Tổng Giáo Phận TP. Hồ Chí Minh
Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn, tên chính thức là Vương Cung Thánh đường Chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội (Immaculate Conception Cathedral Basilica. Vương Cung Thánh Đường (Basilica) là một danh hiệu tôn vinh đặc biệt của Giáo hoàng dành cho một số nhà thờ hoặc thánh địa xét theo tính chất cổ kính, tầm quan trọng trong lịch sử và ý nghĩa tâm linh đối với Giáo hội Công giáo Roma. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được phong Vương Cung Thánh Đường năm 1962.     Nhà thờ Đức Bà được...
Nhà thờ Tân Định (tên chính thức: Nhà thờ Thánh Tâm Chúa Giêsu, Tân Định) là một nhà thờ Công giáo tại Thành phố Hồ Chí Minh, thuộc giáo xứ Tân Định. Nhà thờ Tân Định cùng với Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn là hai nhà thờ được xây dựng từ rất sớm và có quy mô lớn nhất tại thành phố này.     Nhà thờ được khởi công vào năm 1870 và khánh thành vào ngày 16 tháng 12 năm 1876 và tọa lạc tại số 289 đường Hai Bà Trưng, phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành...
Nhà thờ cổ nhất Sài Gòn nằm trong khuôn viên tòa Tổng Giám Mục (đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, TP HCM) nằm khuất trong nhiều khu cao tầng bên cạnh. Căn nhà này là do chúa Nguyễn Ánh cất riêng cho Giám mục Bá Ða Lộc (người xưa gọi là Cha Cả) ở để dạy Hoàng tử Nguyễn Phúc Cảnh ngay sau khi từ Pháp về năm 1789. Giám mục Bá Đa Lộc quốc tịch Pháp, sinh năm 1741, tên là Pierre Pigneaux. Sau khi được sắc phong linh mục năm 1765, ông qua Việt Nam truyền giáo và phò tá Nguyễn Ánh.     Ban...
Nhà thờ Huyện Sỹ là một Nhà thờ Công giáo cổ hơn 100 tuổi, tọa lạc tại số 1 đường Tôn Thất Tùng, Q.1, Thành phố Hồ Chí Minh.     Nhà thờ do ông bà Lê Phát Ðạt, tức Huyện Sỹ, hiến đất và 1/7 gia tài để xây dựng, thời giá lúc bấy giờ là khoảng trên 30 muôn (ngàn) bạc. Khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của Linh mục Bouttier, đến 1905 thì được khánh thành, Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường...
Ngay từ những năm 1720, khu vực Chợ Quán có rất nhiều tín đồ Công giáo từ nhiều vùng miền khác nhau đến định cư, làm nhiều ngành nghề khác nhau. Sau khi đã xác định chọn nơi để lập nghiệp, sinh sống những tín hữu này đã lập nên Họ đạo Chợ Quán vào năm 1722. Theo sử liệu Trương Vĩnh Ký cho rằng những người lập nên họ đạo là lưu dân đến từ thuộc phường Thợ Đức ở Huế. Đến năm 1725, họ đạo đã có khoảng 300 bổn đạo. Chợ Quán trở thành trung tâm đón...
Giai đoạn cuối thế kỷ 19, cộng đồng người Hoa ở khu vực Chợ Lớn đã phát triển rất mạnh, họ có hội quán riêng, bệnh viện riêng như Bệnh viện Phúc Kiến, Bệnh viện Triều Châu, nghĩa địa riêng… Ở vùng này, ngoài Nhà thờ Cha Tam dành cho người Hoa còn có một ngôi Nhà thờ khác dành cho người Việt. Đó là nhà thờ Tổng Lãnh Thiên thần Micae. Năm 1919, cha Gioan Baotixita Huỳnh Tịnh Hướng về làm cha sở tại Nhà thờ Micae. Sau 50 năm xây dựng, Nhà thờ đã xuống cấp và hư hỏng...
Trong hệ thống đào tạo các nam nữ tu sỹ và chức sắc của Công giáo được chia ra nhiều cấp bậc và mỗi cấp bậc lại có tên gọi khác nhau.     Các tiểu chủng viện là nơi nội trú dành cho các tiểu chủng sinh chuẩn bị bước vào đại chủng viện, tiểu chủng viện có thể coi như là một trường trung học nội trú. Tên gọi cũ của tiểu chủng viện là trường (tràng) Latinh vì đây là lúc các chủng sinh lúc bắt đầu học tiếng Latinh. Chủng viện (tiếng Latinh: Seminarium, có nghĩa...
Nhà thờ Cha Tam hay còn gọi là Thánh đường Phanxico Xavie toạ lạc tại số 25 đường Học Lạc, phường 14, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Theo sử tích của Nhà thờ thì ngày mồng 3 tháng 12 năm 1900, nhân ngày lễ Thánh Phanxicô Xaviê (Saint Francisco Xavier) đức cha Mossard (Mốtxa) – giám mục Sài Gòn đã đến làm phép đặt viên đá đầu tiên xây ngôi Thánh đường dành cho người Hoa là Nhà thờ Cha Tam hiện nay.     Trở lại năm 1898, số người Công giáo Trung Quốc đã giảm đáng kể,...
Lúc đầu Tu viện Thánh Phaolô Sài Gòn có tên gọi là La Sainte Enfance, khởi công năm 1862 và khánh thành vào năm 1864 do ông Nguyễn Trường Tộ thiết kế và chỉ huy xây dựng, có tháp cao theo kiểu kiến trúc Tây phương, ở số 4 Boulevard de la Citadelle (đường Cường Để sau này và nay là Tôn Đức Thắng, quận 1, TP. HCM).     Theo các tài liệu lịch sử truyền giáo, vào ngày 20 tháng 5 năm 1860, hai nữ tu dòng Thánh Phaolô gốc ở thành Chartres (Soeurs de Saint Paul de Chartres) từ Hong Kong đặt...
Nhà thờ Hạnh Thông Tây ở quận Gò Vấp, TP HCM vừa tròn 100 tuổi do ông Lê Phát An, cậu ruột của Nam Phương hoàng hậu xây dựng.     Nhà thờ được khởi công xây dựng vào năm 1921, trên diện tích là 2 ha. Người đứng ra xây dựng là Denis Lê Phát An, cậu ruột của hoàng hậu Nam Phương. Con trai ông Lê Phát An là ông Huyện Sỹ, một trong bốn người giàu nhất Nam Kỳ thời kỳ đó.     Ban đầu, thiết kế xây dựng là của kiến trúc sư Baader, Thánh đường có kích thước dài 40m,...
Nhà thờ Chí Hòa (tên hiệu: Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi) thuộc họ Chí Hòa, khởi đầu là họ nhánh của họ Chợ Quán (1771-1890) và được Đức Giám mục Phêrô Bá Đa Lộc quy tụ, sau đó trở thành họ nhánh của họ Tân Định.     Họ đạo được chính thức thành lập ngày 10 tháng 10 năm 1890 với tên Thạnh Hòa, gồm có 100 giáo dân, do linh mục Jean Génibrel (Thượng) (cha sở Tân Định) phụ trách.     Thánh đường đầu tiên cũng là Thánh đường hiện tại, được Đức cha Mão (Mossard)...
Thủ Thiêm xưa kia là một vùng đất hoang vu với rừng tràm, dân cư chỉ ở thưa thớt ven rừng. Trong rừng là giang sơn của thú dữ, rắn rết và giặc cướp. Tháng 2 năm 1859, Pháp chiếm Sài Gòn, người dân địa phương chạy lánh nạn, nhưng nhiều giáo dân ở Gia Định, Biên Hòa lại kéo đến sinh sống, cất nhà cửa. Thế là họ đạo Thủ Thiêm ra đời. Năm 1859 được ghi nhận là năm thành lập giáo xứ Thủ Thiêm. Năm 2019, giáo xứ Thủ Thiêm đã tổ chức Thánh lễ tạ ơn mừng 160 năm...
Giáo xứ Xóm Chiếu thành lập vào năm 1856, Giáo xứ có một Nhà thờ với niên đại hơn 100 năm, được xây dựng theo trường phái kiến trúc Pháp - Nhật. Nhà thờ cao 30 mét, diện tích xây dựng 500m2 nằm trong khuôn viên rộng 3ha.     Theo dòng lịch sử, vào tháng 9/1858 khi tàu chiến Pháp đánh chiếm cửa Hàn, Vua Tự Đức ra lệnh cho quan quân bách hại bổn đạo. Đến đầu năm 1859 Đức Cha Dominique Lefebre Ngãi (1844-1864) đang ẩn tại Thị Nghè ngày 11/02/1859 khi nghe tàu chiến Pháp vô tới...
Dòng Chúa Cứu Thế đến Việt Nam năm 1925 và lập nhà tại Sài Gòn vào năm 1933. Đặc sủng của Dòng là rao giảng Tin Mừng cho người nghèo khó, quảng bá lòng sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp và mở các tuần đại phúc.     Vì số người đến với Đức Mẹ ngày càng đông và Nhà Thờ cũng không còn phù hợp, nên các linh mục đã nghĩ đến việc xây dựng một ngôi Nhà Thờ mới rộng rãi, khang trang để đón khách hành hương đến với Đức Mẹ.     Ngôi Nhà Thờ hiện tại được...
Đầu năm 1955 Cha cố Đa Minh nguyên Chánh xứ Xuân Hoà đã quy tụ giáo dân Giáo xứ Xuân Hoà còn đang sống rải rác khắp nơi như: Tây Ninh, Long Phước, Lạc An, Phú Hữu, Đốc Vàng, Vũng Tàu về làng Bình Trưng thành lập trại định cư…     Cuối năm 1955, nhờ sự giao thiệp rộng rãi của Cha cố Đa Minh. Ngài được một vị ân nhân người Pháp lúc bấy giờ đang ở căn cứ Cát Lái, đã giúp cho ngài những tấm Tole và cây để ngài dựng lại ngôi Thánh đường bằng Tole tiền chế thay...
Ngược dòng lịch sử, vào tháng Hoa năm 1962, phong trào quốc tế Tông đồ Fatima tổ chức cung nghinh tượng Đức Mẹ Fatima đi khắp mọi nơi trên thế giới. Khi rước tượng Mẹ qua Việt Nam, nhận thấy lòng sùng kính của giáo dân rất lớn nên cha Phaolô Võ Văn Bộ, người tổ chức cuộc rước kiệu, có ý định dựng nên một trung tâm hành hương để kính dâng Mẹ Fatima. Sau khi dò tìm và với sự chung tay của nhiều người, cha mua lại khu đất rộng 12,5 mẫu, một mặt sát quốc lộ 13 và ga xe lửa...
Nhà thờ Thủ Đức có tuổi đời hơn 130 năm, vẫn còn nguyên nét kiến trúc ban đầu.     Tọa lạc tại số 51 đường Võ Văn Ngân, quận Thủ Đức, nhà thờ Thủ Đức là một Nhà thờ có lịch sử lâu đời và kiến trúc đẹp của TP HCM. Theo các tư liệu lịch sử, vào cuối thế kỷ 19, vùng Thủ Đức có nhiều giáo dân nhưng trong vùng không có Nhà thờ, mỗi khi đi lễ người dân phải đến Nhà thờ Lái Thiêu. Quanh vùng Thủ Đức khi đó là rừng rậm, cọp beo rất nhiều, việc đi lại...
Nhà thờ Đa Minh Ba Chuông tọa lạc tại số 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận, TP. HCM là Nhà thờ của dòng Đa Minh Việt Nam. Khởi đầu từ năm 1957, các tu sĩ dòng Đa Minh đến đây sinh sống. Đến năm 1959, các tu sĩ xây dựng Nhà thờ tu viện Thánh Albêtô.   Năm 1967, Nhà thờ của dòng Đa Minh được xây dựng với cây “tháp chuông gạch đỏ”, cao 14 mét được xây tách biệt, có ba quả chuông, nên được dân gian truyền miệng gọi bằng cái tên rất gần gũi, thân thương và bình dị...
Nhà thờ Bến Hải được xây dựng theo mô hình kiến trúc Gothic cách điệu với đường nét và hoa văn đơn giản của kiến trúc sư Phạm Kim Quyền thiết kế với quy mô hai tầng và một tầng lửng, mái đúc lợp ngói với hai tháp lớn và bốn tháp nhỏ.     Nhà thờ có sáu tháp - hai tháp chính cao 34m, bốn tháp nhỏ tạo cho Nhà thờ một dáng đứng bề thế, uy nghi và cổ kính; chiều dài Nhà thờ 49,3m, bề ngang rộng nhất là 35,2m và nhỏ nhất là 21,6m; chiều cao tới mái là 23,7m....
Nhà thờ Mông Triệu tọa lạc tại số 78 Nguyễn Cửu Vân, Phường 17, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.     Nhà thờ Mông Triệu có cấu trúc khá đặc biệt, vừa theo lối kiến trúc La Mã lại vừa theo kiểu kiến trúc Trung Đông, với 5 tháp chuông - 1 tháp lớn ở giữa và 4 tháp nhỏ ở bốn góc. Đặc biệt có tượng Mẹ Mông Triệu bằng đồng đen đứng uy nghi trên tháp đài cao 20m. Giáo xứ Mông Triệu được thành lập vào ngày 18 tháng 8 năm 1971, đúng ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời...
Năm 1954, một đoàn người đã chuyển đến định cư tại Tân Lập. Song song với việc dựng nhà cửa của các gia đình để an trú, 3 căn nhà đơn sơ dùng làm nơi thờ phụng cũng được dựng lên.     Đầu năm 1955, cha Vinh Sơn Phạm Chí Thiện quy tụ khoảng 60 gia đình Công giáo di cư thuộc các xứ Tràng Lũ, Thọ Cách, Trung Đồng, và các dì Phước Trung Đồng- Đông Thành vào khu Nhà thờ hiện nay, cùng nhau phá rừng chồi, khai hoang để định cư. Ngày 22 tháng 8 năm 1955, ngôi Nhà thờ...
Năm 1867, Gò vấp mới chỉ là một điểm truyền giáo nhưng đến năm 1888, giáo điểm Gò Vấp được nâng lên thành Họ đạo.     Thánh đường của Họ đạo đã ba lần thay đổi địa điểm cho đến năm 1933 mới ở vào địa điểm cố định như hiện nay. Và trong thời gian dài 70 năm, Thánh đường cũng đã được tu sửa nhiều lần.     Ngày 9 tháng 3 năm 1997 giáo họ làm lễ xây dựng Nhà thờ mới. Sau khi hoàn thành phần móng của Nhà thờ mới. Ngày 7 tháng 9 năm 1997, Giáo...
Trước đây, khu vực Ngã Bảy được gọi là (Ngã Bảy chuồng bò) còn hoang sơ vắng vẻ, những người giáo dân di cư từ Bắc vào Nam đến vùng đất này định cư.     Ngày 30 tháng 5 năm 1955, cha Đôminicô tiên khởi đã khởi công xây dựng nhà nguyện bằng gỗ vách ván lợp tôn. Sau thi công được 6 tháng thì hoàn thành với diện tích 320m2. Danh hiệu giáo xứ Bắc Hà đã chính thức được ghi vào sổ sách Tổng Giáo phận Sài Gòn ngày 4 tháng 11 năm 1957. Các linh mục chính xứ và phó...
Nhà thờ giáo xứ Bình Thuận được thành lập và xây dựng từ năm 1954 trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn. Thế nhưng việc xây dựng một Nhà thờ cấp 4 nhỏ bé vào thời điểm ấy lại mang một ý nghĩa rất lớn lao, thể hiện tâm tình, ước muốn của tu sĩ nam nữ có một Ngôi Thánh Đường để thờ phượng Thiên Chúa.     Trải qua gần 70 năm bị ảnh hưởng bởi chiến tranh cũng như thiên tai, khí hậu khắc nghiệt, Nhà thờ giáo xứ Bình Thuận đã xuống cấp trầm...
Giáo xứ Thanh Đa trước đây được gọi là Giáo xứ Cầu Kinh, vì Nhà thờ gần cây cầu bắc qua một con kênh đào. Năm 1957, cha Phanxicô Xaviê Lê Vĩnh Khương, lúc đó là cha sở Họ đạo Thị Nghè, vì nhu cầu mục vụ đã mua đất tại Cầu Kinh với ý định làm khu Đất Thánh nhưng không thành.     Sau này, cha Phanxicô Xaviê đã cho xây một nhà nguyện bằng gỗ lợp lá làm nhà tĩnh tâm cho các hội đoàn. Thời đó các hội đoàn của giáo xứ Thị Nghè thường xuyên tới nhà nguyện...
Từ ngã tư đầu chợ Bà Chiểu, đi thẳng vào đường Bùi Hữu Nghĩa khoảng 200m, rồi nhìn về phía trái, sẽ thấy một ngôi Nhà thờ kiên cố, với tượng Thánh Tâm Chúa Giêsu đứng uy nghi trên nóc tiền đường Nhà thờ, đang mở rộng đôi tay đón mọi người với lời mời gọi: “Venite ad Me Omnes: Tất cả những ai đang vất vả nặng nề, hãy đến cùng Tôi, Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28).     Đó là Nhà thờ Gia Định đã đứng vững chãi trên mảnh đất sình lầy...
Khuôn viên nhà thờ rộng 8000m2. Từ ngoài cổng nhìn vào bên góc trái là đài Đức Mẹ, góc phải có tượng Thánh Giuse và nhà sinh hoạt được xây 3 tầng trên diện tích nền 209m2, tiếp tới là Nhà xứ 1 trệt và 1 lầu với diện tích nền 440m2.   Khối nhà của Thánh đường nằm ở vị trí trung tâm, được xây theo kiến trúc hiện đại, diện tích nền 1.747m2, gồm 3 tầng: tầng hầm, tầng trệt và tầng lầu. Thánh đường ở tầng lầu, chính diện có cây Thánh giá ở cao nhất, ngay...
Ngôi đền nằm trong Không gian yên bình tại số 69 đường Trường Chinh, phường 12, quận Tân Bình, gần ngã tư Bảy Hiền, Ðền Công Chính Thánh Giuse nằm khuất sau những dãy nhà bề thế bao quanh. Qua cánh cổng Tam quan, đập vào mắt mọi người là một ngôi đền được xây theo kiểu phương đình với những đường nét kiến trúc Việt truyền thống. Ngoài đền chính, trong khuôn viên còn có một quần thể kiến trúc được phối trí hài hòa. Từ cổng vào nếu nhìn sang bên phải là tượng...
Được biết tháng 12.1954, những người di cư gốc Thái Bình, chủ yếu là giáo dân Lương Điền vào đến Sài Gòn và linh mục Đaminh Trần Khắc Thiệu đã thành lập trại định cư Tân Sơn Nhì. Năm 1957, giáo quyền giáo phận Sài Gòn đã nâng trại định cư lên giáo xứ với tên gọi Tân Thái Sơn và nhận Thánh Gia Thất làm bổn mạng . Trải qua 6 đời cha xứ, Tân Thái Sơn đã phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những giáo xứ đông giáo dân và sinh hoạt mục vụ năng động tại...
Đài kính Thánh cả Giuse họ đạo Hạnh Thông Tây được khánh thành vào đúng ngày lễ thánh Giuse Thợ ngày mùng 1 tháng 5 năm 2007. Cũng đúng ngày quốc tế Lao Động, như đề cao những giá trị lao động chân chính của con người, góp phần xây dựng cuộc sống trần thế phục vụ phẩm giá con người và tô điểm vũ trụ vạn vật, thực hiện vai trò làm chủ vũ trụ thiên nhiên mà Thiên Chúa đã trao phó.     Đài kính Thánh Cả Giuse họ đạo Hạnh Thông Tây được xây dựng hoàn toàn...
Giáo xứ Đông Quang được thành lập từ đầu thập niên 1960. Nhà thờ giáo xứ hiện tọa lạc tại quận 12, TP HCM. Thánh lễ đặt viên đá đầu tiên được cử hành vào năm 2011 và tiến hành xây cất năm 2015.    Sau 3 năm xây dựng, công trình nhà thờ xứ Đông Quang, hạt Hóc Môn, TGP TPHCM đã hoàn thành. Thánh lễ tạ ơn dịp khánh thành và cung hiến Thánh đường giáo xứ đã diễn ra sáng ngày 10.11.2018 do Đức cha Giám quản Tông tòa TGP chủ tế.   Nhà thờ dài 65m, rộng 28m, tổng...
Năm 1958, các bậc cao niên của giáo họ đứng ra mua mảnh đất rộng khoảng 450m2, và kêu gọi bà con chung tay dựng một khung nhà bằng cây vách đất trên lợp lá, để làm nhà nguyện.     Nhà nguyện gồm 3 gian: một gian bàn thờ và hai gian để bà con đến đọc kinh, dự lễ (trải chiếu ngồi chứ không có ghế) vật liệu, công sức xây dựng nhà nguyện được bà con chung tay đóng góp. Năm 1962, nhà nguyện được làm lại dài hơn với 5 gian, thay mái lá bằng mái tôn. Năm 1964, bà con giáo...
Năm 1954, cha cố Antôn Đỗ Minh Độ cùng với một số giáo dân gốc Phát Diệm di cư vào Nam. Ban đầu, tạm cư ở Long An nhưng nơi đây đất phèn nước mặn, khó sinh sống bằng nghề nông. Năm 1959, cha con dắt díu nhau xuống Cần Thơ, ổn định được cuộc sống dễ dàng và xứ đạo Kim Phụng được thành lập. Năm 1961, cha cố Antôn lại lên Sài Gòn mua khu đất có diện tích là 51.450 mét vuông thuộc xã Tân Thuận Tây huyện Nhà Bè. Khu đất này thuận tiện cả đường bộ lẫn đường...
Năm 1859 khi quân đội Pháp đánh chiếm Sàigòn-Gia Định dân cư tại vùng Khánh Hội bỏ làng trốn đi hết vì sợ quan quân triều đình Huế bắt bớ. Lúc bấy giờ có ông Chuyên, một người có đạo từ Mặc Bắc (tỉnh Trà Vinh) lên Gia Định, ghé lại vùng Khánh Hội, thấy nhà cửa ruộng vườn đều bỏ hoang liền rủ những người cùng chạy trốn cuộc bách hại đến ở, quy tụ được khoảng 100 người ở gần Rạch Chông.     Cha Gabriel Nguyễn Khắc Thành đang ở bên Rạch Bàng...
Nhà thờ giáo xứ Tống Viết Bường được đặt viên đá đầu tiên vào ngày 20/5/1968.     Thánh đường kiểu dạng nhà nguyện nhỏ.tọa lạc trong một khuôn viên yên tĩnh, có nhiều cây xanh bóng mát và đến năm 1995 giáo họ được nâng lên hàng Giáo xứ. Thánh Phaolô Tống Viết Bường (khoảng 1773 - 1833) sinh ra trong một gia đình Công giáo và có chức tước trong triều đình. Ông đi lính và làm đến chức quan thị vệ dưới thời vua Minh Mạng.     Thánh Phaolô Tống Viết Bường...