Tổng Giáo Phận Hà Nội
Nhà thờ lớn Hà Nội – Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse Nhà thờ Lớn Hà Nội theo một số tài liệu ghi chép lại thì xây trên khu đất xưa kia là nơi Chùa Báo Thiên tọa lạc. Ngôi chùa được xây dựng từ đời nhà Lý. Được biết, Báo Thiên Tự là một ngôi Quốc tự nổi tiếng của kinh đô Đại Việt trong suốt các triều đại từ Lý - Trần - Lê - Nguyễn.     Đến cuối thế kỷ 18, chùa Báo Thiên bị phá hủy và nền chùa trở thành đất họp chợ của người dân Đại Việt lúc...
Nhà thờ Hàm Long được khởi công xây dựng vào tháng 12 năm 1934 và hoàn thành vào ngày 7 tháng 5 năm 1939, cao 17m do do kiến trúc sư người Việt, Doctor Thân (quê ở Hạ Hồi, Thường Tín, Hà Tây (nay là Hà Nội) du học ở Pháp về thiết kế.     Nhà thờ có cấu trúc mặt bằng kiểu basilica (vương cung thánh đường). Ở cửa chính của nhà thờ có tượng Chúa Giêsu nhìn xuống, giang tay chúc bình an. Các cửa đi vào nhà thờ đều có màu nâu là màu của dòng Phan Sinh là những...
Nhà thờ Giáo xứ Cửa Bắc là công trình Công Giáo thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội hiện tại tọa lạc tại địa chỉ số 56 phố Phan Đình Phùng, Ba Đình. Nhà thờ được khởi công xây dựng thời Đức Cha Pierre Marie Gendreau (Đông) bởi Cha Xứ Antoine Depaulis vào năm 1925, khánh thành vào ngày 1 tháng 2 năm 1931 theo bản thiết kế của Ernest Hébrard kiến trúc sư người Pháp (ông cũng là người thiết kế một số công trình nổi tiếng khác tại Hà Nội như: Đại Học Tổng Hợp Hà Nội,...
Nhà thờ Sainte Marie được xây dựng từ cuối thế kỉ 19 trong quần thể trường Dòng của các nữ tu sĩ dòng Saint Paul (dòng Thánh Phaolô), đến nay không tìm được tác giả thiết kế công trình này. Giáo đường rất ít người biết đến vì gần như chỉ dành cho các nữ tu tới cầu nguyện hàng ngày nên giáo dân đến tham dự Thánh lễ cũng không nhiều như các nhà thờ khác trong nội đô Hà Nội. Nhà thờ lùi sâu so với hành lanh đường Hai Bà Trưng - Hà Nội. Bên ngoài, một chiếc cổng...
Nhà thờ Kẻ Sở - tiểu Vương Cung Thánh Đường Sở Kiện nằm cách thị trấn Phủ Lý – tỉnh Hà Nam khoảng 5 km và cách Hà Nội khoảng 65 Km về phía Nam xưa là Nhà Thờ Chính Tòa của địa phận Tây Đàng Ngoài (Hà Nội) mang tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm. Khởi công xây dựng vào ngày 25 tháng 10 năm 1877 và khánh thành vào tháng 1 năm 1883, dưới sự chỉ đạo của Đức Cha Puginier Phước (1835 - 1892). Nhà thờ này được đánh giá là huy hoàng nhất tại Đông Dương lúc ấy, và được tiếp...
Nhà thờ giáo xứ An Thái hay còn gọi là Nhà thờ Kẻ Bưởi có quy mô rất nhỏ, chỉ đủ chỗ cho khoảng 100 người tham dự Thánh lễ.     Theo các bậc cao niên trong giáo xứ thì ngôi Thánh đường này được xây trong khoảng từ năm 1893 đến năm 1907 theo phong cách kiến trúc Phục hưng với những họa tiết trang trí tinh tế.     Sở dĩ ngôi Thánh đường này có tên gọi là Kẻ Bưởi bởi vì Nhà thờ nằm trên đất làng An Thái, thuộc vùng Kẻ Bưởi ở phía Nam của hồ Tây. Đến nay không...
Từ năm 1900, giáo xứ Tân Độ khi đó đã có đông đảo giáo dân, các gia đình làm ăn khá giả, thấy số giáo dân tăng ngày một đông, một số gia đình đóng thuyền lớn đi buôn, làm ruộng được trúng mùa, ăn tiêu còn dư. Nhà thờ khi đó cũng đã khang trang nhưng còn bé, dưới dự chăn dắt của Cố Khanh, quan viên, bô lão, chức sắc trong giáo xứ bàn nhau dự tính xây Nhà thờ mới kiểu Tây cho rộng rãi để thờ phượng Thiên Chúa cho tôn nghiêm, sốt sáng.     Đến...
Mang nhiều tên gọi khác nhau như Nhà thờ Làng Tám, Nhà thờ Thịnh Liệt, Nhà thờ Kẻ Sét được xây dựng năm 1911 (ngày 28/11 đặt móng) trên một khu đất rộng rãi, thoáng đãng thuộc địa phận làng Thịnh Liệt ngày nay là Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội.     Nhà thờ làng Tám còn có hai bản sao được xây dựng trước đó là Nhà thờ Hà Thao (Pháp Vân - Cầu Rẽ) và Nhà thờ Sổ Nghệ ( Phú Xuyên - Hà Tây ) đều do một người thiết kế là kiến trúc sư người Công giáo thường gọi là Đốc...
Thôn Hà Hồi tên Nôm là làng Vồi, thời Nguyễn thuộc xã Hà Hồi, đóng vai trò anh cả trong tổng Hà Hồi, phủ Thường Tín, tỉnh Hà Đông. Nhà thờ Giáo xứ Hà Hồi được khánh thành vào năm 1903. Niên đại trên thượng lương Thánh đường ghi “Thành Thái Nhâm Dần thụ trụ thượng lương” tức năm 1902. Giáo xứ thuộc về Giáo hạt Phú Xuyên, Tổng Giáo phận Hà Nội, với quan thầy là Đức Mẹ Mân Côi.   Nhà thờ Giáo xứ Hà Hồi xây dựng theo kiểu kiến trúc tân cổ...
Giáo xứ Yên Kiện là một giáo xứ thuộc giáo hạt Thanh Oai, Giáo Phận Hà Nội, đặt tại xã Đông Sơn – Chương Mỹ, cách trung tâm nội thành Hà Nội khoảng 30km dọc theo quốc lộ 6 về phía Hòa Bình.     Cuối thế kỉ XIX là thời kì thử thách đau thương nhất trong lịch sử Giáo Phận Hà Nội và cũng là của giáo hội Việt Nam. Nhưng chính trong những giông tố kinh hoàng đó mà Hạt giống Tin Mừng gieo vào lòng dân Việt tại nơi này đã âm thâm đơm hoa kết trái.     Năm 1906, giáo...
Nhà thờ Vĩnh Trị - Nhà thờ Đức Mẹ Mân Côi là nhà thờ của giáo xứ Vĩnh Trị (Kẻ Vĩnh), tọa lạc tại xã Yên Trị, Ý Yên, Nam Định. Giáo xứ Vĩnh Trị là một trong những giáo xứ kỳ cựu nhất ở miền Bắc, đã kỷ niệm 300 năm thành lập vào năm 2005. Vĩnh Trị từng là trụ sở của Địa phận Tây Đàng Ngoài từ năm 1765 tới năm 1858.     Năm 1877, Cha Phaolô Cẩm cùng giáo dân bắt tay vào việc xây dựng Nhà thờ. Gỗ lim lấy từ rừng Thanh Hóa, Nghệ An mang về, Cha cho đào một...
Nhà thờ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được người dân Nam Định quen gọi là Nhà thờ Lớn cho dù đây không phải là Nhà thờ chính tòa, cũng không phải là Vương cung Thánh đường, tọa lạc tại số 16 phố Hai Bà Trưng, phường Trần Hưng Đạo, thành phố Nam Định. Nhà thờ của giáo xứ Nam Định thuộc Tổng giáo phận Hà Nội.     Nhà thờ đầu tiên được dựng bằng đá vào khoảng năm 1895 bởi các vị linh mục Pháp và Ý theo lối Gothic, năm 1968 Nhà thờ bị bom hư hỏng nặng,...
Nhà thờ Đồng Trì tước hiệu là Nhà thờ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời ở thôn Đồng Trì, xã Tứ Hiệp – huyện Thanh Trì – TP.Hà Nội).     Đồng Trì là một làng nhỏ ở phía nam kinh thành Thăng Long xưa. Tính đường chim bay cách Hà Nội 7 Km, tính đường số 1 cách 10 Km, gần đê sông Hồng, nằm trên cánh đồng xung quanh. Ngôi làng có hình dáng như một con rùa miệng ngậm dải lụa xanh là con đê sông Hồng. Người Công Giáo Đồng Trì chiếm đến 2/3 tổng số dân làng Đồng Trì....
Nhà thờ Thạch Bích, quan thấy là Đức Mẹ Mân Côi thuộc giáo hạt Thanh Oai và Nhà thờ đầu tiên xây dựng vào khoảng năm 1862.     Theo lược sử, vào cuối thế kỷ thứ XVIII, khi đạo bị bách hại, có 6 tín tín hữu đã chốn đến nơi này để lập nghiệp. Họ quây quần cùng với một số người ngoại lập thành một làng nhỏ, lấy tên là “Thạch Tuyền”. Đến thời vua Tự Đức (1848-1883), số giáo dân đã lên tới 600 người và đổi tên là làng Thạch Bích.     Năm...
Nhà thờ Uy Nam là một giáo họ thuộc giáo xứ Trung Đồng, tọa lạc tại thôn Uy Nam, Xã Yên Khang, Huyện Ý Yên, Tỉnh Nam Định, nằm bên cạnh dòng sông Đáy hiền hòa, bên kia là giáo phận Phát Diệm.     Nhà thờ được khởi xây dựng vào ngày 3 tháng 6 năm 2014 dưới thời Đức Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, do Cha xứ Gioan B. Phan Ngọc Pháp và Cha phó Giuse Ngụy Thành Khương quản nhiệm. Nhà thờ có diện tích dài 30m, rộng 10,5m, cao 12,5m tháp chuông cao 27m.     Nhà thờ tiên khởi...
Giáo xứ Bái Xuyên nằm trên địa ban hai huyện Phú Xuyên(Hà Tây), Duy Tiên (Hà Nam) và ba xã Minh tân, Đại Xuyên thuộc Phú Xuyên – Hà Tây, Bạch Thượng.     Bái Xuyên là một trong những địa danh đón nhận tin mừng rất sớm của Tổng giáo phận Hà Nội. Nhà thờ Bái Xuyên được xây dựng từ đầu thế kỷ 20 trong sự ước ao của tín hữu nơi đây, có một nơi để cùng nhau đến tôn vinh, thờ phượng Chúa.     Cho đến nay con dân Bái Vàng không còn nhớ giáo xứ đã có mấy...
Giáo xứ Cẩm Cơ về địa dư hành chính thuộc thôn Cơ Giáo, xã Hồng Vân, huyện Thường Tín - Hà Nội.     Theo lời kể của các cụ cao niên, năm 1920 cộng đoàn tín hữu nơi đây đã dựng một ngôi Nhà thờ bằng tre, lợp bằng lá để làm nơi thờ phượng và sinh hoạt.     Năm 1927, ngôi Nhà thờ thứ hai được xây bằng gạch, lợp ngói có tổng diện tích: 192m2, trong đó chiều dài 24m, chiều rộng 8m, và ngọn tháp cao 17m. Trải qua thời gian, Nhà thờ đã bị xuống cấp trầm...
Nhà thờ Giáo xứ Phùng Khoang đầu tiên được dựng bằng tre nứa lá vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Tuy nhiên, theo truyền tụng thì tin mừng đã được gieo xuống mảnh đất này từ rất sớm, vào khoảng cuối thế kỉ XVIII.     Đến giữa thế kỉ XIX, số lượng giáo dân đông hơn. Mọi người lại tập trung đóng góp tiền của, công sức để xây dựng ngôi Nhà thờ mới. Nhà thờ mới có 13 gian và có kho ở cuối Nhà thờ.     Đến thế kỉ XX, số lượng giáo dân đã lên đến...
Nhà thờ giáo xứ Bói Kênh nhận Đức Mẹ Mân Côi làm thánh bổn mạng và nằm xã An Lão, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.     Theo kể lại thì họ Kẻ San được đón Tin Mừng vào khoảng năm 1882. Sau biến cổ dịch tả, nhờ sự cầu nguyện và chỉ dạy của cha Bảy nên chỉ ít lâu, dịch hết hẳn thế là cả làng xin theo đạo không sót một ai.     Trong không khí hăng say phấn chấn, dân làng góp tiền mua đất làm Nhà thờ. Ngôi Thánh đường được hoàn thành trong một thời gian...
Năm 1890 thành lập tỉnh Hà Nam - thị xã Phủ Lý, lúc đó nơi đây chưa có họ đạo. Sau đó một số gia đình công giáo quê ở La Phù - Thường Tín - Hà Tây di cư về Phủ Lý và giáo dân hiệp nhau lập nên họ đạo.     Ban đầu, nơi thờ phượng chỉ là một nhà nguyện lợp lá được dựng lên gần nhà Ga Phủ Lý. Năm 1893, cha xứ và giáo dân mới có điều kiện để làm Nhà thờ gỗ lợp ngói. Năm 1893 Cố Thi (P.Souvignet) người Pháp về coi sóc đã rời khu cũ về khu mới như hiện...
Từ Châu được đón nhận Tin Mừng vào khoảng năm 1765. Buổi ban đầu vì tín hữu còn ít, nên họ đã lấy đình Hạ làm nơi cầu nguyện. Dần dần, giáp Thượng cũng thăng tiến đức tin và đã dựng một Nhà thờ nhỏ bằng gỗ để làm nơi thờ phượng Thiên Chúa và Từ Châu là họ lẻ thuộc xứ Sơn Miêng.     Năm 1817 số giáo hữu gia tăng nên tòa Giám Mục Hà Nội cho phép được tách ra thành một giáo xứ riêng gọi là xứ Kẻ Trừ. Năm 1884 Tòa Giám Mục cho phép dân làng xây...
Cuối năm 1720 giáo họ Thụy Ứng đã dựng được một Nhà thờ nhỏ ở xóm giữa, trên mảnh đất 1 sào Bắc Bộ.     Đến năm 1863 họ mua thêm được 1 sào đất nữa, làm lại Nhà thờ bằng gỗ và lợp ngói. Chẳng may năm 1877 bị phái giặc Cờ Đen đốt cháy. Sau đó họ đi kiện thì được đền 300 đồng. Họ lấy tiền đền và lại góp công sức, tiền của để làm lại Nhà thờ khang trang hơn. Đến năm 1892 họ làm được bàn thờ bằng gỗ và nhà chầu đẹp đẽ, son son thiếp...
Giáo xứ Vạn Phúc tọa lạc bên bờ Sông Hồng, vùng ngoại đê thuộc xã Vạn Phúc, Thanh Trì, Hà Nội, cách trung tâm Thủ đô 20km về phía Nam. Hiện nay Giáo xứ được giao cho Dòng Don Bosco coi sóc.     Theo lược sử, năm 1891 có 4 gia đình từ Lào Cai tới lập nghiệp tại vùng này. Năm 1895, mọi người đã có mái nhà chung đơn sơ bằng gỗ, tre nứa và mái lợp bằng cỏ gianh, để có thể quy tụ với nhau mà cầu nguyện.     Đến năm 1899, nhà nguyện bị nước lũ chảy xiết làm...
Nhà thờ giáo xứ Đại Lại hay còn gọi là Kẻ Đại nhận Trái Tim Chúa Giêsu làm bổn mạng, được xây dựng tại thôn Đại Lại xã Vĩnh Hào huyện Vụ Bản tỉnh Nam Định ngày nay.     Đại Lại đã bắt đầu xây dựng Nhà thờ vào năm 1920. Vào năm 1953 là năm mà Nhà thờ bị bom đạn phá hủy ác liệt nhất, tan nát tháp chuông và cả nhà cầu nguyện.     Chiến tranh qua đi, hòa bình lặp lại Cha xứ và giáo dân đồng tâm hiệp lực cùng nhau xây dựng lại từ đầu ngôi Thánh...
Nhà thờ giáo xứ Bảo Long thuộc Tổng giáo phận Hà Nội, được khởi công từ năm 1902 và khánh thành vào năm 1909, nhận tước hiệu Đức Mẹ Lộ Đức làm quan thầy.     Giáo xứ Bảo Long được thành lập năm 1891 do Đức Cha Pierre Jean Marie Gendreau (tên Việt Nam là Đức Cha Phêrô Maria Đông) là Giám Mục Địa Phận Hà Nội lúc bấy giờ phê duyệt. Ngài lấy 7 họ đạo xứ Kẻ Truyền, huyện Mỹ Lộc tỉnh Nam Định và một số tổng Ngọc Lũ lập thành xứ Tân Lịch. Đầu năm 1893...
Nhà thờ giáo xứ Thái Hà thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, được thành lập ở ấp Thái Hà, nay ở địa chỉ 180/2 Nguyễn Lương Bằng, phường Quang Trung, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội từ năm 1929 của thế kỷ trước.     Dòng Chúa Cứu Thế do Thánh Anphongsô sáng lập và thành lập tại thị trấn Scala (vương quốc Napoli), thuộc nước Italy ngày nay vào năm 1732. Năm 1925 Dòng đã đến Việt Nam và một năm sau, năm 1926, các tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế có mặt ở miền Bắc. Chân ướt chân...
Nhà thờ Hàng Bột thuộc giáo xứ Hàng Bột, ban đầu là một nhà nguyện được xây dựng vào năm 1920.     Trước đó, còn gọi là nhà nuôi người làm phúc của Bà phước Antoine (Asile de la Soeur Antoine), là người xây dựng bệnh xá đầu tiên trên nền binh Phủ Doãn xưa. Nhà thờ có tên chính thức là Nhà thờ Soeur Antoine. Giáo xứ Hàng Bột khi xưa nguyên là trại tế bần và đến năm 1953 được phiên là một họ thuộc giáo xứ Nhà thờ Chính tòa Hà Nội, trao cho hội Dòng Thánh Phaolô...
Nhà thờ đầu tiên của giáo xứ Phú Ốc được lợp bằng lá theo kiểu nhà Nam nhưng dần trở nên chật chội cha già Phêrô Trần Ngọc Ninh (là Cha xứ tiên khởi) đã thương lượng với một số hộ gia đình xung quạnh chuyển đổi di dời để xứ đạo có được khu đất rộng rãi hơn, thuận tiện cho việc sinh mục vụ của bà con trong xứ đạo.     Khoảng năm 1912, cha đã cho khởi công xây dựng ngôi Thánh đường trên mảnh đất mới này. Sau 10 năm nỗ lực xây dựng, đến năm...
Năm 1936 giáo xứ Vân Đình được thành lập. Có lẽ giáo họ Nội Xá được Bề trên chuyển từ giáo xứ Xuy Xá về giáo xứ Vân Đình khoảng năm đó.     Đến năm 1941, giáo họ mua được mảnh đất và xây dựng ngôi nhà nguyện 5 gian, lợp ngói Sông Cầu, 3 gian nhà phòng lợp lá làm nhà giáo lý.  Biến cố chiến tranh chồng chất khó khăn và nghèo đói và do di cư Nhà thờ bị trũng ngập, nhà giáo lý bị sập. Tên họ Nội Xá dường bị mất.     Mãi đến năm 1998, giáo phận...
Giáo xứ Hoàng Nguyên nay thuộc địa bàn xã Tri Thủy, Phú Xuyên, Hà Nội. Giáo xứ được nhắc đến nhiều trong lịch sử Địa phận Hà Nội, đặc biệt trong giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Rất đông các Đấng thừa sai thuộc Hội Thừa Sai Paris đã tới Hoàng Nguyên để học tiếng Việt khi mới tới Việt Nam, bởi tại đây có Tiểu Chủng viện.     Theo ghi chép lịch sử của Giáo hội, dưới thời Giám mục Retord, địa phận Tây Đàng Ngoài có 8 chủng viện trong đó...
Vào năm 1813, hai thầy dòng Nicôla và Stêphanô từ Nghệ An ra truyền giáo tại Mường Đổn. Gặp khó khăn, các thầy chuyến sang Đồi Pheo tạm trú trong các hang Đản Quéo, hang Ái Ròng, hang Luồn, sau đó về lập xứ ở Riệc vào năm 1818 với ngôi nhà thờ lợp tranh. Đến năm 1913 thì xây ngôi Nhà thờ mới.     Do biến cố chiếm trang nên các Thánh lễ không được tổ chức nơi đây cho đến tận năm 1956, Đức Cha Trịnh Như Khuê về thăm mục vụ ban phép Thêm sức. Năm 2008, được...
Ngôi nhà thờ giáo họ Chằm Thượng được khởi công xây dựng từ năm 1919, tính đến nay đã hơn 103 năm.     Tuy nhiên, với sự bào mòn của thời gian, thay đổi của thời cuộc đã làm cho ngôi Nhà thờ cũ đi, hư hỏng nhiều phần. Chính vì thế, năm 2021, Cha xứ Luca cùng với giáo dân giáo họ Chằm Thượng tu sửa lại ngôi Thánh đường cổ kính này bao gồm mái ngói, trần mái thượng và trần mái hạ, sân nhà thờ, tượng đài Thánh Giuse, cung Thánh, toàn bộ ánh sáng và âm thanh...
Ngôi Nhà thờ cũ của Giáo xứ được xây dựng từ năm 1906. Trải qua thời gian, mưa nắng và chiến tranh nên ngôi Nhà thờ đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Vì thế, Giáo xứ đã trình với bề trên về ý muốn xây dựng một ngôi Nhà thờ mới để bà con giáo dân đến thờ phượng Chúa trong sự tôn nghiêm, trang trọng.     Ngày 12 tháng 9 năm 2006, được sự chấp thuận của Toà giám mục, Giáo xứ đã hạ giải ngôi Nhà thờ cũ.     Ngày 19 tháng 11 năm 2007, Ðức Tổng Giám Mục...
Cộng đoàn nơi đây được đón nhận đức tin vào năm 1889. Năm 1901 được nâng lên giáo họ với tên gọi là giáo họ Nguyện Xá trực thuộc Giáo xứ Mạc Thượng.     Năm 1990, giáo họ Vạn Nghệ cùng với giáo họ Nguyện Xá đã xin Bề trên và đã được chấp thuận sát nhập làm một và có tên gọi là giáo họ Vạn Xá. Từ năm 1901, các bậc tiền nhân của Giáo họ đã xây dựng ngôi nhà tạm bằng gỗ để làm nơi thờ phượng chung của Giáo họ. Đến năm 1917, số giáo dân ngày...
Khởi nguồn từ độ năm 1864, làng Tri Thủy có ông Đội thất phẩm Vũ Như Trí cùng với ông Chánh tổng Tạ Văn Thiêm và ông Đốc học Nguyễn Huy Khuông đã khai khẩn làng Tri Thủy. Các ông đã bỏ tiền của mình mua đất lập nên giáo họ ngày nay. Tháng 8 năm 1916, được ơn Chúa thương và các Cha Tràng Sang, Cha Tràng Hòa tận tình giúp đỡ, ông quan Tuần phủ Nguyễn Trung Tiên bỏ thêm tiền của để xây dựng ngôi nhà làm nơi thờ phượng.   Tháng 4 năm 1917, Cha Tràng Hòa về làm...
Lan Mát là một Giáo xứ nhỏ của Giáo hạt Phủ Lý, nằm bên dòng sông Đáy, thuộc xã Kiện Khê, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.     Vào khoảng thế kỷ 16-17, nơi đây là sình lầy, hoang hóa, bên cạnh là núi đá, rừng thiêng nước độc, có nhiều thú dữ. Từ thế kỷ 18 nhờ ảnh hưởng của Sở Kiện, một trung tâm đạo công giáo. Người dân các vùng lân cận về đây lập ấp, nơi đây dần trở thành làng xóm, dân cư đông đúc và là mảnh đất màu mỡ của hạt giống Tin Mừng.     Cuối...
Không ai biết rõ lai lịch, thời gian tổ tiên theo đạo Công giáo từ bao giờ, mà chỉ biết rằng vào năm 1802, Họ đạo nơi đây đã có Nhà thờ lợp cỏ tranh, mặt tiền đường hướng về phía Đông.     Năm 1887 địa phận Hà Nội do Đức cha Đông coi sóc, Cha cố Nhã người Pháp được cắt cử coi sóc xứ Kim Bảng và toàn vùng lân cận, trong đó có Giáo họ An Xá. Lúc này ngôi Nhà thờ tranh đã xuống cấp, ngài đã khuyến khích bà con mở rộng và quay Nhà thờ sang hướng Tây, nâng...
Giáo họ Thọ Lão là một trong 7 họ lẻ của giáo xứ Động Linh, tọa lạc trên địa bàn thôn Thọ Lão 1, xã Hoàng Tây, Huyện Kim Bảng, Tỉnh Hà Nam, cách Nhà thờ Giáo xứ khoảng 5km về phía đông.     Nhà thờ giáo họ Thọ Lão được xây nên không chỉ bằng những viên gạch vật chất, nhưng còn được hoàn thiện nhờ những “viên gạch” tinh thần và lòng nhiệt tâm xây dựng nhà Chúa của các tín hữu trong giáo họ.     Sau 18 tháng xây dựng, Giáo họ đã vui mừng khánh thành...
Làng Kẻ Báng trước đây thuộc huyện Thiên Bản, Tổng Đồng Đội, Trấn Sơn Nam (nay là xã Kim Thái, huyện Vụ Bản, Nam Định).     Theo truyền lại, lúc đầu có một số dân làm nghề bắt lượm tôm cá ở phương xa tới đây kiếm ăn. Sau một thời gian sinh sống thấy thuận lợi nên tập trung lại dần rồi hình thành nên một làng( có lẽ là làng Báng) trên một gò cao, cùng canh tác trên một cánh đồng gọi là Cánh đồng Già. Sau này một nhóm người làng Báng đón nhận tin mừng,...
Từ rất xa xưa nơi đây đã là điểm tập trung của nhiều người đến cư trú và lập ấp nên được gọi là Trại. Nhưng điều đặc biệt là bất kỳ ai đến đây định cư đều xin theo Đạo Công Giáo. Chính vì vậy mà ngôi Nhà thờ đầu tiên đã được xây dựng vào năm 1813 và mang tên “Trại Hương Họ Đường” và nhận Thánh Giuse thợ làm quan thầy.     Trải qua nhiều năm đồng hành với người giáo dân nơi đây, Ngôi thánh đường nhỏ bé đã không còn đáp ứng được...
Trước kia, xứ Lập Thành thuộc làng Văn Thôn, xã Lập Vượng, tổng Hiển Khánh, tỉnh Nam Định. Sau cuộc bách hại đạo năm 1862, làng Văn Thôn gọi là làng Kẻ Man, xã Lục Hợp, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Nay gọi là thôn Lập Thành, xã Hợp Hưng, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.     Xứ Lập Thành lúc đầu có tên là giáo họ Văn Thôn thuộc xứ Trình Xuyên. Sau cuộc bách hại năm 1862, gọi là giáo họ Kẻ Man thuộc giáo xứ Vạn Đồn (nay là Trại Mới). Ngày 15 tháng 12 năm...
Thời xưa người Sở Hạ, vốn gốc dân thành Thăng Long vào thời triều vua Lê Thánh Tông, khoảng 1465, triều đình mở rộng kinh thành, cho dân đi cắm đất khai khẩn lập ấp.     Người dân từ Thăng Long đi về phía nam cắm đất và lập làng cư ngụ tại Sở Thượng, Thanh Trì, Hà Đông, đất canh tác trồng lúa nước, được cắm theo ven sông Hồng, kéo dài xuống phía đông phủ Thường Tín, ở nơi đây còn là khu vực đầm phá, nước ngập những đã có một cộng đồng cư, họ...
Trước đây Cao Bộ là một trong những họ lẻ trực thuộc giáo xứ Thạch Bích. Năm 1876 giáo họ Cao Bộ đã có một ngôi nhà nguyện làm bằng tranh tre để cho bà con sớm tối có chỗ đọc kinh cầu nguyện.   Nhà thờ Giáo xứ Cao Bộ cũ   Năm 1998, Giáo họ đã xây được một ngôi Nhà thờ bằng gạch ngói với sức chứa cho 250 người. Ngày 30 tháng 4 năm 2015 Tổng Giáo phận Hà Nội đã nâng giáo họ Cao Bộ lên hàng giáo xứ. Nay Giáo xứ Cao Bộ có ba giáo họ trực thuộc là Đồng...
Người dân Cát Thuế vốn là người làng Tiền Lệ đến lập cư tại bãi đất cát ven sông Đáy vào cuối thế kỷ 18. Có lẽ, cái tên Cát Thuế được xuất phát từ chính vì đặc điểm của khu vực này.     Năm 1906 Cha già Thuận mang Tin Mừng đến cho Cát Thuế. Năm 1913 Cha Thuận đã cho xây một ngôi Nhà thờ nhỏ ở nơi này để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện. Năm 1934 Giáo xứ Cát Thuế chính thức được thành lập với tước hiệu Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, gồm các họ...
Trung tâm Hành hương Bằng Sở được xây dựng theo phong cách Gotic kiến trúc theo hình Thánh giá, có chiều dài 52,91m, chiều rộng thân Nhà thờ 22,23m, thân cánh Thánh giá rộng 29,28m, mái cao 25,45m, đỉnh tum cao 35m. Ngôi nhà thờ này có một tháp chuông lệch bên phải  cao 52m, có mái vòm vuông ở đầu Nhà thờ và có nhiều đường nét mang phong cách kiến trúc Á Đông, tổng diện tích tầng hầm và sàn 2.444m2.     Nơi đây có Đền thánh Phêrô Lê Tùy, một người con của Bằng Sở tử...
Giáo họ Tàu Giang thuộc Giáo xứ Nam Xá, Giáo hạt Lý Nhân và tọa lạc tại thôn Tàu Giang, Xã Nhân Nghĩa, Huyện Lý Nhân, Hà Nam.     Ngôi Thánh đường của Giáo họ được xây dựng vào năm 1902, được tu bổ năm 1995 và kỷ niệm một trăm năm vào năm 2002. Tuy nhiên, theo bà con quanh đây, nhà thờ này chỉ có đảo mái ngói chứ không thay đổi gì so với ban đầu.     “Kiến trúc của nhà thờ cũng giống như nhiều Nhà thờ xây dựng cùng thời điểm đó. Hình thức mặt đứng...
Phú Mỹ lập xứ năm 1828, tách ra từ xứ Kẻ Vồi và nhận tước hiệu Đức Mẹ Mân Côi làm bổn mạng.     Trước có một Nhà thờ gỗ, lợp lá; đến 1908 xây dựng Nhà thờ mới, khánh thành năm 1918, năm 2000 tu sửa. Ngày 5/10/2003 Thánh hiến Nhà thờ do Đức cha Giáo phận. Kích thước Nhà thờ: dài 45 m, rộng 12m, tháp cao 33m.     Nhà xứ được xây dựng vào 1930, dài 20m, gồm 3 phòng, 2 phòng cạnh, 1 phòng giữa xây 2 tầng. Nhà giáo lý xây dựng năm 1933, dài 27m chia làm 4 phòng,...
Theo các tiền nhân kể lại, vào khoảng thế kỷ XVII, hơn 300 năm trước, có một bà tên là Lập đã được đón nhận Tin Mừng tại chợ Bầu, rồi đem con cháu rời thôn Mai Trang về sinh sống tại khu đất Con Xà (Sộp Lẻ) nay là thôn Thành Lập 2. Dựa vào Lịch sử Giáo phận Hà Nội ghi: ngày thứ Tư Lễ Tro, tức ngày 16 tháng 02 năm 1670, Đức Cha Lambert de la Motte nhận lời khấn của hai nữ tu Mến Thánh Giá đầu tiên là chị Anê và Phaolô tại Phố Hiến, trong chiếc thuyền neo trên dòng...
Nhà thờ Giáo họ Tự Khoát có từ năm 1932 và nhận Thánh Giuse thợ làm quan thầy thuộc Giáo xứ Đồng Trì, Tổng Giáo phận Hà Nội.   Bài: Sưu tầm & Biên tập
Giáo họ Xâm Dương được thành lập vào khoảng năm 1795 với một vài gia đình sống xen kẽ giữa lương dân. Lúc đó họ đạo chỉ có một ngôi nhà tranh lợp lá gồi, làm nơi bà con giáo dân sớm tối đọc kinh cầu nguyện. Giáo họ tôn nhận Thánh Phanxicô Xavie làm quan thày.     Năm 1904, nhà thờ được trùng tu lại bằng vôi cát và lợp ngói với chiều dài 30m, chiều rộng 11m và có một nhà trước sân để hội họp, một nhà phòng bên hông với tổng diện tích 2.200m2.     Năm...
Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Mỹ Hạ từ một vùng đất hoang sơ được khai sinh vào khoảng năm 1890, được các Linh mục Thừa sai Pari (Nước Pháp) rao giảng Lời Chúa đến từ các xứ Sơn Miêng – Thượng Lâm – Lưu xá … Và từ đó hạt giống đức tin được nảy mầm.     Năm 1905 Mỹ Hạ được thành lập với khoảng 45 nhân danh và lấy tên là Giáo họ Mỹ Hạ – thuộc Giáo xứ Lưu Xá đồng thời nhận quan thầy chở che là Thánh Anrê Tông đồ. Bà con giáo dân trong...
Theo truyền khẩu, các bậc tiền nhân nơi đây được đón nhận Tin Mừng vào năm 1882 và dựng được ngôi nhà nguyện 4 gian bằng gỗ.     Vào khoảng đầu thế kỷ XX, Giáo họ Long Đầm được thành lập với khoảng 200 nhân danh, trực thuộc giáo xứ Chằm Hạ. Năm 1946, Giáo họ tiến hành trùng tu lại nhà thờ, song vì còn khó khăn, giáo họ phải xin Giáo họ Chằm Thượng (cùng xứ Chằm Hạ) bộ mái nhà thờ cũ bằng gỗ về làm mái nhà thờ. Ngôi nhà thờ này vẫn được sử dụng...
Ngôi nhà thờ bằng gỗ đầu tiên được xây dựng tại nơi này vào năm 1937. Mười năm sau đó, gian nhà mặc áo được xây dựng và sau đó tháp chuông được dựng lên vào năm 1952. Cả hai công trình này vẫn còn tồn tại tới ngày hôm nay. Còn ngôi nhà thờ gỗ đã xuống cấp và được bà con giáo họ, những người xa quê và bà con ở lại chung tay góp sức, tu sửa và hoàn thành năm 1995.     Năm 1954 nhiều gia đình trong họ đạo di cư vào Nam nên số giáo dân còn lại rất ít ỏi...
Trước đây, giáo dân làng Vạn Thắng sống dưới sông nước bằng nghề chài lưới để sinh sống. Về đời sống đạo, các cụ thường tập hợp trên bờ sông để đọc kinh cầu nguyện với nhau.     Trải qua thời gian, khi các lớp đầu tiên qua đời, đức tin của các lớp kế cận không còn được mặn mà như trước. Sau đó, có một gia đình đi làm ăn xa để lại mảnh đất nhỏ bé, giáo dân trong làng đã dựng ngôi nhà tranh để cầu nguyện. Đến năm 1987, giáo họ đã tu sửa...
Đại An Tràng trước đây, nay là làng Đại Ơn thuộc vùng đồng chiêm trũng, quanh năm lụt lội, mất mùa, thuế không đủ nộp, nên quan huyện tỉnh dự định xóa sổ địa danh và sáp nhập vào các làng chung quanh.     Để cứu Đại An Tràng khỏi cảnh nguy khốn, dân để cử 10 bô lão đến kêu cầu Cha già Phêrô Nguyễn Văn Điểm thương giúp. Tháng 03 năm 1890, Cha già nhận lời. Ngài lên tỉnh huyện xin nộp thuế thay dân. Xin giữ nguyên tên và tăng ruộng đất cho làng. Yêu cầu được...
Nơi đây đã đón nhận tin mừng tính đến nay khoảng 200 năm. Trước đây giáo họ thuộc giáo xứ Hoàng Nguyên nhưng đến ngày 03 tháng 11 năm 2005 được tách ra thành lập xứ mới.     Quan thầy của giáo họ là Thánh Gioan Baotixita, lễ kính vào ngày 24/6 hàng năm.     Ngôi nhà thờ đã trải qua thời gian bào mòn và được tu sửa nhiều lần kể từ khi các bậc tiền nhân xây dựng cho đến nay. Mãi cho tới năm 1998 nhà thờ mới được xây dựng và hoàn thiện vào năm 2000 như hiện...
  Giáo họ Trung Giáp được đón nhận Tin Mừng vào khoảng cuối thế kỉ 18 và đầu thế kỉ 19. Lúc đó, Giáo họ mới chỉ có trên dưới 50 nhân danh.     Vào năm 1923, Giáo họ xây dựng được ngôi nhà thờ khoảng 130m2. Do ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh và thời tiết khắc nghiệt, ngôi Thánh đường bị xuống cấp trầm trọng, không thể trở thành nơi cho bà con đến hiệp dâng Thánh lễ và cầu nguyện. Năm 1990, Giáo họ được Bề trên giáo phận chấp thuận cho hạ giải...
Giáo họ Đình Quán khởi đầu được thành lập vào năm 1878 do các đấng thừa sai, dưới triều vua Tự Đức, và là một trong các họ lẻ thuộc giáo xứ Cổ Nhuế. Vào năm 1890, ngôi nhà Thờ đầu tiên của giáo họ Đình Quán được dựng bằng tre, gỗ, lợp lá nằm ở vị trí cạnh đình làng.     Đến năm 1912, trong giáo họ có 4 gia đình tự nguyện dâng ruộng cho nhà thờ, dẫn đến việc đổi đất và di chuyển nhà thờ đến vị trí mới như hiện nay. Một ngôi nhà thờ mới...
Vùng này được gọi là Vỉ Nhuế có lẽ để chỉ một bãi đất rộng nằm bên khúc sông uốn lượn. “Nhuế” là bến sông, là bãi đất nằm chỗ sông uốn lượn.     Giáo xứ Vỉ Nhuế ban đầu là một họ lẻ của giáo xứ Kẻ Vĩnh. Nằm bên cạnh một giáo xứ từng là nôi của các vị truyền giáo đầu tiên tới Việt Nam và là thủ phủ của địa phận Đàng Ngoài, chắc chắn nơi đây đã được biết đến đạo Chúa từ rất sớm. Nhà thờ Vỉ Nhuế được khởi công xây...
Mảnh đất Giang Xá được gieo tin mừng từ rất sớm và được cho là một trung tâm tôn giáo trong của khu vực.     Nhà thờ Giang Xá được thiết kế dựa trên cảm hứng từ văn hóa truyền thống dân gian nên có những nét rất riêng, độc đáo. Ngôi nhà thờ có mái đỏ truyền thống, các cột trụ được chạm chổ tinh tế, trên tường và cửa trang trí các họa tiết theo văn hóa truyền thống rất rõ nét. Ngoài ra, giáo xứ còn có một dấu ấn rất đặc biệt. Đấng Đáng Kính...
Theo các tư liệu lịch sử của Giáo xứ, ban đầu nhà thờ được xây cất kiểu cổ tháp mảnh cột xà bằng gỗ mít và gỗ hồng dắc, lợp ngói ri, nhà thờ quay hướng tây.     Năm 1913, nước lũ dâng cao ngập nhà thờ chỉ còn 2 gian cung thánh, nên việc cử hành Thánh lễ trở nên khó khăn. Do đó, Giáo xứ đã bắt tay vào khởi công xây dựng ngôi nhà thờ mới như hiện nay nhưng mặt qua ra hướng đông. Đến tháng 3 năm 1919, nhà thờ hoàn thành nhưng chưa có tháp và đã được đưa...
Đền Cha thánh Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng thuộc Giáo xứ Tụy Hiền (Kẻ Sải), được thiết kế theo kiến trúc tum tám mái, trên đỉnh có cây Thánh Giá bằng đá. Tám mái tượng trưng cho bốn phương trời và tám hướng. Bên trong Đền có điêu khắc tranh Cha thánh Lôrensô khi ở pháp trường cùng các bức tranh họa lại cuộc đời và các nhân đức của Cha Thánh theo tám mối phúc.     Thánh Lôrensô Nguyễn Văn Hưởng sinh tại xứ Kẻ Sải, xã Tụy Hiền, huyện Hoài Yên, Giáo phận Hà Nội...
Cây đại phong cầm của nhà thờ lớn Hà Nội (nhà thờ chính tòa Hà Nội) có một lịch sử rất lạ lùng, như một phép lạ vậy.     Cây Đại Phong Cầm (Pipe organ ) này được nghệ nhân nổi tiếng sản xuất nhạc cụ người Bỉ - Guido Schumacher chế tạo cách đây gần 30 năm theo đơn đặt hàng của Sun City Hall - trung tâm dành cho người cao tuổi tại thành phố Itami, tỉnh Hyogo, Nhật Bản. Giá của nó lúc bấy giờ là 70 triệu yên (khoảng 560.000 USD). Cây Đại Phong Cầm này cao 7m, gồm...