Khi nghe lời bài hát “Hang Belem - Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời, Chúa sinh ra đời, nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Bêlem, ánh sáng tỏa lan tưng bừng. Nghe trên không trung tiếng hát Thiên thần vang lừng..." là lúc Giáng sinh đã cận kề.
Hàng tỷ người trên thế giới là người Công giáo hay không công giáo đều đã nghe và thậm chí còn thuộc đoạn lời bài hát trên và khi những cây thông Noel được dựng, thắp sáng lên thì những lời ca ấy tỏa lan lên du dương.
Nhưng về nơi Chúa giáng sinh thì không phải ai cũng biết và có thật hay không.
Chúa Giêsu sinh ra làm người ở Bêlem (nguyên âm Bethlehem và nghĩa trong tiếng Hy Lạp là nhà bánh mì), miền Giuđê, nước Palestine. Hồi đó, Palestine còn là thuộc địa của đế chế La Mã với kinh đô chính ở tận Rome, nay là thủ đô của nước Ý.
Bêlem chỉ là một thị trấn nhỏ, tọa lạc trên sườn đồi và được bao bọc cũng bởi nhiều ngọn đồi. Thị trấn này rất ít dân, đa số sống bằng nghề nông, chăn nuôi.
Thành phố Bêlem là một trong những địa danh cổ có từ trên 3.000 năm. Theo Thánh sử Luca, do ông Thánh Giuse không tìm được chỗ trống ở nhà trọ quanh đó nên Đức Bà Maria đành phải sinh chúa Giêsu trong máng cỏ, đặt trong cái hang đá.
Kinh Tân Ước xác định đây là nơi Chúa Giêsu giáng thế. Tại đây, có Nhà thờ Chúa Giáng Sinh (Church of Nativity) được xây dựng lần đầu tiên vào năm 327 sau Công Nguyên (Hoàng đế La Mã Constantin Cả cho xây). Hai trăm năm sau, đến lượt Hoàng đế Justinian cho xây dựng lại Thánh đường cũ. Hầu hết những gì còn sót lại của ngôi Thánh đường này là Gồm cả cái ô cửa ra vào thật thấp, thật hẹp đến những bích họa, bốn hàng 12 cây cột đá màu nâu đỏ.
Thánh đường ngày nay được trang trí rất nhiều đèn, nến và hình ảnh Thiên Chúa trang nghiêm, thâm trầm càng làm cho không khí thêm sự thiêng liêng, thành kính.
Bên dưới Nhà thờ là Nơi Linh Thiêng, đó chính là hang đá Chúa Giêsu hạ sinh. Bên trong hang đá rộng khoảng 10m2, nơi Chúa Giêsu ra đời được đánh dấu bằng một ngôi sao bạc trên nền đá cẩm thạch, bên trên được thắp đèn nến.
Do lịch sử Bêlem nằm ở bờ Tây sống Jordan, thuộc chính quyền Palestine quản lý từ năm 1995, song trên thực tế Isael mới là người giữ quyền kiểm soát.
Mặc dù vậy, Nhà thờ giáng sinh có ý nghĩa tôn giáo lớn với cả Kitô giáo và Hồi giáo. Tháng 8 năm 2012 Unesco chính thức công nhận Nhà thờ giáng sinh là di sản thế giới và mỗi năm đón hàng triệu khách đến hành hương, thăm viếng từ khắp nơi trên thế giới.
Bài: Sưu tầm & Biên tập