Giáo Phận Thái Bình
Nhà thờ chính tòa Thái Bình với tước hiệu là Thánh Tâm Chúa Giêsu, có diện tích lên tới hơn 1.500m2. Nhà thờ hiện nay được biết tới là một trong những Nhà thờ có lối kiến trúc đẹp và độc đáo nhất tại Việt Nam. Vừa mang nét đẹp hiện đại, vừa cổ kính, mang đậm phong cách kiến trúc của Gothic và Phương Đông.     Xuôi dòng lịch sử, vào năm 1906, vị linh mục danh tiếng Phero Munagorri Trung – Giữ chức vụ cha xứ Sa Cát, đã đã có lời mời tới vị linh mục Andres Kiên...
Nhà thờ Bác Trạch hay đền Thánh Lòng Chúa Thương Xót là một trong những Nhà thờ đẹp và lớn nhất Việt Nam hiện nay.     Khoảng thế kỷ XVII, Bác Trạch được đón nhận Tin Mừng cùng thời với các xứ Kẻ Diền, Kẻ Hệ, Kẻ Mèn, Sa Cát... do các cha thừa sai dòng Tên và dòng Đaminh. Sau khi các thừa sai dòng Tên rời Việt Nam theo lệnh Tòa Thánh, một số giáo họ của Bác Trạch được trao lại cho các cha dòng Đaminh. Ngày 26/08/1735, dưới thời Lê - Trịnh, cha thánh Phanxicô Tế...
Nhà thờ giáo xứ Trung Thành nằm ở tả ngạn sông Hồng, phía Tây Nam giáp Giáo phận Bùi Chu, cách Tòa Giám mục và trung tâm Thành phố Thái Bình 14 km và là một trong những giáo họ đón tin mừng từ rất sớm.     Theo kể lại, người làng mảnh đất Sách Sâu đã được đón nhận Tin Mừng từ rất sớm. Chỉ biết, năm 1788 đời Lê Mã Đế, Cha Đaminh Phạm Ngọc Quế quản xứ Bồng Tiên đã về thăm 7 gia đình ở khu dân cư thưa thớt nằm trên cánh đồng. Ngài đã hướng dẫn Cụ Cần...
Theo lược sử, trước đây Kim Châu chỉ là một Cồn Cát của Biển Đông gọi là Kẻ Mèn Gồ Xanh. Năm 1748, có khoảng 23 gia đình Công giáo đã di cư về đây lập ấp và sinh sống. Các ngài đã đặt tên cho nơi này là làng Tiên Châu. Tại đây, các tín hữu đã dựng một nhà nguyện đơn sơ thuộc Giáo xứ Kẻ Mèn (Trung Đồng ngày nay).   Năm 1759, Bề trên Giáo phận thành lập Giáo họ với tên gọi Kim Châu và nhận Thánh Cả Giuse làm bổn mạng.Năm 1787, ngôi Nhà thờ bằng gỗ...
Nhà thờ giáo xứ Gia lạc nằm cách Tòa Giám mục Thái Bình khoảng 17km về hướng Tây Bắc, nằm ngay điểm giao nhau của sông Hồng và sông Trà Lý, nên có tên gọi Miền Tam Tỉnh. Phía Tây giáp sông Hồng; phía Bắc giáp sông Trà Lý; phía Đông Nam giáp xứ Nguyệt Lãng, phía Đông Bắc giáp xứ Duyên Lãng.     Khoảng năm 1750, hạt giống Đức tin được gieo vào bãi phù sa (Gia Lạc) nằm giữa ngã ba sông Hồng và sông Trà Lý. Bãi phù sa này mang tên Tổng Thượng Hộ thuộc huyện Duyên Hà....
Nhà thờ Giáo xứ Cát Đàm nằm cách Tòa giám mục Thái Bình khoảng 3 km về phía Tây Nam. Thời Đức cha Gioan Casado Thuận và Đức cha Santos Ubierna Ninh, Cát Đàm được chọn làm trụ sở cho các Bề Trên phụ tỉnh, quen gọi là trụ sở các cha chính dòng Đaminh. Cát Đàm nằm ngay cạnh chủng viện Mỹ Đức, phía Đông Nam giáp xứ Sa Cát, phía Tây Nam giáp sông Trà Lý.     Theo sử liệu, giáo xứ Cát Đàm đón nhận ánh sáng Tin Mừng vào khoảng đầu thế kỷ XVIII. Đến năm 1822, Cố Viên được...
Nhà thờ Hưng Yên được xây dựng vào năm 1898 và Giáo xứ Hưng Yên được thành lập vào năm 1918.     Nhà thờ tọa lạc ngay trung tâm Thành phố Hưng Yên, cách Tòa giám mục Thái Bình khoảng 50 km về hướng Tây Bắc, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 55 km về hướng Đông Nam.     Hưng Yên đón nhận Tin Mừng ngay từ thời Phố Hiến còn thịnh vượng. Khoảng giữa thế kỷ XVII, các Thừa sai theo tàu buôn của người Bồ Đào Nha cập bến Phố Hiến để vào miền Bắc nước ta. Các ngài...
Nhà thờ Giáo xứ Thuận Nghiệp nằm ngay cửa ngõ của Giáo Phận Thái Bình, bên cạnh cầu Tân Đệ trên Quốc lộ 10, cách Tòa giám mục khoảng 14 km về hướng Tây Nam; phía Bắc giáp thành phố Nam Định, phía Nam giáp xứ Lã Điền (Giáo phận Bùi Chu), phía Đông Bắc giáp xứ Nguyệt Lãng và Nghĩa Chính.     Mảnh đất Thuận Nghiệp đón nhận ánh sáng Tin Mừng từ rất sớm, năm 1875. Lúc đó, Thuận Nghiệp thuộc xứ Sa Cát, nhận Thánh Vinh sơn (Saint Vicente) làm quan Thầy. Năm 1908, Thuận...
Nhà thờ Giáo xứ Đồng Quan thuộc xã Vũ An, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Khi xưa, Đồng Quan thuộc Tổng Xuân Vũ, huyện Trực Định, phủ Kiến Xương, Thái Bình và Giáo xứ nơi đây được thành lập từ năm 1911 và chọn bổn mạng là Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.     Theo lược sử, năm 1745, thời Vua Cảnh Hưng, giáo dân Cổ Việt có liên đới dòng tộc với dân Đồng Quan. Hai ông Tuần Lương và Huyện Kiêm là hai anh em ruột có thông gia với ông Lê Cảnh Thức ở xứ Cổ Việt,...
Nhà thờ Giáo xứ Hữu Vi tọa lạc tại thôn Hữu Vy, xã Nam Chính, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình và nhận lễ Sinh Nhật Đức Mẹ làm bổn mạng.     Theo dòng lịch sử, năm 1828, cụ Nguyễn Công Trứ đệ trình lên triều đình để phê chuẩn thành lập huyện Tiền Hải, từ đó các làng ấp được thành lập với nhiều hình thức và những quy mô khác nhau. Trong thời gian này, cụ Trần Hữu Độ và các cụ khác đã lập nên làng Hữu Vy và từ đó Giáo họ Hữu Vy được thành lập.     Năm...
Nhà thờ Giáo xứ Cao Mộc, nhận Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm quan thầy thuộc Giáo phận Thái Bình, được xây dựng từ năm 1855 tại xã Đồng Tiến, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.     Theo các bậc cao niêm, Giáo xứ Cao Mộc được đón nhận ánh sáng Đức tin từ thế kỷ XVII, do các thừa sai dòng Tên đến từ Kẻ Bái. Giáo xứ Cao Mộc nằm kề sông Diêm Hộ; cách Tòa Giám mục Thái Bình khoảng 30 km về hướng Đông Bắc; phía Nam giáp xứ Phương Mai; phía Bắc giáp xứ Tràng...
Nhà thờ Đông A thuộc Giáo xứ Đông A cách Tòa Giám mục Thái Bình khoảng 12km. Phía Bắc giáp xứ Bồng Tiên, phía Nam giáp Chùa Keo, phía Đông Nam giáp xứ An Châu và phía Tây giáp sông Hồng.     Năm 1821, Giáo họ Đông A được thành lập, thuộc xứ Bồng Tiên, nhận Thánh Phêrô làm bổn mạng. Đầu tiên, Giáo họ chọn đất khu giữa làng Trài, tức xóm Long Tiên cũ, dựng nhà nguyện gồm 6 gian bằng gỗ, cột tre, cau, xung quanh ghép ván, mái tranh.     Sau năm 1888, thời cha Vũ Ruyện,...
Giáo xứ Nghĩa Chính được thành lập năm 1942, thuộc xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình, cách Tòa giám mục Thái Bình khoảng 7 km về phía Đông Nam.     Theo truyền ngôn, đầu thế kỷ XVIII, một thừa sai Tây Ban Nha thấy cánh đồng truyền giáo bát ngát chung quanh trụ sở Sa Cát, không biết bắt đầu loan báo Tin Mừng từ đâu. Ngài cầu xin Đức Mẹ soi sáng, rồi đến làng Thắng Cửu để truyền giáo. Khi đạt kết quả, vị thừa sai ấy thấy sự vâng theo ơn soi sáng của Đức Mẹ...
Giáo xứ Sa Cát tọa lạc trên khu đất cạnh đường 10 (hướng đi Hải Phòng), cách Tòa giám mục Thái Bình khoảng 3 km về hướng Đông Bắc. Trước đây, giáo xứ Sa Cát là làng Sa Cát Giáo, thuộc tổng Cát Đàm, phủ Thái Ninh, tỉnh Thái Bình.     Sa Cát đón nhận Tin Mừng từ bao giờ, không một tài liệu nào ghi lại rõ ràng. Qua truyền ngôn được biết, Sa Cát là một trong những xứ kỳ cựu của Giáo phận Thái Bình. Năm 1722, Đức Cha Tri (Tomaso Sestri - Giám mục Giáo phận Đông...
Nhà Thờ Giáo Xứ Bồng Tiên trước đây thuộc tổng Hành Nghĩa, huyện Vũ Tiên, tỉnh Thái Bình, nay thuộc xã Vũ Tiến, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Giáo xứ tọa lạc trên trục đường đi chùa Keo, nằm tả ngạn Sông Hồng, cách Tòa giám mục Thái bình khoảng 10 km về phía Tây Nam.     Người dân Giáo xứ Bồng Tiên đón nhận Tin mừng rất sớm, vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, do các thừa sai từ Cổ Việt đến rao giảng. Năm 1786 đời Lê Mãn Đế, cha Đaminh Phạm Ngọc Quế thành...
Giáo họ Phú Đồng được đón nhận ánh sáng Tin Mừng vào đầu thế kỷ XX. Trước đây, Phú Đồng là khu cồn cát của biển đông, còn gọi Kẻ mèn Gồ xanh và Phú Đồng trực thuộc giáo họ Thất sự (Giáo xứ Thất sự ngày nay).     Năm 1947, Đức Cha Ubierna Ninh thành lập giáo họ Phú Đồng, thuộc giáo xứ Thanh Châu và nhận Lễ Đức Mẹ Fatima làm bổn mạng. Khi đó, số giáo dân chỉ vẻn vẹn có 70 nhân danh. Cùng năm này, giáo họ đã khởi công xây dựng ngôi Thánh đường đầu...
Cuối thế kỷ 18 khu vực thôn Luật Trung (ấp Kiến Xương) chỉ là một trại nhỏ giữa cánh đồng, có tên là trại Đồng trẽ gồm nhiều người có đạo từ thập phương trong các dòng họ, như : họ Trần, họ Nguyễn, họ Mai, Họ Đặng, họ Bùi, họ Hà... đến đây làm ăn sinh sống. Nhờ ơn Chúa cộng đoàn mỗi ngày một phát triển và để có nơi cầu nguyện chung các cụ đã xây dựng một Nhà thờ đơn sơ ở giữa trại.     Dần dần số giáo dân mỗi ngày một gia tăng và việc...
Sau khi hạt giống Tin Mừng nẩy nở trên vùng đất Lai Ổn (xưa là Kẻ Ổn), các thừa sai dòng Tên tiếp tục mở rộng cánh đồng truyền giáo. Nhờ đó, Đại Điền được đón nhận Đức tin.     Năm 1738, Đại Điền mới chỉ có 3 dòng họ Vũ, Phạm và Nguyễn đón nhận Tin Mừng. Sau đó, dòng họ Nguyễn từ Bái Trang và họ Đỗ về định cư tại đây rồi theo đạo. Một thời gian sau, ngôi nhà nguyện nhỏ được dựng nên làm nơi cầu nguyện.     Năm 1927, Giáo...
Nhà thờ giáo xứ Thánh Tâm thuộc giáo hạt Nam Tiền Hải, giáo phận Thái Bình, cách Tòa Giám Mục khoảng 26 km về phía Đông Nam.     Mảnh đất Trung Thành còn có tên gọi là Doãn Thượng được đón nhận ánh sáng Tin Mừng vào cuối thế kỷ XVIII. Vào khoảng năm 1810, bốn dòng họ: Trương, Nguyễn, Đào, Trần theo đạo Công giáo họp bàn với nhau mua mảnh đất phía Bắc (đường 221B hiện nay) nằm sâu trong làng và dựng ngôi Nhà thờ nhỏ bằng vách đất, mái bằng tre, lợp rạ để...
Giáo xứ Minh Nghĩa nằm gần Nô Cốt, ngày nay là bến Bồng He sông Hồng, thuộc thôn Tam Bảo, xã Nam Hồng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Nằm trong khu vực xứ Kẻ Mèn, Minh Nghĩa đón nhân Tin Mừng khá sớm, khoảng thế kỷ XVII. Năm 1929, giáo họ Minh Nghĩa được thành lập, thuộc xứ Đông Thành, nhận Thánh Giuse làm quan thầy (lúc này chưa có nhà thờ). Năm 1930, Minh Nghĩa được cắt về giáo xứ Thanh Minh khi giáo xứ này được thành lập . Năm 1932, giáo họ khởi công xây dựng Thánh...
Giáo họ Đông Phú được thành lập từ rất sớm, vào khoảng năm 1815, thuộc xứ Trung Đồng, nhận Thánh Phanxicô Xaviê làm quan thầy đệ nhất và Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội làm quan thầy đệ nhị. Khi mới thành lập, Giáo họ dựng được một ngôi Nhà thờ nhỏ, lợp rạ, cách ngôi Nhà thờ mới hiện nay khoảng 350m về phía Bắc.     Năm 1833, ngôi Nhà thờ cũ được dời về gồ cát bồi và được xây dựng lại to đẹp hơn. Trong suốt hơn một thế kỷ, ngôi Nhà thờ...
Giáo xứ Thất Sự thuộc giáo phận Thái Bình, cách Tòa giám mục khoảng 33 km và Nhà thờ giáo xứ tọa lạc tại thôn Tân Hưng, xã Nam Thắng, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.     Theo lược sử, trước năm 1856 có bốn dòng họ là: họ Trương, họ Vũ, họ Đào và họ Phạm làm nghề chài lưới, chọn khu đất gồ Cồn Xanh (khu đất Thất Sự bây giờ) để lập nghiệp. Trong số đó có nhiều gia đình Công giáo. Họ cùng với gia đình ông Linh, ông Mẫn chung tay dựng một ngôi nhà nguyện...
Giáo xứ Hoàng Xá tọa lạc tại Thôn Thái, xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, nằm trên mảnh đất khoảng 4600m2.     Theo lược sử, vào năm 1648, bốn dòng họ: Nguyễn, Trần, Phạm và họ Vũ từ làng Bông Cờ tỉnh Hưng Yên đến đây sinh sống. Năm 1782, dưới thời đức cha Obelar Khâm (Emmanuel Obelar - Giám mục Giáo phận Đông Đàng Ngoài), hạt giống đức tin đã được gieo trồng trên mảnh đất Hoàng Xá.     Năm 1783, giáo dân trong các dòng họ trên đã dựng được...
Năm 1865, Giáo họ Dương Cước được thành lập, có tên là Đồng Cống, thuộc xứ Đồng Quỹ, Giáo phận Trung, nhận Thánh Giuse làm Quan Thầy.     Năm 1928, Đức cha Phêrô Munagorri Trung ban Sắc nâng Giáo họ Đồng Cống lên hàng Giáo xứ và đổi tên thành Dương Cước. Đồng thời, ngài đã tách một số giáo họ: Trực Tầm, Năng Nhượng, Diệm Dương, Dục Dương, Lãng Đông, Hữu Bộc, Văn Hanh, Thịnh Quang, Côn Giang (Thuỷ Cơ) và Mai Chử thuộc xứ Đồng Quan về giáo xứ mới.     Năm...
Giáo xứ Hà Xá trước kia thuộc về tổng Thanh Triều, huyện Hưng Nhân, tỉnh Thái Bình. Ngày nay, Hà Xá thuộc thôn Hà Xá, xã Tân Lễ, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình.   Theo lưu truyền, cụ thượng tổ Nguyễn Quốc Đạt là quan Ngự sử triều Huế, đã đổi tên từ họ Nguyễn sang họ Hà và lập nghiệp tại đất Tây Trúc Kiều bên dòng sông Luộc. Con trai thứ tư của cụ là Đaminh Hà Đăng Khương hiệu Hồng Phúc. Năm 15 tuổi, Hà Đăng Khương được các giáo sỹ Tây Ban Nha nhận vào...
Vùng đất Văn Lăng được đón nhận ánh sáng đức tin vào khoảng giữa thế kỷ XVIII. Ban đầu, khoảng năm 1656, có một dòng họ từ nơi khác đến đây để lập nghiệp và hình thành lên làng Võ Lăng.     Năm 1801, giáo họ Yên Lương mới chính thức được thành lập, thuộc giáo xứ Bác Trạch, nhận Thánh Phêrô và Đức Maria làm bổn mạng. Năm 1836 giáo họ xây dựng ngôi nhà nguyện đầu tiên đơn sơ để có chỗ thờ phượng. Năm 1841, giáo họ lại xây ngôi nhà nguyện 5 gian thay...
Xưa kia, Đông Khê là vùng đất bồi màu mỡ. Đến thế kỷ XVII (thời hậu Lê), dân cư làng Viên Tây (khu vực Giáo họ Tây Khê bây giờ) dời đến đây sinh sống và lập nên làng Đông Khê. Khi đó, làng này thuộc tổng Bình Cách, huyện Đông Quan, tỉnh Thái Bình.     Năm 1906, Giáo họ khởi công xây dựng ngôi Thánh đường bằng gỗ lim dài 31m, rộng 12m. Năm 1914, Giáo họ xây dựng thêm một tháp chuông gắn liền với Nhà thờ. Năm 1930, Giáo họ xây dựng nhà phòng, quán cư và nhiều...
Giáo họ Cổ Cốc là giáo họ nhỏ, ít người, trực thuộc giáo xứ Nam Lỗ, nằm trên địa bàn xã Phú Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.     Tin Mừng được gieo vào mảnh đất này khá sớm, nhóm ít người đầu tiên đến lập nên một cộng đoàn nhỏ, theo dòng thời gian đã lập nên giáo họ lấy tên gọi “Cổ Cốc”, trực thuộc giáo xứ Nam Lỗ và nhận Thánh Thomas Aquino làm quan thày. Cổ Cốc vẫn lưu giữ được chứng tích, đó là ngôi Thánh đường nhỏ bé (xây dựng...
Năm 1958, một nhóm tín hữu gồm 30 gia đình thuộc Giáo họ Thủy, xứ Đông Xuyên, Giáo phận Hải Phòng làm nghề đánh bắt thủy hải sản đã đến định cư tại cửa biển Diêm Điền.     Ngày đó, vùng đất này thuộc xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Năm 1959, Giáo họ Vĩnh Trà được thành lập, nhận Thánh Phêrô làm bổn mạng và trực thuộc xứ Thượng Phúc. Do hoàn cảnh xã hội nên trong khoảng thời gian từ khi thành lập đến năm 1995, Giáo họ không có Nhà thờ....
Năm 1720, ông Phạm Bá Nghiêm quê ở Bác Trạch được vua Lê phong tước. Ông đã mời các thừa sai ở xứ Kẻ Diền về làm mục vụ tại xứ Bác Trạch. Vì có quan hệ bà con với những hào trưởng ở Lương Điền, nên năm 1721 ông đã mời các thừa sai đến rao giảng Tin Mừng tại đất Lương Điền. Những người dân nơi đây đã mau mắn đón nhận, từ đó hình thành nên Giáo họ Lương Điền. Lúc đó, Lương Điền thuộc xứ Bác Trạch, nhận Đức Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm bổn...
Theo truyền ngôn, khoảng giữa thế kỷ XVIII, một số cụ là người Công giáo thuộc các dòng họ Ngô, Nguyễn, Trần từ Thanh Hóa và vùng trung du Bắc Bộ về đây lập ấp. Sau khi cuộc sống ổn định, các cụ đã dựng cột ngôi nhà nguyện nhỏ, tường đất, lợp rạ làm nơi cầu nguyện sớm tối và nhận Thánh Luca và Têrêxa Avila làm quan thầy.     Năm 1770, Đức cha Santiago Hernandez, Op - Giám mục đại diện tông tòa địa phận Đông Đàng Ngoài, ban Sắc thành lập Giáo...
Cam Đông được đón nhận Tin Mừng vào đời Cảnh Hưng (năm 1740, tức năm Canh Thân). Khi mới thành lập, Giáo họ có tên là Cam Đường, thuộc xứ Kẻ Hệ (Ninh Cù) và nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội làm Bổn mạng.     Ngày 1 tháng 10 năm 1900, Thượng Phúc được nâng lên hàng giáo xứ, Giáo họ Cam Đường được chuyển về Giáo xứ Thượng Phúc.     Ngày 8 tháng 12 năm 1904, giáo dân và Cha xứ đã khởi công xây dựng ngôi Thánh đường dài 42m, rộng 13m, cao 9m và được...
Năm 1870 Giáo họ Thiện Tường được thành lập, thuộc xứ Trung Đồng.     Đến năm 1910, Thanh Châu được nâng lên hàng giáo xứ, Thiện Tường thuộc về xứ này. Từ năm 1930 - 1936, ngôi Nhà thờ cũ đã xuống cấp, Giáo họ đã xây dựng ngôi Nhà thờ mới quay về hướng Tây.     Ngày 21 tháng 10 năm 2006, Giáo họ khởi công xây dựng ngôi Nhà thờ mới với chiều dài 38m, rộng 14.5m, cao 13.5m và tháp chuông cao 40m.     Năm 2006, Châu Nhai lên hàng giáo xứ, Giáo họ Thiện...
Cuối thế kỷ XIX, Tin Mừng được gieo vào mảnh đất Châu Nhai. Năm 1892, Giáo họ Châu Nhai được thành lập, thuộc Giáo xứ Trung Đồng, nhận Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm bổn mạng.     Năm 1893, Nhà thờ đầu tiên xây dựng và tu sửa năm 1910. Năm 1910, Giáo xứ Thanh Châu được thành lập, Giáo họ Châu Nhai được cắt về xứ mới. Năm 1938, ngôi Nhà thờ được xây dựng lại lần thứ hai và tu sửa năm 1989.     Ngày 2 tháng 12 năm 2006, Giáo phận ban Sắc nâng Châu...
Trước khi Tin Mừng đến với người dân Hạ Lễ, thì khu vực này còn hoang sơ, chỉ có lau sậy. Giữa thế kỷ XVIII, một số tín hữu từ Nam Định và Hà Nam di cư đến vùng đất này khai hoang lập nghiệp. Từ đó hình thành nên giáo họ Hạ Lễ, thuộc xứ Đan Chàng, nhận Thánh Cả Giuse làm bổn mạng. Đây là điểm khác biệt với một số xứ, thông thường Tin Mừng được các thừa sai truyền bá, nhưng vùng đất Hạ Lễ Tin Mừng lại do chính các Kitô hữu mang tới.     Năm 1880,...
Năm 1815, những tín hữu từ tỉnh Hà Nam đến bãi sậy ven bờ sông Luộc, thuộc vùng Tân Mỹ định cư hành nghề chài lưới. Song song với việc kiếm sống, các tín hữu không quên cầu nguyện và loan báo Tin Mừng. Nhờ đó, hạt giống Tin Mừng được gieo trên mảnh đất Tân Mỹ ngày càng được phát triển và trổ sinh hoa trái.     Năm 1917, họ giáo xây dựng ngôi Thánh đường với chiều dài 37m, rộng 11m và hai tháp chuông cao 27m. Năm 1921, Giáo họ Tân Mỹ được thành lập, thuộc...
Theo truyền ngôn, khoảng thế kỷ XI, Cao Mại là cồn cát Biển Đông, có tên là Cao Mại và được chia làm 3 thôn: Cao Mại Thượng, Cao Mại Hạ và Cao Đường. Sau một thời gian, Ban Hương Thôn cũng đệ trình lên Tổng Tri Phủ Bắc Kỳ, tách thôn Cao Mại Thượng làm hai là Cao Mại Nhân và Cao Mại Nghĩa Giáp.     Khoảng cuối thế kỷ XVII, các thừa sai Dòng Tên cùng 6 thầy trợ sĩ đến đây rao giảng Tin Mừng và thành lập một họ giáo tên là Cao Mại Nghĩa Giáp. Khoảng năm 1664,...
Thanh Minh trước đây nằm trong vùng đất của Kẻ Mèn, nên nơi đây đón nhận Tin Mừng khá sớm, vào khoảng năm 1780.     Khi cha thánh Đaminh Nguyễn Văn Xuyên coi sóc Kẻ Mèn (1821 - 1825), ngài đã thành lập tại làng Phương Viên một họ giáo tên là Thanh Minh. Khi đó giáo họ chỉ có 120 nhân danh, với ngôi Nhà thờ nhỏ 5 gian lợp tranh và nhận Thánh Vinh Sơn làm quan thầy. Năm 1872, cha Thánh Liêm lại cùng họ giáo xây dựng Nhà thờ bằng gỗ lim, chạm trổ khá công phu. Năm 1903, Thanh...
Thủ Chính là một cộng đoàn có bề dày lịch sử hơn 200 năm. Cuối thế kỷ XVIII, nơi này còn gọi là bãi biển Tiền Châu. Dân cư từ các nơi như: Doãn Thượng, Kiến Xương, Nam Định về đây trồng cói và lập ấp, gọi là Ấp Lý (khu vực này là bãi bồi của sông Lân, cửa sông này trước đây rất lớn, được gọi là Đại hải Lân môn). Trong số đó có sáu người Công giáo. Khoảng năm 1756, hạt giống đức tin được gieo vãi trên mảnh đất Thủ Chính thân yêu.     Năm 1828,...
Duyên Lãng (Kẻ Diền) có vị trí địa lý thuận lợi về đường sông, nên vào khoảng đầu thế kỷ thứ XVII, mảnh đất Kẻ Riền được đón nhận ánh sáng Đức Tin. Khoảng năm 1638-1655, các nhà truyền giáo dòng Tên đã chọn Kẻ Riền là một trong ba điểm truyền giáo đầu tiên trên mảnh đất Thái Bình, cùng với Kẻ Bái (xứ Bồ Ngọc) và Kẻ Vân (xứ Đan Chàng).     Năm 1722, cha chính Bá (Bartholome Sabuquillo) về họ Trại Đồng của Kẻ Riền, ẩn mình trong thời...
Vào cuối thế kỷ XVII, các nhà truyền giáo đến rao giảng Tin Mừng tại tổng Vị Sỹ và đặt tên cho vùng đất này là Tiền Môn (nghĩa là cửa trước).      Năm 1703, Giám mục địa phận Đông Đàng Ngoài (Hải Phòng) đã ban Sắc thành lập Giáo họ Tiền Môn, thuộc xứ Kẻ Riền (xứ Duyên Lãng ngày nay), nhận Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời làm bổn mạng.  Năm 1706, Nhà thờ đầu tiên được dựng đơn sơ bằng tranh tre vách đất, mái tranh.  Năm 1861, Giáo họ dựng Nhà...
Theo Sử Ký Địa Phận Trung năm 1916, vùng đất Cao Xá đón nhận Đức tin và Giáo họ Cao Xá chính thức được thành lập đời vua Lê Hy Tông, niên hiệu Vĩnh Trị (1679) và nhận Lễ Thánh Gia làm bổn mạng. Các tín hữu tiên khởi đã dựng một ngôi Nhà thờ lá đơn sơ, vách đất để làm nơi cầu nguyện và thờ phượng Chúa.     Năm 1790, Giáo xứ Cao Xá chính thức được thành lập. Năm 1882, một trận bão lớn đã làm sập đổ hoàn toàn ngôi Nhà thờ vách đất, mái lá. Cha xứ...
Khoảng giữa thế kỷ XIX, ánh sáng Tin Mừng được các cha thừa sai từ xứ Lai Ổn đến vùng đất làng Chung Lập, tổng Hà Lý, huyện Duyên Hà rao giảng và người dân nơi đây đã hân hoan đón nhận. Hạt giống Tin Mừng cứ âm thầm lớn lên theo thời gian. Đến năm 1876, Giáo họ Chung Lập được thành lập, thuộc xứ Lai Ổn, nhận lễ kính Danh Chúa làm bổn mạng. Để có nơi thờ phượng, những tín hữu đầu tiên nơi đây đã dựng một nhà nguyện nhỏ 3 gian, mái lợp rạ.     Năm...
Theo các tài liệu sử sách để lại, vào năm thứ V, đời vua Chân Tông (1648), có sáu anh em họ Nguyễn, người làng Bông Cờ tỉnh Hưng Yên, đến lập nghiệp tại vùng đất ven sông Hồng. Vùng đất này trước kia bao gồm cả khu vực Bồng Tiên, Hoàng Xá, An Lạc và Trại Gạo ngày nay. Do vị trí địa lý của vùng đất này nằm trọn trong đồng bằng châu thổ Sông Hồng, nên đất đai phì nhiêu và màu mỡ. Ngoài lúa ra, cây đa và cây gạo cũng phát triển rất mạnh và dần trở thành biểu...
Vùng đất Lộc Trung được đón nhận ánh sáng Đức tin từ giữa thế kỷ XIX. Ban đầu, mảnh đất này được cụ trùm Mỹ từ nơi khác đến đây khai hoang lập nghiệp. Tại mảnh đất này, cụ đã phát tích lên địa danh Lộc Trung. Dần dần nhiều người từ các nơi khác di cư đến vùng đất màu mỡ, phù sa của vùng biển này để sinh sống.     Năm 1870, cụ Mỹ vận động bà con theo Đạo dâng đất làm nhà nguyện và xin phép Bề trên Giáo phận thành lập Giáo họ Lộc Trung, nhận...
Trước đây, vùng đất Quan Cao là bãi biển Đông. Tin Mừng đến vùng đất này khi có bảy dòng họ theo đạo Công Giáo ở nhiều nơi khác về đây khai hoang, lập nghiệp. Từ bảy dòng họ này, họ giáo Quan Cao được khai sinh vào năm 1816, thuộc xứ Bác Trạch, nhận Thánh Đaminh làm quan thầy, với số giáo dân 140. Giáo họ đã xây dựng được ngôi nhà nguyện nhỏ để làm nơi cầu nguyện.     Năm 1880, giáo họ đã xây dựng một Nhà thờ gỗ kiên cố với chiều dài 31m, rộng 10m, cao 14m,...
Trước năm 1898, Giáo Nghĩa là một xóm nhỏ độc lập thuộc làng Ngái. Qua dòng thời gian, giáo dân trong xóm tăng dần và được Bề trên ban Sắc thiết lập thành họ giáo với tên gọi là họ Ngái, thuộc giáo xứ Bác Trạch. Tuy là họ giáo nhỏ nhưng giáo dân đã đồng tâm nhất trí xây dựng ngôi Nhà thờ bằng tranh tre, cách ngôi Nhà thờ hiện nay khoảng 300m về phía Tây. Do diện tích khu đất Nhà thờ quá nhỏ không đủ để xây dựng nhà xứ nên cụ Hậu (một giáo dân tốt lành thánh...
  Đầu thế kỷ XIX, Phục Lễ có một số gia đình theo đạo Công giáo, quy tụ thành một xóm, thuộc Kẻ Bái. Thời vua Minh Mạng bách hại đạo, tín hữu xóm đạo Phục Lễ sống âm thầm. Đến khi vua Minh Mạng qua đời mới được dễ dàng hơn. Nhân cơ hội đó, Đức cha Hermosilla Liêm đã phục hồi sinh hoạt của giáo phận. Giáo dân Phục Lễ được các thừa sai từ Kẻ Bái tới hâm nóng lại đức tin.     Năm 1896, Bề trên giáo phận đã nâng xóm nhỏ mang tên “Thôn Lê Hoàng,...
  Giáo họ Thọ Sở được Giáo phận chính thức ban Sắc nâng lên hàng Giáo xứ vào ngày 7 tháng 10 năm 2020.     Theo lược xử, vào khoảng năm 1790, nhiều người từ phương xa về mảnh đất Bặt Vàng cư ngụ, trong đó có khoảng 10 gia đình có đạo. Khi đến đây, họ đã cùng nhau dựng một ngôi nhà đơn sơ để cầu nguyện và Giáo họ Thọ Sở được hình thành, nhận Thánh Gioan Tông đồ làm quan thầy.     Năm 1820, khi số tín hữu đã đông, ba bà cụ hiến bốn sào đất vườn...
Khoảng giữa thế kỷ XVIII, một số gia đình Công giáo từ Nam Định, Kiến Xương, Tiền Châu đến vùng đất Bắc Hải lập ấp và dựng một nhà nguyện bằng tường đất, mái lợp rạ làm nơi cầu nguyện.     Năm 1770, Đức cha Santiago Hernandez, OP - Giám mục đại diện tông tòa địa phận Đông Đàng Ngoài - nâng giáo điểm này lên thành Giáo họ với tên gọi Quân Trạch và nhận Thánh Giuse làm bổn mạng thứ nhất Đức Mẹ Vô Nhiễm làm bổn mạng thứ hai.     Sau...
Năm 1793, khi Giáo xứ Cổ Việt được thành lập, hai cụ xin cho cộng đoàn Đồng Mây thuộc về xứ này, và nhận Thánh Phêrô làm quan thầy. Cuối thế kỷ XIX, giáo hữu Đồng Mây đã di chuyển nhà nguyện về tọa lạc khu vực Nhà thờ hiện nay.     Khi Giáo xứ Thân Thượng được thành lập (1888), Đồng Mây thuộc về xứ này; mãi tới năm 1911 thì Đồng Mây chuyển về xứ Đồng Quan. Đến năm 1917, Nhà thờ được xây dựng với diện tích 250m2, dài 25m, rộng 10m, tháp...
Khoảng giữa thế kỷ XVIII, mảnh đất An Châu được đón nhận ánh sáng Đức tin. Năm 1793, Giáo họ Tân Châu được thành lập, nhận Thánh nữ Anna làm bổn mạng.      Khởi đầu, Giáo họ Tân Châu thuộc xứ Cổ Việt, sau khi Giáo xứ Bồng Tiên được thành lập, Tân Châu chuyển về xứ mới.  Năm 1938, Giáo họ xây dựng Nhà thờ mới và được trùng tu năm 1957.      Ngày 26 tháng 12 năm 2001, Giáo họ khởi công xây dựng Nhà thờ mới với chiều dài 44m, rộng 16m, cao 17m và hai tháp...
Theo lược xử, Vào khoảng năm 1616, người dân thôn Tân Viên (Kẻ Vân) được đón nhận ánh sáng Tin Mừng. Có thể nói, thôn Tân Viên là một trong những nơi được đón nhận ánh sáng đức tin sớm nhất trong khu vực Hưng Yên. Ban đầu, các tín hữu nơi đây đã lập một nhà nguyện nhỏ để cầu nguyện và thờ phượng Chúa.     Khoảng nửa đầu thế kỷ XVII, Giáo họ Kẻ Vân được thành lập và nhận Đức Mẹ Rất Thánh Mân Côi làm bổn mạng. Năm 1802, do thiếu linh mục,...
Sau gần 300 năm, từ mấy chục giáo dân tiên khởi, ngày 7 tháng 10 năm 2020 giáo họ chính thức được Giáo phận ban Sắc nâng lên hàng Giáo xứ.     Theo lược sử, từ đầu thế kỷ XVIII, làng Bơn được đón nhận ánh sáng Tin Mừng. Năm 1725, làng Bơn có một “nhà giáo” (gọi là nhà giáo Bơn), số tín hữu lúc đó khoảng 65 nhân danh. Năm 1789, Giáo họ Bơn Làng được thành lập, thuộc xứ Kẻ Diền. Giáo họ dựng Nhà thờ bằng gỗ lim (sau này để lại cho họ Cốc, Nam Lỗ), nhận...
Giáo họ Phương Bồ được hình thành từ cuối thế kỷ 18 nhưng ngày 2 tháng 12 năm 2006 được Giáo phận chính thức nâng lên hàng Giáo xứ.     Theo lược xử,  vào khoảng cuối thế kỷ XVIII tin mừng đã được gieo xuống mảnh đất này. Dù số giáo dân rất ít ỏi, nhưng mọi người đã đồng lòng để lập nên một họ giáo và lấy tên là Phương Bồ, khi đó thuộc xứ Cao Xá, nhận thánh Gioakim làm quan thầy. Thời vua Tự Đức cấm đạo, Phương Bồ có những người con anh dũng...
Truyền Tin đã lãnh nhận Hạt giống Đức Tin vào khoảng năm 1798 thời Cảnh Thịnh. Năm 1818, giáo họ Truyền Tin được thành lập, thuộc giáo xứ Cổ Việt, nhận quan thầy Lễ Truyền Tin. Ngay sau khi thành lập, Giáo họ đã xây dựng ngôi Nhà thờ nhỏ để làm nơi cầu nguyện.     Năm 1880, ngôi Thánh đường thứ hai bằng gỗ lim, trạm trổ công phu, hoa văn đường nét sắc sảo, mái ngói được xây dựng.  Năm 1888, Đức cha Gioan Casado Thuận thành lập Giáo xứ Thân Thượng, giáo họ...
Phương Quan đón tin mừng từ rất sớm, theo truyền khẩu là vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Từ những hạt giống ít ỏi, đầu tiên đó và trải qua hơn 100 năm, từ một giáo họ, Phương Quan chính thức được Giáo phận ban Sắc nâng lên hàng Giáo xứ vào ngày 7 tháng 10 năm 2020.     Theo các cụ cao niêm, Phương Quan được đón nhận Tin Mừng vào khoảng đầu thế kỷ XIX. Hạt giống Tin Mừng nhanh chóng bén rễ và trổ sinh hoa trái, chỉ sau một thời gian, số tín hữu lên đến 120 người.       Năm...
Hạt giống đức tin được gieo vãi trên mảnh đất Trà Vy từ thời vua Gia Long (1802 – 1820), do các thừa sai dòng Đaminh rao giảng. Sau đó, Trà Vy trở thành họ lẻ của xứ Cổ Việt, nhận Thánh Giuse làm quan thầy.     Năm 1888, khi thành lập xứ Thân Thượng, thì họ Trà Vy được sát nhập vào xứ này. Lúc ấy, Trà Vy là họ lẻ lớn nhất với số nhân danh lên đến hơn 700. Năm 1937, Giáo họ Trà Vy lại được tách ra khỏi xứ Thân Thượng và được nâng lên hàng Giáo xứ.     Sau...
Trước kia, Tiên Chu được gọi là Tiên Châu hay Kẻ Bầu, thuộc tổng Tiên Châu, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.      Tiên Chu ở rất gần với Phố Hiến (một thương cảng nổi tiếng thời nhà Lê) nên các thừa sai thường đáp tàu đến Phố Hiến để vào miền Bắc.     Tiên Chu được đón tin mừng từ rất sớm. Năm 1730, Tiên Chu đã là một Giáo xứ, nhận Đức Mẹ Mân Côi làm bổn mạng.  Sau thời kỳ Văn Thân bách đạo, các linh mục coi xứ Tiên Chu thường...
Giáo xứ Thiên Lộc được Giáo phận chính thức nâng từ Giáo họ lên hàng Giáo xứ ngày 2 tháng 12 năm 2006 và gồm các giáo họ: Thiên Lộc Đoài, Vị Dương, Đồng Uyên và Đồng Tỉnh.     Theo lược sử, năm 1897, hạt giống Tin Mừng đầu tiên gieo vào vùng đất Thiên Lộc và được người dân nơi đây hân hoan đón nhận. Từ đó hình thành nên Giáo họ Thiên Lộc, nhận thánh Stêphanô làm bổn mạng. Thời kỳ tân khởi, Thiên Lộc chỉ có 20 nhân danh, giáo họ xây một ngôi nhà 4 gian...
Khoảng năm 1856, hạt giống Tin Mừng được gieo xuống bãi bồi phù sa làng Hành Hà. Sau khi đón nhận Tin Mừng, xóm đạo dựng nhà thờ nhỏ bằng cây, mái lợp rạ, để đọc kinh sớm tối.     Năm 1860, Giáo họ Hành Hà được thành lập, nhận Thánh Phanxicô Xaviê làm bổn mạng. Năm 1881, cha Emmanuel Maria Hòa, OP cùng Giáo họ xây Nhà thờ, đồng thời đổi bổn mạng là Thánh Gioakim.     Năm 1905, Giáo họ dựng Nhà thờ mới bằng gỗ lim, theo kiểu Á Đông, với chiều dài...
Năm 1645, dân làng nơi đây đã dựng lên một nhà nguyện để thờ phượng. Cha Morelli làm phép nhà nguyện đúng ngày lễ Đức Mẹ Dâng Con Trong Đền Thờ (02/02/1645). Vì thế, Giáo họ đã nhận lễ này làm quan thầy. Vào ngày Lễ Phục sinh cùng năm, cha Morelli lập xứ Kẻ Bái (đây là Giáo xứ đầu tiên của Thái Bình được thành lập). Cha đặt nơi đây làm Trụ Sở Truyền Giáo không chỉ cho vùng Thái Bình, nhưng còn cho các tỉnh thành lân cận, dọc theo những dòng sông. Sau nửa...
Đầu thế kỷ XVIII, một số người làng Lê Xá đã đón nhận ánh sáng Tin Mừng do các thừa sai dòng Đaminh rao giảng. Lê Xá trở thành một họ đạo lấy tên là Vực Đường, thuộc xứ Đan Chàng và nhận Thánh Tôma Tông Đồ làm bổn mạng.      Năm 1802, Giáo họ Vực Đường thuộc về Giáo xứ Cao Xá.  Năm 1915, Vực Đường lại trở về xứ mẹ Đan Chàng và là họ lẻ lớn nhất với hơn 450 nhân danh.  Năm 1944, Đức cha Santos Ubierna Ninh, Giáo phận Thái Bình đã ban Sắc...
Đức Ninh được đón nhận ánh sáng Tin Mừng khoảng đầu thế kỷ XX nhưng hơn trăm năm sau, vào ngày 2 tháng 12 năm 2006 mới chính thức được ban Sắc nâng lên hàng Giáo xứ.     Ban đầu, các tín hữu dựng một ngôi nhà nguyện với diện tích khoảng 100m2 để làm nơi cầu nguyện sớm hôm. Năm 1911, Giáo họ Đức Ninh được thành lập, thuộc Giáo xứ Ngọc Đồng, nhận thánh Phêrô Tông Đồ làm bổn mạng.     Năm 1941, Giáo họ Đức Ninh xây dựng ngôi Nhà thờ mới với...
Tin mừng đã gieo xuống mảnh đất Khúc Mai từ giữa thế kỷ 18. Sau hơn một thế kỷ, nơi đây đã là một xứ đạo sầm uất và chính thức được Giáo phân nâng lên hàng Giáo xứ vào ngày 26 tháng 11 năm 2009.     Thủa ban đầu, giáo họ dựng một nhà nguyện 4 gian bằng tre, lợp rạ để làm nơi cầu nguyện sớm tối và dần dà dân ở các nơi khác tụ họp về đây hình thành nên làng Khúc Mai.  Năm 1886, số giáo dân Khúc Mai tăng lên, giáo họ bắt tay vào xây dựng Nhà thờ mới...
Cuối thế kỷ XVIII, làng Duyên Tục được các thừa sai từ Nam Lỗ đến rao giảng Tin Mừng. Sau một thời gian, số các tín hữu không ngừng gia tăng và hình thành nên Giáo họ Duyên Tục thuộc xứ Nam Lỗ, nhận thánh Augustinô làm quan thầy.     Năm 1925, tại Kim Châu, cụ cố Sâm trở lại đạo nên giáo xứ có thêm giáo điểm mới, nay là họ Kim Châu. Năm 1928, cha Vinhsơn Nguyễn Vĩnh Thụy - nguyên văn phòng Toà giám mục, về hưu tại họ Duyên Tục. Cha và giáo dân làm đơn...
Hạt giống Tin Mừng gieo vào mảnh đất Đông Châu khoảng năm 1891. Những giáo hữu đầu tiên đã dựng nhà nguyện nhỏ bằng tre nứa, mái tranh, vách đất, cách Nhà thờ hiện nay khoảng 400m về phía Bắc để làm nơi cầu nguyện.     Năm 1903, xóm đạo di chuyển Nhà thờ về chỗ hiện nay. Ban đầu, Nhà thờ được làm bằng tranh tre, vách đất. Năm 1909, xóm đạo xây dựng Nhà thờ mới nhưng bị gián đoạn bởi cơn bão vào tháng 8 năm 1909.     Năm 1917, xóm đạo tiếp tục công...
Đầu thế kỷ XVIII, các cha dòng Tên đến gieo hạt giống Tin Mừng trên mảnh đất Bích Du.     Năm 1750, Giáo họ Bích Du được thành lập và nhận Thánh Inhaxiô làm Bổn mạng, thuộc xứ Ninh Cù (Kẻ Hệ). Năm 1900, xứ Thượng Phúc thành lập, Bích Du trở thành họ lẻ của xứ này. Năm 1914, Giáo xứ Xuân Hòa được thành lập, Giáo họ Bích Du được cắt về Xuân Hòa.     Năm 1918, Đức cha Phêrô Munagorri Trung ban Sắc nâng Bích Du lên hàng Giáo xứ. Lúc đó, Bích Du gồm có các...
Trước năm 1919, Cao Bình có tên là Thủy Cơ. Thủy Cơ đón nhận ánh sáng Đức Tin vào khoảng giữa thế kỷ XIX. Năm 1870, Giáo họ Thủy Cơ được thành lập và nhận thánh Phêrô Tông đồ làm bổn mạng. Các tín hữu nơi đây hầu hết làm nghề chài lưới, cuộc sống lênh đênh trên sông nước. Do vậy, Giáo họ được thành lập nhưng chưa có đất để xây dựng Nhà thờ.     Năm 1919, cha Phêrô Nguyễn Bá Thành, coi sóc Giáo xứ Cao Mại, nhận thấy những khó khăn của Giáo...
Năm 1815, những tín hữu từ tỉnh Hà Nam đến bãi sậy ven bờ sông Luộc, thuộc vùng Tân Mỹ định cư hành nghề chài lưới. Song song với việc kiếm sống, các tín hữu không quên cầu nguyện và loan báo Tin Mừng. Nhờ đó, hạt giống Tin Mừng được gieo trên mảnh đất Tân Mỹ ngày càng được phát triển và trổ sinh hoa trái.     Năm 1921, Giáo họ Tân Mỹ được thành lập, thuộc giáo xứ Quỳnh Lang và nhận Thánh Phêrô làm quan thầy. Năm 1917, họ giáo xây dựng ngôi Thánh đường...
Hạt giống tin mừng gieo xuống mảnh đất Việt Yên từ năm nào thì không có ghi chép lại nhưng năm 1938, giáo họ Việt Yên đã được thành lập, nhận Thánh Monica và Thánh Augustinô làm bổn mạng và dựng một nhà nguyện 4 gian, phía ngoài đê.     Năm 1939, Cộng đoàn di chuyển vào trong đê xây dựng Nhà thờ mới và được khánh thành năm 1942. Năm 1993, Giáo họ xây Nhà thờ mới với chiều dài 30m, rộng 11m, cao 14m và khánh thành ngày 12 tháng 4 năm 1994.     Ngày 21 tháng 11 năm...
Giáo họ Thái Nội trước đây thuộc Giáo thuộc xứ Lực Điền. Thủa đó, Thái Nội là khu vực bãi sậy, nhiều người từ các nơi khác về đây sinh sống.     Theo lược sử, năm 1835, cha già Trứ đã quy tụ một số người Công giáo thành một cộng đoàn nhỏ. Sau đó, cha Duệ và cha Nghĩa tiếp tục nâng đỡ và lập nên Giáo họ Thái Nội. Năm 1850, ngôi Nhà thờ nhỏ được xây dựng, tường gạch, mái lợp bằng lá sậy để làm nơi cầu nguyện.     Năm 1926, Nhà thờ được...
Thủa xưa, Tần Nhẫn ban đầu có tên là Tần Tranh, được đón nhận đức tin vào khoảng năm 1866.     Năm 1867, Đức cha Barnabe Garcia Cézon Khang - người Tây Ban Nha ban Sắc thành lập Giáo họ Tần Tranh, trực thuộc Giáo xứ Cao Xá và nhận Tổng lãnh Thiên Thần Micae làm bổn mạng.     Năm 1888, các bậc tiền nhân của năm dòng tộc trong làng: họ Vũ, họ Nguyễn, họ Hoàng, họ Phạm, họ Trần đã chung lòng góp sức xây dựng ngôi Nhà thờ gỗ cổ kính.     Năm 1918,...
Tin mừng đã gieo xuống mảnh đất Hoàng Mai từ năm 1760 nhưng phải đến tận năm 1810 ngôi nhà nguyện đầu tiên được dựng nên.     Năm 1840, những giáo dân nhiệt thành đã hiến ruộng để cất dựng nên ngôi nhà nguyện thứ hai. Bà con giáo dân cũng xin tên trại Hoàng Mai thành họ giáo Phương Mai, thuộc xứ Cao Mộc, nhận Thánh nữ Têrêsa làm quan thầy.     Năm 1900, ngôi nhà nguyện đã xuống cấp và trở nên chật hẹp, giáo họ Phương Mai đã xây dựng ngôi Thánh đường mới....
Năm 1880, một số người Công giáo từ làng Lục Thủy thuộc Giáo phận Bùi Chu đến ven sông Trà Lý sinh sống, lập nghiệp.     Ban đầu, giáo dân đến nhà cụ Vũ Ngô Đóa để cùng cầu dâng lên Chúa lời nguyện sớm tối. Theo bút tích được ghi lại trên tòa giải tội, Giáo Lạc ban đầu thuộc địa giới hành chính làng Hanh Thông, và được gọi là Hanh Thông Giáo.     Năm 1908, giáo họ được thành lập lấy tên là Giáo Lạc, nhận thánh Phêrô làm quan thầy. Sau khi trở thành...
Vào khoảng cuối thế kỷ XIX, đời vua Tự Đức, nhiều người ở các nơi đã cùng nhau tới mảnh đất này khai hoang.     Trong đó có một số giáo dân, chính họ đã gieo tin mừng và đặt nền móng cho họ giáo Vinh Sơn. Năm 1909, Giáo phận đã ban Sắc thành lập họ giáo Nam Trạch, thuộc giáo xứ Bác Trạch, nhận lễ Truyền Tin cho Đức Maria làm quan thầy.     Năm 1915, họ giáo xây dựng ngôi Thánh đường với chiều dài 40m, rộng 13m, diện tích 520m2. Nhà thờ đã bị cơn bão...
Khoảng năm 1860, các thừa sai từ Tiên Chu đã mang hạt giống Tin Mừng gieo vào vùng Thụy Lôi và được nhiều người đón nhận.     Năm 1870, sau thời kỳ bách hại, nhiều gia đình Công giáo của họ Vân Tiêu (Viên Tiêu) từ xứ Tiên Chu đến định cư tại xã Thụy Lôi. Họ hiệp nhất với các tín hữu tại đây xây dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ lợp bằng lá để thờ phượng Chúa. Giáo họ được khai sinh từ đó, lấy tên là họ Xuôi, thuộc xứ Tiên Chu, nhận Thánh Phêrô làm quan...
Năm 1818, vùng đất Lực Điền đã đón nhận hạt giống Tin Mừng do các thừa sai Đaminh. Các ngài đã quy tụ người dân lại và thành lập họ giáo Kẻ Ruống, thuộc xứ Kẻ Sặt, Địa phận Đông Đàng Ngoài và nhận Đức Mẹ Mân Côi làm quan thầy.     Năm 1848, Tòa Thánh tách Địa phận Trung khỏi Địa phận Đông Đàng Ngoài, Lực Điền thuộc về xứ Ngọc Đồng. Năm 1895, Đức cha Wenceslao Onate Thuận tách giáo họ Lực Điền khỏi xứ Ngọc Đồng và nâng lên thành Giáo xứ.     Năm...
Hữu Tiệm không chỉ là mảnh đất phì nhiêu màu mỡ để cấy lúa trồng cây, mà còn là mảnh đất tươi tốt trong việc đón nhận ánh sáng Tin Mừng.     Năm 1692, giáo họ Hữu Tiệm được thành lập thuộc Giáo xứ Cao Mại, nhận Thánh Gioakim và Anna làm quan thầy. Năm 1885, Nhà thờ đầu tiên được xây dựng bằng gỗ lim khang trang rộng lớn. Năm 1906, trải qua dòng thời gian, ngôi Nhà thờ bị xuống cấp trầm trọng phải tiến hành đại tu mới, để có thể tồn tại thêm vài thập...
Thời vua Thành Thái tam niên (1901) có cụ Trương Đình Nhu, cụ Bùi Thực, cụ Phạm Ngọn, cụ Trần Vị và cụ Hà Thanh cùng với 19 cụ khác đến đây khai hoang, lập nghiệp và định cư, đồng thời lập nên họ đạo Bạch Long.     Năm 1905, cụ Bùi Thực cùng với bà con giáo dân dựng ngôi nhà nguyện bằng rạ. Cùng trong năm này, Đức cha Định (Maximo Feznandez) - Giám mục Giáo phận Trung - ban Sắc thành lập họ đạo Bạch Long (thuộc xứ Lương Điền), nhận lễ Truyền Tin làm quan...
  Năm 1820, Mỹ Đình đón nhận Tin Mừng do các thừa sai từ Kẻ Bái loan báo, từ đó hình thành nên giáo họ Mỹ Đình, thuộc xứ Kẻ Bái, nhận Đức Mẹ Hồn Xác lên trời làm quan thầy.     Năm 1898, cha Nhượng cùng giáo họ xây dựng Nhà thờ tám gian, mái rạ. Năm 1901, Mỹ Đình được chuyển về xứ Quỳnh Lang khi xứ này thành lập.     Năm 1933, Đức cha Phêrô Munõagorri Trung đã cắt ba họ của xứ Quỳnh Lang là Mỹ Đình, Phú Giáo và Chấp Trung để thành lập Giáo xứ Mỹ...
Vào cuối thế kỷ XVIII, các cha dòng Đaminh tới giảng đạo tại vùng đất Tràng Lũ và thành lập giáo họ, thuộc xứ Cao Mộc, nhận Đức Mẹ Mân Côi làm quan thầy. Để có nơi thờ phượng, giáo họ đã xây dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ bé mái tranh, vách đất.     Năm 1926, ngôi Nhà thờ mới được khởi công xây dựng phần tường, mái, riêng cột mua tại Bùi Chu, phải mất 9 năm thi công (1926 - 1935) Nhà thờ với hai cây tháp được hoàn thành. Năm 1948, Đức cha Santos Ubierna Ninh...
Khoảng năm 1800, các Đấng thừa sai đã đến giảng đạo tại làng Vân Am, dân làng đã mau mắn đón nhận Tin Mừng và họ giáo Vân Am hình thành. Ngay từ khi mới thành lập, các Đấng đã cho xây dựng một ngôi Nhà thờ nhỏ làm nơi cầu nguyện và sinh hoạt tôn giáo, nhận Thánh Phêrô làm quan thầy. Lúc đó Vân Am là họ lẻ thuộc xứ Kẻ Hệ (Ninh Cù).     Thời Tự Đức cấm đạo, nhiều tín hữu Vân Am anh dũng tuyên xưng đức tin và lãnh nhận phúc Tử đạo. Hiện nay Vân Am còn...
Theo truyền khẩu, giáo họ Vát Cấp được đón nhận Tin Mừng vào năm 1770, do một số giáo dân di cư từ Kẻ Mèn (Trung Đồng) đem tới. Vài năm sau đó, giáo họ Vát Cấp được thành lập với ngôi nhà nguyện đầu tiên được dựng lên bằng tre, lợp lá. Sau trận bão năm 1911, giáo họ xây dựng ngôi Thánh đường mới để qui tụ cộng đoàn tín hữu cầu nguyện. Năm 1978, nhà thờ tiếp tục bị hư hỏng và xuống cấp. Mãi tới năm 2003, giáo họ khởi công xây dựng ngôi Thánh đường...