Lễ Phục Sinh
Số lượng xem: 654

Lễ Phục sinh (Easter) được xem là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo (Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo). Thời xa xưa người ta gọi lễ hội mùa xuân (Frühlingsfest/spring festival) hay "Ostarum" người Đức gọi là "Ostara" và danh từ "Ostern/Easter" nguồn gốc từ chữ "Ost/East" hướng về phương đông mùa xuân mặt trời sắp lên.

Người Do Thái gọi ngày lễ này là "Paschafest" Người Ai Cập (Ägypter) gọi là "Osterlamm/paschal lamb)" cũng nhằm ngày rằm đầu tiên mùa xuân họ giết cừu ăn mừng được giải phóng khỏi sự đàn áp, thoát khỏi thân phận nô lệ.

Lễ Phục sinh dựa nhiều vào nguồn gốc lễ Vượt qua của Do Thái giáo. Người Kitô hữu tin rằng cái chết và Sự phục sinh của Chúa Giêsu đã hoàn thành những gì mà biến cố Xuất Hành đã tiên báo: giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống trên Thiên Đàng mà Người đã trao ban.

Việc mừng Chúa Giêsu sống lại vẫn được cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật. Tân Ước không có đoạn nào nói về Lễ Phục sinh của Kitô giáo nhưng có nói về sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Điều này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ II. Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Ephesus (Êphêxô), Smyrne... (từ chuyên môn Latinh gọi nhóm này là Quartodecimans = thứ 14) theo sát với truyền thống Do Thái giáo, và họ mừng lễ Phục sinh theo ngày 14 tháng Nisan (lịch Do Thái), cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chủ nhật. Họ tưởng niệm ngày Chúa Giêsu chịu chết.

 

 

Ngược lại Giáo hội Tây phương tại RômaPalestineAi cậpHy Lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng Lễ Phục sinh vào ngày Chúa nhật vì tin rằng Chúa Giêsu sống lại ngày Chúa nhật. Ngày Chúa nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan của Do Thái, hay là Chúa nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một ngày Chúa nhật. Một tuần lễ trước lễ Phục Sinh, được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua).

Phục Sinh là trọng tâm của niềm tin trong Thiên Chúa Giáo. Người theo đạo Thiên Chúa tin rằng Chúa Giêsu chết trên cây Thập giá nhưng sau đó ba ngày, từ cõi chết, Ngài đã sống lại và trở về Thiên Đàng trong khải hoàn ca. Do Chúa Giêsu vượt qua được sự chết, Phục Sinh và điều này là cùng đích của Đức tin và tín đồ Thiên Chúa Giáo cho rằng chỉ Ngài mới có quyền năng đem lại cho họ đời sống vĩnh cửu. Trong niềm tin này, kể từ ngày Chúa chịu nạn để chuộc tội cho thiên hạ đến nay, những người theo Thiên Chúa Giáo cất tiếng xướng lên hằng năm trong lễ Phục Sinh, cũng như hằng tuần trong ngày Chúa Nhật.

Phục Sinh cũng là Luật tự nhiên của Đấng Tạo Hóa, là lễ của niềm hy vọng vì nhằm thời điểm mùa Xuân trở lại với muôn loài. Đáng Tạo Hóa thật là kỳ diệu, cây cành trơ trụi suốt mùa Đông lạnh lẽo vậy mà chỉ sau một buổi nắng ấm do mùa Xuân mang lại, các nụ con con, hay lá non đã nhu nhú trên nhành cây.

Vào lễ Phục Sinh, người Thiên Chúa Giáo ăn chay kiêng thịt hãm mình: nói đúng hơn là chay ăn và chay thịt. Ý nghĩa của việc này là vượt qua được một thói quen thông thường, thắng được những cám dỗ bản thân và dành những gì “tiết kiệm” được từ việc này tặng người nghèo hoặc dâng cúng cho nhà thờ.

Khởi đầu tuần lễ Phục Sinh từ Lễ Lá: Hình dạng muôn vẻ, tùy vào độ khéo tay của mỗi người.
Tiếp theo là tuần Thánh, đi đàng thánh giá: ngắm 12 bức hình mô tả từng giai đoạn của Chúa Giêsu từ khi bị bắt tới khi qua đóng đanh.

Rửa chân: được lấy từ một chuyện trong Kinh Thánh là trước khi Chúa Giêsu bị bắt thì đã rửa chân cho từng môn đệ. Và dặn rằng mọi người phải rửa chân cho nhau dù ở bất kỳ chức vụ nào. Đây là một hành động căn bản trong Đức tin là yêu thương, khiêm nhường và tha thứ.

Diễn hoạt cảnh Chúa bị đóng đinh: thường ở các vùng đông tín hữu hoặc các nước có đông dân Công Giáo. Hoạt cảnh dựa theo câu chuyện từ khi Chúa Giêsu bị bắt cho tới khi Ngài trút hơi thở cuối cùng.

Mừng lễ Phục Sinh người ta thường tặng nhau những quả trứng được trang trí nhiều màu sắc, con thỏ hay những lát Jambon đầy tính biểu tượng cho ngày lễ này.

Trứng là biểu tượng xa xưa nhất của ngày lễ Phục Sinh, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Vào dịp này, mọi người thường tặng nhau những quả trứng được trang trí đủ màu sắc, hay được làm bằng chocolate, thạch cao hoặc thậm chí là len, rất bắt mắt do chính tay mình trang trí để thay cho lời chúc.

Người phương Tây tin rằng Trái đất này vốn được nở ra từ một quả trứng khổng lồ. Tại vùng núi Appalachian, những thầy lang xưa từng dùng quả trứng chín, quay trên bụng bà mẹ mang thai, từ đó dự đoán được khả năng sinh sản của đứa trẻ sau này.

Vai trò biểu tượng văn hóa của trứng trong cuộc sống ngày một quan trọng. Tục lệ tặng nhau trứng cũng đã hiện diện trong nhiều nền văn minh lớn.

Các nghiên cứu khảo cổ chứng minh được rằng, người Ai Cập và Su-me cổ có tập tục trang trí trứng làm quà tặng từ ít nhất 5.000 năm về trước. Có lẽ vì những lý do ấy mà người ta thừa nhận trứng là một biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ Phục Sinh - ngày mừng sự tái sinh của Chúa Giêsu.

Thỏ Phục Sinh, ngoài biểu tượng của sự sinh sản, thỏ còn là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ. Đặc biệt, chú thỏ gắn liền với truyền thuyết Ostara, còn gọi là Easter. Tên của vị nữ thần mùa xuân này được sử dụng để đặt cho tên của lễ Phục sinh.

Theo truyền thuyết, có một lần nữ thần mang mùa xuân tới Trái đất muộn, khiến muôn loài phải chịu giá lạnh, trong đó có một chú chim sắp chết với hai cánh bị đóng băng. Vì cảm thương, Ostara đã hô biến chú chim thành con thỏ cưng, ban cho nó khả năng đẻ trứng và khả năng chạy nhanh. Với khả năng này, nữ thần muốn chú thỏ sẽ đảm nhiệm hết công việc tặng quà cho trẻ em những khi xuân về.

Món jambon truyền thống chưa bao giờ vắng mặt trên các bàn ăn của các tín đồ Thiên chúa giáo khắp thế giới vào lễ Phục sinh. Đối với họ, thịt lợn được coi là món ăn của Chúa. Nếu thời điểm trăng tròn đầu tiên của mùa thu là lúc tốt nhất để ướp muối thịt lợn dự trữ thì mùa xuân chính là khi người phương Tây dùng loại thức ăn tích trữ này. Do vậy jambon trở thành món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp lễ Phục sinh về.

Lễ Phục Sinh là một lễ mừng trọng đại, nên người ta tin tưởng rằng, mặc quần áo mới trong lễ Phục Sinh sẽ mang lại may mắn cho những ngày còn lại của năm. Theo quan niệm, quần áo mới đại diện cho sự đổi mới và sự khởi đầu may mắn - những yếu tố quan trọng của mỗi dịp Phục sinh hàng năm.

Người Đức thường dùng cành cây tươi, treo những cái vỏ trứng gà, sơn nhiều màu và những con thỏ nhỏ bằng schocolat cho trẻ em, và các loại hoa thường dùng như Thủy tiên Osterglocken/daffodil; Uất kim cương Tulpen/Tulip; Phong tín tử Hyazinthen/hyacinth; Cúc đồng Gaenebluemchen/ dasiy; Bồ công anh Loewenzahn/ dandetion; Mao cấn Hahnenfuss/ buttercup.

Nhiều người Mỹ đã theo truyền thống và tô màu lên trứng luộc chín và tặng những giỏ kẹo. Các Thỏ Phục Sinh là một huyền thoại phổ biến của một nhân vật tặng quà Phục Sinh, tương tự như Santa Claus (ông già Nô-en) trong văn hóa Mỹ. Vào ngày Thứ Hai Phục Sinh, Tổng thống Hoa Kỳ thường tổ chức một cuộc chơi đua lăn trứng Phục sinh (Easter Egg Roll, thường là dùng gậy hay là muỗng dài chuyển trứng, phong tục này đã có trên 400 năm) hàng năm trên bãi cỏ Nhà Trắng cho trẻ nhỏ.

Đối với những người theo Công giáo, lễ Phục sinh còn thể hiện niềm tin vào sự tái sinh, hy vọng những điều tốt đẹp vì nếu không Phục Sinh thì mọi thứ sẽ còn ý nghĩa gì? Đó cũng là thông điệp mà ngày lễ này đang truyền tải tới người dân khắp nơi trên thế giới.

Từ thế kỷ thứ 4 sau công nguyên, lễ Phục Sinh diễn ra vào tháng ngày Chúa nhật cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 hàng năm (theo âm lịch thì có thể xem ngày rằm trước ngày 25/4. Ngày rằm âm lịch rơi vào tuần nào thì Chủ nhật tuần đó là lễ Phục Sinh).

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Lễ Phục Sinh

Lễ Phục sinh (Easter) được xem là ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo (Công giáo, Chính thống giáo, Tin lành, Anh giáo). Thời xa xưa người ta gọi lễ hội mùa xuân (Frühlingsfest/spring festival) hay "Ostarum" người Đức gọi là "Ostara" và danh từ "Ostern/Easter" nguồn gốc từ chữ "Ost/East" hướng về phương đông mùa xuân mặt trời sắp lên.

Người Do Thái gọi ngày lễ này là "Paschafest" Người Ai Cập (Ägypter) gọi là "Osterlamm/paschal lamb)" cũng nhằm ngày rằm đầu tiên mùa xuân họ giết cừu ăn mừng được giải phóng khỏi sự đàn áp, thoát khỏi thân phận nô lệ.

Lễ Phục sinh dựa nhiều vào nguồn gốc lễ Vượt qua của Do Thái giáo. Người Kitô hữu tin rằng cái chết và Sự phục sinh của Chúa Giêsu đã hoàn thành những gì mà biến cố Xuất Hành đã tiên báo: giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống trên Thiên Đàng mà Người đã trao ban.

Việc mừng Chúa Giêsu sống lại vẫn được cử hành vào mỗi ngày Chủ Nhật. Tân Ước không có đoạn nào nói về Lễ Phục sinh của Kitô giáo nhưng có nói về sự Phục Sinh của Chúa Giêsu. Điều này chỉ xuất hiện vào thế kỷ thứ II. Các Giáo hội Đông phương thuộc miền Tiểu Á như Ephesus (Êphêxô), Smyrne... (từ chuyên môn Latinh gọi nhóm này là Quartodecimans = thứ 14) theo sát với truyền thống Do Thái giáo, và họ mừng lễ Phục sinh theo ngày 14 tháng Nisan (lịch Do Thái), cho dù ngày này rơi vào một ngày trong tuần chứ không bắt buộc phải là ngày Chủ nhật. Họ tưởng niệm ngày Chúa Giêsu chịu chết.

 

 

Ngược lại Giáo hội Tây phương tại RômaPalestineAi cậpHy Lạp và xứ Gaule (Pháp) lại mừng Lễ Phục sinh vào ngày Chúa nhật vì tin rằng Chúa Giêsu sống lại ngày Chúa nhật. Ngày Chúa nhật này có thể rơi vào ngày 14 Nisan của Do Thái, hay là Chúa nhật kế tiếp nếu như ngày 14 Nisan không là một ngày Chúa nhật. Một tuần lễ trước lễ Phục Sinh, được gọi là Tuần Thánh, tính từ ngày Chúa nhật Lễ Lá (hay Chúa nhật Thương Khó) cho đến hết ngày Thứ bảy Tuần Thánh (hay Canh thức Vượt Qua).

Phục Sinh là trọng tâm của niềm tin trong Thiên Chúa Giáo. Người theo đạo Thiên Chúa tin rằng Chúa Giêsu chết trên cây Thập giá nhưng sau đó ba ngày, từ cõi chết, Ngài đã sống lại và trở về Thiên Đàng trong khải hoàn ca. Do Chúa Giêsu vượt qua được sự chết, Phục Sinh và điều này là cùng đích của Đức tin và tín đồ Thiên Chúa Giáo cho rằng chỉ Ngài mới có quyền năng đem lại cho họ đời sống vĩnh cửu. Trong niềm tin này, kể từ ngày Chúa chịu nạn để chuộc tội cho thiên hạ đến nay, những người theo Thiên Chúa Giáo cất tiếng xướng lên hằng năm trong lễ Phục Sinh, cũng như hằng tuần trong ngày Chúa Nhật.

Phục Sinh cũng là Luật tự nhiên của Đấng Tạo Hóa, là lễ của niềm hy vọng vì nhằm thời điểm mùa Xuân trở lại với muôn loài. Đáng Tạo Hóa thật là kỳ diệu, cây cành trơ trụi suốt mùa Đông lạnh lẽo vậy mà chỉ sau một buổi nắng ấm do mùa Xuân mang lại, các nụ con con, hay lá non đã nhu nhú trên nhành cây.

Vào lễ Phục Sinh, người Thiên Chúa Giáo ăn chay kiêng thịt hãm mình: nói đúng hơn là chay ăn và chay thịt. Ý nghĩa của việc này là vượt qua được một thói quen thông thường, thắng được những cám dỗ bản thân và dành những gì “tiết kiệm” được từ việc này tặng người nghèo hoặc dâng cúng cho nhà thờ.

Khởi đầu tuần lễ Phục Sinh từ Lễ Lá: Hình dạng muôn vẻ, tùy vào độ khéo tay của mỗi người.
Tiếp theo là tuần Thánh, đi đàng thánh giá: ngắm 12 bức hình mô tả từng giai đoạn của Chúa Giêsu từ khi bị bắt tới khi qua đóng đanh.

Rửa chân: được lấy từ một chuyện trong Kinh Thánh là trước khi Chúa Giêsu bị bắt thì đã rửa chân cho từng môn đệ. Và dặn rằng mọi người phải rửa chân cho nhau dù ở bất kỳ chức vụ nào. Đây là một hành động căn bản trong Đức tin là yêu thương, khiêm nhường và tha thứ.

Diễn hoạt cảnh Chúa bị đóng đinh: thường ở các vùng đông tín hữu hoặc các nước có đông dân Công Giáo. Hoạt cảnh dựa theo câu chuyện từ khi Chúa Giêsu bị bắt cho tới khi Ngài trút hơi thở cuối cùng.

Mừng lễ Phục Sinh người ta thường tặng nhau những quả trứng được trang trí nhiều màu sắc, con thỏ hay những lát Jambon đầy tính biểu tượng cho ngày lễ này.

Trứng là biểu tượng xa xưa nhất của ngày lễ Phục Sinh, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở. Vào dịp này, mọi người thường tặng nhau những quả trứng được trang trí đủ màu sắc, hay được làm bằng chocolate, thạch cao hoặc thậm chí là len, rất bắt mắt do chính tay mình trang trí để thay cho lời chúc.

Người phương Tây tin rằng Trái đất này vốn được nở ra từ một quả trứng khổng lồ. Tại vùng núi Appalachian, những thầy lang xưa từng dùng quả trứng chín, quay trên bụng bà mẹ mang thai, từ đó dự đoán được khả năng sinh sản của đứa trẻ sau này.

Vai trò biểu tượng văn hóa của trứng trong cuộc sống ngày một quan trọng. Tục lệ tặng nhau trứng cũng đã hiện diện trong nhiều nền văn minh lớn.

Các nghiên cứu khảo cổ chứng minh được rằng, người Ai Cập và Su-me cổ có tập tục trang trí trứng làm quà tặng từ ít nhất 5.000 năm về trước. Có lẽ vì những lý do ấy mà người ta thừa nhận trứng là một biểu tượng không thể thiếu trong ngày lễ Phục Sinh - ngày mừng sự tái sinh của Chúa Giêsu.

Thỏ Phục Sinh, ngoài biểu tượng của sự sinh sản, thỏ còn là hình tượng của sức sống dồi dào, mạnh mẽ. Đặc biệt, chú thỏ gắn liền với truyền thuyết Ostara, còn gọi là Easter. Tên của vị nữ thần mùa xuân này được sử dụng để đặt cho tên của lễ Phục sinh.

Theo truyền thuyết, có một lần nữ thần mang mùa xuân tới Trái đất muộn, khiến muôn loài phải chịu giá lạnh, trong đó có một chú chim sắp chết với hai cánh bị đóng băng. Vì cảm thương, Ostara đã hô biến chú chim thành con thỏ cưng, ban cho nó khả năng đẻ trứng và khả năng chạy nhanh. Với khả năng này, nữ thần muốn chú thỏ sẽ đảm nhiệm hết công việc tặng quà cho trẻ em những khi xuân về.

Món jambon truyền thống chưa bao giờ vắng mặt trên các bàn ăn của các tín đồ Thiên chúa giáo khắp thế giới vào lễ Phục sinh. Đối với họ, thịt lợn được coi là món ăn của Chúa. Nếu thời điểm trăng tròn đầu tiên của mùa thu là lúc tốt nhất để ướp muối thịt lợn dự trữ thì mùa xuân chính là khi người phương Tây dùng loại thức ăn tích trữ này. Do vậy jambon trở thành món ăn truyền thống trên bàn ăn mỗi dịp lễ Phục sinh về.

Lễ Phục Sinh là một lễ mừng trọng đại, nên người ta tin tưởng rằng, mặc quần áo mới trong lễ Phục Sinh sẽ mang lại may mắn cho những ngày còn lại của năm. Theo quan niệm, quần áo mới đại diện cho sự đổi mới và sự khởi đầu may mắn - những yếu tố quan trọng của mỗi dịp Phục sinh hàng năm.

Người Đức thường dùng cành cây tươi, treo những cái vỏ trứng gà, sơn nhiều màu và những con thỏ nhỏ bằng schocolat cho trẻ em, và các loại hoa thường dùng như Thủy tiên Osterglocken/daffodil; Uất kim cương Tulpen/Tulip; Phong tín tử Hyazinthen/hyacinth; Cúc đồng Gaenebluemchen/ dasiy; Bồ công anh Loewenzahn/ dandetion; Mao cấn Hahnenfuss/ buttercup.

Nhiều người Mỹ đã theo truyền thống và tô màu lên trứng luộc chín và tặng những giỏ kẹo. Các Thỏ Phục Sinh là một huyền thoại phổ biến của một nhân vật tặng quà Phục Sinh, tương tự như Santa Claus (ông già Nô-en) trong văn hóa Mỹ. Vào ngày Thứ Hai Phục Sinh, Tổng thống Hoa Kỳ thường tổ chức một cuộc chơi đua lăn trứng Phục sinh (Easter Egg Roll, thường là dùng gậy hay là muỗng dài chuyển trứng, phong tục này đã có trên 400 năm) hàng năm trên bãi cỏ Nhà Trắng cho trẻ nhỏ.

Đối với những người theo Công giáo, lễ Phục sinh còn thể hiện niềm tin vào sự tái sinh, hy vọng những điều tốt đẹp vì nếu không Phục Sinh thì mọi thứ sẽ còn ý nghĩa gì? Đó cũng là thông điệp mà ngày lễ này đang truyền tải tới người dân khắp nơi trên thế giới.

Từ thế kỷ thứ 4 sau công nguyên, lễ Phục Sinh diễn ra vào tháng ngày Chúa nhật cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 hàng năm (theo âm lịch thì có thể xem ngày rằm trước ngày 25/4. Ngày rằm âm lịch rơi vào tuần nào thì Chủ nhật tuần đó là lễ Phục Sinh).

 

Bài: Sưu tầm & Biên tập