Thánh tử Đạo
Số lượng xem: 488

Trong đức tin Công giáo, các Thánh tử đạo là danh hiệu dành cho những vị Thánh đã hiến mình cho đức tin, họ bảo vệ chân lý bằng chính mạng sống của mình.

Trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử, Giáo hội Công giáo hoàn vũ đã có rất nhiều các gương Thánh hiến thân mình vì đức tin. Và người tử đạo đầu tiên là Thánh Stêphanô (tên của ông có nghĩa "Ngôi vua"). Những người gánh chịu tử đạo tin rằng họ sẽ được dự phần vào thiên chức "Vương đế" ("Ngôi vua") của Chúa Giêsu.

 

 

Việc tử đạo trong Công giáo bao hàm sự hiến mình nhưng không hủy hoại một thân xác khác bởi một trong số những tín điều quan trọng nhất của Công giáo là “yêu người như mình ta vậy” và mọi thân xác đều do Chúa tạo nên giống hình ảnh Ngài nên việc xâm hại người khác thì chính là thân thể của Chúa.

Các Thánh tử đạo không chỉ giới hạn ở các nam nữ tu sỹ mà có cả ở các tầng lớp khác trong xã hội nhưng tất cả đều có một điểm chung, đó là họ phải sống cho tha nhân, kiên định với đức tin và làm chứng cho đức tin.

Tìm hiểu về bất kỳ gương tử đạo nào cũng thấy trong đó là sự hy sinh bản thân, cầu nguyện và sẵn sàng vì tha nhân dấn bước.

Trong niềm tin son sắt, họ sẵn sàng theo tiếng gọi của Chúa đem đức tin đi gieo trồng ở những vùng đất xa xôi nhất, hiểm nghèo và nguy hiểm nhất. Và hầu như những người đi gieo trồng đức tin, họ đều là những nhà tài trí, uyên bác và có cuộc sự sung túc, danh giá.

Nhưng họ tin tưởng, sự vinh hiển của Chúa Giêsu và nếu họ được tham dự một phần trong đó thì thật là nhiều ơn phúc. Như cha Thánh Ven (Jean Théophane Vénard) từng nói: “Tử đạo không chỉ có nghĩa là chết nhưng còn có nghĩa là làm chứng cho Chúa”. Và “Tử đạo là con đường tắt nhanh nhất để lên Thiên Đàng”.

 

 

Sự chết đối với các Thánh là một nhiệm màu nên khi đối mặt với sự hiểm nguy, sự chết thì trong các Ngài đức tin lại nhảy mừng vui vì các Ngài đã được Chúa tuyển chọn vào công cuộc cứu rỗi nhân loại mà chính Chúa đã xuống thế, hiến thân mình trên cây thập giá.

Việc phong Thánh cho các Thánh tử đạo cũng như các Thánh khác đều được giáo hội công giáo thực hiện theo các quy định ngặt nghèo của giáo luật và cũng phải xét duyệt dựa trên các tiêu chuẩn về các phép lạ như:

- Y khoa: Đây là một chửa trị xác thực và lạ lùng mà y khoa bình thường không làm được.
- Thần học: Nhân chứng đã khẩn cầu với Bậc Đáng Kính và nhận được phép lạ.
- Lòng đạo: Hồng Y và các Giám Mục quyết định là rất hữu ích cho lòng sốt sắng của Giáo Hội hoàn vũ nếu ứng viên được tôn phong Chân Phước, tuyên Thánh.

 

 

 

Và tất cả những sự đó, được đệ trình lên Đức Thánh Cha và để Ngài có quyết định sau cùng là có tiến tới việc tuyên Thánh hay không. Nếu có, cũng chính Đức Thánh Cha sẽ công bố ngày giờ, nơi chốn cử hành việc tuyên phong Chân Phước.

Hiện nay, ở Việt Nam đã có 117 vị đã được phong Thánh tử đạo.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập

BÀI ĐĂNG
TAGS
Thánh tử Đạo

Trong đức tin Công giáo, các Thánh tử đạo là danh hiệu dành cho những vị Thánh đã hiến mình cho đức tin, họ bảo vệ chân lý bằng chính mạng sống của mình.

Trải qua hơn hai ngàn năm lịch sử, Giáo hội Công giáo hoàn vũ đã có rất nhiều các gương Thánh hiến thân mình vì đức tin. Và người tử đạo đầu tiên là Thánh Stêphanô (tên của ông có nghĩa "Ngôi vua"). Những người gánh chịu tử đạo tin rằng họ sẽ được dự phần vào thiên chức "Vương đế" ("Ngôi vua") của Chúa Giêsu.

 

 

Việc tử đạo trong Công giáo bao hàm sự hiến mình nhưng không hủy hoại một thân xác khác bởi một trong số những tín điều quan trọng nhất của Công giáo là “yêu người như mình ta vậy” và mọi thân xác đều do Chúa tạo nên giống hình ảnh Ngài nên việc xâm hại người khác thì chính là thân thể của Chúa.

Các Thánh tử đạo không chỉ giới hạn ở các nam nữ tu sỹ mà có cả ở các tầng lớp khác trong xã hội nhưng tất cả đều có một điểm chung, đó là họ phải sống cho tha nhân, kiên định với đức tin và làm chứng cho đức tin.

Tìm hiểu về bất kỳ gương tử đạo nào cũng thấy trong đó là sự hy sinh bản thân, cầu nguyện và sẵn sàng vì tha nhân dấn bước.

Trong niềm tin son sắt, họ sẵn sàng theo tiếng gọi của Chúa đem đức tin đi gieo trồng ở những vùng đất xa xôi nhất, hiểm nghèo và nguy hiểm nhất. Và hầu như những người đi gieo trồng đức tin, họ đều là những nhà tài trí, uyên bác và có cuộc sự sung túc, danh giá.

Nhưng họ tin tưởng, sự vinh hiển của Chúa Giêsu và nếu họ được tham dự một phần trong đó thì thật là nhiều ơn phúc. Như cha Thánh Ven (Jean Théophane Vénard) từng nói: “Tử đạo không chỉ có nghĩa là chết nhưng còn có nghĩa là làm chứng cho Chúa”. Và “Tử đạo là con đường tắt nhanh nhất để lên Thiên Đàng”.

 

 

Sự chết đối với các Thánh là một nhiệm màu nên khi đối mặt với sự hiểm nguy, sự chết thì trong các Ngài đức tin lại nhảy mừng vui vì các Ngài đã được Chúa tuyển chọn vào công cuộc cứu rỗi nhân loại mà chính Chúa đã xuống thế, hiến thân mình trên cây thập giá.

Việc phong Thánh cho các Thánh tử đạo cũng như các Thánh khác đều được giáo hội công giáo thực hiện theo các quy định ngặt nghèo của giáo luật và cũng phải xét duyệt dựa trên các tiêu chuẩn về các phép lạ như:

- Y khoa: Đây là một chửa trị xác thực và lạ lùng mà y khoa bình thường không làm được.
- Thần học: Nhân chứng đã khẩn cầu với Bậc Đáng Kính và nhận được phép lạ.
- Lòng đạo: Hồng Y và các Giám Mục quyết định là rất hữu ích cho lòng sốt sắng của Giáo Hội hoàn vũ nếu ứng viên được tôn phong Chân Phước, tuyên Thánh.

 

 

 

Và tất cả những sự đó, được đệ trình lên Đức Thánh Cha và để Ngài có quyết định sau cùng là có tiến tới việc tuyên Thánh hay không. Nếu có, cũng chính Đức Thánh Cha sẽ công bố ngày giờ, nơi chốn cử hành việc tuyên phong Chân Phước.

Hiện nay, ở Việt Nam đã có 117 vị đã được phong Thánh tử đạo.

 

Bài: Sưu tầm & biên tập