Lễ Chúa Ba Ngôi
Số lượng xem: 443

Lễ Chúa Ba Ngôi là Đại Lễ mừng kính mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh hay được gọi là Trinitatis trong tiếng Latinh. Theo giáo lý của hầu hết các Giáo hội thuộc cộng đồng Kitô giáo, Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (Chúa Thánh Linh).

 

 

Lễ Chúa Ba Ngôi dựa trên học thuyết Ba Ngôi đã được các bản tín điều Nicaea (năm 325) và Athanasius (khoảng năm 500) khẳng định là giáo lý chính thức của Hội thánh. Theo đó, Thiên Chúa là duy nhất, Thiên Chúa hiện hữu trong ba ngôi vị là Cha, Con và Thánh Thần. Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng bình đẳng, có cùng một bản thể, quyền năng, hành động và ý chí như nhau, đồng tồn tại vĩnh cửu. 

 

 

Đại Lễ Chúa Ba Ngôi đã có từ hồi thế kỷ X, nhưng tùy theo mỗi địa phương, lễ mừng kính lại được cử hành các thời điểm khác nhau. Cho đến 1334, Đức Thánh Cha Gioan XXII đã thiết lập Đại Lễ này cho toàn thể Giáo hội Công giáo và truyền cử hành vào chung một ngày. Tuy nhiên, thời gian cử hành chung cũng đã từng bị thay đổi nhiều lần sau đó. Nhưng từ thế kỷ XVIII cho tới nay thì Đại Lễ được ấn định cử hành vào ngày Chúa Nhật thứ nhất sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

 

 

Giáo hội Công giáo cử hành Đại Lễ Kính Chúa Ba Ngôi với bậc Lễ Trọng. Trong khi đó, Giáo hội Tin Lành còn cử hành Đại Lễ này một cách long trọng hơn, như một Đại Lễ Tuyên Xưng Đức Tin với việc lập lại hai Kinh Tin Kính chung và cổ xưa nhất của Giáo hội Công giáo là Kinh Tin Kính Công Đồng Nicea và Kinh Tin Kính Thánh Athanaxiô.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Lễ Chúa Ba Ngôi

Lễ Chúa Ba Ngôi là Đại Lễ mừng kính mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi Chí Thánh hay được gọi là Trinitatis trong tiếng Latinh. Theo giáo lý của hầu hết các Giáo hội thuộc cộng đồng Kitô giáo, Thiên Chúa là duy nhất, hiện hữu trong ba ngôi vị là Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần (Chúa Thánh Linh).

 

 

Lễ Chúa Ba Ngôi dựa trên học thuyết Ba Ngôi đã được các bản tín điều Nicaea (năm 325) và Athanasius (khoảng năm 500) khẳng định là giáo lý chính thức của Hội thánh. Theo đó, Thiên Chúa là duy nhất, Thiên Chúa hiện hữu trong ba ngôi vị là Cha, Con và Thánh Thần. Ba Ngôi tuy riêng biệt nhưng bình đẳng, có cùng một bản thể, quyền năng, hành động và ý chí như nhau, đồng tồn tại vĩnh cửu. 

 

 

Đại Lễ Chúa Ba Ngôi đã có từ hồi thế kỷ X, nhưng tùy theo mỗi địa phương, lễ mừng kính lại được cử hành các thời điểm khác nhau. Cho đến 1334, Đức Thánh Cha Gioan XXII đã thiết lập Đại Lễ này cho toàn thể Giáo hội Công giáo và truyền cử hành vào chung một ngày. Tuy nhiên, thời gian cử hành chung cũng đã từng bị thay đổi nhiều lần sau đó. Nhưng từ thế kỷ XVIII cho tới nay thì Đại Lễ được ấn định cử hành vào ngày Chúa Nhật thứ nhất sau Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

 

 

Giáo hội Công giáo cử hành Đại Lễ Kính Chúa Ba Ngôi với bậc Lễ Trọng. Trong khi đó, Giáo hội Tin Lành còn cử hành Đại Lễ này một cách long trọng hơn, như một Đại Lễ Tuyên Xưng Đức Tin với việc lập lại hai Kinh Tin Kính chung và cổ xưa nhất của Giáo hội Công giáo là Kinh Tin Kính Công Đồng Nicea và Kinh Tin Kính Thánh Athanaxiô.

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập