Lòng Chúa Xót Thương
Số lượng xem: 280

Trong thế kỷ XX, Chúa Giêsu đã thân hành hiện ra với Faustina, một nữ tu người Ba Lan. Đức Gioan Phaolô II đã tôn phong chị lên hàng chân phúc năm 1993 và hiển thánh năm 2000. Bây giờ trong thế kỷ XXI chị thánh Faustina được hàng triệu người trên thế giới biết đến và yêu mến như là người Tông Đồ của Lòng Chúa Thương xót.

Sứ mệnh của Faustina thực sự bắt đầu sau khi chị qua đời. Vào khoảng năm 1951, tại Ba Lan đã có 130 trung tâm cổ động lòng sùng kính này. Các bản kinh tuần cửu nhật, kinh cầu và chuỗi kinh lòng thương xót được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. Những trung tâm cổ động lòng sùng kính mọc lên tại nước Pháp, Hoa Kỳ và Úc. Một trong những thỉnh nguyện tha thiết nhất của chị thánh Faustina là ngày lễ kính Lòng Chúa Xót Thương được chính thức thiết lập và tấm ảnh Chúa Thương Xót được công khai tôn kính khắp nơi.

Ngày 23 tháng 4 năm 1995 Đức Gioan Phaolô II đã cử hành Chúa Nhật kính Lòng Chúa Xót Thương và đặt bức ảnh Chúa Thương Xót ở ngay Trung Tâm Lòng Chúa Xót Thương được thiết lập cho giáo phận Roma tại thánh đường Chúa Thánh Thần ở Sassia. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy trải nghiệm Lòng Thương Xót của Chúa để biết sống nhân ái và tha thứ. Ngày 26 tháng 4 năm 1995).

Năm 1999, Chúa Nhật kính Lòng Chúa Xót Thương được cử hành tại quảng trường thánh Phêrô ở Rôma. Ngày 30 tháng 4 năm 2000, Đức Gioan Phaolô II đã tôn phong nữ tu Faustina lên bậc hiển thánh và chính thức thiết lập ngày lễ kính Lòng Chúa Thương Xót vào Chúa Nhật II Phục Sinh trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Từ đó việc sùng kính Lòng Chúa Xót Thương ngày một phát triển sâu rộng trên khắp thế giới.

Trong Năm Thánh 2000, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ấn định rằng trong toàn thể Hội thánh, Chúa nhật sau lễ Phục sinh, ngoài danh hiệu Chúa Nhật Áo trắng (in Albis), sẽ còn được đặt tên là Chúa nhật kính Lòng Chúa Thương Xót. Việc này đã xảy ra trùng với lễ phong thánh cho chị Faustina Kowalska, một nữ tu khiêm tốn người Ba lan, sinh năm 1903 và qua đời năm 1938, một người nhiệt thành truyền bá lòng sùng kính Chúa Giêsu Thương xót.

Lòng thương xót là cốt lõi của sứ điệp Tin mừng, và chính là danh tính của Thiên Chúa, dung mạo đã được mặc khải trong Cựu ước và một cách sung mãn ở nơi Đức Giêsu Kitô, là Tình thương tạo dựng và cứu chuộc nhập thể.

Lòng thương xót của Chúa cũng làm sáng tỏ dung mạo của Hội thánh, và được biểu lộ qua các bí tích, cách riêng là bí tích Hoà giải, cũng như qua các hoạt động bác ái, tập thể hay cá nhân. Tất cả những gì mà Hội thánh nói và thực hiện, đều nhằm bày tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho con người.

 

Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trở thành một tông đồ của Lòng Chúa Thương xót. Ngài đã nói tại Cracovia-Lagiewniki năm 2003, dịp khánh thành thánh đền thờ kính Lòng Chúa Thương xót: “ngoài lòng Chúa Thương xót ra, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại,”. Như vậy sứ điệp của Người, cũng như của chị Faustina đã nhắc đến dung mạo của Chúa Kitô, Đấng mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa. Chiêm ngắm Dung nhan của Chúa Kitô: đó là gia sản mà Người để lại cho chúng ta, và chúng ta vui mừng đón nhận.

 

Lòng thương xót Chúa đi theo chúng ta mỗi ngày. Chỉ cần biết để cho trái tim tỉnh thức thì ta có thể nhận ra. Chúng ta thường dễ cảm nhận gánh nặng hàng ngày mà chúng ta phải gánh vác. Nhưng nếu chúng ta biết mở rộng trái tim thì chúng ta có thể nhận rõ rằng Thiên Chúa tốt lành như thế nào đối với chúng ta. Ngài chăm lo từ những chuyện nhỏ nhặt đời ta, nhờ đó giúp chúng ta đạt đến những chuyện lớn lao. Với việc đặt thêm gánh nặng của trách nhiệm, Thiên Chúa cũng tăng thêm sự giúp đỡ cho ta.

 

 

Sưu tầm & biên soạn

BÀI ĐĂNG
TAGS
Lòng Chúa Xót Thương

Trong thế kỷ XX, Chúa Giêsu đã thân hành hiện ra với Faustina, một nữ tu người Ba Lan. Đức Gioan Phaolô II đã tôn phong chị lên hàng chân phúc năm 1993 và hiển thánh năm 2000. Bây giờ trong thế kỷ XXI chị thánh Faustina được hàng triệu người trên thế giới biết đến và yêu mến như là người Tông Đồ của Lòng Chúa Thương xót.

Sứ mệnh của Faustina thực sự bắt đầu sau khi chị qua đời. Vào khoảng năm 1951, tại Ba Lan đã có 130 trung tâm cổ động lòng sùng kính này. Các bản kinh tuần cửu nhật, kinh cầu và chuỗi kinh lòng thương xót được dịch ra nhiều ngôn ngữ khác nhau. Những trung tâm cổ động lòng sùng kính mọc lên tại nước Pháp, Hoa Kỳ và Úc. Một trong những thỉnh nguyện tha thiết nhất của chị thánh Faustina là ngày lễ kính Lòng Chúa Xót Thương được chính thức thiết lập và tấm ảnh Chúa Thương Xót được công khai tôn kính khắp nơi.

Ngày 23 tháng 4 năm 1995 Đức Gioan Phaolô II đã cử hành Chúa Nhật kính Lòng Chúa Xót Thương và đặt bức ảnh Chúa Thương Xót ở ngay Trung Tâm Lòng Chúa Xót Thương được thiết lập cho giáo phận Roma tại thánh đường Chúa Thánh Thần ở Sassia. Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy trải nghiệm Lòng Thương Xót của Chúa để biết sống nhân ái và tha thứ. Ngày 26 tháng 4 năm 1995).

Năm 1999, Chúa Nhật kính Lòng Chúa Xót Thương được cử hành tại quảng trường thánh Phêrô ở Rôma. Ngày 30 tháng 4 năm 2000, Đức Gioan Phaolô II đã tôn phong nữ tu Faustina lên bậc hiển thánh và chính thức thiết lập ngày lễ kính Lòng Chúa Thương Xót vào Chúa Nhật II Phục Sinh trong toàn thể Giáo Hội Công Giáo. Từ đó việc sùng kính Lòng Chúa Xót Thương ngày một phát triển sâu rộng trên khắp thế giới.

Trong Năm Thánh 2000, Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã ấn định rằng trong toàn thể Hội thánh, Chúa nhật sau lễ Phục sinh, ngoài danh hiệu Chúa Nhật Áo trắng (in Albis), sẽ còn được đặt tên là Chúa nhật kính Lòng Chúa Thương Xót. Việc này đã xảy ra trùng với lễ phong thánh cho chị Faustina Kowalska, một nữ tu khiêm tốn người Ba lan, sinh năm 1903 và qua đời năm 1938, một người nhiệt thành truyền bá lòng sùng kính Chúa Giêsu Thương xót.

Lòng thương xót là cốt lõi của sứ điệp Tin mừng, và chính là danh tính của Thiên Chúa, dung mạo đã được mặc khải trong Cựu ước và một cách sung mãn ở nơi Đức Giêsu Kitô, là Tình thương tạo dựng và cứu chuộc nhập thể.

Lòng thương xót của Chúa cũng làm sáng tỏ dung mạo của Hội thánh, và được biểu lộ qua các bí tích, cách riêng là bí tích Hoà giải, cũng như qua các hoạt động bác ái, tập thể hay cá nhân. Tất cả những gì mà Hội thánh nói và thực hiện, đều nhằm bày tỏ lòng thương xót của Thiên Chúa dành cho con người.

 

Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trở thành một tông đồ của Lòng Chúa Thương xót. Ngài đã nói tại Cracovia-Lagiewniki năm 2003, dịp khánh thành thánh đền thờ kính Lòng Chúa Thương xót: “ngoài lòng Chúa Thương xót ra, không còn nguồn hy vọng nào khác cho nhân loại,”. Như vậy sứ điệp của Người, cũng như của chị Faustina đã nhắc đến dung mạo của Chúa Kitô, Đấng mặc khải lòng thương xót của Thiên Chúa. Chiêm ngắm Dung nhan của Chúa Kitô: đó là gia sản mà Người để lại cho chúng ta, và chúng ta vui mừng đón nhận.

 

Lòng thương xót Chúa đi theo chúng ta mỗi ngày. Chỉ cần biết để cho trái tim tỉnh thức thì ta có thể nhận ra. Chúng ta thường dễ cảm nhận gánh nặng hàng ngày mà chúng ta phải gánh vác. Nhưng nếu chúng ta biết mở rộng trái tim thì chúng ta có thể nhận rõ rằng Thiên Chúa tốt lành như thế nào đối với chúng ta. Ngài chăm lo từ những chuyện nhỏ nhặt đời ta, nhờ đó giúp chúng ta đạt đến những chuyện lớn lao. Với việc đặt thêm gánh nặng của trách nhiệm, Thiên Chúa cũng tăng thêm sự giúp đỡ cho ta.

 

 

Sưu tầm & biên soạn