Thánh Antôn thành Padova
Số lượng xem: 1456
Antôniô thành Padova (hoặc Antôniô thành Lisboa, 15.08.1195 - 13.06.1231) là một linh mục Công giáo người Bồ Đào Nha và là tu sĩ Dòng Phanxicô. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có ở Lisboa, Bồ Đào Nha nhưng mất tại Padova, Ý. Với kiến thức chuyên sâu về Kinh Thánh, ông đã rao giảng mạnh mẽ về đức tin Kitô giáo cho người khác, chính vì thế, ông được phong thánh rất sớm sau khi qua đời và được Giáo hội Công giáo Rôma phong làm tiến sĩ Hội thánh vào ngày 16 tháng 1 năm 1946.
 
 

 
Antôn tên khai sinh là Bulhões de Fernando Martins, sinh năm 1195 tại Lisboa, Bồ Đào Nha (cách nơi Đức Mẹ đã hiện ra tại Fatima khoảng chừng 140km), cha là hiệp sĩ và viên chức tại triều đình hoàng đế Afonso II của Bồ Đào Nha. Fernado được gởi đi học trường nhà thờ chính tòa tại Lisbon. Năm ông 15 tuổi gia nhập dòng Dòng Augustinô.

Sau hai năm tại nhà dòng, ông xin được chuyển về Coimbra, vì chỗ ở cũ gần nhà nên bạn bè đến thăm ông quá đông. Ở Tu viện Coimna có một trường dạy Thánh Kinh rất danh tiếng. Tám năm ở Coimbra, Fernado nỗ lực học và đã trở thành một học giả sâu sắc về thần học và Kinh Thánh. Ông đã được bề trên dòng Augustinô cho lãnh nhận sứ vụ linh mục.
Do Fernado thích sống chiêm niệm, sống khắc khổ, khiêm tốn, nên ông ông muốn được đi truyền giáo và mong muốn được tử vì đạo, chính vì thế ông xin gia nhập Dòng Anh Em Hèn Mọn vào năm 1220. Nhà dòng đặt tên ông là António (phiên âm Việt là Antôn) và chấp thuận cho ông tới Maroc để truyền giáo cho thổ dân Sarrasins ở châu Phi. Nhưng khi ông vừa tới châu Phi thì ngã bệnh nặng và phải quay trở về chữa bệnh. Trên đường về lại quê hương, tàu của ông bị bão đánh dạt vào đảo Sicile của Ý. Ông tới cư ngụ tại nhà Dòng ở Monte Paulo. Nhờ tài lợi khẩu và gương sáng đạo đức, ông được các bề trên tin tưởng, tín nhiệm sai đi giảng khắp nơi và lo công việc đào tạo, giáo dục các tu sĩ trong Dòng.

Ngày 13 tháng 06 năm 1231, Antôn từ trần ở Arcella, Padova, nước Ý khi ông ba mươi sáu tuổi. Chỉ một năm sau, ông đã được Giáo hoàng Grêgôriô IXphong thánh. Năm 1946, Giáo hoàng Piô XII tôn ông làm tiến sĩ Hội Thánh.
 
 
 

Antôn là một người người làm việc không biết mệt mỏi. Ông thường được nhiều người ta gán cho tên "Hòm Bia giao ước" hoặc "Cái búa của bọn lạc giáo". Ông thường mạnh mẽ chống lại sự yếu đuối và thái độ bài trừ tri thức của hàng tu sĩ dòng Phanxicô Anh Em Hèn Mọn. Nhờ tài hùng biện và sự quyết đoán để cho các tu sĩ dòng Anh Em Hèn Mọn tiếp cận với thần học. Phanxicô thành Assisi đã viết cho ông một lá thư chấp thuận để ông "giảng dạy thần học cho các huynh đệ". Một lần nọ, với nhiệm vụ tiếp khách, ông săn sóc cho 5 tu sĩ Phanxicô đang trên đường tới Maroc. Sau này, họ bị tàn sát dã man và thi hài họ được đưa về Coimbra để tổ chức quốc táng. Fernado mong ước hiến đời mình cho công việc truyền giáo giống như những tu sĩ Phanxicô vậy. Năm 1221, ông gặp Thánh Phanxicô thành Assisi, ít lâu sau ông được gửi tới viện tế bần ở Forli gần Emilia để làm những công việc khiêm hạ.

Thánh Antôn cũng là người duy nhất có đặc ân được ẵm bế Chúa Giêsu Hài Đồng trên tay mặc dù Ngài sinh sau Chúa Giêsu 1.195 năm. Trong khi đi giảng thuyết trên nước Pháp, một hôm thầy Antôn trọ đêm trong phòng vắng vẻ của một nhà kia. Bỗng nửa đêm phòng thầy sáng rực. Chủ nhà mon men tới xem thì thầy Người đang ngất trí cầu nguyện và Chúa Hài đồng hiện đến ngự trị trên cánh tay Người vẻ đơn sơ, âu yếm để cho Người ẵm bồng và hôn kính. Rồi chủ nhà nhẹ nhàng rút lui, tưởng Thánh nhân không biết. Chẳng dè, sáng hôm sau, trước khi ra đi, Người dặn chủ nhà không được tiết lộ việc ấy ra. Vâng theo lời dặn, ông ấy giữ kỹ điều bí mật. Đến khi Thánh nhân qua đời rồi, ông mới tỏ ra vinh danh của ông Thánh, vì Người đã được Chúa Giêsu yêu mến như vậy. Do phép lạ này mà tượng thánh Antôn thường bồng Chúa Hài đồng trên tay. Ngài là vị Thánh hay làm phép lạ và đã làm cả kho tàng phép lạ.

Tại Bourges, người ta ghi lại một phép lạ lừng danh về một con lừa thờ lạy. Một người Do Thái không tin phép Bí tích Thánh Thể, Antôn nói: "Nếu con lừa ông cưỡi mà quỳ xuống và thờ lạy Chúa ẩn mình dưới hình bánh thì ông có tin không?". Người Do Thái nhận lời thách thức. Hai ngày ông ta không cho lừa ăn rồi dẫn tới chỗ họp chợ, giữa một bên là lúa mạch và bên kia Antôn kiệu Mình Thánh Chúa đi qua, con vật quên đói quay sang thờ lạy Mình Thánh.
 
 

Trong một lễ nghi phong chức ở Forli nhà giảng thuyết vắng mặt. Không ai dám thay thế. Linh mục giám tỉnh truyền cho Antôn lên toà giảng. Antôn làm cho khán giả kinh ngạc. Người ta thấy ngay trước được rằng ông là một nhà giảng thuyết bậc nhất. Hiệu quả tức thời là ông được chỉ định làm nhà giảng thuyết trong cả Atalia. Đây là một thời mà Giáo hội Công giáo cần đến những nhà giảng thuyết hơn bao giờ hết để chống lại các lạc thuyết. Kể từ đó ông du hành không ngừng bước từ miền nam nước Ý tới miền Bắc nước Pháp, hiến trọn thời gian và năng cực cho việc giảng dạy. Sự đáp ứng của dân chúng đã khích lệ ông nhiều, các nhà thờ không đủ chỗ cho người đến nghe. Người ta phải làm bục cho ông đứng ngoài cửa. Nhưng rồi đường phố và quảng trường đã lại chật hẹp và người ta lại phải mang bục ra khỏi thành phố tới những cánh đồng hay sườn đồi, nơi có thể dung nạp đến những 40.000 người đến nghe ông thuyết giảng.
 
 
 
 
Khi còn sống, Thầy Antôn đã làm rất nhiều phép lạ. Sau khi qua đời, Ngài còn làm rất nhiều phép lạ ấn tượng hơn. Phép lạ vĩ đại nhất sau khi chết là chiếc lưỡi của Ngài, đến nay tròn 790 năm, mà vẫn không hề bị phân hủy.
Năm 1263, trong dịp lễ thánh nhân, người ta đưa hài cốt Thánh Antôn từ tu viện đến nhà thờ mới, dưới sự điều khiển của thánh Bonaventura, cũng thuộc dòng Phan sinh. Khi khai quật lên thì thấy da thịt đã tiêu tan hết, nhưng riêng lưỡi thì còn y nguyên. Thánh Bonaventura hôn kính “Lưỡi đáng kính trọng” ấy, rồi thốt lên: “Bởi lưỡi thánh này đã ngợi khen Thiên Chúa và khuyên dụ nhiều người ngợi khen Thiên Chúa, nên Ngài đã gìn giữ lưỡi này còn nguyên vẹn cho đến bây giờ”. Rồi truyền đạt cất lưỡi ấy vào một bình bạc để tôn kính riêng. Từ đó khách hành hương từ khắp nơi đến viếng nhà thờ và mộ Thánh để cầu nguyện và xin ơn.
 
 
 

Trên mộ Ngài có hàng trăm đèn thắp nến sáng đêm ngày. Và thánh nhân hằng ban ơn giáng phúc, chẳng những về thể xác mà nhất là về phần linh hồn.
Chính thánh Bonaventura đã chứng kiến và ca ngợi rằng: “Ai muốn nhờ phép lạ thì phải chạy đến cùng Thánh Antôn. Người cứu chữa lúc gian nan, giúp đỡ khi túng cực. Hãy hỏi dân thành Padua , hãy hỏi các khách hành hương, họ sẽ nói lên sự thật ấy”.
 
Ai muốn chiêm ngưỡng chiếc lưỡi không phân hủy của Ngài, thì xin kính mời qua Bồ Đào Nha quê hương của Ngài. Ngài là một trong những vị thánh nổi tiếng nhất, lừng danh nhất của Giáo hội Công giáo. Ngài không những được tôn kính ở vùng Padova quê quán mà còn được sùng mộ ở khắp các nơi trên thế giới. 
 
Ngài từng nói những câu nổi tiếng: "Cây sẽ chết nếu không có gốc, Linh hồn sẽ chết nếu không có sự khiêm nhu". "Không có tình yêu thương đích thực thì không thể có Đức tin vững mạnh". "Hãy dâng tặng cho Chúa tất cả những gì bạn có, rồi Chúa sẽ trao tặng chính mình Ngài cho bạn". "Giảng giỏi, nói hay mà hành động dở, thì cũng như cây chỉ xum xuê lá mà không có trái. Thật là vô tích sự". "Người giàu như cây sậy. Gốc rễ của nó ở trong bùn, bề ngoài thì nó có vẻ thẳng, nhưng ruột bên trong thì rỗng. Nếu ai dựa vào nó thì cây sậy sẽ gãy và sẽ đâm vào tâm hồn người đó".

Giáo hội Công giáo đã lấy ngày 13 tháng 6 hàng năm để lễ kính Thánh Antôn và ngày này cũng là ngày lễ mừng cho những nhà thờ, giáo họ hay tín hữu chọn Thánh Antôn làm đấng quan thầy.
 
 
Bài: Sưu tầm & biên tập
BÀI ĐĂNG
TAGS
Thánh Antôn thành Padova
Antôniô thành Padova (hoặc Antôniô thành Lisboa, 15.08.1195 - 13.06.1231) là một linh mục Công giáo người Bồ Đào Nha và là tu sĩ Dòng Phanxicô. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình giàu có ở Lisboa, Bồ Đào Nha nhưng mất tại Padova, Ý. Với kiến thức chuyên sâu về Kinh Thánh, ông đã rao giảng mạnh mẽ về đức tin Kitô giáo cho người khác, chính vì thế, ông được phong thánh rất sớm sau khi qua đời và được Giáo hội Công giáo Rôma phong làm tiến sĩ Hội thánh vào ngày 16 tháng 1 năm 1946.
 
 

 
Antôn tên khai sinh là Bulhões de Fernando Martins, sinh năm 1195 tại Lisboa, Bồ Đào Nha (cách nơi Đức Mẹ đã hiện ra tại Fatima khoảng chừng 140km), cha là hiệp sĩ và viên chức tại triều đình hoàng đế Afonso II của Bồ Đào Nha. Fernado được gởi đi học trường nhà thờ chính tòa tại Lisbon. Năm ông 15 tuổi gia nhập dòng Dòng Augustinô.

Sau hai năm tại nhà dòng, ông xin được chuyển về Coimbra, vì chỗ ở cũ gần nhà nên bạn bè đến thăm ông quá đông. Ở Tu viện Coimna có một trường dạy Thánh Kinh rất danh tiếng. Tám năm ở Coimbra, Fernado nỗ lực học và đã trở thành một học giả sâu sắc về thần học và Kinh Thánh. Ông đã được bề trên dòng Augustinô cho lãnh nhận sứ vụ linh mục.
Do Fernado thích sống chiêm niệm, sống khắc khổ, khiêm tốn, nên ông ông muốn được đi truyền giáo và mong muốn được tử vì đạo, chính vì thế ông xin gia nhập Dòng Anh Em Hèn Mọn vào năm 1220. Nhà dòng đặt tên ông là António (phiên âm Việt là Antôn) và chấp thuận cho ông tới Maroc để truyền giáo cho thổ dân Sarrasins ở châu Phi. Nhưng khi ông vừa tới châu Phi thì ngã bệnh nặng và phải quay trở về chữa bệnh. Trên đường về lại quê hương, tàu của ông bị bão đánh dạt vào đảo Sicile của Ý. Ông tới cư ngụ tại nhà Dòng ở Monte Paulo. Nhờ tài lợi khẩu và gương sáng đạo đức, ông được các bề trên tin tưởng, tín nhiệm sai đi giảng khắp nơi và lo công việc đào tạo, giáo dục các tu sĩ trong Dòng.

Ngày 13 tháng 06 năm 1231, Antôn từ trần ở Arcella, Padova, nước Ý khi ông ba mươi sáu tuổi. Chỉ một năm sau, ông đã được Giáo hoàng Grêgôriô IXphong thánh. Năm 1946, Giáo hoàng Piô XII tôn ông làm tiến sĩ Hội Thánh.
 
 
 

Antôn là một người người làm việc không biết mệt mỏi. Ông thường được nhiều người ta gán cho tên "Hòm Bia giao ước" hoặc "Cái búa của bọn lạc giáo". Ông thường mạnh mẽ chống lại sự yếu đuối và thái độ bài trừ tri thức của hàng tu sĩ dòng Phanxicô Anh Em Hèn Mọn. Nhờ tài hùng biện và sự quyết đoán để cho các tu sĩ dòng Anh Em Hèn Mọn tiếp cận với thần học. Phanxicô thành Assisi đã viết cho ông một lá thư chấp thuận để ông "giảng dạy thần học cho các huynh đệ". Một lần nọ, với nhiệm vụ tiếp khách, ông săn sóc cho 5 tu sĩ Phanxicô đang trên đường tới Maroc. Sau này, họ bị tàn sát dã man và thi hài họ được đưa về Coimbra để tổ chức quốc táng. Fernado mong ước hiến đời mình cho công việc truyền giáo giống như những tu sĩ Phanxicô vậy. Năm 1221, ông gặp Thánh Phanxicô thành Assisi, ít lâu sau ông được gửi tới viện tế bần ở Forli gần Emilia để làm những công việc khiêm hạ.

Thánh Antôn cũng là người duy nhất có đặc ân được ẵm bế Chúa Giêsu Hài Đồng trên tay mặc dù Ngài sinh sau Chúa Giêsu 1.195 năm. Trong khi đi giảng thuyết trên nước Pháp, một hôm thầy Antôn trọ đêm trong phòng vắng vẻ của một nhà kia. Bỗng nửa đêm phòng thầy sáng rực. Chủ nhà mon men tới xem thì thầy Người đang ngất trí cầu nguyện và Chúa Hài đồng hiện đến ngự trị trên cánh tay Người vẻ đơn sơ, âu yếm để cho Người ẵm bồng và hôn kính. Rồi chủ nhà nhẹ nhàng rút lui, tưởng Thánh nhân không biết. Chẳng dè, sáng hôm sau, trước khi ra đi, Người dặn chủ nhà không được tiết lộ việc ấy ra. Vâng theo lời dặn, ông ấy giữ kỹ điều bí mật. Đến khi Thánh nhân qua đời rồi, ông mới tỏ ra vinh danh của ông Thánh, vì Người đã được Chúa Giêsu yêu mến như vậy. Do phép lạ này mà tượng thánh Antôn thường bồng Chúa Hài đồng trên tay. Ngài là vị Thánh hay làm phép lạ và đã làm cả kho tàng phép lạ.

Tại Bourges, người ta ghi lại một phép lạ lừng danh về một con lừa thờ lạy. Một người Do Thái không tin phép Bí tích Thánh Thể, Antôn nói: "Nếu con lừa ông cưỡi mà quỳ xuống và thờ lạy Chúa ẩn mình dưới hình bánh thì ông có tin không?". Người Do Thái nhận lời thách thức. Hai ngày ông ta không cho lừa ăn rồi dẫn tới chỗ họp chợ, giữa một bên là lúa mạch và bên kia Antôn kiệu Mình Thánh Chúa đi qua, con vật quên đói quay sang thờ lạy Mình Thánh.
 
 

Trong một lễ nghi phong chức ở Forli nhà giảng thuyết vắng mặt. Không ai dám thay thế. Linh mục giám tỉnh truyền cho Antôn lên toà giảng. Antôn làm cho khán giả kinh ngạc. Người ta thấy ngay trước được rằng ông là một nhà giảng thuyết bậc nhất. Hiệu quả tức thời là ông được chỉ định làm nhà giảng thuyết trong cả Atalia. Đây là một thời mà Giáo hội Công giáo cần đến những nhà giảng thuyết hơn bao giờ hết để chống lại các lạc thuyết. Kể từ đó ông du hành không ngừng bước từ miền nam nước Ý tới miền Bắc nước Pháp, hiến trọn thời gian và năng cực cho việc giảng dạy. Sự đáp ứng của dân chúng đã khích lệ ông nhiều, các nhà thờ không đủ chỗ cho người đến nghe. Người ta phải làm bục cho ông đứng ngoài cửa. Nhưng rồi đường phố và quảng trường đã lại chật hẹp và người ta lại phải mang bục ra khỏi thành phố tới những cánh đồng hay sườn đồi, nơi có thể dung nạp đến những 40.000 người đến nghe ông thuyết giảng.
 
 
 
 
Khi còn sống, Thầy Antôn đã làm rất nhiều phép lạ. Sau khi qua đời, Ngài còn làm rất nhiều phép lạ ấn tượng hơn. Phép lạ vĩ đại nhất sau khi chết là chiếc lưỡi của Ngài, đến nay tròn 790 năm, mà vẫn không hề bị phân hủy.
Năm 1263, trong dịp lễ thánh nhân, người ta đưa hài cốt Thánh Antôn từ tu viện đến nhà thờ mới, dưới sự điều khiển của thánh Bonaventura, cũng thuộc dòng Phan sinh. Khi khai quật lên thì thấy da thịt đã tiêu tan hết, nhưng riêng lưỡi thì còn y nguyên. Thánh Bonaventura hôn kính “Lưỡi đáng kính trọng” ấy, rồi thốt lên: “Bởi lưỡi thánh này đã ngợi khen Thiên Chúa và khuyên dụ nhiều người ngợi khen Thiên Chúa, nên Ngài đã gìn giữ lưỡi này còn nguyên vẹn cho đến bây giờ”. Rồi truyền đạt cất lưỡi ấy vào một bình bạc để tôn kính riêng. Từ đó khách hành hương từ khắp nơi đến viếng nhà thờ và mộ Thánh để cầu nguyện và xin ơn.
 
 
 

Trên mộ Ngài có hàng trăm đèn thắp nến sáng đêm ngày. Và thánh nhân hằng ban ơn giáng phúc, chẳng những về thể xác mà nhất là về phần linh hồn.
Chính thánh Bonaventura đã chứng kiến và ca ngợi rằng: “Ai muốn nhờ phép lạ thì phải chạy đến cùng Thánh Antôn. Người cứu chữa lúc gian nan, giúp đỡ khi túng cực. Hãy hỏi dân thành Padua , hãy hỏi các khách hành hương, họ sẽ nói lên sự thật ấy”.
 
Ai muốn chiêm ngưỡng chiếc lưỡi không phân hủy của Ngài, thì xin kính mời qua Bồ Đào Nha quê hương của Ngài. Ngài là một trong những vị thánh nổi tiếng nhất, lừng danh nhất của Giáo hội Công giáo. Ngài không những được tôn kính ở vùng Padova quê quán mà còn được sùng mộ ở khắp các nơi trên thế giới. 
 
Ngài từng nói những câu nổi tiếng: "Cây sẽ chết nếu không có gốc, Linh hồn sẽ chết nếu không có sự khiêm nhu". "Không có tình yêu thương đích thực thì không thể có Đức tin vững mạnh". "Hãy dâng tặng cho Chúa tất cả những gì bạn có, rồi Chúa sẽ trao tặng chính mình Ngài cho bạn". "Giảng giỏi, nói hay mà hành động dở, thì cũng như cây chỉ xum xuê lá mà không có trái. Thật là vô tích sự". "Người giàu như cây sậy. Gốc rễ của nó ở trong bùn, bề ngoài thì nó có vẻ thẳng, nhưng ruột bên trong thì rỗng. Nếu ai dựa vào nó thì cây sậy sẽ gãy và sẽ đâm vào tâm hồn người đó".

Giáo hội Công giáo đã lấy ngày 13 tháng 6 hàng năm để lễ kính Thánh Antôn và ngày này cũng là ngày lễ mừng cho những nhà thờ, giáo họ hay tín hữu chọn Thánh Antôn làm đấng quan thầy.
 
 
Bài: Sưu tầm & biên tập