứt trong cuộc chinh phục ba vương quốc của thung lũng năm 1768 và 1769. Các cha Capuchins đã biết Prithvi Narayan Shah trước kia, và thân hữu với ông, cung cấp thuốc men giúp đỡ anh ông bị thương trong cuộc tấn công vào Kirtipur.

Tuy nhiên vào khoảng cuối giai đoạn này, vua Jayaprakash Malla thuộc Kathmandu cầu viện Công ty Đông Ấn của Anh trong việc đánh nhau chống lại Gorkha, thì các tu sĩ Capuchins bị nghi ngờ là đã dính vào kế hoạch này. Sau khi Gokhali chinh phục thung lũng, thì mối nghi ngờ gia tăng. Nỗi nghi ngờ này cộng thêm vơi việc thiếu nhân lực và tài nguyên, làm cho vị thế của cac tu sĩ Capuchins, lúc đó chỉ có ba người, không thể đứng vững được. Một linh mục công giáo ở lại đó đến lúc ngài mất vào năm 1810.

Sau đó đạo Kitô không hiện diện cho đến tận năm 1950. Ngày 15/3/1983, toàn thể Nepal được thêm vào phủ doãn Bettiah. Rồi đưa thuộc về giáo phận tông tòa Patna, Ấn Độ từ 1919 cho đến khi thành lập phái bộ cho toàn nước Nepal năm 1983.

Khi chế độ dân chủ đến Nepal năm 1951, các thừa sai Dòng Tên bắt đầu lo cơ sở giáo dục, nhưng không được truyền giáo. Trường Thánh Xavier được thành lập năm 1983, với phần lãnh thổ lấy từ địa phận Patna bên Ấn Độ, và được giao cho các tu sĩ dòng Tên. Năm 1992 nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời, một Nhà thờ mới được xây với tên nhắc nhở trở lại Nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời nguyên thủy, đã được chính thức chấp nhận. Năm 1996, Phái Bộ Truyền giáo được nâng lên hàng Phủ Doãn Tông Tòa.

Trên phương diện ngoại giao, Nepal đã trao đổi đại sứ với Vatican. Trước khi vua Gyanendra bị Nghị Viện (Sansad) tước đoạt quyền bính, thì đã có hy vọng là quốc gia chính thức nhìn nhận Công giáo, vì nhà vua được giáo dục tại một trường Công giáo, và là một học trò của vị Đại Diện Tông Tòa, linh mục Dòng Tên người Nepal, là cha Anthony Sharma.

Tháng 5/2006, các lãnh tụ giáo hội hoan nghênh lời quốc hội tuyên bố rằng Nepal là một quốc gia trần thế, một thay đổi từ một đất nước Ấn giáo trên thế giới. Người ta đón tiếp chương trình âm nhạc Kitô giáo ngoài trời lấn đầu tiên chúc mừng quyền tự do tôn giáo lần đầu tiên trong lịch sử Nepal.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Công Giáo ở Nepal

Nepal là một quốc gia nằm lọt vào giữa Ấn Độ và Miền Tự Tri Tây Tạng của Trung Quốc. Nepal là nơi có Ngọn núi Everest ngất nghểu (cao 8.850m), cao nhất thế giới.

Nepal có dân số khoảng hơn 28 triệu người và có hơn 81% người theo Ấn giáo, 11% Đạo Phật và có đến 4 di tích quan trọng của , 4% Hồi giáo và chỉ có khoảng 2% là Công giáo.

 



Đạo Công giáo được truyền bá vào Nepal từ thế kỷ XVIII, mặc dù trong giai đoạn từ 1810 đến 1950 không môt nhà truyền giáo nào được phép đến Nepal. Thực hành Kitô giáo vẫn còn là bất hợp pháp. Tuy nhiên, năm 1983 Toà Thánh Vatican đã thiết lập một phái bộ truyền giáo Sui Juris cho toàn nước Nepal, và năm 1996, phái bộ ấy được nâng lên hàng phủ doãn tông tòa. Hiến pháp 1990 vẫn không bảo đảm tự do tôn giáo cho các Kitô hữu, nhưng đến khoảng 2006, Nepal được tuyên bố là một quốc gia thế tục, và hiến pháp dường như được viết lại, và có hy vọng tự do tôn giáo có thể thành hình.

 



Lịch sử Công giáo tại Nepal bắt đầu từ khi ghép vào giáo phận Funchal, Bồ Đào Nha, và năm 1533 thuộc về địa phận Goa. Từ đó về sau đến năm 1983, Công Giáo Nepal thuộc nhiều giáo phận Ấn Độ khác nhau.

Theo ghi chép, linh mục Công giáo đầu tiên đến Nepal là Juan Cabral, Linh mục Dòng Tên người Bồ, đã qua thung lũng Kathmandu mùa xuân năm 1628, và được nhà vua Lakshminarasimha Malla của Kathmandu đón tiếp ưu ái trong thời đó. Tuy nhiên, ngài chỉ đi qua trên hành trình từ Shigatse đến Hugli tại Ấn Độ.

Vào vọng lễ Giáng Sinh 1661, hai linh mục Dòng Tên, Albert d'Orville, một người Bỉ từ Brussels, và Johann Grueber, một người Áo từ Linz, đến thăm viếng Kathmandu từ Đài Quan Sát Đế Quốc Trung Hoa tại Bắc kinh qua Lhasa. Pratap Malla, là vua Kathmandu khi đó tiếp đón các ngài, và sẵn sàng cho phéo các ngài giảng đạo mới trong vương quốc, nhưng không chờ đợi vì các ngài rời đi Agra, trụ sở Phái bộ truyền giáo Tây Tạng - Hindoustan.

 



Toan tính đầu tiên để hiện diện thường xuyên hơn tại Nepal có từ một phiên họp đặc biệt của Bộ Truyền Bá Đức Tin tại Rôma ngày 14/3/1703, khi Bộ quyết định mở một phái bộ truyền giáo tại Tây Tạng. Phái Bộ đó bao gồm một phần miền Bắc Ấn Độ và toàn thể vùng đất bây giờ là Nepal. Công trình này được giao phó cho các cha Dòng Capuchin Ý. Các tu sĩ Capuchin bắt đầu ra đi từ châu Âu tháng 5/1704.

Trong sáu người trù tính đi Tây Tạng, thì hai người qua đời trên tàu, một người lên bờ ở Cyprus, quá ốm để có thể tiếp tục đi, một người ở lại Chandernagor tại Ấn Độ. Chỉ còn hai người có thể di từ Ân Độ sang Tây Tạng.

Họ đến Katmandu ngày 21/2/1707, nhưng chỉ ở lại lâu đủ để thu xếp cho chuyến hành trình đến Tây Tạng, khời hành ngày 12/6. Phần công việc đầu tiên của họ là bối rố lo lắng với nhiều khó khăn, ốm đau, thiếu nhân lực và thiếu tài nguyên.

Chỉ nhờ sau khi tổ chức lại năm 1714, các tu sĩ Capuchin mới có thể phái ba người mở môt trạm ở Neal. Họ đến Kathmandu vào giữa tháng 1/1715, trước hết cư ngụ trong vương quốc Kathmandu, ở đó các cha sẽ dược nhà vua đón tiếp mãn nguyện.

Đúng năm 1715, các cha Capuchin vào thung lũng Katmandu theo lời mời các vua Malla. Cha Sharma Anthony Francis, là người đứng đầu phái bộ công giáo và sau đó là phủ doãn tông tòa, đã nói rõ: “Các linh mục được toàn quyền giảng đạo Kitô và xây cả Nhà thờ, gọi là Nhà Thờ Đức Bà Lên Trời, ở nơi nào đó trong hạt Lalitpur"

Ngày 18/11/18, 1737, Vua Ranajita Malla ở Bhaktapur ban hành một Nghị Định Tự Do Lương Tâm có lợi cho các linh mục Vua Jayaprakash Malla ở Kathmandu đã ban hành một nghị định tương tự trong thàng trước. Ngày 24/1760 cha Tranquillius làm phép một Nhà thờ nhỏ, ở Wotu Tole thuộc Kathmandu dưới danh hiệu Đức Bà Lên Trời. Cũng có một Nhà thờ nhỏ tại Bhaktapur dâng kính Đức Mẹ dưới danh hiệu Đức Mẹ Truyền Tin và một Nhà tờ khác tại Patan.

 



Sau khi Prithvi Narayan Shah thống nhất Nepal nhập thành Vương quốc Ấn Độ, thì các linh mục được yêu cầu rời bỏ, vì họ sợ các ngài làm tình báo cho người Anh.

Năm 1744,Vua Prithvi Narayan Shah thuộc Gorkha đã bắt đầu chiến dịch quân sự mà cuối cùng chấm dứt trong cuộc chinh phục ba vương quốc của thung lũng năm 1768 và 1769. Các cha Capuchins đã biết Prithvi Narayan Shah trước kia, và thân hữu với ông, cung cấp thuốc men giúp đỡ anh ông bị thương trong cuộc tấn công vào Kirtipur.

Tuy nhiên vào khoảng cuối giai đoạn này, vua Jayaprakash Malla thuộc Kathmandu cầu viện Công ty Đông Ấn của Anh trong việc đánh nhau chống lại Gorkha, thì các tu sĩ Capuchins bị nghi ngờ là đã dính vào kế hoạch này. Sau khi Gokhali chinh phục thung lũng, thì mối nghi ngờ gia tăng. Nỗi nghi ngờ này cộng thêm vơi việc thiếu nhân lực và tài nguyên, làm cho vị thế của cac tu sĩ Capuchins, lúc đó chỉ có ba người, không thể đứng vững được. Một linh mục công giáo ở lại đó đến lúc ngài mất vào năm 1810.

Sau đó đạo Kitô không hiện diện cho đến tận năm 1950. Ngày 15/3/1983, toàn thể Nepal được thêm vào phủ doãn Bettiah. Rồi đưa thuộc về giáo phận tông tòa Patna, Ấn Độ từ 1919 cho đến khi thành lập phái bộ cho toàn nước Nepal năm 1983.

Khi chế độ dân chủ đến Nepal năm 1951, các thừa sai Dòng Tên bắt đầu lo cơ sở giáo dục, nhưng không được truyền giáo. Trường Thánh Xavier được thành lập năm 1983, với phần lãnh thổ lấy từ địa phận Patna bên Ấn Độ, và được giao cho các tu sĩ dòng Tên. Năm 1992 nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời, một Nhà thờ mới được xây với tên nhắc nhở trở lại Nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời nguyên thủy, đã được chính thức chấp nhận. Năm 1996, Phái Bộ Truyền giáo được nâng lên hàng Phủ Doãn Tông Tòa.

Trên phương diện ngoại giao, Nepal đã trao đổi đại sứ với Vatican. Trước khi vua Gyanendra bị Nghị Viện (Sansad) tước đoạt quyền bính, thì đã có hy vọng là quốc gia chính thức nhìn nhận Công giáo, vì nhà vua được giáo dục tại một trường Công giáo, và là một học trò của vị Đại Diện Tông Tòa, linh mục Dòng Tên người Nepal, là cha Anthony Sharma.

Tháng 5/2006, các lãnh tụ giáo hội hoan nghênh lời quốc hội tuyên bố rằng Nepal là một quốc gia trần thế, một thay đổi từ một đất nước Ấn giáo trên thế giới. Người ta đón tiếp chương trình âm nhạc Kitô giáo ngoài trời lấn đầu tiên chúc mừng quyền tự do tôn giáo lần đầu tiên trong lịch sử Nepal.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập