Tổng Giáo Phận Huế
Nhà thờ chính tòa Phủ Cam (cũng được viết và gọi là Phú Cam) là tên chính thức là Nhà thờ chính tòa Trái Tim Cực Sạch Đức Mẹ và là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Huế tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế.     Đây là một trong những nhà thờ to lớn, nổi tiếng và lâu đời tại Huế. Ngôi nhà thờ ngày nay được xây theo lối kiến trúc hiện đại, do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ thiết kế (Ngô Viết Thụ là...
Thánh địa La Vang nằm trong khu vực xưa gọi là Dinh Cát (đời chúa Nguyễn Hoàng vào nam thế kỷ XVI vùng này gọi là Dinh Cát tức Dinh xây trên một vùng đất cát có khi còn gọi là Cát Dinh). Ngày nay thuộc xã Hải Phú huyện Hải Lăng tỉnh Quảng Trị. Nơi này cách Thành Cổ Quảng Trị chừng 6km về phía nam và cách thành phố Huế 58km về phía bắc. Thánh Địa La Vang là trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc của giáo hội Công giáo Việt Nam.     Theo Tư liệu Tòa Tổng Giám mục Huế - 1998, dưới...
Thánh đường Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp (hay còn gọi là nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế) tọa lạc trên khu đất hình tam giác có đỉnh là giao giữa hai đường Nguyễn Huệ và Nguyễn Khuyến, Nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế nằm sâu trong bờ Nam của TP Huế, dựa vào quy hoạch sẵn có của tuyến phố Tây của Pháp trước đây. Có thể thấy vị trí của Nhà thờ được đặt nằm ở trung tâm một khu vực dân cư cũng như vị trí của một ngôi đình làng ở Việt Nam, để dễ dàng thuận tiện cho việc...
Ấp Sơn Quả (diện tích khoảng 5km2) được khai sinh vào khoảng đầu triều Gia Long (1802) do những di dân từ Thanh Hóa theo Nguyễn Hoàng đến lập.     Cộng đoàn tín hữu Sơn Quả được hình thành từ lúc nào hiện chưa thể xác định vì thư tịch bị tiêu hủy và thất lạc. Nhưng chắc chắn một điều là khoảng tiền bán thế kỷ 19, vì tập sách “Những người tuyên xưng đức tin từ 1848-1862 của Bắc Đàng Trong” do linh mục Théodore-Prosper Bernard (cố Thới) đăng trong Biên niên...
Hói Dừa là một giáo xứ có một vị trí rất đặc biệt: nằm ở phía tây Phá Lăng Cô, sát sườn đèo Hải Vân, một vùng rất sâu, rất xa của Tổng Giáo Phận Huế.   Nhà thờ Hói Dừa cũ   Theo lịch sử, đầu thế kỷ 20, có chừng 12 giáo dân thuộc giáo xứ Phú Thượng, Hoà Vang, tỉnh Quảng Nam, đi bộ, băng rừng vượt núi, trèo đèo Hải Vân, ra vùng đất Lăng Cô, kiếm kế sinh nhai. Tại Lăng Cô, có một cái phá rộng, hình trái xoan, nước xanh biếc, sơn bao, hải bọc, tứ...
Nhà thờ Giáo xứ An Truyền, thuộc giáo hạt Hương Phú, nằm trên địa bàn thôn Truyền Nam, xã Phú An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách Tòa Giám mục Huế khoảng 10 km về hướng Đông Bắc. Đây là Nhà thờ dâng kính Đức Mẹ Lên Trời, do linh mục Trần Văn Doãn vẽ kiểu và xây dựng từ năm 1887 đến năm 1888.     Nhà thờ An Truyền có nét cổ kính của những Nhà thờ xưa ở Huế còn sót lại. Nhà thờ có 2 tháp hình vuông ở hai bên, xây bằng 3 tầng chồng lên nhau trên...
Giáo xứ Nước Ngọt, Giáo hạt Hải Vân, nằm trên địa bàn xã Lộc Thủy, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, cách tòa Giám mục khoảng 42km theo đường chim bay về hướng đông đông nam.     Theo lịch sử, tên cộng đoàn Nước Ngọt được nhắc đến lần đầu tiên trong nhật ký mà Đức cha Armand François Lefèbvre (1709-1743-1760), Đại diện Tông tòa Giáo phận Đàng Trong, từ Huế gởi cho giáo sĩ J.B. Maigrot của hội Thừa sai Paris (MEP) ở Macao năm 1747. Nhật ký này ghi lại chuyến...
Nhà thờ An Vân có 6 gian, mỗi gian rộng 3m. Gian cung Thánh được nới rộng thêm 1m xây lên thành vách tường cung Thánh. Gian giữa cung Thánh là Thánh giá, tủ thờ nhà tạm Mình Thánh Chúa. Gian bên trái là tủ thờ và khám thờ các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Gian bên phải là tủ thờ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Các vòm hoa văn chạm trên các gian được cảm hứng từ hoa văn trên khám thờ các Thánh Tử Đạo, được thợ Kim Long làm tháng 10 năm 2001. Hai bức chạm lớn bằng gỗ kiền dựng sát...
Giáo xứ Nhất Đông được thành lập năm 1853, cùng hai giáo xứ khác là Nhất Tây và Hương Lâm.     Năm 1902, cha Joseph Gontier (Công) cho xây cất Nhà thờ Nhất Đông như hiện còn với hai tháp cao 30m và khánh thành vào năm 1905. Nhà thờ được xây bằng gạch và vôi trộn với mật mía. Kích thước của rộng 14m và dài 32m.     Nhà thờ Nhất Đông có kiểu dáng gothic và có hai tháp chuông hình vuông hai bên, vươn cao thanh thản, cân đối mỹ thuật. Tháp ở giữa thấp hơn, có tượng...
  Những giáo dân tiên khởi của Thần Phù được đón nhận tin mừng vào năm 1892.     Giáo họ Thần Phù được thành lập từ thời linh mục Antoine Stoeffler (cố Thể) làm quản xứ Phủ Cam (1908-1936). Đến năm 1923, cha Đôminicô Trần Văn Phú (gốc Nhất Đông) kế nhiệm và kể từ đây, giáo họ Thần Phù tách khỏi Phủ Cam. Nhà thờ đầu tiên được xây cất gần chân đồi Châu Sơn (di tích còn lại: đền Thánh Giuse) và khánh thành năm 1927.     Nhà thờ Thần Phù được...